Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng
Học viện ngoại giao
Khoa Chính trị Quốc tế và Ngoại giao .....o0o.....
TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG
VÀ VẬN DỤNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 5
Lớp tín chỉ : QHQT49-B1.2
Giảng viên : TS Đặng Thị Phương Duyên
Hà Nội, tháng 12 năm 2022 about:blank 1/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng THÀNH VIÊN NHÓM
1. Hoàng Phương Thảo QHQT49-B1-1520 ( Trưởng nhóm)
2. Phạm Nguyễn Sông Hồng QHQT49-B1-1213
3. Nguyễn Thị Xuân Mai QHQT49-B1-1303
4. Nguyễn Thị Bích Nhiên QHQT49-B1-1366
5. Lương Thị Phương Thảo QHQT49-B1-1421
6. Nguyễn Thanh Bình QHQT49-B1-1131
7. Mông Ngọc Lan QHQT49-B1-1251 2 about:blank 2/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng MỤC LỤC
Lời mở đầu.............................................................4
Nội dung..................................................................5
I. Biện chứng giữa cái chung và cái riêng.............5
1. Phạm trù cái chung và cái riêng ............................5 a. Cái riêng b. Cái chung
c. Cái đơn nhất
2. Mối quan hệ biện chứng giữa chung, cái riêng
và cái đơn nhất.........................................................6
3. Ý nghĩa phương pháp luận......................................7
II. Vận dụng phép biện chứng giữa cái chung và
cái riêng trong xây dựng nền kinh tế thị
trường ở
Việt Nam..................................................................8
1. Cái chung và cái riêng đối với nền kinh tế thị trường Việt Nam
2. Cái đơn nhất trong nền kinh tế thị trường Việt Nam.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng
và cái đơn nhất đối với nền kinh tế Việt Nam
Kết luận.......................................................................13
Tài liệu tham khảo..................................................13 3 about:blank 3/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng Lời mở đầu
Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến
của con người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những
thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện
thực. Trong phép biện chứng duy vật của Triết học Mác-
Lênin, có sáu cặp phạm trù cơ bản: cái riêng và cái chung,
nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, nội dung và
hình thức, bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực.
Các cặp phạm trù đều phản ánh các hình thức tồn tại phổ
biến, các mặt và các mối liên hệ phổ biến của hiện thực
khách quan. Trong đó, phạm trù cái chung và cái riêng làm rõ
sự đồng nhất và khác biệt giữa các khách thể. Với mục đích
nắm vững được những tri thức cơ bản của Triết học Mác-
Lênin, từ đó vận dụng vào thực tiễn và củng cố niềm tin, tư
tưởng vào chủ nghĩa Mác-Lênin, bản báo cáo được có kết cấu
như sau: phần thứ nhất, đưa ra kiến thức về phạm trù triết học
cái chung và cái riêng; phần thứ hai, nêu ví dụ thực tiễn phục
vụ cho việc nắm vững kiến thức. 4 about:blank 4/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng NỘI DUNG
I. Biện chứng giữa cái chung và cái riêng.
1. Phạm trù triết học cái chung, cái riêng.
Phép biện chứng duy vật của Triết học Mác-Lênin cho rằng
cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa
chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
Cái riêng : là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật hiện
tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định. Ta lấy ví dụ là 3 con
sông: Sông Nile, Sông Mê Công, Sông Chicago, 3 dòng sông
này chính là 3 cái riêng.
Cái chung: là phạm trù triết học được dùng để chỉ những mặt,
những thuộc tính chung không những có ở 1 sự vật, hiện tượng
nào đó mà còn lặp lại ở nhiều sự vật hiện tượng (nhiều cái riêng)
khác. Ta lấy ví dụ: Cái chung của 3 con sông là sông Nile, sông
Mê Công, sông Chicago đó là chúng đều có dòng chảy, đều có nước,…
Cái đơn nhất : là phạm trù triết học dùng để chỉ các mặt, các
đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng (một cái riêng) nào
đó mà không lặp lại ở sự vật hiện tượng nào khác Ví dụ . như
Sông Nile là dòng sông dài nhất thế giới và không có dòng sông
nào dài như nó cả Sông Chicago l ,
à dòng sông duy nhất trên thế
giới chảy ngược và không một dòng sông nào có đặc điểm này
đây là cái đơn nhất. 5 about:blank 5/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng
2. Mối quan hệ biện chứng giữa chung, cái riêng và cái đơn nhất. Phép biệ
n chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều
tồn tại khách quan và giữa chúng có sự thống nhất biện chứng, cụ thể:
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng.
