Mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái chung” - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cáichung”, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạtđộng thực tiễn như sau. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa “cái riêng” và “cái
chung”, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn như sau:
Phải xuất phát từ “cái riêng” để tìm “cái chung”.
Vì “cái chung” chỉ tồn tại trong và thông qua “cái riêng”, nên
chỉ có thể tìm hiểu, nhận thức về “cái chung” trong “cái
riêng” chứ không thể ngoài “cái riêng”.
Để phát hiện, đào sâu nghiên cứu “cái chung”, ta phải bắt đầu
nghiên cứu từ những sự vật, hiện tượng riêng lẻ cụ thể chứ
không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người.
Cần nghiên cứu cải biến “cái chung” khi áp dụng “cái chung”
vào từng trường hợp “cái riêng”.
Vì “cái chung” tồn tại như một bộ phận của “cái riêng”, bộ
phận đó tác động qua lại với những bộ phận còn lại của “cái
riêng” mà không gia nhập vào “cái chung”, nên bất cứ “cái
chung” nào cũng tồn tại trong “cái riêng” dưới dạng đã bị cải biến.
Tức là, luôn có sự khác biệt một chút giữa “cái chung” nằm
trong “cái riêng” này và “cái chung” nằm trong “cái riêng” kia.
Sự khác biệt đó là thứ yếu, rất nhỏ, không làm thay đổi bản chất của “cái chung”.
Do đó, bất cứ “cái chung” nào khi áp dụng vào từng trường hợp
riêng lẻ cũng cần được cải biến, cá biệt hóa. Nếu không chú ý
đến sự cá biệt hóa, đem áp dụng nguyên xi “cái chung”, tuyệt
đối hóa cái chung thì sẽ rơi vào sai lầm của những người giáo điều, tả khuynh.
Ngược lại, nếu xem thường “cái chung”, tuyệt đối hóa “cái đơn
nhất”, thì lại rơi vào sai lầm của việc chỉ bảo tồn cái vốn có mà
không tiếp thu cái hay từ bên ngoài. Đó là sai lầm của những
người xét lại, bảo thủ, trì trệ, hữu khuynh.
Không được lảng tránh giải quyết những vấn đề chung khi giải
quyết những vấn đề riêng.
Vì “cái riêng” gắn bó chặt chẽ với “cái chung”, không tồn tại
bên ngoài mối liên hệ dẫn tới “cái chung”, nên nếu muốn giải
quyết những vấn đề riêng một cách hiệu quả thì không thể bỏ
qua việc giải quyết những vấn đề chung.
Nếu không giải quyết những vấn đề chung – những vấn đề
mang ý nghĩa lý luận – thì sẽ sa vào tình trạng mò mẫm, tùy
tiện. Nếu bắt tay vào giải quyết những vấn đề riêng trước khi
giải quyết những vấn đề chung thì ta sẽ không có định hướng mạch lạc.
Khi cần thiết, cần tạo điều kiện cho “cái đơn nhất” biến thành
“cái chung” và ngược lại.
Vì trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện
nhất định, “cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và
ngược lại, nên trong hoạt động thực tiễn, ta cần hết sức tạo
điều kiện thuận lợi cho “cái đơn nhất” phát triển, trở thành “cái
chung” nếu điều này có lợi.
Ngược lại, phải tìm cách làm cho “cái chung” tiêu biến dần
thành “cái đơn nhất” nếu “cái chung” không còn phù hợp với
lợi ích của số đông mọi người.