Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa của phương pháp luận - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa của phương pháp luận - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:55 3/8/24
Triết-học-nhóm-3 - ............................................
Mối quan hệ biện chứng và ý nghĩa của phương pháp luận
* Định nghĩa về nhận thức
Nhận thức được định nghĩa cơ bản chính là một quá trình phản ánh tích cực, tự
giác và sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc của con người dựa trên cơ sở của
thực tiễn, nhằm mục đích để có thể thông qua đó sáng tạo ra những tri thức về thế giới khách quan đó.
* Mối quan hệ biện chứng của quá trình nhận thức
Mối quan hệ biện chứng của quá trình nhận thức đề cập đến sự tương tác phức
tạp giữa các yếu tố khác nhau trong quá trình nhận thức, bao gồm cả nhận thức
và thực tiễn, suy luận và kinh nghiệm, lý thuyết và thực tiễn. quan hệ này cho
thấy rằng quá trình nhận thức của chúng ta không phải là một quá trình đơn giản
mà là kết quả một mạng lưới các yếu tố phức tạp và tương tác động lực với nhau.
* Mối quan hệ biện chứng lý luận và thực tiễn :
Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ trao đổi, tác động lẫn nhau để hình
thành nên hoạt động sản xuất vật chất, phản ánh mặt tinh thần và thực tiễn xã
hội. Có thể nhận thấy, thực tiễn là cơ sở, động lực của lý luận. Hay nói cách
khác, thực tiễn là cung cấp cho lý luận những mục tiêu, chuẩn hoá lý luận.
Song, thực tiễn cung cấp chất liệu để hoàn thành lý luận, thông qua thực tiễn, lý
luận được hoàn thiện, sinh động hoá – hiện thực hoá hơn.
- Về vai trò của thực tiễn đối với lý luận:
+ Thực tiễn là cơ sở của lý luận:
hông qua hoạt động thực tiễn những thuộc tính, quan hệ, tính chất, cấu trúc của
sự vật được phản ánh, hình thành tri thức kinh nghiệm. Từ tri thức kinh nghiệm
tích luỹ được con người hệ thống hoá, khái quát hoá hình thành nên lý luận.
+ Thực tiễn còn là mục đích của lý luận:
Lý luận không chỉ đáp ứng nhu cầu nhận thức mà còn góp phần nâng cao năng
lực và hiệu quả hoạt động thực tiễn của con người, lý luận chỉ có ý nghĩa thực
sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn và cải tạo thực tiễn. Vì vậy, thực tiễn
là mục tiêu hướng tới của hoạt động lý luận.
+ Thực tiễn còn là động lực chủ yếu và trực tiếp của lý luận: about:blank 1/3 23:55 3/8/24
Triết-học-nhóm-3 - ............................................
Nhu cầu thực tiễn thúc đẩy sự ra đời và phát triển của lý luận, thông qua thực
tiễn những bế tắc của lý luận sẽ phát triển; thực tiễn làm cho xã hội ngày càng
phát triển, năng lực trí tuệ ngày càng cao hơn, khả năng nhận thức và khái quát
lý luận ngày càng tốt hơn, qua đó mỗi hệ thống lý luận ngày càng hoàn thiện và phát triển.
+Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra sự phù hợp hay không phù hợp của lý luận:
Thông qua thực tiễn để đánh giá tính mục đích và tính hiệu quả của lý luận có
thực hiện được hay không. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng đắn của lý luận.
* Ý nghĩa của phương pháp luận :
Phương pháp luận có ý nghĩa như cách để xác định hướng đi cho tiến trình
nghiên cứu một đề tài và tìm ra cấu trúc logic nhất cho các công trình khoa học hiện tại.
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học:
+ Hệ thống những khái niệm phạm trù, những quy luật, các lý thuyết, học thuyết khoa học.
+ Hệ thống trí thức ứng dụng đưa các thành tựu khoa học vào sản xuất và quản
lý xã hội, nhằm cải tạo thực tiễn.
+ Hệ thống lý thuyết về phương pháp nghiên cứu, về các con đường tìm tòi, sáng tạo khoa học.
Ví dụ về phương pháp luận :
Phương pháp Hiện tượng học (Phenomenology)
Phương pháp Dân tộc học (Ethnography)
Phương pháp Lý thuyết cơ sở (Grounded Theory)
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận là một phần vô cùng quan trọng.
Bởi bản chất của nghiên cứu khoa học là việc luôn sáng tạo và không có giới
hạn trong sự phát triển. Việc hoàn thiện Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
sẽ là cơ sở, tiền đề giúp nhà khoa học, nhà chuyên môn trong các lĩnh vực tìm ra
cách tiếp cận mới, tìm ra các phương pháp nghiên cứu mới từ đó xác định
hướng đi trong tiến trình nghiên cứu một công trình, một đề tài nghiên cứu khoa
học. Mang đến những tri thức có giá trị đối với lý luận và thực tiễn giúp nâng
cao nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. about:blank 2/3 23:55 3/8/24
Triết-học-nhóm-3 - ............................................
* Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là công cụ giúp nhà khoa học, nhà
quản lý và thực hành sáng tạo khoa học làm sáng tỏ bản chất và hoạt động
nghiên cứu khoa học bởi nó chính là là kết quả của quá trình khái quát lý thuyết
và thực tiễn nghiên cứu khoa học. Không những thế, phương pháp luận còn có
nghĩa đối với các nhà nghiên cứu bởi nó thể hiện cơ chế tư duy sáng tạo trong
nhận thức cũng như các kỹ năng thực hành sáng tạo của họ about:blank 3/3