Mô tả tình hình ô nhiễm môi trường ở Hà Nội | Bài tập tiểu luận học phần Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học | Trường Đại học Phenikaa
Ô nhiễm không khí không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tác động đến sự phát triển của toàn cầu. Một số tác động chính của ô nhiễm không khí lên sự biến đổi khí hậu Trái đất, là nguyên nhân của hiệu ứng nhà kính dẫn đến sự nóng lên của Trái đất, suy giảm tầng ozon, mưa axit và nghịch đảo nhiệt. Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đón xem.
Môn: Phương pháp học tập và Nghiên cứu khoa học
Trường: Đại học Phenika
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA KHOA DƯỢC
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: Mô tả tình hình ô nhiễm môi trường ở Hà Nội
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu
Sinh viên thực hiện : Ngô Thị Hảo Lớp : K13D6A MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................................................................... 3
2. Tổng quan về ô nhiễm không khí ................................................................................................................... 3
2.1. Khái niệm: ................................................................................................................................................. 3
2.2. Các loại ô nhiễm không khí ..................................................................................................................... 4
2.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí .......................................................................................................... 5
2.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người ................................................................ 5
2.5. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến phát triển kinh tế ................................................................... 6
2.6. Một số tác động của ô nhiễm không khí lên khí hậu toàn cầu .............................................................. 6
3. Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................................................................ 7
4. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội .......................................................................................................................... 7
4.1. Thực trạng ................................................................................................................................................. 7
4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí ...................................................................................................... 9
4.2.1. Thói quen sinh hoạt của người dân .................................................................................................. 9
4.2.2. Các hoạt động giao thông Hà Nội ..................................................................................................... 9
4.2.3. Các khu công nghiệp ....................................................................................................................... 10
4.2.4. Các công trình xây dựng ................................................................................................................. 10
4.2.5. Một số nguyên nhân khác ............................................................................................................... 10
4.3. Tác động của ô nhiễm lên môi trường .................................................................................................. 11
4.4. Tác động của ô nhiễm lên sức khỏe ....................................................................................................... 11
5. Đề xuất giải pháp khắc phục ........................................................................................................................ 12
5.1. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng ......................................................................................... 12
5.2. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng ................................................................................................ 12
5.3. Sử dụng năng lượng sạch ....................................................................................................................... 13
5.4. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng ............................................................................................ 13
5.5. Hạn chế các hoạt động đốt cháy ............................................................................................................ 14
5.6. Trồng cây xanh ........................................................................................................................................ 14
6. Kết luận .......................................................................................................................................................... 15 2 1. Đặt vấn đề.
Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là nhu cầu cuộc sống của con
người ngày càng tăng cao. Hàng loạt các nhà máy xí nghiệp, các khu công nghiệp
được hình thành quanh các bờ kênh, con sông ngoại ô thành phố. Người dân tập trung
ở những khu đô thị, khu công nghiệp để sinh sống. Trong giai đoạn đó, không ai nhận
ra rằng môi trường sống của họ đang bị đe dọa bởi sự ô nhiễm trầm trọng. Đây là
một trong những vấn đề nóng bóng, gây bức xúc trong dư luận xã hội nước ta hiện
nay. Khi mà kinh tế ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với việc ô nhiễm môi trường
ngày càng gia tăng, nhưng chính sự ô nhiễm môi trường đó lại đe dọa đến sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương
lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh
nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Vì thế
việc điều tra sự ô nhiễm môi trường để đề ra giải pháp hợp lý, giúp nước Việt Nam
phát triển vững mạnh và có một môi trường sống khỏe mạnh cho người dân.