Điều đó có nghĩa là không có cái chung thuần túy, trừu tượng tồn
tại bên ngoài cái riêng. Ta có ví dụ 2 bạn thuyết trình, chỉ khi có
hai cá thể riêng, 2 cái riêng là 2 bạn thuyết trình thì từ đó mới có
thể rút ra được cái chung của 2 bạn. Những đặc điểm chung đó
tồn tại và được biểu hiện thông qua cái riêng là 2 bạn thuyết trình.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Điều đó
có nghĩa là không có cái riêng độc lập thuần túy không có cái
chung với những cái riêng khác. Tương tự với hai bạn sinh viên,
cả 2 bạn thuyết trình đều tồn tại bên trong mối liên hệ chung đó
là tập thể sinh viên ngành Quan hệ quốc tế. Cả 2 bạn đều phải
chịu sự tác động từ cái chung đó. Chính mối liên hệ đó đã dẫn tới
việc 2 bạn chung nhóm thuyết trình, trở thành bạn,
Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia
nhập vào cái chung. Cái riêng
phong phú hơn cái chung , vì
ngoài những đặc điểm gia nhập vào cái chung, cái riêng còn
những đặc điểm mà nó có. Cái chung là cái sâu sắc hơn cái
riêng bởi vì nó phản ánh những mặt, những thuộc tính những
mối liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định, phổ biến tồn tại trong 6 about:blank 6/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng
cái riêng cùng loại. Cái chung gắn liên hệ với cái bản chất, quy
định sự tồn tại và phát triển sự vật. Người nông dân Việt Nam
bên cạnh cái chung với nông dân của các nước trên thế giới là có
tư hữu nhỏ, sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn, v.v., còn có
đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng xã, của các
tập quán lâu đời của dân tộc, của điều kiện tự nhiên của đất
nước, nên rất cần cù lao động, có khả năng chịu đựng được
những khó khăn trong cuộc sống.
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa lẫn nhau; có thể
coi đây là sự chuyển háo giữa hai mặt đối lập. Sự chuyển hóa
giữa cái đơn nhất và cái chung diễn ra theo hai hướng: cái đơn
nhất biến thành cái chung, làm sự vật phát triển và ngược lại, cái
chúng biến thành cái đơn nhất làm cho sự vật dần mất đi. Mối
quan hệ này được cái chung , cái riêng và cái đơn nhất thể hiện:
Cái riêng= cái chung + cái đơn nhất
Ví dụ như việc việc chụp ảnh slide của sinh viên được khởi
nguồn từ một cá thể riêng biệt - khi đó nó là cái đơn nhất của cái
riêng. Sau này, khi việc chụp ảnh slide trở nên phổ biến hơn thì
cái đơn nhất đó đã được chuyển hóa thành cái chung.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ ví dụ nếu muốn nhận thức được quy luật của sinh học, ta
phải đi sâu tìm hiểu từng loài vật trong từng thời kì phát triển của
chúng, ta rút ra được kết luận: Muốn nhận thức được cái chung,
cái bản chất thì phải xuất phát từ cái riêng. Cái chung chỉ tồn tại 7 about:blank 7/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng
trong cái riêng, thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.
Cái chung là cái sâu sắc, bản chất chi phối cái riêng nên:
Nhiệm vụ của nhận thức là phải tìm ra cái chung và trong hoạt
động thực tiễn phải dựa vào cái chung để tạo cái riêng. Nếu
trong thực tiễn, chúng ta không hiểu được cái chung thì khi đi
tìm hiểu sâu về cái riêng, rất dễ rơi vào trạng thái mù quáng, hoạt
động cách mò mẫm, thiếu chủ động. Tuy nhiên, cái chung biểu
hiện thông qua cái riêng, nên khi áp dụng cái chung phải tuỳ vào
từng cái riêng cụ thể để vận dụng cho thích hợp. Chẳng hạn, khi
áp dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, phải căn
cứ vào tình hình cụ thể của từng thời kỳ lịch sử ở mỗi nước để
vận dụng những nguyên lý đó cho thích hợp, có vậy mới đưa lại
kết quả trong hoạt động thực tiễn.
