-
Thông tin
-
Quiz
Mối quan hệ biện chứng - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển
Mối quan hệ biện chứng - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (HCP) 64 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Mối quan hệ biện chứng - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển
Mối quan hệ biện chứng - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (HCP) 64 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
Cơ sở hạ tầng
Trước hết, Khái niệm cơ sở hạ tầng trong triết học:
=>Là toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận
động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội đó.
Ví dụ: cơ sở hạ tầng của nước ta trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã
hội hiện nay là một kết cấu kinh tế nhiều thành phần ( kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản,...) trong đó thành phần kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
*Khái niệm cơ sở hạ tầng chỉ có trong triết học. Mà cơ sở hạ
tầng mà người ta vẫn thường gọi trong xã hội ví dụ như xây
dựng cơ sở hạ tầng ý là xây dựng đường xá, cầu cống, sân
bay, bến cảng...chính xác là xây dựng kết cấu hạ tầng. Kết cấu
hạ tầng là tên gọi những tài sản vật chất và các hoạt động có liên
quan dùng để phục vụ kinh tế-xã hội. Như vậy những vật chất
như đường xá, cầu cống, sân bay… đó chính xác là kết cấu hạ
tầng chứ không phải là cơ sở hạ tầng theo khái niệm trong triết học.
- Cấu trúc của cơ sở hạ tầng: Gồm 3 quan hệ sản xuất: quan hệ
sản xuất thống trị; quan hệ sản xuất tàn dư; quan hệ sản xuất mầm mống.
Ví dụ: Trong xã hội phong kiến: phong kiến là quan hệ sản xuất thống
trị; chiếm hữu nô lệ là quan hệ sản xuất tàn dư còn tư bản chủ nghĩa là
quan hệ sản xuất mầm mống.
Sự tồn tại của ba loại hình quan hệ sản xuất cấu thành cơ sở hạ
tầng của một xã hội phản ánh tính chất vận động, phát triển liên
tục của lực lượng sản xuất với các tính chất kế thừa, phát huy và phát triển.
Kiến trúc thượng tầng
-Khái niệm: Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm, tư
tưởng xã hội với những thiết chế xã hội tương ứng cùng những quan
hệ nội tại của thượng tầng được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định.
- Kết cấu: gồm các thành tố
+ Những quan điểm tư tưởng xã hội: chính trị, pháp quyền, đạo
đức, tôn giáo, triết học,...
+ Thiết chế xã hội: chính đảng, nhà nước, giáo hội, đoàn thể, hiệp hội,...
-Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng đều có đặc điểm riêng, quy luật
vận động riêng nhưng tác động qua lại với nhau ( ví dụ những quan
điểm học thuyết về chính trị có thể tác động tới pháp quyền, chính trị
có thể chi phối đến triết học, chính trị có thể chi phối đạo đức…) đều nảy sinh từ
, phản ánh cơ sở hạ tầng, trong đó nhà nước cơ sở hạ tầng
là yếu tố có quyền lực mạnh mẽ nhất. -Ví dụ:
+Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật nên nhà nước có mối
quan hệ tác động với pháp quyền.
+ Đảng đưa ra đường lối chính trị, công tác tư tưởng nên Đảng
và chính trị có mối liên hệ với nhau.
- Trong xã hội có đối kháng giai cấp, kiến trúc thượng tầng gồm có:
Hệ tư tưởng và các thiết chế của giai cấp thống trị (như chủ nô, địa chủ, tư sản…);
Các quan điểm và tổ chức của giai cấp bị trị (như nô lệ, tá điền,
công nhân…) đối lập với giai cấp thống trị;
Tàn dư của các quan điểm xã hội đã lỗi thời;
Quan điểm của các tầng lớp trung gian (như trí thức, nông dân…); v.v…
- Hệ tư tưởng và thiết chế của giai cấp thống trị quyết định tính
chất cơ bản của toàn bộ kiến trúc thượng tầng:
+Thể hiện rõ ở sự đối lập về quan điểm tư tưởng và cuộc đấu tranh
chính trị – tư tưởng của các giai cấp đối kháng.
3.Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng
Vị trí quy luật: Đây là một trong những quy luật cơ bản của sự
vận động phát triển lịch sử xã hội.
Nội dung của quy luật: Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
là hai mặt cơ bản của xã hội, tác động biện chứng, trong đó cơ
sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng còn kiến trúc
thượng tầng tác động trở lại to lớn. Thực chất quy luật
: Đây là mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị,
trong đó kinh tế quyết định chính trị và chính trị tác động trở lại kinh tế.
4. Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Tại sao cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định cơ sở hạ tầng quyết định kiến
trúc thượng tầng. Bởi vì, quan hệ vật chất quyết định quan hệ tinh
thần, tính tất yếu kinh tế xét đến cùng quyết định tính tất yếu chính trị xã hội.
Mặt khác, bản chất của lĩnh vực cơ sở hạ tầng là lĩnh vực của những
quan hệ kinh tế – tức quan hệ vật chất của xã hội; còn bản chất của
kiến trúc thượng tầng thuộc lĩnh vực ý thức xã hội (các thiết chế chính
trị – xã hội được thiết lập trực tiếp từ những quan điểm chính trị – xã hội).
Phân tích vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng thể hiện trước hết là ở chỗ:
mỗi cơ sở hạ tâng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương tứng với nó.
Ví dụ, tương ứng với cơ sở hạ tầng căn bản dựa trên chế độ sở
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa thì đương nhiên sẽ tồn tại quyền lực
thống trị của giai cấp tư sản đối với nhà nước trong kiến trúc thượng tầng.
+ Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng về tính chất,
nội dung và kết cấu: Tính chất của kiến trúc thượng tầng đối kháng
hay không đối kháng, nội dung của kiến trúc thượng tầng nghèo nàn
hay đa dạng, phong phú và hình thức của kiến trúc thượng tầng gọn
nhẹ hay phức tạp do cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội có giai
cấp, giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về
mặt chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Các mâu thuẫn trong
kinh tế xét đến cùng quyết định các mâu thuẫn trong lĩnh vực chính trị
tư tưởng; cuộc đấu tranh giai cấp về chính trị tư tưởng là biểu hiện
những đối kháng trong đời sống kinh tế.
Vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc
thượng tầng còn thể hiện ở chỗ những biến đổi căn bản
trong cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi căn bản trong kiến
trúc thượng tầng. C.Mác viết: “Cơ sở kinh tế thay đổi thì
tất cả tất cả các kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị thay
đổi ít nhiều nhanh chóng”.
Ví dụ, những biến đổi trong kết cấu và cơ chế vận hành của nền
kinh tế thị trường các nước tư bản chủ nghĩa ở đầu thế kỷ XX đòi hỏi
phải có sự thay đổi chức năng của nhà nước tư sản xuất hiện chức
năng kinh tế của nhà nước đó so với trước đây (thế kỷ XIX).
Sự biến đổi của kiến trúc thượng tầng diễn ra rõ rệt khi cơ sở hạ
tầng này thay thế cơ sở hạ tầng khác. Nghĩa là, khi cách mạng
xã hội đưa đến sự thủ tiêu cơ sở hạ tầng cũ bị xoá bỏ và thay thế
cơ sở hạ tầng mới thì sự thống trị cũ bị xoá bỏ và thay thế bằng
sự thống trị của giai cấp mới. Qua đó mà chính trị của giai cấp
thay đổi, bộ máy nhà nước mới thành lập thay thế nhà nước cũ,
ý thức xã hội cũng biến đổi.
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, sự biến đổi của cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng diễn ra do kết quả của cuộc đấu
tranh gay go phức tạp giữa các giai cấp thống trị và giai cấp bị
trị, mà đỉnh cao là cách mạng xã hội.
Ví dụ, sự đấu tranh trong lĩnh vực ý thức hệ xã hội và những
xung đột lợi ích chính trị – xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu
thuẫn và cuộc đấu tranh giành lợi ích trong cơ sở kinh tế của xã hội.
Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến sự biến đổi của cấu trúc
thượng tầng xét cho cùng là do sự phát triển của lực lượng sản
xuất. Nhưng lực lực lượng sản xuất trực tiếp gây ra sự biến đổi
của cơ sở hạ tầng và sự biến đổi của cơ sở hạ tầng đến lượt nó
lại làm cho kiến trúc thượng tầng biến đổi.
Những biến đổi của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng diễn
ra rất phức tạp: Sự biến mất của một kiến trúc thượng tầng
không diễn ra một cách nhanh chóng, có những yếu tố của kiến
trúc thượng tầng cũ còn tồn tại dai dẳng sau khi cơ sở kinh tế
của nó đã bị tiêu diệt. Có những yếu tố của kiến trúc thượng
tầng cũ được giai cấp cầm quyền mới sử dụng để xây dựng kiến
trúc thượng tầng mới. Do đó, tính quyết định của cơ sở hạ tầng
đối với kiến trúc thượng tầng diễn ra rất phức tạp trong quá trình
chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế-xã hội khác.
