Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung - Triết học
Phép biện chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan vàgiữa chúng có sự thống nhất biện chứng.Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩalà không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng. Ví dụ: Thuộctính cơ bản của vật chất là vận động. Vận động lại tồn tại dưới các hình thức riêngbiệt như vận động vậy lý, vận động hoá học, vận động xã hội v.v.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Triết học Mác-Lenin (THML1)
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45619127
A. Cặp phạm trù cái riêng và cái chung. 1. Khái niệm.
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính,
những mối quan hệ giống nhau ở nhiều sự vật, hiện tượng hay quá trình riêng lẻ.
Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình riêng lẻ nhất định.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường tiếp xúc với những sự vật hiện
tượng, quá trình khác nhau như: bàn, ghế, bát, áo, quần, con người cụ thể v..v.. Mỗi
sự vật đó được gọi là cái riêng, đồng thời, chúng ta cũng thấy giữa chúng lại có
những mặt giống nhau như bàn ghế đều làm từ gỗ, đều có màu sắc, hình dạng. Mặt
giống nhau đó người ta gọi là cái chung của cái ghế.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng, cái chung.
Phép biện chứng duy vật cho rằng, cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan và
giữa chúng có sự thống nhất biện chứng. Cụ thể:
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Điều đó có nghĩa
là không có cái chung thuần tuý, trừu tượng tồn tại bên ngoài cái riêng. Ví dụ: Thuộc
tính cơ bản của vật chất là vận động. Vận động lại tồn tại dưới các hình thức riêng
biệt như vận động vậy lý, vận động hoá học, vận động xã hội v.v..
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung. Điều đó có nghĩa là không có
cái riêng độc lập thuần tuý không có cái chung với những cái riêng khác. Ví dụ: Các
chế độ kinh tế – chính trị riêng biệt đều bị chi phối với các quy luật chung của xã hội
như quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất.
Cái chung là bộ phận của cái riêng, còn cái riêng không gia nhập hết vào
cái chung. Cái riêng phong phú hơn cái chung, vì ngoài những đặc điểm gia nhập
vào cái chung, cái riêng còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ riêng nó có. Cái
chung là cái sâu sắc hơn cái riêng bởi vì nó phản ánh những mặt, những thuộc tính, lOMoAR cPSD| 45619127
nhưng mỗi liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định, phổ biến tồn tại trong cái riêng
cùng loại. Cái chung gắn liên hệ với cái bản chất, quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau; có thể coi đây là sự
chuyển hoá giữa hai mặt đối lập. Sự chuyển hoá giữa cái đơn nhất và cái chung diễn
ra theo hai hướng: cái đơn nhất biến thành cái chung, làm sự vật phát triển và ngược
lại, cái chung biến thành cái đơn nhất làm cho sự vật dần dần mất đi.
Mối quan hệ này được cái chung, cái riêng và cái đơn nhất thể hiện: Cái
riêng = cái chung + cái đơn nhất
3. Ý nghĩa phương pháp luận về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung .
Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của tri thức, đòi hỏi con người phải được
đào tạo trình độ học vấn, năng lực, tu dưỡng và rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức
lao động, ý thức cộng đồng, bảo vệ tài nguyên - môi trường...để đáp ứng yêu cầu của
sự biến đổi khoa học công nghệ cũng như sự biến đổi ngày càng nhanh của xã hội.
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước
ta với mục tiêu dân giàu, nước mạnh; xã hội công bằng, dan chủ, văn minh. Hiện
nay, con người và nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết
định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Chúng ta phải khẳng
định rằng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế xã hội.
Đồng thời, những con người ấy phải có tri thức, có đạo đức. Đặt mỗi cá nhân vào
mối quan hệ chung (gia đình, cộng đồng, xã hội,...) ta lại càng thấy rõ mối quan hệ
giữa cái chung và cái riêng.
Cái chung và cái riêng là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật
Mác- Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lí về những mối liên hệ
phổ biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng tức phạm trì chỉ về
một sự vật, một hiện tượng chỉ tồn tại được trong một khoảng thời gian nhất định lOMoAR cPSD| 45619127
và khi nó mất đi sẽ không bao giờ xuất hiện lại, cái riêng là cái không bao giờ lặp
lại, cái chung tồn tại trong nhiều cái riêng, khi một cái riêng nào đó mất đi thì
những cái chung tồn tại ở cái riêng ấy sẽ không mất đi mà nó vẫn tồn tại ở nhiều cái riêng khác.
