Mối quan hệ biện chứng giữa “vật chất” và “ý thức”A - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Mối quan hệ biện chứng giữa “vật chất” và “ý thức”A - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
Trên cơ sở phân tích mối quan hệ
biện chứng giữa “vật chất” và “ý
thức”, hãy rút ra ý nghĩ Philosophy of mind Hong Duc University (HDU) 14 pag.
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 1/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN ⸎⸎⸎⸎⸎ BÀI TẬP LỚN
Đề tài 7: “Trên cơ sở phân tích mối quan hệ biện chứng giữa “vật
chất” và “ý thức”, hãy rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ
bản thân sinh viên hiện nay?” Tên sinh viên: Mã sinh viên:
Lớp: 102_I.Triết học Mác - Lê-nin_1.2(15FS).1_LT Năm học: 2021-2022 HÀ NỘI – 2022
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 2/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y … MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 1
1. Khái quát một số khái niệm trước Mác về mối quan hệ giữa “vật chất”
và “ý thức”.....................................................................................................1
2. Nêu quan điểm triết học Mác về mối quan hệ giữa “vật chất” và “ý
thức”..............................................................................................................1
NỘI DUNG................................................................................................................................................ 2
1.Phân tích và chứng minh Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
........................................................................................................................2
1.1. Phân tích vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức.....................................................................2
1.1.1. Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức...................................................................................2
1.1.2 Vật chất quyết định nội dung của ý thức......................................................................................3
1.1.3. Vật chất quyết định bản chất của ý thức.....................................................................................3
1.1.4. Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức.............................................................3
1.2. Chứng minh vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức................................................................4
2. Phân tích và chứng minh: Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật
chất:...............................................................................................................5
2.1. Phân tích sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:...................................................................5
2.1.1. Ý thức có tính độc lập tương đối..................................................................................................5
2.1.2. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người.. . .5
2.1.3. Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động của con người..................6
2.1.4. Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn....................................................7
2.2. Chứng minh sự tác động trở lại của ý thức với vật chất.....................................................................7
3. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ bản thân sinh viên hiện nay.......8
3.1. Ý nghĩa của phương pháp luận............................................................................................................8
3.1.1. Tôn trọng tính khánh quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan.....................................8
3.1.2. Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức..............................................................................8
3.1.3. Thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan. .8
3.2. Liên hệ thực tiễn tới bản thân sinh viên..............................................................................................9
3.2.1. Liên hệ thực tiễn đầu tiên............................................................................................................9
3.2.2. Liên hệ thực tiễn thứ hai..............................................................................................................9
3.2.3. Liên hệ thực tiễn thứ ba.............................................................................................................10
.............................................................................................................................................................. 10
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:.......................................................................................................... 12
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 3/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y … MỞ ĐẦU
1. Khái quát một số khái niệm trước Mác về mối quan hệ giữa “vật
chất” và “ý thức”
Trong lịch sử triết học, khi lý giải mối quan hệ vật chất - ý thức, các
nhà triết học đã phạm nhiều sai lầm chủ quan, phiến diện do không hiểu được
bản chất thực sự của vật chất và ý thức.
Đối với chủ nghĩa duy tâm, ý thức, tinh thần vốn có của con người đã
bị trừu tượng hoá, tách khỏi con người hiện thực thành một lực lượng thần bí,
tiên thiên. Họ coi ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất tư đó
sinh ra tất cả; còn thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức
tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình, tuyệt đối hoá yếu tố vật chất, chỉ nhấn
mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức, phủ
nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động, sáng
tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách
quan. Do vậy, họ đã phạm nhiều sai lầm có tính nguyên tắc bởi thái độ thụ động, ỷ lại.
2. Nêu quan điểm triết học Mác về mối quan hệ giữa “vật chất” và “ý thức”
Kiên trì đường lối duy vật, nắm vững phép biện chứng, luôn theo sát và
kịp thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã khắc phục được những sai lầm, hạn
chế của các quan niệm duy tâm, siêu hình và nêu lên những quan điểm khoa
học, khái quát đúng đắn về mặt triết học hai lĩnh vực lớn nhất của thế giới là
vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa chúng.