Mục tiêu của tiểu luận:
Xuất phát từ vấn đề trên, em đã lựa chọn đề tài “ Ô nhiễm không khí ở Hà Nội” để
nghiên cứu nêu ra những nguyên nhân và hậu quả, làm rõ bản chất và hiện tượng của
vấn đề ô nhiễm môi trường không khí nhằm khơi dậy sự quan tâm của mọi người về
vấn đề được xem là cấp thiết hiện nay. Từ đó mọi người có thể nhận thức được những
hậu quả của việc ô nhiễm môi trường không khí sẽ gây ra cho môi trường sống của
chúng ta. Để mọi người có thể đưa ra những ý kiến và cùng nhau bàn luận tìm ra
phương pháp hiệu quả thiết thực hơn góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống của
chúng ta ngày càng trong lành và sạch đẹp hơn.
2. Tổng quan về ô nhiễm không khí. 2.1. Khái niệm:
- Môi trường là gì:
+ Theo định nghĩa Bách khoa toàn thư Wikipedia :Môi trường là một tổ hợp
các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh bên ngoài của hệ thống nào đó. 3
Chúng tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng của nó.
Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một
tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính
tương tác với hệ thống đó.
+ Theo Luật bảo vệ môi trường Việt Nam (1993), môi trường bao gồm các
yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh
con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con
người và thiên nhiên. Môi trường là toàn bộ các yếu tố bao quanh một người hay một nhóm.
- Ô nhiễm môi trường là gì:
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các
tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây ảnh hưởng
xấu tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.
- Ô nhiễm không khí là gì:
Là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không khí hay là sự biến đổi quan
trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con
người, sinh vật và các hệ sinh thái khác.
- Chất gây ô nhiễm môi trường không khí:
Là những chất mà sự có mặt của nó trong không khí gây ra những ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe con người, sự sinh trưởng và phát triển của động thực vật…
+ Chất ô nhiễm sơ cấp: Là chất ô nhiễm xâm nhập trực tiếp vào môi trường
từ nguồn phát sinh : SO2, CO2, CO, bụi …
+ Chất ô nhiễm thứ cấp: Là chất thâm nhập vào môi trường thông qua phản
ứng giữa các chất ô nhiễm sơ cấp và phản ứng thông thường của khí quyển:
so3 sinh ra từ SO2 + O2 ; H2SO4 sinh ra từ : SO2 + O2 + H2O…
2.2. Các loại ô nhiễm không khí.
- Bản chất hóa học (chủ yếu): + Ô nhiễm không khí + Ô nhiễm bụi
- Bản chất lí học: 4
+ Ô nhiễm nhiệt: Là sự dư thừa năng lượng dưới dạng nhiệt, góp phần gây ra
hiện tượng nóng lên của trái đất: băng tan, nước biển dâng, hiệu ứng nhà kính,…
+ Ô nhiễm tiếng ồn: Là những âm thanh không có giá trị + Ô nhiễm phóng xạ
- Bản chất sinh học: Ô nhiễm bào tử phấn hoa, vi khuẩn vi rút gây bệnh…
2.3. Các nguồn gây ô nhiễm không khí
- Ô nhiễm do công nghiệp
- Ô nhiễm không khí do giao thông
- Ô nhiễm không khí do nông nghiệp
- Các nguồn ô nhiễm không khí trong nhà
2.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe con người.
Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Khi môi
trường không khí bị ô nhiễm, sức khỏe con người bị suy giảm, quá trình lão hóa
trong cơ thể diễn ra nhanh mà những biểu hiện dễ nhận thấy là chảy nước mắt,
đỏ mắt, ho, thở khò khè… Mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe
của từng người, vào nồng độ của loại chất gây ô nhiễm và thời gian tiếp xúc. Và
nghiêm trọng hơn chính là tác động xấu của ô nhiễm không khí không chừa bất
kì ai, nó đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm chức năng của phổi, dễ mắc các bệnh
hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thậm chí có thể bị ung thư…
Các nhóm cộng đồng nhạy cảm nhất với ô nhiễm không khí là người cao
tuổi, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 14 tuổi, người đang mang bệnh, người lao
động thường xuyên phải làm việc ngoài trời...