Trong hoạt động thực tiễn, con người cần phải chủ động tác
động vào sự chuyển hoá cái mới thành cái chung để phát triển
nó và ngược lại, tác động cái cũ thành cái đơn nhất để xoá bỏ nó
nhằm mang lại lợi ích cho con người và xã hội.
II. Vận dụng phép biện chứng giữa cái chung
và cái riêng trong xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
1.Cái riêng và cái chung.
Ngày nay, kinh tế Việt Nam ngày càng chú trọng đến việc hội
nhập kinh tế quốc tế, hiện đại hóa và toàn cầu hóa. Trong đó, nền
kinh tế Việt Nam là một cái riêng, là bộ phận của nền kinh tế thế giới là cái chung. 8 about:blank 8/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng
Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, đi theo định hướng của nền kinh tế thị trường nên
phải tuân theo những cái chung của nền kinh tế thị trường. Trước
hết, kinh tế thị trường là gì? Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà
ở đó tồn tại nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình sở hữu
cùng tham gia, cùng vận động và phát triển trong một cơ thể
cạnh tranh bình đẳng và ổn định.
Khi bước vào nền kinh tế thị trường thế giới, Việt Nam phải
tuân theo những cái chung, quy luật chung của nền kinh tế thị
trường. Đó là những đặc điểm không chỉ có ở nền kinh tế Việt
Nam mà còn có ở những nước cũng đang đi theo con đường phát
triển kinh tế thị trường.
Ví dụ như Quy luật cung cầu, Quy luật cạnh tranh, Quy luật
giá trị, Quy luật lưu thông tiền tệ Trong đó, quy luật giá trị là ...
quy luật quan trọng nhất mà tất cả các quốc gia tham gia vào nền
kinh tế thị trường phải tuân theo.
Với quy luật cung cầu: Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó
được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của người
tiêu dùng đối với loại hàng hóa trên thì giá cả của hàng hóa này
sẽ có xu hướng tăng lên. Ngoài ra, khi chuyển sang cơ chế thị
trường, cũng như các nước khác nền kinh tế nước ta cũng có
những khuyết điểm như nền kinh tế thị trường của các quốc gia
khác nói chung như sự mất công bằng trong xã hội, sử dụng cạn
kiệt nguồn tài nguyên hay vấn đề nổi bật là ô nhiễm môi trường.
Không chỉ phải tuân theo những đặc điểm đặc trưng của nền
kinh tế thị trường mà Việt Nam muốn mở mang nền kinh tế còn
phải tuân theo "luật chơi" của thế giới, tức là tạo cho mình
những cái chung mà các quốc gia khác đang có để phát triển đất 9 about:blank 9/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng
nước: Tuân theo luật pháp quốc tế, Hiến chương Liên Hợp Quốc,...
Như vậy, có thể thấy đây là xu hướng chung của nền kinh tế thị
trường và nền kinh tế Việt Nam không nằm ngoài quy luật này.
Nhìn chung, Việt Nam mang những cái chung mà nền kinh tế thị
trường của các quốc gia khác cũng có. 2. Cái đơn nhất.
Đặc điểm mà chỉ nền kinh tế Việt Nam có đó là Việt Nam đi
theo nền kinh tế thị trường nhưng có đặc điểm duy nhất là đi
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản Việt Nam
đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam mà không một nước nào có tên gọi này cho nền kinh tế của mình.
Định hướng Xã hội Chủ nghĩa là một kiểu tổ chức kinh tế, vừa
dựa trên những nguyên tắc và quy luật của kinh tế thị trường,
vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc
và bản chất của chủ nghĩa xã hội, thể hiện trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.
Mục tiêu của nền kinh tế Việt Nam là làm cho “Dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, xây dựng quan hệ sản
xuất trên nền tảng Xã hội chủ nghĩa.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất.
Một là, cái chung của nền kinh tế thị trường tồn tại trong cái
riêng mà cái riêng đó là nền kinh tế Việt Nam. Bản chất nền kinh
tế thị trường Việt Nam được coi là một “cái riêng” khác hẳn với 10 about:blank 10/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng
những cái riêng khác, tuy nhiên trong “cái riêng” ấy còn tồn tại
những cái chung, những cái giống nhau mà nhiều “cái riêng” khác cũng có.