Thế giới vật chất xung quanh con người tồn tại bằng muôn vàn các sự vật hiện
tượng rất khác nhau về màu sắc, trạng thái, tính chất, hình dáng, kích thước...nhưng
đồng thời giữa chúng cũng có rất nhiều đặc điểm, thuộc tính chung giống nhau.
Phạm trù cái riêng dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất
định; còn phạm trù chung đung để chỉ những mặt, những thuộc tính, những yếu tố,
những quan hệ,...lặp lại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng. Trong mỗi sự vật, hiện
tượng ngoại cái chung còn tồn tại cái đơn nhất, đó là đặc tính, những tính chất,...chỉ
tồn tại ở một sự vật, một hiện tượng nào đó mà không lặp lại ở các sự vật, hiện tượng khác.
Theo quan điểm của V.I.Lênin: Các mặt đối lập (cái riêng đối lập với cái
chung) là đồng nhất. Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái
chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng (nào cũng) là
cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là ( một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản
chất) của cái riêng. Bất xứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả
một vật riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không gia nhập đầy đủ vào cái chung,...
Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng nghìn sự chuyển hoá mà liên hệ với những
cái riêng thuộc loại khác (sự vật, hiện tượng, quá trình),...
Lênin đã cho rằng: "Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái riêng và cái chung".
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, Triết
học Mác- Lênin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để
ứng dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể: lOMoAR cPSD| 45619127
Cái chung chỉ tồn tại thông qua cái riêng. Chỉ có thể tìm cái chung trong cái
riêng chứ không thể ở ngoài cái riêng
Bất cứ cái chung nào khi áp dụng vào từng trường hợp riêng cũng cần được
cá biệt hoá. Nếu đem áp dụng nguyên xi cái chung, tuyệt đối hoá cái chung dễ dẫn
đến sai lầm tả khuynh giáo điều.
Nếu xem thường cái chung, chỉ chú ý đến cái đơn nhất dễ dẫn đến sai lầm hữu khuynh xét lại
Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định cái đơn
nhất có thể biến thành cái chung và ngược lại cái chung có thể biến thành cái đơn
nhất. Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất chuyển
thành cái chung nếu cái đơn nhất có lợi cho con người. Và ngược lại biến cái chung
thành cái đơn nhất nếu cái chung tồn tại bất lợi cho con người B. VẬN DỤNG.
1. Đặc điểm chung của nền kinh tế thị trường.
1.1 Về chủ thể kinh tế.
Các chủ thể kinh tế được tự do kinh doanh, sản xuất theo quy định của pháp
luật, không bị phân biệt đối xử giữa các chủ thể với nhau. Đồng thời có sự cạnh tranh
nhằm có được môi trường kinh doanh thuận lợi. Các chủ thể kinh tế đều được nhà
nước hỗ trợ để có thể kinh doanh sản xuất thuận lợi như là hỗ trợ cho vay vốn để sản xuất.
1.2 Về thị trường.
Ngày nay thì thị trường kinh doanh ngày càng đa dạng phong phú. Các loại
thị trường ngày càng phát triển mạnh như: thị trường hàng hóa, thị trượng vốn, thị
trường tiền tệ, thị trường lao động... Các loại thị trường này phát triển ổn định bền
vững và hỗ trợ lẫn nhau tạo điều kiện cho nền kinh tế thị trường phát triển. Các loại
mặt hành tiêu dùng ngày càng nhiều giúp cho người dân thêm nhiều cơ hội để lựa lOMoAR cPSD| 45619127
chọn. Ngoài ra thì những mặt hàng mà trước kia khó mua ở một số nơi thì giờ đã dễ dàng có thể mua được.
Ví dụ: Những địa phương gần biên giới trước kia khó có thể mua được hàng
Việt Nam do địa hình xa xôi hiểm trở nhưng giờ đây người dân có thể mua được
hàng trong nước dễ dàng. 1.3 Giá cả.
Giá cả thị do thị trường quyết định. Giá cả là phạm trù kinh tế trung tâm, là
công cụ quan trọng thông qua cung cầu để kích thích. Giá cá thị trưởng đắt hay rẻ là
do cung cầu của người tiêu dùng cũng như bên phía cung cấp. Nếu như nhu cầu của
người dân lớn thì các công ty sẽ đồng loạt sản xuất vì thế mà giá thành sẽ giảm để
cạnh tranh với nhau. Nhưng cũng có khi nhu cầu của người dân lớn nhưng sản phẩm
sản xuất ra không nhiều từ đó giá cá sẽ tăng ai có đủ năng lực thì sẽ có được.
