Mô hình tổ chức bộ phận | Tiểu luận quản trị học
Tổ chức. Khái niệm tổ chức. Chức năng của tổ chức. Mô hình tổ chức bộ phận. Khái niệm. Các mô hình tổ chức bộ phận. Mô hình tổ chức đơn giản. Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng. Mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm, địa dư, khách hàng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Quản trị học
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ HỌC ĐỀ TÀI
MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ PHẬN CỦA TẬP ĐOÀN FPT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Anh Thơ MSSV: 2055270044
Lớp tín chỉ: CT02030_K40.1
Lớp: Quản lý Kinh tế K40A1 Hà Nội - 2021 A- M Ở ĐẦ
U.................................................................................................... 1 B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổ chức..................................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm tổ chức ................................................................................ 2
1.1.2. Chức năng của tổ chức ....................................................................... 2
1.2. Mô hình tổ chức bộ phận ....................................................................... 2
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 2
1.2.2. Các mô hình tổ chức bộ phận ............................................................ 3
1.2.2.1. Mô hình tổ chức đơn giản ............................................................... 3
1.2.2.2. Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng .................................... 3
1.2.2.3. Mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm, địa dư, khách hàng.4
1.2.2.4. Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược ......................... 7
1.2.2.5. Mô hình tổ chức theo ma trận ......................................................... 8
1.2.2.6. Mô hình tổ chức hỗn hợp ................................................................. 8
Chương II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN FPT
2.1 FPT là gì? ...................................................................................... 10
2.2 Các công ty thành viên thuộc FPT ....................................................... 10
2.3 Lịch sử hình thành FP
T ........................................................................ 11
2.4 Các sản phẩm của tập đoàn FPT ......................................................... 12
Chương III: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ PHẬN CỦA TẬP ĐOÀN FPT
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của FP
T............................................................. 13
3.2 Chức năng và trách nghiệm của các phòng ban bộ phận ............ 14
3.2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính – Nhân sự ....................................... 14 3.2 2.Phòng k
ế toán .................................................................................... 15
3.3.3. Phòng kinh doanh ............................................................................17
3.3.4. Phòng kỹ thuật ................................................................................ 17
3.3 Những thành tích của FPT ................................................................. 18 C - KẾ
T LUẬN ......................................................................................... 20
PHỤ LỤC .................................................................................................... 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 22 A- MỞ ĐẦU
Tập đoàn FPT được biến đến là một trong những tập đoàn công nghệ lớn nhất
ở Việt Nam, với nhiều linh vực kinh doanh khác nhau nhưng nổi bật là lĩnh vực
công nghệ, truyền hình số, để có thể đạt được những thành tích nổi bật, mô hình tổ
chức bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc phân chia, phân bổ những bộ phận,
nguồn nhân lực cũng như chức năng của các bộ phận sao cho hợp lí và các bộ phận
phối hợp với nhau hiệu quả nhất.
Không chỉ dừng lại ở việc FPT có mô hình tổ chức bộ phận hợp lí, mô hình tổ
chức của FPT còn có thể kết hợp nhuần nhuyển với nhau, tương trợ cho nhau và từ
đó có thể bù đắp những thiếu sót, là một ví dụ điển hình trong việc tổ chức doanh
nghiệp đem lại hiệu quả. Chính vì vậy, tôi quyết định chon FPT làm đối tượng
nghiên cứu cho đề tài "Mô hình tổ chức bộ phận"
Bài tiểu luận dựa trên cơ sở khoa học và thực tế, được hoàn thành theo phương
pháp tìm kiếm và phân tích thông tin sẽ đưa ra những số liệu và kiến thức chính xác
nhất về tập đoàn FPT, dựa trên những kiến thức đã tiếp thu trong suốt quá trình học
tập, để người đọc có thể hiểu hơn về mô hình tổ chức bộ phận cũng như tập đoàn
FPT, tạo tiền đề nghiên cứu những đề tài sau cũng như làm đa dạng những tài liệu
nghiên cứu, tìm hiểu trong lĩnh vực quản trị học.