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, vật chất và ý thức có mối quan
hệ biện chứng, trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích
cực trở lại vật chất. 1
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 4/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y … NỘI DUNG
1.Phân tích và chứng minh Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
1.1. Phân tích vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng: Vật chất là cái có trước, ý
thức là cái có sau, vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định ý thức, bởi vì:
Ý thức là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao, là sự phản ánh
của thế giới vật chất, là hình ảnh mang tính chủ quan của thế giới vật chất. Vì
vậy, nội dung của ý thức do vật chất quyết định. Nên vật chất không chỉ quyết
định nội dung mà hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức.
Các yếu tố cấu thành nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức là
bản thân thế giới khách quan hoặc các dạng tồn tại của vật chất đều khẳng
định vật chất là nguồn gốc của ý thức.
Từ đó, có thể thấy được vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
được thể hiện trên mấy khía cạnh sau:
1.1.1. Vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức
Vật chất “sinh” ra ý thức, vì ý thức xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của
con người cách đây từ 3 đến 7 triệu năm, mà con người là kết quả của một
quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp của giới tự nhiên, của thế giới
vật chất. Con người do giới tự nhiên, vật chất sinh ra,cho nên lẽ tất nhiên, ý
thức - một thuộc tính bộ phận của con người -cũng do giới tự nhiên, vật chất
sinh ra. Các thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại đã chứng minh được
rằng, giới tự nhiên có trước con người; vật chất là cái có trước, còn ý thức là
cái có sau; vật chất là tính thứ nhất, còn ý thức là tính thứ hai. Vật chất tồn tại
khách quan, độc lập với ý thức và là nguồn gốc sinh ra ý thức. Bộ óc người là
một dạng vật chất có tổ chức cao nhất, là cơ quan phản ánh để hình thành ý
thức. Ý thức tồn tại phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá
trình phản ánh hiện thực khách quan. Sự vận động của thế giới vật chất là yếu
tố quyết định sự ra đời của cái vật chất có tư duy là bộ óc người. 2
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 5/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
1.1.2 Vật chất quyết định nội dung của ý thức
Ý thức dưới bất kì hình thức nào, suy cho cùng, đề là phản ánh hiện thực
khách quan. Hay nói cách khác, có thế giới hiện thực vận động, phát triển
theo những quy luật khách quan của nó, được phản ánh vào ý thức mới có nội dung của ý thức.
Thế giới khách quan, mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn có
tính xã hội – lịch sử của loài người là yếu tố quyết định nội dung mà ý thức
phản ánh. Sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả về bề rộng và chiều sâu là
động lực mạnh mẽ nhất quyết định tính phong phú và độ sâu sắc của nội dung
của tư duy, ý thức con người qua thế hệ, qua các thời đại từ mông muội tới văn minh, hiện đại.
1.1.3. Vật chất quyết định bản chất của ý thức
Phản ánh và sáng tạo là hai thuộc tính không thể tách rời trong bản chất
của ý thức. Nhưng sự phản ánh của con người không phải là “soi
gương”,”chụp ảnh” hoặc là “phản ánh tâm lý” như con vật mà là phản ứng
tích cực, tự giác, sáng tạo thông qua thực tiễn. Chính thực tiễn là hoạt động
vật chất có tính cải biến thế giới của con người - là cơ sở để hình thành, phát
triển ý thức, trong đó ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo, phản
ánh để sáng tạo và sáng tạo trong phản ánh.
1.1.4. Vật chất quyết định sự vận động, phát triển của ý thức
Mọi sự tồn tại, phát triển của ý thức đều gắn liền với quá trình biến đổi
của vật chất; vật chất thay đổi thì sớm hay muộn, ý thức cũng phải thay đổi
theo. Con người – một sinh vật có tính xã hội ngày càng phát triển cả thể chất
và tinh thần , thì dĩ nhiên ý thức – một hình thức phản ánh của óc người cũng
phát triển cả về nội dung và hình thức phản ánh của nó. Đời sống xã hội ngày
càng phát triển đã chứng minh điều đó.