Tuy vậy, những quan hệ tinh thần, tư tưởng của xã hội đó là kiến
trúc thượng tầng, cũng không hoàn toàn thụ động, nó có vai trò tác
động trở lại to lớn đối với cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
V - Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đến cơ sở hạ tầng
- Vì sao tác động trở lại?
- Nội dung tác động trở lại?
- Phương thức tác động? Lg:
• Nguyên nhân tác động trở lại:
- Do tính độc lập tương đối của kiến trúc thượng tầng, tính năng động, sáng tạo của ý thức, tinh thần
- Do vai trò sức mạnh vật chất của bộ máy tổ chức - thể chế Diễn giải:
Tuy cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng
tầng phải phù hợp với cơ sở hạ tầng, nhưng đó không phải là sự phù hợp một
cách giản đơn, máy móc. Toàn bộ kiến trúc thượng tầng, cũng như các yếu tố
cấu thành nó đều có tính độc lập tương đối bởi:
+ Thứ nhất, bản thân các yếu tố, bộ phận của kiến trúc thượng tầng có quy
luật hình thành và phát triển riêng nhưng không tách rời mà tác động qua lại lẫn nhau.
+ Thứ hai, kiến trúc thượng tầng không phải là sản phẩm thụ động của cơ sở
hạ tầng mà chúng có khả năng
cơ sở hạ tầng hay nói cách khác tác động trở lại
- cơ cấu kinh tế của xã hội theo những phương thức và mức độ khác nhau.
Dẫn chứng: Tư tưởng HK Chí Minh - Nhà nước của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân —> Quốc hội (tập hợp đại biểu do cử tri cả nước bầu ra, dân
chủ gián tiếp) - Lập pháp —> 5 bản Hiến pháp 1946, 1959, 1992, 2001, 2013 -
Tác động đến đời sống nhân dân (quyền, nghĩa vụ)
Thêm vào đó, lĩnh vực ý thức, tinh thần khi ra đời, tồn tại thì có quy
luật vận động nội tại của nó. Vai trò của kiến trúc tinh thần chính là vai trò tích
cực, tự giác của ý thức, tư tưởng.
Dẫn chứng: Ý thức, tư tưởng sau đó lại được “hiện thực hoá” bằng hành
động, tác động trực tiếp đến xã hội của chúng ta
Việt Nam khống chế thành công hai đợt dịch COVID-19 (tháng 3 và
tháng 7-2020). Có được kết quả đó là nhờ triển khai và duy trì chiến lược rất
phù hợp. Có rất nhiều cách làm hay trong cuộc chiến đó, tổ COVID-19 cộng đồng là một thí dụ.
Mỗi tổ COVID-19 cộng đồng thường có hai, ba người, có thể là tình
nguyện viên tại khu dân cư, cán bộ tổ, thôn, khu phố, các tổ chức chính trị - xã
hội, đoàn thể… Hằng ngày tổ COVID-19 cộng đồng "đi từng ngõ, gõ từng nhà"
để thực hiện tuyên truyền, vận động, nhắc nhở nhân dân các biện pháp phòng,
chống dịch; yêu cầu và hướng dẫn người dân tự theo dõi sức khỏe, tự đo thân
nhiệt, chủ động khai báo y tế khi bản thân hoặc người trong gia đình có biểu
hiện nghi ngờ mắc bệnh.