Bài tiểu luận gồm 3 phần nội dung chính:
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Chương II: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN FPT
Chương III: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ PHẬN CỦA TẬP ĐOÀN FPT 1 B- NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổ chức
1.1.1. Khái niệm tổ chức
Thứ nhất, tổ chức là một hệ thống gồm nhiều người cùng hoạt động vì mục đích chung.
Thứ hai, tổ chức là quá trình triển khai các kế hoạch.
Thứ ba, tổ chức là một chức năng của quá trình quản trị, bao gồm việc đảm
bảo cơ cấu tổ chức và nhân sự cho hoạt động của tổ chức.
1.1.2. Chức năng của tổ chức
Chức năng của tổ chức là hoạt động quản trị nhằm thiết lập một hệ thống các
vị trí cho mỗi cá nhân và bộ phận sao cho các cá nhân và bộ phận có thể phối hợp
với nhau một cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chiến lược của tổ chức.
1.2. Mô hình tổ chức bộ phận
1.2.1. Khái niệm
Khi những hạn chế của phương thức tổ chức theo chức năng đã lớn hơn ưu thế
của nó, các nhà quản lý sẽ hướng tới việc tổ chức bộ phận theo các mục tiêu độc
lập như sản phẩm, khách hàng hay địa bàn hoạt động, làm xuất hiện các đơn vị -
những bộ phận lớn của tổ chức, thực hiện tất cả hay phần lớn các hoạt động cần
thiết cho: phát triển, sản xuất và phân phối một sản phẩm, dịch vụ hay nhóm sản
phẩm, dịch vụ tương đồng, phục vụ một nhóm khách hàng, một thị trường. Tổ chức
theo sản phẩm / khách hàng / địa dư là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá
nhân thực hiện các hoạt động tạo ra một loại sản phẩm, phục vụ một nhóm khách
hàng mục tiêu, trên một khu vực địa lý được hợp nhóm trong một đơn vị cơ cấu.
Phương thức hợp nhóm các hoạt động và đội ngũ nhân lực theo sản phẩm, khách
hàng, hoặc địa bàn hoạt động từ lâu đã được các tổ chức lớn, đ a sản 2
phẩm, phục vụ nhiều nhóm khách hàng, hoạt động trên nhiều thị trường sử dụng
để làm tăng khả năng thích nghi của các tổ chức với môi trường
1.2.2. Các mô hình tổ chức bộ phận
1.2.2.1. Mô hình tổ chức đơn giản
Là phương thức tổ chức đơn giản nhất. Trong tổ chức không hình thành nên
các bộ phận. Người lãnh đạo trực tiếp quản trị tất cả các thành viên của tổ chức.
Người lao động được tuyển để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể.
1.2.2.2. Mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng
Là hình thức tạo nên bộ phận trong đó các cá nhân thực hiện các hoạt động
mang tính chất tương đồng, được hợp nhóm trong cùng một đơn vị cơ cấu.
Các ưu điểm của mô hình tổ chức theo chức năng là: đơn giản, rõ ràng và mang
tính logic cao, có thể phát huy những ưu thế của chuyên môn hoá do các bộ phận
theo chức năng tập trung vào những công việc có tính chất tương đồng, phát huy
được lợi thế quy mô, giảm được sự trùng lắp trong hoạt động, đơn giản hoá đào tạo,
giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng cơ bản, chú trọng hơn đến tiêu
chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên, và tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.