Trong đời sống xã hội, vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức 3
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 6/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
được biểu hiện ở vai trò của kinh tế đối với chính trị, đời sống vật chất đối với
đời sống tinh thần, tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội. Trong xã hội, sụ phát
triển của kinh tế xét đến cùng quy định sự phát triển của văn hóa; đời sống vật
chất thay đổi thì sớm muộn đời sống tinh thần cũng thay đổi theo.
Vật chất và ý thức là hai hiện tượng đối lập nhau về bản chất. Tuy nhiên,
về mặt nhận thức luận, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng biện chứng của V.I.
Leenin, rằng sự đối lập giữ vật chất và ý thức chỉ có ý nghĩa tuyệt đối trong
những phạm vi hết sức hạn chế. Ngoài giới hạn đó, thì không còn nghi ngờ gì
nữa rằng sự đối lập đó là tương đối.
1.2. Chứng minh vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
Tục ngữ có câu “có thực mới vực được đạo”, nghĩa là có ăn uống đầy
đủ thì mới có sức để đi theo đạo, hoàn cảnh sẽ quyết định lối suy nghĩ, đời
sống vật chất phảiđược đáp ứng thì chúng ta mới hướng tới đời sống tinh
thần. Điều này đã chứng minh cho quan niệm vật chất có trước, ý thức có sau,
vật chất quyết định ý thức.
Hay; ở Việt Nam, nhận thức của học sinh tiểu học, cấp hai, cấp ba về
công nghệ thông tin còn rất yếu. Nguyên nhân là do chương trình giáo dục
còn thiếu máy móc cũng như thiếu đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp. Nhưng
nếu đáp ứng được vấn đề hạ tầng thì trình độ tin học của học sinh tiểu học,
cấp hai, cấp ba của sẽ tốt hơn rất nhiều. Điều này đã khẳng định điều kiện vật
chất như vậy thì ý thức cũng như vậy. 4
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 7/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
2. Phân tích và chứng minh: Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
2.1. Phân tích sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất:
2.1.1. Ý thức có tính độc lập tương đối
Tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức là sự phản ánh
thế giới vật chất vào trong đầu óc con người, do vật chất sinh ra, nhưng khi đã
ra đời thì ý thức có “đời sống” riêng, có quy luật vận động, phát triển riêng,
không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất. Ý thức một khi ra đời thì có
tính độc lập tương đối, tác động trở lại thế giới vật chất. Ý thức có thể thay
đổi nhanh, chậm, đi song hành so với hiện thực, nhưng nhìn chung nó thường
thay đổi chậm so với sự biến đổi của thế giới vật chất
2.1.2. Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
Trong mối quan hệ với vật chất, ý thức có thể tác động trở lại đối với
vật chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Bởi vì ý thức chính
là ý thức của con người nên nói đến vai trò của ý thức chính là nói đến vai trò
của con người. Bản thân ý thức không trực tiếp làm thay đổi bất cứ điều gì
trong hiện thực khách quan.
Mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, vì vậy vai trò của
ý thức không phải là trực tiếp tạo ra hay làm thay đổi thế giới vật chất mà nó
trang bị cho con người những hiểu biết về hiện thực khách quan, trên cơ sở đó
con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa
chọn phương pháp, các biện pháp, công cụ, phương tiện … để thực hiện mục tiêu của mình.