=> Cầu nối chủ động: chính quyền & ngành y tế - nhân dân
Vai trò của kiến trúc thượng tầng còn do sức mạnh vật chất của bộ
máy tổ chức - thể chế luôn tác động mạnh mẽ với tư cách là một bộ phận của tổ
chức - thể chế đó (tiềm lực về tài chính - ngân sách)
Như vậy, những tác động được thể hiện thông qua việc thay đổi ý
thức, tư tưởng và điều chỉnh các mối quan hệ của con người. •
(Kiến trúc thượng tầng) Nội dung tác động:
- Củng cố, hoàn thiện và bảo vệ cơ sở hạ tầng sinh ra nó, thực chất là bảo vệ lợi
ích kinh tế của giai cấp thống trị
- Ngăn chặn cơ sở hạ tầng mới, xóa bỏ tàn dư cơ sở hạ tầng cũ
- Định hướng, tổ chức, xây dựng chế độ kinh tế
Dẫn chứng: Thời nhà Nguyễn từ sau đời vua Gia Long, tinh thần “đóng cửa”,
“bế quan tỏa cảng” ở Việt Nam trở nên cực kì mạnh mẽ. Tinh thần này xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả yếu tố kinh tế nhằm duy trì một nền
tảng nông nghiệp vừa đủ, để người nông dân vừa đủ ăn là được. Chủ trương
“trọng nông ức thương” có những động lực to lớn của nó:
- Một là không để hình thành một tầng lớp phú thương lắm tiền nhiều của, rồi hình thành yêu sách.
- Hai là giữ nền tảng nông nghiệp quân bình để tiện bề quản lý trong một hệ
thống xã hội vốn dĩ đã luôn “con gà tức nhau tiếng gáy”.
- Trong khi đó, người Tây phương lại giỏi nhất về thương mại. Các thương
thuyền Âu Châu tiến về khắp biển cả cũng để tìm những con đường giao thương
mới để phát triển tư bản.
Sự va chạm này dẫn tới suy nghĩ của giới quan lại và vương tộc rằng, một nền
thương mại mở sẽ bóp chẹt nền sản xuất nông nghiệp và nền tảng xã hội
nông nghiệp vốn có, từ đó đe dọa đến khả năng quản lý vương triều thống
nhất về kinh tế và các mặt khác.
=> “Bế quan tỏa cảng”, do đó, là một lựa chọn về kinh tế.
• Phương thức tác động:
Tác động theo hai chiều: nếu cùng chiều với quy luật kinh tế thì thúc đẩy
xã hội phát triển, hoặc là ngược lại Dẫn chứng:
Quá khứ: Chính chính sách nội bất xuất – ngoại bất nhập mà ta đề cập ở phía
trên đã gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực do nó không phản ánh đúng tính tất yếu của
kinh tế. Nền nông nghiệp sa sút, đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ,
cường hào. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra triền miên. Công thương nghiệp bị
đình đốn; xu hướng độc quyền của Nhà nước đã hạn chế và cô lập nước ta với thế giới bên ngoài.
=> Hậu quả là kinh tế thì kiệt quệ, đời sống nhân dân lầm than, loạn lạc và cuối
cùng là sự đô hộ kéo dài 61 năm của Thực dân Pháp
Hiện tại: Kể từ Đại hội VI (1986), kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định
hướng xã hội chủ nghĩa
Như vậy, nếu kiến trúc thượng tầng kìm hãm sự phát triển của kinh
tế thì sớm hay muộn, bằng cách này hay cách khác sẽ được thay thế.
- (Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng) Kiến trúc thượng tầng chính trị
chính trị có vai trò quan trọng nhất do phản ánh trực tiếp cơ sở hạ tầng, là biểu
hiện tập trung của kinh tế
- Nhà nước có vai trò tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến cơ sở hạ tầng Dẫn chứng:
Trong tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp nhà nước là cơ
quan đầu não, các đại biểu sẽ đứng ra tổ chức họp và ra quyết định đưa ra
những giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
Nhà nước là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị sử dụng sức
mạnh bạo lực bảo gồm các yếu tố như cảnh sát, toà án, nhà tù,...để tăng sức
mạnh kinh tế của giai cấp thống trị và củng cố địa vị của giai cấp thống trị.
Theo Ph.Ăngghen khẳng định “Bạo lực (tức là quyền lực của nhà nước) cũng
là một sức mạnh kinh tế”.
Các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như triết học, đạo đức, tôn
giáo, nghệ thuật …cũng đều tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng bằng nhiều
hình thức và cơ chế khác nhau nhưng đều phải thông qua nhà nước, pháp luật
và các thể chế tương ứng và chỉ qua đó mới phát huy được hiệu lực.
Dẫn chứng: Trong Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo như sau: “Cá nhân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo
hoặc không theo một tôn giáo nào. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, hoặc lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để xâm phạm lợi ích của Nhà nước,
lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”
=> Tạo cơ sở pháp lý bảo đảm cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này
Lưu ý: Tuy kiến trúc thượng tầng có thể tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng
nhưng xét đến cùng kiến trúc thượng tầng không thể giữ vai trò quyết định đối
với cơ sở hạ tầng của xã hội, cơ sở hạ tầng vẫn tự mở đường đi cho nó theo tính
tất yếu kinh tế của nó.