Nền kinh tế Việt Nam về bản chất là một cá thể riêng biệt,
mang những đặc điểm riêng, tuy nhiên cũng mang những điểm
chung của nền kinh tế thị trường, và những điểm chung của kinh
tế thị trường tồn tại trong cái riêng là nền kinh tế Việt Nam và cả
những cái riêng khác là nền kinh tế của các quốc gia khác cũng đi theo con đường này.
Hai là, trong mối liên hệ chung là toàn bộ các nước đi theo nền
kinh tế thị trường thì cái riêng tồn tại trong mối liên hệ ấy là nền
kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng, tác động từ mối liên hệ chung
đó. Có thể là ảnh hưởng về xu hướng kinh tế khiến Việt Nam
phải thay đổi, phát triển chiến lược để đi theo cái chung được cho là tích cực.
Ba là, Cái riêng tức là nền kinh tế của từng nước mang những
đặc điểm phong phú hơn bởi mỗi quốc gia có những chính sách
riêng sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn, con người, số vốn, xuất khẩu – nhậ
p khẩu… tạo nên cái chung sâu sắc của các nướ c
đi theo nền kinh tế thị trường là tính tự chủ, độc lập cao, đa dạng
sản phẩm, là nền kinh tế mở, luôn có sự cạnh tranh.
Bốn là, như trong ví dụ chúng ta phân tích về kinh tế Việt
Nam, ta thấy xuất hiện cụm từ “Xã hội chủ nghĩa”. Xã hội Chủ
nghĩa là thể chế chính trị bắt nguồn khởi đầu từ Liên Xô sau
thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) nhà nước Xã
hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới ra đời, sau đó Chủ nghĩa xã
hội lan ra châu Âu và sau cách mạng Trung Quốc thành công,
Chủ nghĩa xã hội lan rộng từ châu Âu sang châu Á và có tác 11 about:blank 11/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng
động khiến Việt Nam đi theo con đường này. Dẫn chứng này lý
giải cho luận điểm cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hoá cho nhau.
Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta vừa mang tính phổ biến (đặc trưng chung) của mọi nền
kinh tế thị trường; vừa có đặc trưng riêng của tính định hướng xã
hội chủ nghĩa. Hai nhóm nhân tố này cùng tồn tại, kết hợp và bổ
sung cho nhau. Trong đó, nhóm đặc trưng chung đóng vai trò là
động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhóm đặc trưng riêng
đóng vai trò hướng dẫn nền kinh tế phát triển the o định hướng xã hội chủ nghĩa. 12 about:blank 12/13 10:47 4/8/24
Báo cáo Triết học- Mối quan hệ biện chứng cái chung, cái riêng KẾT LUẬN
Tuy tồn tại như một riêng biệt, cái riêng vẫn chịu ảnh hưởng từ
những cái chung và những cái riêng khác. Từ đó, cần thiết phải
biết cách vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái
riêng và cái đơn nhất sao cho phù hợp với sự phát triển của cá nhân (cái riêng).
Cái riêng luôn tồn tại trong mối quan hệ với những cái chung
khác, không tách rời. Vì thế, cần vận dụng những cái vốn có đã
riêng biệt, độc lập để tiến bộ hơn. Chỉ khi cái chung phát triển
mạnh mẽ thì những cái riêng mới có cơ hội được đi lên, đạt được
những thành công mong muốn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
● Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin
(Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng khối không chuyên ngành
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) – TS . Phạm Văn Sinh, GS. TS. Phạm Quang Phan
● Học viện chính trị Khu vực I, Triết học Mác - Lênin, Những
vấn đề lý luận cơ bản, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 2014.
● C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, NXB. Chính trị quốc gia.
● PGS, TS. Vũ Trọng Dung - PGS, TS Lê Doãn Tá - PGS, TS.
Lê Thị Thủy (Đồng Chủ biên): Giáo trình Triết học Mác - Lênin.
● Giáo trình triết học Mác – Lênin (Dùng trong các trường đại
học, cao đẳng), GS. TS. Nguyễn Ngọc Long – GS. TS. Nguyễn Hữu Vui. 13 about:blank 13/13