Nhờ họat đông thực tiễn, ý thức có thể làm biến đổi những điều kiện,
hoàn cảnh vật chất, thậm chí còn tạo ra “thiên nhiên thứ hai” phục vụ cho
cuộc sống của con người. Còn tự bản thân ý thức thì không thể biến đổi được 5
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 8/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
hiện thực. Con người dựa trên những tri thức về thế giới khách quan, hiểu biết
những quy luật khách quan, tư đó đề ra mục tiêu, phương hướng, biện pháp
và ý chí quyết tâm để thực hiện thắng lợi mục tiêu đã xác định. Đặc biệt là ý
thức tiến bộ, cách mạng một khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân – lực
lượng vật chất xã hội, thì có vai trò rất to lớn. "Vũ khí của sự phê phán cố
nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng vật chất chỉ
có thể bị đánh đổi bằng lực lượng vật chất; nhưng lý luận cũng sẽ trở thành
lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng"
2.1.3. Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động, hành động
của con người
Có nghĩa, ý thức có thể quyết định làm cho hoạt động của con người
đúng hay sai, thành công hay thất bại. Khi phản ánh đúng hiện thực, ý thức có
thể dự báo, tiên đoán một cách chính xác cho hiện thực,có thể hình thành nên
những lý luận định hướng đúng đắn và những lý luận này được đưa vào quần
chúng sẽ góp phần động viên, cổ vũ, khai thác mọi tiềm năng sáng tạo, từ đó
sức mạnh vật chất được nhân lên gấp bội. Ngược lại, ý thức có thể tác động
tiêu cực khi nó phản ánh sai lạc,xuyên tạc hiện thực
Từ đó, có thể thấy sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra
theo hai hướng: tích cực hoặc tiêu cực. Nếu con người nhận thức đúng, có tri
thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì hành động
của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có năng lực
vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện những mục đích của
mình, thế giới được cải tạo – đó là sự tác động tích cực của ý thức; còn nếu ý
thức của con người phản ánh không đúng hiện thực khách quan, bản chất quy
luật khách quan thì ngay từ đầu, hướng hành động của con người đã đi ngược
lại các quy luật. Hành động ấy sẽ có tác dụng tiêu cực đối với hoạt động thực
tiễn, đối với hiện thực khách quan.
Như vậy, bằng việc định hướng cho hoạt động của con người, ý thức có 6
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 9/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
thể quyết định hành động của con người, hoạt động thực tiễn của con người
đúng hay sai, thành công hay thất bại, hiệu quả hay không hiệu quả.
2.1.4. Xã hội càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn
Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất trở nên mạnh mẽ, nhất là
trong thời đại ngày nay, thời đại thông tin, kinh tế tri thức, thời đại của cuộc
cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, khi mà tri thức khoa học đã trơ
thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, vai trò của tri
thức khoa học, của tư tưởng chính trị, tư tưởng nhân văn là hết sức quan trọng.
Tính năng động, sáng tạo của ý thức mặc dù rất to lớn, nhưng nó
không thể vượt quá tính quy định của những tiền đề vật chất đã xác định,phải
dựa vào các điều kiện khách quan và năng lực chủ quan của các chủ thể hoạt
động. Nếu quên điều đó chúng ta sẽ lại rơi vào vũng bùn của chủn ghĩa chủ
quan, duy tâm, duy ý chí, phiêu lưu và tất nhiên không tránh khỏi thất bại
trong hoạt động thực tiễn.
2.2. Chứng minh sự tác động trở lại của ý thức với vật chất
Nhờ có nhận thức đúng đắn về thực tế kinh tế đất nước, từ sau Đại hội
VI, Đảng ta chuyển nền kinh tế tự cung, quan liêu sang nền kinh tế thị trường
để phát triển đất nước như hôm nay. Điều này cho thấy ý thức đã phản ánh
được thực tiễn và đưa ra mục tiêu, phương hướng để tác động lại vật chất, tạo
sự phát triển cho vật chất.
Hay, hiểu được tính chất vật lý của thép là nóng chảy ở nhiệt độ hơn
1000°C, người ta tạo ra các nhà máy gang thép để sản xuất thép đủ kích cỡ
chứ không phải chế tạo bằng phương pháp thủ công cổ xưa nữa. 7
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 10/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
3. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ bản thân sinh viên hiện nay
3.1. Ý nghĩa của phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học Mác - Lênin, rút
ra nguyên tắc phương pháp luận
3.1.1. Tôn trọng tính khánh quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan
Mọi nhận thức, hành động, chủ trương, đường lối, kế hoạch, mục tiêu
đều phải xuất phát từ thực tế khách quan, từ những điều kiện, tiền đề vật chất
hiện có. Cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, bệnh chủ quan duy ý chí. Không
được lấy tình cảm làm điểm xuất phát cho chiến lược và sách lược cách mạng.