Nhược điểm của mô hình này là: thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị
chức năng khi đề ra các mục tiêu và phương thức hoạt động, thiếu sự phối hợp
hành động giữa các bộ phận, chuyên môn hóa quá mức có thể tạo ra cách nhìn hạn
hẹp ở các nhà quản lý, có thể làm giảm tính nhạy cảm của tổ chức đối với sản
phẩm, dịch vụ và khách hàng, hạn chế việc phát triển đội ngũ các nhà quản lý
chung đổ trách nhiệm về thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho cấp lãnh đạo cao nhất. 3 Hình 1
1.2.2.3. Mô hình tổ chức bộ phận theo sản phẩm, địa dư, khách hàng
Với cơ cấu tổ chức theo sản phẩm, các đơn vị thực hiện tất cả hay phần lớn
các hoạt động cần thiết để phát triển, sản xuất và phân phối một sản phẩm, dịch vụ
hay nhóm sản phẩm, dịch vụ tương đồng. Ví dụ một trường đại học tổng hợp có thể
bao gồm nhiều trường chuyên ngành. Một công ty bảo hiểm có phân hệ bảo hiểm
nhân thọ và phi nhân thọ. Tuy mô hình tổ chức bộ phận theo khách hàng ít 4
được sử dụng như một mô hình duy nhất hoặc như một dạng cơ cấu tổ chức chính,
song nó thường được sử dụng cho một tổ chức tổng thể. Hình 2
Tổ chức theo địa dư
Việc hình thành bộ phận dựa vào lãnh thổ là một phương thức khá phổ biến ở
các tổ chức hoạt động trên phạm vi địa lý rộng. Trong trường hợp này, điều quan
trọng là các hoạt động trong một khu vực địa lý nhất định được hợp nhóm và giao
cho một nhà quản lý (Hình 3). Các tổ chức thường sử dụng mô hình tổ chức bộ phận
theo địa dư khi cần tiến hành các hoạt động giống nhau ở các khu vực địa lý khác
nhau. Nhiều cơ quan nhà nước như cơ quan thuế, toà án, bưu điện…, áp dụng hình
thức tổ chức này nhằm cung cấp những dịch vụ giống nhau, đồng thời ở mọi nơi trong cả nước. 5 Hình 3
Ưu điểm chính của các mô hình tổ chức bộ phận nêu trên là: tập trung sự chú
ý vào những sản phẩm, khách hàng hoặc lãnh thổ đặc biệt, việc phối hợp hành động
giữa các bộ phận vì mục tiêu cuối cùng có hiệu quả hơn, các đề xuất đổi mới công
nghệ dễ được quan tâm, có được thông tin tốt hơn về thị trường và có khả năng lớn
hơn là khách hàng sẽ được tính tới khi đề ra quyết định, sử dụng được lợi thế nguồn
lực của các địa phương khác nhau, việc quy định trách nhiệm giải trình đối với kết
quả cuối cùng tương đối dễ dàng, giảm gánh nặng cho các nhà quản lý cấp cao và
tạo khả năng tốt hơn cho việc phát triển đội ngũ các nhà quản chung.
Nhược điểm tiềm ẩn của nhóm mô hình này: công việc có thể bị trùng lắp, sự
tranh giành nguồn lực giữa các tuyến có thể dẫn đến phản hiệu quả, có khó khăn
trong việc thích ứng với các yếu tố tác động lên toàn tổ chức, cần nhiều người có
năng lực quản lý chung, có xu thế làm cho việc thực hiện các dịch vụ hỗ trợ tập
trung trở nên khó khăn, làm nảy sinh khó khăn đối với việc kiểm soát của cấp quản lý cao nhất. 6
1.2.2.4. Mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược
Về thực chất, mô hình tổ chức bộ phận theo đơn vị chiến lược là biến thể của
các mô hình tổ chức theo sản phẩm, địa dư hoặc khách hàng. Có một đặc trung cơ
bản để phân biệt đơn vị chiến lược với các tổ chức độc lập đó là người lãnh đạo đơn
vị chiến lược phải báo cáo với cấp lãnh đạo cấp cao nhất của tổ chức.