Trong nền kinh tế thị trường, không có cá nhân nào có khả năng quyết định giá cả.
Giá của một mặt hàng được quyết định bởi nguồn cung và cầu của thị trường.
1.4 Về cơ chế vận hành.
Nền kinh tế vận động theo những quy luật sẵn có của nền kinh tế như quy luật
cạnh tranh, quy luật cung cầu quy luật giá trị... Sự tác động đó được hình thành qua
cơ chế tự điều tiết của nền kinh tế
1.5 Về vai trò của nhà nước.
Nhà nước cần xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ và bảo đảm hiệu lực thực
thi. Nhà nước điều tiết nền kinh tế sao cho chúng vận hành nhịp nhàng không có sự
mâu thuẫn cũng như không xuất hiện những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Đồng
thời nhà nước cũng tạo điều kiện để cho nền kinh tế phát triển hội nhập với quốc tế.
Nhà nước tạo một môi trường kinh doanh lành mạnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
để nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững.
2. Đặc điểm riêng của nền kinh tế thị trường Việt Nam. lOMoAR cPSD| 45619127
2.1 Về hệ thống mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trường định
hướngxã hội chủ nghĩa ở nước ta:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là tên gọi mà Đảng Cộng sản
Việt Nam đặt ra cho mô hình kinh tế hiện tại của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam nhằm điều tiết vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực
hiện: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Chúng ta phải tạo điều
kiện để thúc đẩy mạnh mẽ sức sản xuất và không ngừng phát triển lực lượng sản
xuất; phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với xây dựng quan hệ sản xuất mới
XHCN phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối; phát triển kinh tế thị
trường để từng bước xây dựng hạ tầng kinh tế cho chủ nghĩa xã hội; cải thiện và
nâng cao đời sống của nhân dân:
a, Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta phải đạt mục
tiêu về kinh tế - xã hội - văn hoá:
Làm cho dân giàu: mức bình quân GDP đầu người tăng nhanh trong một thời
gian ngắn và khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội ngày càng được thu hẹp.Do tiến
bộ về nền kinh tế và những chính sách giảm đói nghèo trên cả nước. Dân có giàu thì nước mới mạnh.
Làm cho nước mạnh: mức đóng góp to lớn của nền kinh tế thị trường cho ngân
sách quốc gia; ở sự gia tăng ngành kinh tế mũi nhọn, sử dụng tiết kiệm hiệu quả các
nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, các bí mật quốc gia về kinh tế, khoa
học, công nghệ và an ninh, quốc phòng.
Làm cho xã hội công bằng, văn minh: Trong khi khẳng định công cuộc đổi
mới là để CNXH được xây dựng đúng đắn và hiệu quả hơn thì phải thực hiện tốt
nguyên tắc công bằng xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã căn dặn “Không sợ
thiếu, chỉ sợ không công bằng”. Mục tiêu xoá bỏ áp bức, bất công phải thấm nhuần
để hướng tới và làm điều đó. Văn minh” không chỉ là văn minh vật chất- kỹ thuật lOMoAR cPSD| 45619127
mà còn là văn minh tinh thần, không chỉ là văn minh trong quan hệ giữa người với
thiên nhiên mà còn là văn minh trong quan hệ giữa người với người, văn minh trong
tổ chức xã hội, văn minh trong chất lượng cuộc sống và lối sống. Việc xử lý các quan
hệ lợi ích ngay trong nội bộ nền kinh tế thị trường, việc góp phần to lớn vào giải
quyết các vấn đề xã hội, cung ứng hàng hóa và dịch vụ có giá trị về kinh tế, văn hóa, xã hội.
b, Về mục tiêu chính trị:
Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tổng quát là do Đảng lãnh đạo,dân chủ
hóa nền kinh tế, mọi người, mọi thành phần kinh tế có quyền tham gia vào hoạt động
kinh tế, vào sản xuất kinh doanh, có quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của mình;
quyền của người sản xuất và người tiêu dùng được bảo vệ trên cơ sở pháp luật của nhà nước.
