Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết qủa
Môn: Kinh tế quản trị, Quản trị kinh doanh (TV181)
Trường: Đại học Hoa Sen
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mô hình quản lý chất lượng sản phẩm toàn diện.
Những năm gần đây, cùng với sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới góp phần nâng cao hoạt động quản lý chất
lượng, hệ thống quản lý Just in time đã là cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện. Hệ thống quản lý chất
lượng toàn diện được ra đời từ các nước phương Tây gắn liền với tên tuổi của Deming, Juran... *Khái niệm
Quản lý chất lượng toàn diện là một phương pháp quản lý của một tổ chức định hướng vào chất lượng dựa trên sự
tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thoả mãn khách hàng và lợi ích của
mọi thành viên của công ty đó và xã hội.
*Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện.
-Nâng cao uy tín, lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của các thành viên, cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả
mãn nhu cầu khách hàng ở mức tốt nhất có thể.
-Tiết kiệm tối đa các chi phí, giảm những chi phí không cần thiết.
-Tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản xuất sản phẩm.
-Rút ngắn thời gian giao hàng. *Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của quản lý chất lượng toàn diện so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung
cấp hệ thống toàn diện của công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự
tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đặt ra.
Sự nhất thể mọi hoạt động trong quản lý chất lượng toàn diện đã giúp công ty tiến hành hoạt động phát triển sản
xuất, tác nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ để duy trì được chất lượng sản phẩm với tiến độ ngắn nhất, chi phí thấp nhất.
Khác với cách triển khai tuần tự nó đòi hỏi sự triển khai đồng thời của mọi quá trình trong một hệ thống tổng thể.
Công ty áp dụng quản lý chất lượng toàn diện có thể bao quát được một giai đoạn tư duy chất lượng khác nhau và
luôn cải tiến khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Cần phải xác định vai trò và mối quan hệ giữa các thành viên trong hệ thống, đảm bảo cho thông tin luôn được thông suốt. *Nội dung:
Theo cách tiếp cận của một số nhà nghiên cứu thì quản lý chất lượng toàn diện bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
-Am hiểu chất lượng: Là cái nhìn và sự am hiểu về chất lượng, các thuật ngữ, các khái niệm, các quá trình, các lĩnh
vực liên quan đến chất lượng.
-Cam kết và chính sách: Là giai đoạn hoạch định và phổ biến các chính sách chất lượng cho tất cả mọi thành viên
-Tổ chức chất lượng: Là giai đoạn thiết lập và tổ chức bộ máy nhân sự trong đó xác định rõ trách nhiệm, chức năng
của mỗi cá nhân, bộ phận các cấp lãnh đạo trung gian, các phòng ban.
-Đo lường chất lượng: Là giai đoạn xác định và phân tích các chi phí chất lượng như chi phí sai hỏng bên trong, chi
phí sai hỏng bên ngoài, chi phí thẩm định, chi phí phòng ngừa, trên cơ sở đó đề rác biện pháp để giảm thiểu các chi phí đó.
-Lập kế hoạch chất lượng: Là một văn bản đền cập riêng đến từng sản phẩm, hoạt động dịch vụ và vạch ra những
hoạt động cần thiết có liên quan đến chất lượng trên cơ sở thiết lập các đồ thị lưu hình.
-Thiết kế chất lượng: Là tổng hợp các hoạt động nhằm xác định nhu cầu, triển khai những gì thoả mãn nhu cầu,
kiểm tra sự phù hợp với nhu cầu và đảp bảo là các nhu cầu được thoả mãn.
-Xây dựng hệ thống chất lượng: Là một hệ thống cấp I liên quan đến thiết kế, sản xuất hoặc thao tác và lắp đặt,
được áp dụng khi khách hàng định rõ hàng hoá hoặc dịch vụ phải hoạt động như thế nào chứ không phải nói theo
những thuật ngữ kỹ thuật đã được xác lập.