Các đơn vị chiến lược là những phân hệ độc lập, đảm nhận một hay một số
ngành nghề hoạt động khác nhau, với những nhà quản lý quan tâm trước hết tới sự
vận hành của đơn vị mình và rất có thể còn được cạnh tranh với các đơn vị khác
trong tổ chức. Tuy nhiên, có một đặc trưng cơ bản để phân biệt đơn vị chiến lược
với các tổ chức độc lập, đó là người lãnh đạo đơn vị chiến lược phải báo cáo với
cấp lãnh đạo cao nhất của tổ chức. Cơ cấu tập đoàn là một dạng của mô hình tổ chức
theo đơn vị chiến lược, với hình thức đặc biệt nhất là các công ty mẹ nắm giữ cổ
phần, quy tụ những hoạt động không liên kết.
Ưu điểm của mô hình là: xây dựng trên cơ sở phân đoạn chiến lược nên giúp
đánh giá được vị trí của tổ chức trên thị trường, đối thủ cạnh tranh và diễn biến của
môi trường, hoạt động dựa vào những trung tâm chiến lược, cho phép tiến hành
kiểm soát trên một cơ sở chung thống nhất, có những đơn vị đủ độc lập với mục
tiêu rõ ràng, và điều này cho phép tăng cường phối hợp bằng phương thức giảm
thiểu nhu cầu phối hợp.
Nhược điểm: có khả năng xuất hiện tình trạng cục bộ, khi lợi ích của đơn vị
chiến lược lấn át lợi ích của toàn tổ chức, chi phí cho cơ cấu tăng do tính trùng lắp
của công việc, những kỹ năng kỹ thuật không được chuyển giao dễ dàng vì các kỹ
thuật gia và chuyên viên đã bị phân tán trong các đơn vị chiến lược, công tác kiểm
soát của cấp quản lý cao nhất có thể gặp nhiều khó khăn. 7 Hình 4
1.2.2.5. Mô hình tổ chức theo ma trận
Là sự kết hợp giữa hai hay nhiều mô hình tổ chức khác nhau.
Ưu điểm của mô hình: định hướng các hoạt động theo kết quả cuối cùng, tập
trung nguồn lực vào khâu xung yếu, kết hợp được năng lực của nhiều nhà quản lý
và chuyên gia, tạo điều kiện đáp ứng nhanh chóng với những thay đổi của môi trường.
Nhược điểm: hiện tượng song trùng lãnh đạo dẫn đến sự không thống nhất
mệnh lệnh, quyền hạn và trách nhiệm của các nhà quản lý có thể trùng lắp tạo ra
các xung đột, cơ cấu phức tạp và không bền vững, và có thể gây tốn kém. Cách tổ
chức theo ma trận mang lại triển vọng lớn cho nhiều tổ chức trong điều kiện môi
trường thay đổi nhanh với nhiều yếu tố bất định.
Điểm mấu chốt làm cho cơ cấu ma trận phát huy được tác dụng là sự rõ ràng
của mối quan hệ quyền hạn giữa các nhà quản lý và cơ chế phối hợp. Rất nhiều tổ
chức cả ở khu vực công và tư đã sử dụng thành công cơ cấu theo ma trận.
1.2.2.6. Mô hình tổ chức hỗn hợp
Ưu điểm: Ưu điểm lớn nhất của mô hình hỗn hợp là sự kết hợp nhiều mô hình
cho phép tổ chức lợi dụng được các ưu thế của mô hình tổ chức chính đồng thời ít
ra cũng giảm được ảnh hưởng của các nhược điểm của nó. 8
Nhược điểm: cơ cấu tổ chức có thể phức tạp, có thể dẫn đến việc hình thành
các bộ phận, phân hệ quá nhỏ. 9
Chương II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN FPT
2.1 FPT là gì?
FPT có tên gọi đầy đủ Công ty cổ phần FPT (tên tiếng anh: FPT Group)
là công ty dịch vụ công nghệ thông tin. Công ty FPT hoạt động trong 3 lĩnh
vực chính gồm: công nghệ, viễn thông và giáo dục. FPT sở hữu hạ tầng viễn
thông phủ khắp 59/63 tỉnh thành tại Việt Nam và không ngừng mở rộng hoạt
động trên thị trường toàn cầu. Hiện công ty có 46 văn phòng tại 22 quốc gia
và vùng lãnh thổ bên ngoài Việt Nam.