2.2. Về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế, nền kinh tế có nhiều thành
phần, với nhiều hình thức sở hữu:
Các thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư
nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Kinh tế nhà nước
giữ vai trò chủ đạo và kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
2.3. Về chế độ phân phối:
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thực
hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
2.4. Về vai trò quản lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa:
Nhà nước có vai trò to lớn trong việc bảo đảm sự ổn định vĩ mô cho phát
triển và tăng trưởng kinh tế. Sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
phải định hướng cho nền kinh tế phát triển có hiệu quả trên cơ sở đảm bảo lợi ích lOMoAR cPSD| 45619127
quốc gia, lợi ích của nhân dân lao động thông qua hệ thống pháp luật, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế, xã hội. Sự quản lý của nhà nước
xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, cải thiện đời sống nhân dân. Nhà
nước thực hiện chính sách xã hội, một mặt, khuyến khích làm giàu hợp pháp, mặt
khác phải thực hiện xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
2.5. Về nguyên tắc giải quyết các mối quan hệ chủ yếu:
Kết hợp giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, bảo đảm giải phóng
sức sản xuất; xây dựng lực lượng sản xuất kết hợp với củng cố và hoàn thiện quan
hệ sản xuất mới XHCN; giữa phát triển sản xuất với từng bước cải thiện và nâng cao
đời sống nhân dân; giải quyết tốt các vấn đề xã hội và công bằng xã hội, ngăn chặn
các tệ nạn xã hội; giải quyết tốt các nhiệm vụ chính trị, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh, quốc phòng.
2.6. Về tính cộng đồng và tính dân tộc:
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mang tính cộng
đồng cao theo truyền thống của xã hội Việt Nam, phát triển kinh tế thị trường có sự
tham gia của cộng đồng và vì lợi ích của cộng đồng, hướng tới xây dựng một cộng
đồng xã hội Việt Nam giàu có, dân chủ, công bằng, văn minh, đảm bảo cuộc sống ấm no cho nhân dân.
2.7. Về quan hệ quốc tế:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta dựa vào sự phát huy tối đa nguồn
lực trong nước và triệt để tranh thủ nguồn lực nước ngoài theo phương châm “Kết
hợp sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại” và sử dụng nguồn lực đó hợp
lý, đạt hiệu quả cao, để phát triển nền kinh tế đất nước hiện đại và bền vững. lOMoAR cPSD| 45619127
Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang
tính phổ biến (đặc trưng chung) của mọi nền kinh tế thị trường; vừa có đặc trưng
riêng của tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai nhóm nhân tố này cùng tồn tại, kết
hợp và bổ sung cho nhau. Trong đó, nhóm đặc trưng chung đóng vai trò là động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhóm đặc trưng riêng đóng vai trò hướng dẫn nền
kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3. Điểm tích cực và tiêu cực của nền kinh tế thị trường Việt Nam. 3.1 Tích cực:
Sự phát triển của kinh tế thị trường tạo ra sự cạnh tranh nên muốn thu lợi
nhuận phải áp dụng nhưng sản phẩm khoa học kĩ thuật tiên tiến cùng với việc hạ giá
sản phẩm để phù hợp với thị trường .
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người đối với chất lượng đời
sống càng cao, thị trường cần có sự xuất hiện của đa dạng sản phẩm
VD: Hiện nay thị trường có nhiều cửa hàng thời trang phải tự cải tiến mẫu mã, làm
phong phú các mặt hàng đồng thời giá thành không quá cao để phù hợp với khả năng
của người tiêu dùng để đáp ứng được nhu cầu may mặc của phái nữ, các sản phẩm
được đưa ra thị trường phải phù hợp với từng lứa tuổi thiếu niên, thanh niên, trung
niên. hơn thế nữa qua từng năm các hãng thời trang phải đưa ra các phong cách khác
nhau để bắt kịp thời đại .
Kinh tế thị trường sẽ sinh ra các con người năng động, có năng lực đồng
thời đào thải các nhà quản lý yếu kém, thiếu hiệu quả .
Kinh tế thị trường giúp con người có trách nhiệm, nó kích thích sự tò mò
sáng tạo của mỗi chúng ta đồng thời tạo ra một lối sống lành mạnh tự chủ, tạo ra
nhiều cơ hội mới cho lớp trẻ. nó ảnh hường đến phẩm chất dâoj đức của con ngừoi.
Rèn được tính độc lập tự chủ, học được cách thích nghi nhanh với sự thay đổi của lOMoAR cPSD| 45619127
môi trường xung quanh, học được cách rút kinh nghiệm từ những sai lầm, tỉnh táo
và sáng suốt trong mọi hành động của chúng ta .
VD: Trong một doanh nghiệp nếu người quản lý không chủ động bắt kịp xu thế thị
trường và thị hiếu cảu người tiêu dùng từu đó các sản phẩm tạo ra sẽ không phù hợp
với yêu cầu của xã hội từ đó dẫn đến việc thua lỗ trong kinh doanh, sẽ sớm bị đào
thải hoặc bị thay thế bời nững chủ doanh nghiệp có khả năng, tiểm năng phát triển hơn . 3.2 Tiêu cực
Kinh tế thị trường đến nững nhu cầu có khả năng thanh toán, không chú
ý đến điều kiện cơ bản của xã hội ví dụ như ô nhiễm môi trường .