VI - Ý nghĩa trong đời sống xã hội
Quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng là cơ sở khoa học cho việc nhận thức một cách đúng đắn mối
quan hệ giữa kinh tế và chính trị.
Trong nhận thức và thực tiễn nếu tách rời hoặc tuyệt đối hóa một yếu tố
nào giữa kinh tế và chính trị đều là sai lầm
7. Liên hệ Việt Nam hiện nay 1, Cơ sở hạ tầng
Việt Nam hiện nay bao gồm các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền
với các hình thức sở hữu khác nhau.
Các thành phần kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập nhau, nhưng
cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế thống nhất theo định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Ở Việt Nam hiện nay, các hình thức sở hữu cơ bản gồm sở hữu
nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân. Các thành phần kinh
gồm kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể, hợp tác xã; kinh tế tư
nhân; kinh tế có vốn đầu tư của nước ngoài. Ví dụ:
Kinh tế nhà nước: Tiêu biểu là các tập đoàn Viettel, PVN,
EVN, Vietnam Airline, Vinamilk…
Kinh tế tập thể, hợp tác xã: Tiêu biểu là các hợp tác xã nội
nghiệp, công nghiệp ở các địa phương.
Kinh tế tư nhân: Tiêu biểu là các tập đoàn Vingroup, FLC, Massan, Vietjet…
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài: Tiêu biểu là Toyota Vietnam, Huyndai Vietnam…
===>Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của nền kinh
tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
===> nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo, kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế, các thành
phần kinh tế khác được khuyến khích phát triển hết mọi tiềm năng.
2, Kiến trúc thượng tầng
ở Việt Nam,Lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng tư tưởng. Xây dựng hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
mang tính chất giai cấp công nhân, do đội tiên phong của giai cấp
công nhân là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, bảo đảm để nhân
dân là người làm chủ xã hội. Ví dụ
Các tổ chức, bộ máy thuộc hệ thống chính trị như Đảng Cộng
sản, Quốc hội, Chính phủ, quân đội, công an, tòa án, ngân
hàng… không tồn tại vì lợi ích của riêng nó mà là để phục vụ
nhân dân, thực hiện cho được phương châm mọi lợi ích, quyền
lực đều thuộc về nhân dân.
Mối quan hệ giữa CSHT và KTTT ở Việt Nam hiện nay
Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa,
=> vì vậy mà có sự thống trị về chính trị và tinh thần thì Nhà nước
phải thực hiện biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng nhằm từng
bước xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp theo hướng như :
+) kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai trò
chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người
sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp
+) công ty cổ phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình
phát huy được mọi tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây
dựng cơ sở kinh tế hợp lý.
Các thành phần đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, vừa
thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân mà còn cạnh
tranh nhau, liên kết và bổ sung cho nhau. =>
Những thành tựu mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đem lại một
lần nữa chứng minh một sự đúng đắn của mối quan hệ biện chứng
giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. Không thể nào có
được một đất nước mà cơ sở hạ tầng phát triển song kiến trúc thượng
tầng, ngược lại không có sự phát triển thích ứng với cơ sở hạ tầng và
cũng như không có được một kiến trúc thượng tầng được coi là hoàn
hảo mà lại đứng trên một cơ sở hạ tầng lạc hậu thấp kém, ta không thể
coi đó như là một sự phát triển bình thường mà là một sự phát triển
sai lệch. Mỗi chúng ta tự hào về công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.
Song chúng ta hiểu rõ rằng vẫn còn nhiều thiếu sót mà chưa giải
quyết hết được. Đó là những tác động tiêu cực của chủ nghĩa quan
liêu, của chế độ quan liêu bao cấp đã xâm nhập vào tổ chức bộ máy
và hoạt động của nhà nước trong một thời gian dài. Đặc quyền, đặc
lợi, tham nhũng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, nhân viên… gây
nên những tổn thất nặng nề về kinh tế và văn hoá, ảnh hưởng xấu về
chính trị, tinh thần và đạo đức trong xã hội ta. Cho dù đâu đó vẫn còn
những thiếu sót mà chúng ta chưa làm được, song chúng ta tin rằng
sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà Nước ta mà nền tảng của nó
là chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta sẽ thành công.