Đặc biệt, những năm gần đây, các bệnh ở trẻ em liên qua đến ô nhiễm không
khí có xu hướng tăng cao, nổi bật là bệnh hen suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp,
lao, viêm phổi, viêm não, ung thư và các bệnh dị tật bẩm sinh. Theo kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, trẻ nhỏ sống ở những khu vực có
không khí bị ô nhiễm có chỉ số IQ và cân nặng thấp hơn, khả năng ghi nhớ thông
tin kém hơn và kém thông minh hơn nhiều so với trẻ em bình thường. Và nguy
cơ bị viêm nhiễm, tổn thương não bộ nghiêm trọng. 5
Ô nhiễm không khí còn là tác nhân hàng đầu gây ung thư. Từng chất chứa
trong không khí bị ô nhiễm có nguy cơ gây ung thư rất thấp, nhưng các nguồn
gây ô nhiễm môi trường chủ yếu khi lan rộng như giao thông vận tải, nhà máy
điện và khí thải công nghiệp, nông nghiệp kết hợp với nhau sẽ dẫn đến nguy cơ gây ung thư cao.
2.5. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến phát triển kinh tế.
Thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng đến sức khoẻ, bao gồm các khoản chi phí:
Khám, chữa bệnh, thiệt hại cho sản xuất và nền kinh tế. Dự án “Điều tra, thống
kê, đánh giá ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ cộng đồng” do Cục
Bảo vệ môi trường (2007) tiến hành tại hai tỉnh Phú Thọ và Nam Định cho kết
quảước tính thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ trên
đầu người mỗi năm trung bình là 295.000 đồng. Giả thiết, tổn thất về kinh tế do
ô nhiễm không khí tác động đến sức khoẻ đối với người dân Hà Nội tương tự
như người dân ở Phú Thọ vàNam Định thì Hà Nội với 6,5 triệu dân, mỗi ngày
thiệt hại 5,3 tỷ đồng. Thực tế, môi trường không khí ở các đô thị lớn như Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm cao hơn so với các tỉnh
Phú Thọ và Nam Định, nên thiệt hại về kinh tế do ô nhiễm không khí thực tế
còn cao hơn con số nêu trên.
2.6. Một số tác động của ô nhiễm không khí lên khí hậu toàn cầu.
Ô nhiễm không khí không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà
còn tác động đến sự phát triển của toàn cầu. Một số tác động chính của ô
nhiễm không khí lên sự biến đổi khí hậu Trái đất, là nguyên nhân của hiệu
ứng nhà kính dẫn đến sự nóng lên của Trái đất, suy giảm tầng ozon, mưa axit và nghịch đảo nhiệt. 6
Hiệu ứng nhà kính Chu trình mưa axit
3. Địa điểm nghiên cứu.
Hà Nội nằm ở tả ngạn sông Đà và hai bên đồng bằng sông Hồng. Phía Bắc giáp
với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp
với tỉnh Bắc Ninh và Hưng Yên, còn phía Tây giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi được
mở rộng, Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với
3.324,92 km2. Với vị trí địa lý thuận lợi này, thành phố này dễ dàng trở thành trung
tâm kinh tế – chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của cả nước. Hiện tại, bao
gồm 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện.
Là thủ đô, là trung tâm kinh tế lớn thứ hai cả nước nên Hà Nội không tránh
khỏi các vấn đề nhức nhối của cả nước như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, trật
tự an ninh, chất lượng cuộc sống người dân không ổn định… Vì vậy cần phải có
các giải pháp kịp thời để khắc phục các vấn đề trên. Ở bài tiểu luận này em xin
được trình bày về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội.
4. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội. 4.1. Thực trạng.