VD: Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2, dự án nhiệt điện than lớn đầu tiên của khu vực
miền Nam đặt tại tỉnh Bình Thuận đưa vào thử nghiệm vận hành từ tháng 1/2015 đã
gây phát tán bụi, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Không giải quyết được các vấn đề công cộng như các công trình văn hóa, giáo dục,
y tế, ...cũng như làm mất cân bằng nền kinh tế
Không giải quyết được các vấn đề công cộng như các công trình văn
hóa, giáo dục, y tế, ...cũng như làm mất cân bằng nền kinh tế
VD: các doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều đến lợi nhuận, doanh thu hơn là các hoạt
động phúc lợi như xây dựng trương học, bệnh viện , …
Tạo ra sự phân hoá giàu nghèo rõ rệt, người giàu thường sẽ vơ vét lợi ích của họ cho
nên giàu thì lại cnagf giàu còn nghèo thì càng nghèo thêm từ đó làm gia tăng sự bất công trong xã hội .
Đạo đức xuống cấp, vì lợi nhuận mà làm trái lương tâm như làm hàng
giả, hàng kém chất lượng, gia tăng các tệ nạn xã hội, cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các đổi thủ. lOMoAR cPSD| 45619127
VD: Có những nhà hàng quán ăn lấy nguồn cung cấp thực phẩm từ những trang trại
có động vật chết sau đó bán ra với giá rẻ và những đồ đông lạnh tích trữ trong thừoi
gian dài và vệ sinh lại các thực phẩm đó bằng những hoá chất độc hại nhằm tăng lãi
suất. Từ đó tạo ra nhiều mầm bệnh mới trong xã hội điển hình là ngộ độc thực phẩm .
Kinh tế thị trường phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát
triển, lúc ấy vai trò của nền kinh tế nhà nước giảm sút và chịu sức ép mạnh mẽ từ
các thành phần kinh tế khác 4. Giải quyết.
Cần phải nhận thức “cái chung” của mặt tiêu cực của nền kinh tế thị
trường, và “cái riêng” tiêu cực của nền kinh tế thị trường Việt Nam để tìm ra giải pháp.
Cách giải quyết những khó khăn của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt Nam:
Nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng, vai trò xây dựng và thực hiện
thể chế kinh tế của Nhà nước.
Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra đối với hoạt động của doanh nghiệp
nhà nước, không để thất thoát, lãng phí vốn, tài sản nhà nước.
Ðẩy mạnh cải cách tư pháp. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các
thiết chế giải quyết tranh chấp dân sự, kinh doanh, thương mại, trọng tâm là các hoạt
động hoà giải, trọng tài thương mại và toà án nhân dân các cấp.
Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về kinh tế. Tăng cường tính độc
lập của hệ thống tư pháp các cấp trong xét xử, thi hành án dân sự, kinh tế.
Kết hợp phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Có cơ chế huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế các
vùng biên giới trên đất liền, trên biển và hải đảo; lOMoAR cPSD| 45619127
Phát triển các khu kinh tế - quốc phòng. Phát triển mạnh các ngành kinh tế
biển gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân vùng biển, đảo.
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, tiềm lực của các doanh nghiệp trong nước.
Xây dựng và thực hiện các cơ chế phù hợp với thông lệ quốc tế để phản ứng
nhanh nhạy trước các diễn biến bất lợi trên thị trường thế giới, bảo vệ lợi ích quốc
gia - dân tộc, giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Phát triển kinh tế nhưng phải luôn “ đảm bảo an ninh” các vấn đề văn
hóa-xã hội-môi trường.
Phấn đấu hoàn thiện đồng bộ hơn hệ thống thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa theo các chuẩn mực phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện
đại và hội nhập quốc tế.
Cơ bản bảo đảm tính đồng bộ giữa thể chế kinh tế và thể chế chính trị, giữa
Nhà nước và thị trường; sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá,
phát triển con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội,
bảo vệ môi trường, phát triển xã hội bền vững.
Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ.
Đảng, Nhà nước tăng cường chỉ đạo nghiên cứu và tổng kết thực tiễn để
xác định rõ, cụ thể, đầy đủ hơn mô hình của nền KTTT để đưa ra giải pháp; đổi mới,
nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước phù hợp với những yêu
cầu của quá trình phát triển thể chế mới và hội nhập kinh tế quốc tế