-Kiểm tra chất lượng: Là việc sử dụng các công cụ SPC (Các công cụ thống kê) để kiểm tra xem quy trình có được
kiểm soát, có đáp ứng được các yêu cầu hay không.
-Hợp tác về chất lượng: Là một nhóm ngưoiừ cùng làm một hoặc một số công việc giống nhau, một cách tự nguyên
đều đặn nhằm xác minh, phân tích và giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc và kiến nghị những giải pháp cho ban quản lý.
-Đào tạo và huấn luyện về chất lượng: Quá trình lập kế hoạch và tổ chức triển khai các nội dung đào tạo và huấn
luyện cho cấp lãnh đạo cao nhất cho đến nhân viên mới nhất và thấp nhấp hiểu rõ trách nhiệm cá nhân của mỗi
người về đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
-Thực hiện quản lý chất lượng toàn diện: Chính là quá trình triển khai và thực hiện các nội dung đã trình bày ở trên.
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM – Total Qualityl Management) là
phương pháp quản lý của một tổ chức, doanh nghiệp, định hướng vào
chất lượng, dựa trên dự tham gia của mọi thành viên nhằm đem lại sự
thành công dài hạn thông quan sự hài lòng của khách hàng.
Áp dụng TQM không những nâng cao chất lương sản phẩm, dịch vụ mà
còn cải thiện hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống nhờ vào nguyên tắc
luôn làm đúng việc ngay lần đầu.
Mục tiêu của quản lý chất lượng toàn diện TQM
Là cải tiến chất lượng sản phẩm và nâng cao sự thỏa mãn khách hàng ở
mức tốt nhất. Điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý
chất lượng trước đây là cung cấp một hệ thống quản lý một cách toàn
diện cho công tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên qua đến chất
lượng. Huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt
được mục tiêu chất lượng đề ra.
Lợi ích khi áp dụng TQM
Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nội bộ công ty, xã hội.
Giảm chi phí và lãng phí.
Có được sự cam kết thực hiện từ các thành viên, nhân viên và bộ
phận. Xây dựng phong cách làm việc mới có tính khoa học và hệ thống, dễ dàng giám sát.
Hình thành thói quen cải tiến liên tục để đạt được thành công mới.
Đem lại thành công bền vững cho doanh nghiệp.
Nâng cao năng suất lao động, Tăng tính cạnh tranh trên thị trường
và uy tín cho doanh nghiệp.
Mở rộng mối quan hệ quốc tế, liên doanh.
Tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý vĩ mô.
Quản lý bằng chính sách và mục tiêu.
Đây là quy trình biến chính sách của lãnh đạo công ty thành các mục tiêu
quản lý của mỗi bộ phận và thành hoạt động của toàn thể nhân viên.
Những người quản lý bộ phận phải gánh trách nhiệm thực hiện mục tiêu của bộ phận mình.
Hoạt động của nhóm chất lượng.
Các thành viên của nhòm thuộc cùng một bộ phận. Thông qua nhóm chất
lượng những vấn đề liên quan được giải quyết và đề xuất cải tiến được
chuyển lên ban lãnh đạo công ty. Các nhóm dự án
Các thành viên của nhóm này đến từ các bộ phận khác nhau và có cấp bậc
cao hơn thành viên của nhóm chất lượng. Được thành lập để giải quyết một vấn đề cụ thể.
Quản trị hoạt động hàng ngày.
Đề cập đến các hệ thống và thủ tục thông thường để thực hiện các công
việc hàng ngày. Mọi nhân viên trong tổ chức ít nhiều đều có ý thức về
chất lượng và liên tục nổ lực để cải tiến hệ thống hoạt động hàng ngày.
Quy trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
Bước 1: Tiếp cận
Để xác định tính cần thiết và quyết tâm áp dụng TQM. Cấp lãnh đạo cao
nhất, thống nhất giữa các lãnh đạo và cán bộ chủ chốt, thực hiện cam kết
về chất lượng của các bộ phận: chính sách, mục tiêu, chiến lược, chính
sách, chương trình, kế hoạch hoạt động chung TQM.