Những kết quả quan trắc đáng tin cậy nhất thời gian gần đây tại trạm khí
tượng Láng (Hà Nội) do Trung tâm Khí tượng Thủy văn Đồng bằng Bắc Bộ thực 7
hiện cho thấy, trung bình trong 1m3 không khí ở Hà Nội có 80μg bụi khí PM10,
vượt tiêu chuẩn quy định 50 μg/m3; bụi khí SO2 cũng vượt tiêu chuẩn châu Âu 20
μg/m3; nồng độ bụi lơ lửng cao hơn tiêu chuẩn cho phép 2,5 lần.
Nếu nhìn từ nguồn khí thải do hoạt động của các gia đình thì vùng môi
trường trung tâm ở các khu phố cũ và phố cổ có mật độ phát ra chất thải cao nhất
so với các vùng dân cư khác của thành phố.
Một nguồn phát sinh và thải lượng ô nhiễm không khí là từ 14 khu công
nghiệp, đặc biệt là với lượng bụi và khí SO2. Tuy đã có những biện pháp xử lí ô
nhiễm, nhưng qua điều tra vẫn thấy khí thải công nghiệp xuất hiện nhiều ở các
khu công nghiệp mới: Bắc Thăng Long, Nam Thăng Long, Sài Đồng B, Đông Anh và Sóc Sơn.
Cập nhật tình hình ô nhiễm không khí của Hà Nội vào ngày 11/12/2020 như sau:
Theo Cổng thông tin quan trắc môi trường của UBND TP.Hà Nội, 5 điểm
quan trắc chất lượng không khí AQI cao nhất trên trong tổng số 10 điểm cập nhật
đến 9h sáng 11.12 như sau:
1. Đường Phạm Văn Đồng (quận Bắc Từ Liêm).
Điểm đo 36A Phạm Văn Đồng: 183.
2. Phố Hàng Đậu (quận Ba Đình).
Điểm đo Công an phường Hàng Mã: 182.
3. Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội (Trung Yên 3, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội): 179.
4. Thành Công (quận Đống Đa).
Điểm đo Công viên hồ Thành Công: 179.
5. Phường Minh Khai (quận Bắc Từ Liêm).
Điểm quan trắc UBND Phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội: 178. 8
Mức chỉ số AQI trên ứng dụng Pamair của Thành phố Hà Nội
4.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.
4.2.1. Thói quen sinh hoạt của người dân.
Theo số liệu thống kê được thì mỗi ngày, Hà Nội thải vào môi
trường từ 1300-1500 tấn rác thải mỗi ngày, lượng chất thải tăng % mỗi
năm, trong đó 38% là chất thải nguy hại. Nếu bạn dạo qua một lượt khắp
các đường phố Hà Nội, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết rác thải sinh hoạt
đã được quy hoạch xử lý. Song vấn đề còn bất cập là ở một số nơi người
dân vẫn còn thiếu sự nhận thức về vấn đề này. Họ vẫn vứt và đổ rác bừa
bãi, làm ảnh hưởng đến sự trong lành của không khí. Việc sử dụng than
trong đun nấu cùng nhiều thói quen xấu của người dân chẳng hạn như hút
thuốc cũng đẩy mạnh thêm tình trạng ô nhiễm cho môi trường sống của con người.
Rác thải y tế: Trên địa bàn Hà Nội có hơn 100 bệnh viện, trung tâm
y tế. Vì thế mà lượng rác thải ra mỗi ngày là rất nhiều. Riêng khu xử lý
rác thải nguy hiểm tại khu vực cầu diễn – Hà Nội, trước đây, mỗi ngày
tiếp nhận và tiêu hủy 2-3 tấn rác thải nguy hiểm. Nhưng từ việc luồn rác
thải y tế tư bệnh viện Việt Đức ra ngoài bị phanh phui thì lượng rác thải tăng lên 4-5 tấn/ngày.