3.1.2. Phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức
Cần phát huy vai trò nhân tố con người, chống tư tưởng, thái độ thụ
động, ỷ lại, ngồi chờ; phải coi trọng công tác tư tưởng và giáo dục tư tưởng,
coi trọng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đồng thời, phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức khoa học, củng cố, bồi
dưỡng nhiệt tình, ý chí cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói
chung, coi trọng việc giữ gìn, rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng
viên,bảo đảm sự thống nhất giữa nhiệt tình cách mạng và tri thức khoa học.
Đồng thời, phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các mối quan hệ lợi
ích, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể, xã hội dựa trên thái độ khách quan.
3.1.3. Thực hiện nguyên tắc tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy
tính năng động chủ quan
Chúng ta còn phải nhận thức và giải quyết đúng đắn các quan hệ lợi
ích, phải biết kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể, lợi ích xã hội;
phải có động cơ trong sáng, thái độ thật sự khách quan, khoa học, không vụ
lợi trong nhận thức và hành động của mình 8
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 11/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
3.2. Liên hệ thực tiễn tới bản thân sinh viên
3.2.1. Liên hệ thực tiễn đầu tiên
Đầu tiên, vì vật chất quyết định ý thức nên nhận thức và hoạt động của
tôi phải xuất phát từ thực tế khách quan. Bản thân tôi phải nhận thức được các
điều kiện thực tiễn ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống của mình để tôn trọng
và hành động theo quy luật khách quan.
Ví dụ: Trong học tập, tôi cần phải xác định được nội quy trường học,
giờ học, thời khóa biểu, những yếu tố thực tế để có ý thức chấp hành đúng
quy định, tham gia các tiết học đầy đủ và hoàn thành các nhiệm vụ giảng viên
đề ra. Cần rèn luyên bản thân nắm vững quan điểm thực tiễn, nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, phê phán chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa giáo điều.
Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tôi nhận thức
được sự nguy hiểm của dịch bệnh để thực hiện các phương pháp phòng tránh
dịch, tuân thủ quy tắc 5K, ở yên tại nhà để bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng
3.2.2. Liên hệ thực tiễn thứ hai
Thứ hai, ý thức cũng có sự tác động trở lại với vật chất nên cần phải
phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức. Tôi phải chủ động tìm kiếm và
trau dồi tri thức cho bản thân mình, bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết cho
bản thân, không quá phụ thuộc vào người khác mà phải tự phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ mới lạ.
Ví dụ: Trước mỗi giờ học, tôi phải chủ động xem trước giáo trình của
ngày hôm đó để đánh dấu những chỗ mình vẫn chưa hiểu. Trong giờ học tôi
thường xuyên tích cực phát biểu và thảo luận để hiểu rõ hơn bài học. Sau giờ
học tôi sẽ tìm thêm bài tập và tài liệu để luyện tập thêm, trau dồi thêm kiến
thức. Ngoài ra để cải thiện kỹ năng mềm tôi cũng tích cực tham gia các hoạt 9
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 12/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
động ngoại khóa, các phong trào của các tổ chức xã hội.
Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, tôi còn cố gắng rèn luyện đạo đức,
phẩm chất của mình qua việc đọc sách, tập yoga, tham gia các buổi trao đổi, thảo luận.
3.2.3. Liên hệ thực tiễn thứ ba
Thứ ba, tôi phải tiếp thu chọn lọc các ý kiến mới, không để bản thân thụ
động, bảo thủ,không chủ quan trước mọi tình huống.
Ví dụ: Khi tham gia thảo luận nhóm, tôi sẽ lắng nghe và tiếp thu những
điều hay mà các thành viên góp ý cho mình để hoàn thành công việc theo kế
hoạch. Hay khi đăng ký học phần, tôi không chủ quan vào năng lực của mình
mà đăng ký quá nhiều môn tránh cho bản thân không kham nổi.