Trong suốt quá trình hoạt động, FPT luôn không ngừng nỗ lực với mục
tiêu cao nhất là mang lại sự hài lòng cho khách hàng. Với hơn 30 năm hoạt
động và phát triển, công ty đã gặt hái được không ít những thành tựu nổi bật.
Doanh thu của công ty trong năm 2019 đạt 27.717 tỷ đồng. Tổng số cán bộ
nhân viên của công ty hiện nay hơn 28.700 người.
2.2 Các công ty thành viên thuộc FP T
FPT Group có 7 công ty thành viên và 4 công ty liên kết, trụ sở chính
được đặt tại Tòa nhà FPT, phố Duy Tân, Hà Nội. Liệt kê những công ty thành
viên trực thuộc FPT bao gồm:
Công ty TNHH Phần mềm FPT (FPT Software)
Công ty TNHH Hệ thống Thông tin FPT ( FPT Information System)
Công ty cổ phần Viễn thông FPT ( FPT Telecom)
Công ty cổ phần Dịch vụ Trực tuyến FPT ( FPT Online)
Công ty TNHH Giáo dục FPT ( FPT Education)
Công ty Đầu tư FPT ( FPT Investment)
Công ty TNHH FPT Smart Cloud ( FPT Smart Cloud) 10
4 công ty liên kết với FPT bao gồm:
Công ty cổ phần Chứng khoán FPT ( FPT Securities)
Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (FPt Capital)
Công ty cổ phần Synnex FPT ( Synnex FPT)
Công ty cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT ( FPT Retail)
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần FPT
Điểm qua những dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần FPT.
2.3 Lịch sử hình thành FP T
Ngày 13/9/1988: FPT được thành lập với tên gọi ban đầu là là Công ty cổ phần
chế biến Thực phẩm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ sấy, công nghệ thông tin
và công nghệ tự động hóa.
Ngày 27/10/1990 : Đổi tên thành Công ty Đầu tư và phát triển Công nghệ với
hoạt động kinh doanh cốt lõi là công nghệ thông tin.
Tháng 4/2002: Công ty Đầu tư và Phát triển công nghệ trở thành công ty cổ phần.
Ngày 01/01/2007: FPT thành lập Công ty TNHH Bán lẻ FPT với mô hình
Công ty TNHH một thành viên.
Ngày 13/3/2007: Thành lập Công ty cổ phần Quảng cáo FPT ( FPT Promo
JSC) và Công ty phần mềm Châu Á Thái Bình Dương đặt tại Singapore.
Năm 2014: FPT mua lại công ty CNTT RWE IT Slovakia ( đơn vị thành viên
của Tập đoàn năng lượng Châu Âu, RWE).
Ngày 12/9/2017: FPT đã ký kết được thỏa thuận hợp tác với nhà đầu tư Synnex
Technology International Corporation. 11
Năm 2019: Đạt tổng doanh thu là 27.717 tỷ đồng, tăng trưởng 19,8%.
2.4 Các sản phẩm của Tập đoàn FP T
Điểm qua những sản phẩm nổi bật mang thương hiệu FPT đã thành công sản
xuất và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn nhé!