4.2.2. Các hoạt động giao thông Hà Nội.
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. Bởi vậy, lưu lượng
xe qua lại ở đây vô cùng lớn, mà phổ biến hơn cả là ô tô, xe máy. Theo số liệu
điều tra thì trước 1980, ở Hà Nội có khoảng 80-90% người dân đi xe đạp. Còn 9
ngày nay, con số ấy là ngược lại. Theo số liệu mới đây của Sở giao thông vận
tải Hà Nội, hiện nay toàn thành phố có khoảng 200.000 ô tô và 1,9 triệu xe
máy. Đây là nguồn chủ yếu sinh ra ôxitnito, khí CmHn, SO2 và bụi, gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Hà Nội có khoảng 40 điểm thường xuyên gây ra ùn tắc giao thông, chẳng
hạn là nút giao thông Giải Phóng – Gia La. Trời gần vào trưa, nắng nóng và oi
bức nhưng tại nút giao thông này, các phương tiện giao thông vẫn nườm nượp
qua lại. Không khí vì vậy mà khá ngột ngạt bởi mùi khói xe, bụi đường và cả tiếng còi xe inh ỏi.
4.2.3. Các khu công nghiệp.
Hà Nội có 14 khu công nghiệp, 318 xí nghiệp, nhà máy quốc doanh,
5000 cơ sở sản xuất cụm công nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có 150 nhà
máy tập trung ở khu công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm với lượng khí
CO2, SO2, CO thải vào không khí quá cao, điển hình là khu công nghiệp
Thượng Đình có lượng khí thải lớn nhất. Ước tính mỗi năm, các nhà máy của
Hà Nội thải ra khoảng hơn 80.000 tấn khói bụi, 10.000 tấn khí SO2, 46.000 tấn khí CO2.
4.2.4. Các công trình xây dựng.
Hà Nội là trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước, quá trình công
nghiệp hóa – hiện đại hóa diễn ra nhanh chóng nên nhu cầu xây dựng ngày
càng tăng. Nhiều ngôi nhà cao tầng, các khu đô thị, công trường xây dựng
ngày càng tăng. Hầu hết các công trường này đều gây ra số lượng bụi khổng lồ.
4.2.5. Một số nguyên nhân khác.
Cây xanh được coi là lá phổi của môi trường. Tầm quan trọng của nó là
vậy nhưng ở các đường phố Hà Nội với mật độ giao thông dày đặc lại rất vắng
bóng cây xanh. Diện tích vùng có cây xanh thì ngày một bị thu hẹp. Dân số
ngày một tăng trong khi quỹ đất có hạn đã gây ảnh hưởng rất lớn đến môi
trường, không gian sống của con người bị thu nhỏ lại.
Tiếng ồn cũng là một trong những yếu tố gây ô nhiễm không khí. 10
4.3. Tác động của ô nhiễm lên môi trường.
Theo GS. Phạm Duy Hiển – nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Hạt
nhân Đà Lạt – hiện cũng đang tham gia dự án chương trình không khí sạch
Việt Nam-Thụy Sĩ (SVCAP) mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội cũng có sự
thay đổi theo thời tiết: về mùa đông cao hơn mùa hè, cao nhất là vào tháng 12
và tháng 1. Trong mùa đông, dưới tác động của khí áp cao và xoáy nghịch
không khí bị tù hãm, thường xảy ra “nghịch nhiệt”, chất ô nhiễm khó phát tán
lên cao và ra xa. Mùa hè, mặt đất bị đốt nóng, không khí cùng chất ô nhiễm có
khả năng phát tán và rửa trôi theo mưa. Khi các chất ô nhiễm phát tán ra cứ
tích tụ lại trong phạm vi 150-200m gần sát mặt đất thì hàm lượng của chúng
tăng lên. Hiện tượng này thường xảy ra lúc tan tầm giao thông và các lò đun
nấu bắt đầu hoạt động, khiến ô nhiễm tăng cao.