Trong cuộc sống, trước khi đánh giá một người nào đó, tôi phải tiếp
xúc với người đó và lắng nghe những đánh giá của những người xung quanh
về người đó, không thể chủ quan “trông mặt mà bắt hình dong”, không thể chỉ
dựa vào cảm xúc cá nhân mà đánh giá người đó 10
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 13/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y … KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài trên, chúng ta đã tìm hiểu một cách sâu sắc
hơn về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức, đó là mối quan hệ biện chứng
tác động qua lại lẫn nhau. Khẳng định vật chất luôn mang tính thứ nhất, tính
quyết định, ý thức luôn mang tính thứ hai, bị chi phối, bị quyết định. Song, ý
thức lại có tác động trở lại vô cùng quan trọng đối với vật chất. Nó có thể làm
cho vật chất phát triển, biến đổi theo nhu cầu, ý muốn, nhưng đồng thời nó
cũng có thể làm cho vật chất không phát triển, bị kìm hãm. Qua đó, chúng ta
có thể rút ra bài học hết sức cần thiết cho sự nghiệp cách mạng lớn lao của
Đảng và nhân dân ta – Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đó là: Chúng ta
chỉ có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội nếu như: Mọi đường lối, chính sách,
phương hướng mục tiêu đề ra, hoạch định ra phải được xuất phát từ thực tế
điều kiện nước nhà. Thứ hai chúng ta phải phát huy cao độ vai trò tích cực
của ý thức hay chính là vai trò năng động chủ quan của con người. Xây dựng
hệ động lực tinh thần mạnh mẽ cổ vũ lớn lao cho sự nghiệp cách mạng vĩ đaịo
của toàn Đảng và nhân dân ta. Đó chính là “xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc”, đó là “khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí của
người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo làm lạc hậu”. Đồng
thời, chúng ta cũng cần tránh tư tưởng chủ quan duy ý chí, nóng vội trong sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một điều hết sức quan trọng đó là làm sao
để vừa xây dựng nền kinh tế có sự tham gia của các thành phần kinh tư bản
lại vừa tránh được nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là một
vấn đề cấp thiết mà Đảng và nhà nước ta cần có phương hướng đi sao cho phù hợp. 11
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 14/15 19:50 3/8/24
Tren co so phan tich moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc hay rut ra y …
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1.
C.Mác và Ph.Ăngghen (2005), toàn tập 2.
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), toàn tập 3.
Từ điển Bách khoa Triết học (2010) 4.
Khái luận về Triết học phương Tây cổ đại 5.
[1] V. I. Lenin, "Materialism and Empirio-Criticism", Collected Works, Vol. 14, p. 1. 6.
[2] C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập. Nhà xuất bản chính trị quốc gia-
Sự thật, Hà Nội, năm 1993. tập 23, trang 35. 7.
[3] C.Mác và Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập I. Nhà xuất bản chính trị
quốc gia-Sự thật, Hà Nội, năm 1980, trang 290. 8.
Giáo trình Triết học Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị). NXB Chính trị Quốc gia Sự thật. 9.
2 Khoa Triết Học - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
(2020). Bài tập Triết học Mác - Lênin. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 10.
Ý thức (Triết học Marx- Lenin)- Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/Vật_chất_(triết_học) 11.
Vật chất (Triết học Mác-Lenin)- Wikipedia
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%9D_th%E1%BB%A9c_(tri%E1%BA %BFt_h%E1%BB%8Dc_Marx-Lenin) 12.
Trần Thị Phương Linh – Phân tích mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Vận dụng
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-luat-dai-hoc-
quoc-gia-thanh-pho-ho-chi-minh/triet-hoc/phan-tich-moi-quan-he-giua-vat-
chat-va-y-thuc-van-dung/20803752 12
Document shared on https://www.docsity.com/en/tren-co-so-phan-tich-moi-quan-he-bien-chung-giua-vat-chat-va-y-thuc-hay-rut-ra-y-nghi/9277175/ about:blank 15/15