Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức - Triết học Mac - Leenin | Học viện phục nữa Việt Nam
Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức - Triết học Mac - Leenin | Học viện phục nữa Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác-Lênin (DHCT13)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nhóm: Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Hồng Loan
II. MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC: 1. Khái niệm
Nội dung: là tổng hợp tất cả những mặt, yếu tố, những quá trình tạo lên sự vật
Hình thức: là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật là hệ thống các mối liên hệ tương đối
bền vững giữa các yếu tố sự vật
2. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức
- Nội dung là hình thức tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau
- Một nội dung có thể thể hiện ra ở nhiều hình thức và một hình thức có thể hiện nhiều nội dung
- Nội dung quyết định hình thức nhưng hình thức tác động trở lại nội dung
3. Nội dụng và hình thức thống nhất và gắn bó khăng khít với nhau:
- Nội dung và hình thức bao giờ cũng là thể thống nhất gắn bó với nhau. Không có hình thức nào
lại không chứa đựng một nội dung và không có nội dung nào lại không tôn tại trong một hình
thức nhất định. (Không có nội dung nói chung chỉ có nội dung cụ thể. Không có hình thức thuần
túy mà chỉ có hình thức cụ thể của một nội dung nhất định).
Ví dụ: Nội dung Thạch Sanh là người hiền, dũng cảm, trung thực được biểu hiện qua nhiều hình
thức khác nhau: truyện, phim, kịch...
- Nội dung và hình thức tồn tại khách quan, bất kì một sự vật, hiện tượng nảo cũng có các bộ
phận, yếu tố cầu thành. Tức là nó phải có nội dung dù nội dung ấy là phong phú hay đơn giản,
đồng thời các bộ phận ấy phải sắp xếp theo một trật tự nhất định, phải có hình khối, màu sắc, sau
đó phải có hình thức dù hình thức này là phù hợp hay chưa.
- Giái thích: Nội dung và hình thức là sự thống nhất của 2 mặt đổi lập, liên hệ tác động và
chuyển hóa lẫn nhau. Nội dung và hình thức cũng chỉ là sự phân biệt tương đối, có cái ở mối liên
hệ này là nội dung, ở mỗi liên hệ khác lại là hình thức.
Ví dụ: lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức (Với tư cách là cơ sở hạ tầng
thì nó lại là nội dung, kiến trúc thượng tầng lại là hình thức
4. Ý nghĩa phương pháp luận
- Không tuyệt đối hóa một trong hai mặt nội dung và hình thức
- Cần tận dụng sự đa dạng của HT trong thể hiện ND
- Muốn hoạt động hiệu quả trước hết phải căn cứ vào ND (và sự tác động trở lại của HT đối với ND)