4.4. Tác động của ô nhiễm lên sức khỏe.
Tiến sĩ Phạm Lê Tuấn – Phó Giám đốc sở y tế Hà Nội cho biết, kết quả
nghiên cứu cho thấy xu hướng sức khỏe người dân ngày càng bị ảnh hưởng
sức khỏe người dân ngày càng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường.
Những người có thời gian sống tại thành phố hơn 10 năm có tỷ lệ mắc các
bệnh mạn tính về tai, mũi, họng, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản, các
bệnh về da và bệnh về mắt.
Quận Hoàng Mai có tỷ lệ mắc các chứng bệnh tắc mũi, chảy nước mắt,
viêm họng cao nhất, tỷ lệ mắc các bệnh trên thấp nhất ở quận Hoàn Kiếm.
Trong khi đó quận Đống Đa mắc tỷ lệ cao nhất là các bệnh về da liễu và mắt,
tiếp đến là các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, Tây Hồ.
Theo các nghiên cứu về thực trạng các bệnh tật của nhân dân nội thành
Hà Nội liên quan đến ô nhiễm không khí thì những dân tỏ ra ít thông tin về
những tác hại của biến đổi môi trường. Điều này có thể do việc giáo dục
truyền thống tại nơi làm việc và nơi sinh sống của cộng động chưa thật hiệu quả.
Người dân Hà Nội đang hít một lượng khói bụi mỗi ngày cao gấp 10 lần
so với mức tổ chức y tế thế giới quy định. Nồng độ benzen trong khí thải
ngấm vào cơ thể, tích tụ trong tế bào làm giảm tuổi thọ và gây ung thư. 11
Đó là lời cảnh báo của Michael Baechlin – cố vấn chương trình không
khí sạch Việt Nam – Thụy Sĩ khi trao đổi với báo chí về tác hại của nồng độ
benzen và khí thải động cơ.
5. Đề xuất giải pháp khắc phục.
5.1. Sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Biện pháp bảo vệ môi trường không khí bằng sử dụng phương tiện giao thông công cộng
Phương tiện giao thông thải ra rất nhiều khí độc hại vào không khí. Hà Nội và TP
Hồ Chí Minh đều có hơn 8 triệu dân sinh sống. Nếu sinh sống hoặc đến thăm
những thành phố này, bạn chắc chắn không còn lạ gì với những con phố chật kín xe cộ và khí thải.
Một cách thức mà bạn nên áp dụng là sử dụng phương tiện giao thông công
cộng. Hiện nay, việc đi xe buýt đã dễ dàng hơn nhờ các ứng dụng điện thoại. Bạn
có thể dễ dàng biết giờ xe đến và biết các tuyến đường tiện nhất để đi lại trong thành phố.
Nếu không tiện sử dụng xe buýt, bạn có thể dùng chung xe với người khác.
Ví dụ, khi bạn và đồng nghiệp cần đến cùng một địa điểm, các bạn hãy đi chung
xe. Việc giảm thiểu tối đa các phương tiện giao thông cá nhân là một cách bảo vệ
môi trường không khí rất thiết thực.
5.2. Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
Hãy tắt quạt, đèn và mọi thiết bị điện khác khi bạn đi ra ngoài. Điều này là
bởi rất nhiều nhiên liệu hóa thạch được đốt cháy để tạo ra điện năng cho mọi người
sử dụng. Tại Việt Nam, nhiệt điện đóng vai trò chủ đạo trong hệ thống điện quốc
gia. Nếu tất cả mọi người cùng tiết kiệm điện, lượng điện được tiêu thụ sẽ giảm đi
đáng kể. Khi đó, lượng nhiên liệu hóa thạch bị đốt cháy cũng giảm xuống. Và lâu
dài, chắc chắn chất lượng môi trường không khí sẽ được cải thiện.