Bước 2: Tổ chức và nhân sự.
Để chuẩn bị công tác tổ chức, doanh nghiệp cần xây dựng một ban triển
khai và tổ chuyên trách TQM. Đào tạo nhận thức và kỹ năng xây dựng,
áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.
Bước 3: Xây dựng chương trình quản lý chất lượng toàn diện
Để hoạch định tổng thể chương trình triển khai TQM với nhiều giai đoạn,
bước đi thích hợp. Cần có một kế hoạch chi tiết, yêu cầu về nguồn lực
cần thiết và phân công tách nhiệm cụ thể.
Bước 4: Phát động chương trình và kế hoạch thực hiện TQM
Bước này nhằm tuyên truyền rộng rãi chương tình và kế hoạch TQM
trong công ty. Cần hình thành văn hóa chất lượng và động viên, thu hút
toàn bộ doanh nghiệp tham gia để thực hiện thành công chương trình.
Bước 5: Đánh giá chất lượng
Đo lường các chi phí hiện tại của doanh nghiệp. Xác định các vấn đề chất
lượng và hiệu quả của các nỗ lực chất lượng, các giai đoạn của chương
trình TQM cần xác định chi phi cụt hể. Đánh giá hiệu quả kinh tế của
TQM và đề ra kế hoạch hành động.
Bước 6: Hoạch định chất lượng.
Chi tiết hóa chính sách, mục tiêu, chiến lược chương trình tổng thể của
TQM. Kế hoạch hành động cho toàn bộ hệ thống doanh nghiệp phù hợp
với chính sách, chiến lược chung. Cần thiết lập các chương trình, kế
hoạch có tính toàn diện, bao trùm lên mọi hoạt động doanh nghiệp.
Bước 7: Thiết kế chất lượng
Thiết kế các quá trình liên quan để đúng ngay từ đầu và đáp ứng toàn
diện yêu cầu của khách hàng, bao gồm thiết kế sản phẩm, quán trình sản
xuất kinh doanh và quá trình kiểm soát chất lượng.
Diễn giải chính xác yêu cầu của khách hàng thành các yêu cầu, đặc tính
chất lượng sản phẩm phù hợp. Gắn chặt quá trình nghiên cứu thị trường/
khách hàng với quá trình thiết kế công cụ triển khai chức năng chất lượng.
Xác định những yêu cầu, quá trình, quy định khác nhằm đảm bảo chất
lượng sản phẩm, dịch vụ trong thực tế giống với chất lượng thiết kế kỳ vọng.
Bước 8: Tái cấu trúc hệ thống
Thay đổi cơ cấu tổ chức phù hợp theo mô hình quản lý chất lượng toàn
diện TQM. Cần có cơ chế mỏng, quản lý chức năng chéo, tăng hiệu quả ủy quyền và tự chủ.
Bước 9: Xây dựng hệ thống chất lượng
Từng bước xây dựng, duy trì và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng.
Thực hiện các tiêu chuẩn hóa hệ thống chất lượng tùy vào năng lực của
công ty, doanh nghiệp (tính chất, trình độ của bộ phận sản xuất)
Bước 10: Phát triển hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM
Đảm bảo hệ thống chất lượng được thực hiện đúng chiến lược, chính
sách, mục tiêu đề ra. Cần thực hiện đồng bộ các biện pháp bởi mọi thành
viên để theo dõi, phát hiện, ngăn chặn sai sót, giảm thiểu chi phí và đề
xuất biện pháp hoàn thiện chất lượng.
Bước 11: Duy trì và cải tiến
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo các quan điểm và
nguyên tắc TQM. Cần chọn lựa những phương pháp, công cụ năng suất
chất lượng thích hợp để hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM.
https://knacert.com.vn/blogs/hoi-dap/su-khac-nhau-giua-iso-9000-va-tieu-chuan-tqm