Các sản phẩm nổi bật của FPT Software
+ Nền tảng trí tuệ nhân tạo FPT.AI + Công nghệ xe tự lái + Dịch vụ xử lý số
+ Dịch vụ chuyển đổi số
Các sản phẩm dịch vụ của FPT Telecom
+ Dịch vụ Internet FPT Cáp quang tốc độ cao
+ Dịch vụ truyền hình HD Play FPT
+ Sản phẩm đầu thu truyền hình FPT Play Box
Ngoài ra, tập đoàn còn nghiên cứu và cho mắt rất nhiều những sản phẩm
công nghệ – viễn thông với chất lượng liên tục được cải tiến. 12
Chương III: MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỘ PHẬN CỦA TẬP ĐOÀN FPT
3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của FPT Hình 5 13 Hình 6
3.2 Chức năng và trách nghiệm của các phòng ban bộ phận
Qua sơ đồ, chúng ta có thể thấy FPT đã áp dụng tổ chức bộ phận theo chức
năng, mỗi phòng ban có một chức năng riêng, điều này đem lại sự rõ ràng, mạch
lạc và rạch ròi về công việc, đơn giản hóa công việc và giảm sự trùng lặp.
3.2.1. Phòng Tổ chức - Hành chính – Nhân sự:
- Triển khai thực hiện các nhiệm vụ về cải cách hành chính.
- Tổ chức tiếp nhận công văn, giấy tờ và phát hành công văn đi, đến, quản lý
con dấu, lưu trữ công văn và hồ sơ công chức viên chức, tổ chức phục vụ khai thác
tài liệu và lưu trữ theo chế độ quy định của Nhà nước. - Quản lý tài sản, tổ chức, kế
toán, quản lý kho, thủ quỹ , đánh máy cơ quan, sắp xếp phương tiện nơi làm việc
và tổ chức hội họp của công ty.
- Tham mưu cho Lãnh đạo Công ty về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ, công
chức viên chức của Công ty.
Quản lý và xây dựng kế hoạch biên chế, quỹ tiền lương, xây dựng kế hoạch
đào tạo công nhân viên chức hàng năm của Công ty.
- Phối hợp và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật
nghiệp vụ phù hợp với quy hoạch và phát triển. 14
- Thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ cơ quan, công tác an ninh quốc
phòng, phòng cháy chữa cháy của Công ty, giúp lãnh đạo theo dõi công tác thi đua khen thưởng
- Quản lý sử dụng các phương tiện làm việc đi lại của cơ quan phục vụ cho
lãnh đạo Công ty đi công tác.
- Thực hiện công tác báo cáo thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất về công tác của phòng.
- Tổng hợp tình hình và lập kế họach của ngành. Tổng hợp kế hoạch báo cáo
định kỳ tháng, quý, 6 tháng, 1 năm và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các
lĩnh vực được phân công cho lãnh đạo công ty.
- Tổng hợp nghiên cứu, dự thảo và hướng dẫn các phòng ban và cá nhân thực
hiện các chủ trương, chính sách của ngành trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi
trường; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ tư liệu về các lĩnh vực quản lý của tổ
chức theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác báo cáo thường xuyên theo định kỳ hoặc đột xuất về công tác của phòng.
- Thực hiện 1 số công tác khác trong chức năng của Công ty khi Lãnh đạo công ty giao.
3.2.2. Phòng kế toán
+ Chức năng : Tham mưu phương hướng, biện pháp, quy chế quản lý tài chính,
thực hiện các quyết định tài chính của Hiệu trưởng và tổ chức thực hiện công tác kế
toán sao cho hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, đúng qui chế, chế độ theo quy định hiện hành.
+ Các nhiệm vụ cụ thể :
- Thu nhập, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp,
được tài trợ, được hình thành và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, sử dụng các
khoản thu phát sinh ở đơn vị.
- Đề xuất phương hướng, biện pháp cải tiến quản lý tài chính hàng năm. - Đề
xuất thay đổi, bổ sung, hoàn thiện chế độ tiêu chuẩn, định mức thu, chi. 15
- Đề xuất dự toán chi thường xuyên hàng năm trên cơ s ở nhiệm vụ cấp trên giao.