Không chỉ giúp bảo vệ môi trường không khí, biện pháp này còn giúp tiết
kiệm chi phí cho gia đình bạn. Thật bổ ích phải không nào? 12
5.3. Sử dụng năng lượng sạch
Hiện nay, trên thế giới đã xuất hiện nhiều giải pháp về năng lượng sạch. Năng
lượng mặt trời, năng lượng gió và địa nhiệt không còn xa lạ. Tại Việt Nam, năng
lượng mặt trời hiện là năng lượng sạch được sử dụng nhiều nhất. Gia đình bạn nên cân nhắc sử dụng:
- Hệ thống hòa lưới điện năng lượng mặt trời
- Bình nước nóng năng lượng mặt trời
- Đèn năng lượng mặt trời
Đây không chỉ đơn giản là các biện pháp bảo vệ môi trường không khí, mà
còn là những cách giúp bạn tiết kiệm chi phí đáng kể.
5.4. Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng
Ngày nay, các thiết bị điện xuất hiện ở mọi lúc và mọi nơi trong cuộc sống.
Chỉ cần thiếu đi một thiết bị, bạn có thể gặp không ít rắc rối. Trên thị trường có rất
nhiều loại thiết bị khác nhau cho bạn lựa chọn. Bên cạnh việc cân nhắc về các tính
năng của chúng, bạn cũng cần cân nhắc về lượng điện mà các thiết bị tiêu thụ. Hãy
chọn các thiết bị tiêu tốn ít điện năng. Thực tế cho thấy những thiết bị giúp tiết
kiệm điện không hề có những tính năng thua kém các thiết bị khác. Hãy xem xét
danh sách các thiết bị sau đây: - Điều hòa không khí - Quạt điện - Tủ lạnh - Bóng điện - Máy bơm - Bình nóng lạnh
Những thiết bị này được các gia đình sử dụng hàng ngày. Nếu tất cả mọi
người đều có ý thức sử dụng các thiết bị tiêu tốn ít điện năng, môi trường sẽ nhận
được lợi ích không hề nhỏ. 13
5.5. Hạn chế các hoạt động đốt cháy
Các hoạt động đốt cháy xảy ra trong nhà có thể làm giảm chất lượng không
khí. Các hoạt động đó bao gồm: - Đốt bếp than - Đốt bếp củi - Đốt lò sưởi - Hút thuốc lá
Những hoạt động đốt cháy này làm tăng lượng bụi mịn trong không khí. Bạn và
người thân trong gia đình sẽ là những đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên. Hãy nghĩ cho
chính mình, gia đình và xã hội, và hạn chế các hoạt động này khi không cần thiết nhé! 5.6. Trồng cây xanh
Trồng nhiều cây xanh vừa tạo cảnh quan vừa giúp giảm bớt ô nhiễm
Cây xanh giúp thanh lọc không khí cả trong và ngoài nhà. Nếu bạn sống ở
nơi đô thị chật hẹp, hãy cố gắng để nhiều chậu cây trong các phòng và cầu thang.
Nếu bạn sống ở những không gian rộng hơn, hãy đảm bảo khuôn viên nhà bạn
trồng thật nhiều cây xanh. Nhờ đó, bạn không chỉ được sống trong không khí trong
sạch mà còn góp phần cải thiện chất lượng không khí nói chung. 14 6. Kết luận.
Cùng với sự phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
trong những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm không khí đang gia tăng ở Hà Nội.
Bài toán giải quyết vấn đề này khá phức tạp đòi hỏi phải xác định được mức độ ô
nhiễm, nhận dạng các quy luật diễn biến chất ô nhiễm và nguồn phát sinh để từ đó có hướng xử lý đúng.
Quản lý chất lượng không khí là một chương trình liên tục, lâu dài, liên quan
tới cộng đồng và phải áp dụng nhiều giải pháp tổng hợp về truyền thông, cơ chế
chính sách, cải tiến công nghệ, quy hoạch. Vấn đề này đòi hỏi phải huy động toàn
bộ cộng đồng tham gia và phải được xem xét một cách hài hòa, gắn kết với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội.
Hãy chung tay bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp 15