- Đề xuất phân bổ tài chính thường xuyên hàng năm.
- Hướng dẫn các phòng ban trực thuộc lập dự toán chi hàng năm.
- Tham mưu xét duyệt các dự toán thu, chi hàng năm của đơn vị được Giám đốc phân công.
- Trình báo cáo Bộ chủ quản dự toán thu, chi tài chính của Công ty hàng quý,
năm và các báo cáo cần thiết khác cho Kho bạc nhà nước nơi giao dịch.
- Tổ chức thực hiện dự toán thu nhận hàng năm đã duyệt và các khoản thu
nhận khác theo chỉ đạo, phê duyệt của Giám đốc công ty .
- Thực hiện chi xuất tài chính cho các khoản chi theo chế độ qui định, các
khoản chi theo dự toán, chi công việc được duyệt và các khoản chi ngoài dự toán
chi được Giám đốc phê duyệt.
- Trình Giám đốc phê duyệt các hồ sơ thanh quyết toán của các cá nhân và các phòng ban trực thuộc.
- Thực hiện việc thu nộp thuế thu nhập cá nhân có thu nhập cao theo quy định.
- Kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các qui định quản lý tài chính và chế độ
tài chính. Thực hiện dự toán thu, chi hàng năm, chế độ chi trả cho người lao động,
chế độ quản lý tài sản, các qui định về công nợ, xử lý mất mát, hư hỏng, thiếu hụt tài sản.
- Thu nhận, xuất cấp bảo quản tiền mặt và các chứng chỉ, hiện vật có giá trị
như tiền. - Thực hiện các thủ tục giao dịch ngân sách theo qui định với Kho bạc nhà
nước Bắc Ninh. - Thực hiện các thủ tục giao dịch tài chính với các Ngân hàng
thương mại có mở tài khoản. - Phát hành và luân chuyển các chứng từ kế toán theo qui định.
- Thực hiện đầy đủ công tác kế toán tài chính theo qui định của Nhà nước .
- Lưu trữ chứng từ, sổ sách, tài liệu kế toán theo qui định của Nhà nước. 16
- Lập và nộp đúng thời hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp
trên và cơ quan tài chính, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định hiện
hành của nhà nước phục vụ cho việc quản lý, điều hành của Giám đốc , của cấp trên.
- Thực hiện tự kiểm tra tài chính và công khai tài chính theo chế độ quy định.
3.3.3. Phòng kinh doanh
- Tổ chức quan hệ, tìm kiếm khách hàng để Công ty có thể tham gia ký kết các
hợp đồng kinh tế và theo dõi việc thực hiện hợp đồng;
- Làm thủ tục xuất khẩu (hải quan, vận chuyển hàng);
- Hoàn chỉnh chứng từ xuất khẩu;
- Phối hợp với các phân xưởng sản xuất để lên kế hoạch sản xuất và xuất khẩu
hàng hóa; - Xây dựng kế hoạch vật tư, bao bì, nguyên liệu và tổ chức thực hiện kế
hoạch cung ứng kịp thời phục vụ sản xuất;
- Quản lý kho thành phẩm, vật tư, bao bì sản xuất;
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về giá và chiến lược xuất khẩu;
- Tham gia các kỳ hội chợ trong - ngoài nước và các hoạt động xúc tiến thương mại.
3.3.4. Phòng kỹ thuật + Chức năng chung:
- Hỗ trợ các công việc liên quan đến thiết kế đồ họa, thiết kế website, mạng
nội bộ, domain, hosting, quản lý website nội bộ, email, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật.
- Hỗ trợ các phòng ban khác các vấn đề về kỹ thuật chuyên môn (không giải
đáp các thắc mắc linh tinh). + Nhiệm vụ chung:
- Hỗ trợ nhân viên kinh doanh web, giải đáp thắc mắc, giá cả, kỹ thuật, công nghệ liên quan. 17