Mối quan hệ giữa khả năng và hiện thực - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Khả năng là cái hiện chưa xảy ra, nhưng nhất định sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp. (Lưu ý: khi nói khả năng là cái chưa có cần hiểu theo nghĩa: cái đối tượng sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại chứ bản thân khả nặng thì đang tồn tại. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I.
Khái niệm: (Giáo trình)
- Khả năng là cái hiện chưa xảy ra, nhưng nhất định sẽ xảy ra khi có điều
kiện thích hợp. (Lưu ý: khi nói khả năng là cái chưa có cần hiểu theo
nghĩa: cái đối tượng sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại chứ
bản thân khả nặng thì đang tồn tại. Nói cách khác, mọi khả năng đều là
khả năng thực tế, tồn tại thực sự do hiện thực sinh ra)
- Hiện thực là cái đang có, cái hiện đang tồn tại.
Giải thích dễ hiểu: Hiện thực Khả năng
là phạm trù dùng để chỉ những gì
là phạm trù dùng để chỉ những gì
hiện thực có, hiện đang tồn tại
hiện chưa có, nhưng sẽ có, sẽ tới thực sự.
khi có những điều kiện tương ứng. Ví dụ 1:
Hạt thóc và cây lúa đều là hiện thực
Xét ở góc độ hạt thóc thì khi hạt thóc có được những điều kiện tương ứng
thì hạt thóc có khả năng phát triển thành cây lúa
Xét ở góc độ cây lúa thì khi cây lúa có được những điều kiện tương ứng thì
cây lúa có khả năng phát triển thành hạt thóc Ví dụ 2:
Hiện thực: VN hiện nay là một nước đang phát triển
Khả năng: Trong tương lai VN có thể trở thành một nước phát triển khi
phát huy được các tiềm lực của mình Ví dụ 3:
Hiện thực: Bạn đang chưa hiểu môn Triết học Mác Lê nin
Khả năng: Trong tương lai, bạn sẽ có khả năng + Hiểu nó
+ Qua được môn này, thậm chí là đạt điểm cao
Các khả năng này sẽ có thể trở thành hiện thực khi các bạn có được các đk
thích hợp như: chăm chỉ học, may mắn trong làm bài thi II.
Quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
- Khả năng và hiện thực tồn tại thống nhất biện chứng với nhau: Biểu
hiện, trong thực tế, mọi đối tượng (hiện thực) đều bắt đầu phát triển từ
sự chín muồi các tiền đề sinh thành (khả năng) của nó.
- Hiện thực bao chứa nhiều khả năng, nhưng không phải tất cả đều được
hiện thực hóa. Sự hiện thực hóa từng khả năng đòi hỏi các điều kiện tương ứng cụ thể.
- Trong xã hội, sự hiện thực hóa một khả năng nào đó không tách rời
hoạt động thực tiễn của con người.
- Các dạng khả năng: trong thực tế, tùy vào góc độ phân loại cụ thể, có
thể có rất nhiều loại khả năng. Dưới đây có thể kể tới một số loại khả năng cơ bản sau:
➢ Căn cứ vào tính tất yếu hay ngẫu nhiên của việc xuất hiện khả
năng sẽ có khả năng thực và khả năng hình thức
+ Khả năng thực (còn gọi là khả năng tất nhiên) là khả năng bị quy định
bởi những thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên của đối tượng được; Khả
năng thực trong những điều kiện thích hợp tất yếu được thực hiện tin
+ Khả năng hình thức (còn gọi là khả năng ngẫu nhiên) là khả năng bị
quy định bởi các thuộc tính và mối liên hệ ngẫu nhiên. Khả năng hình
thức có thể được thực hiện cũng có thể không.
➢ Căn cứ vào điều kiện thích hợp để khả năng biến thành hiện
thực sẽ có khả năng cụ thể và khả năng trừu tượng
+ Khả năng cụ thể là những khả năng mà để thực hiện chúng hiện đã có đủ điều kiện.
+ Khả năng trừu tượng là những khả năng mà ở thời hiện tại còn chưa có
những điều kiện thực hiện chúng, những điều kiện có thể xuất hiện khi
đối tượng đạt tới một trình độ phát triển nhất định Giải thích dễ hiểu:
+ Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
không tách rời: Khả năng chuyển hóa thành hiện thực và hiện thực lại
chứa đựng những khả năng mới; khả năng mới trong những điều kiện
nhất định, lại chuyển hóa thành hiện thực.
Ví dụ: Tui có gỗ đinh búa cưa, đầy đủ => những thứ này là hiện thực vì
đang tồn tại => những thứ này sẽ có khả năng trở thành một ngôi nhà gỗ
nếu có điều kiện là tui đóng, tui kết nối chúng lại với nhau thành cái nhà
=>sau khi đã trở thành cái nhà rồi, tức là cái khả năng này thành hiện thực
=> và cái hiện thực mới này (cái nhà) sẽ tồn tại một khả năng mới => nó sẽ
có khả năng là bị cháy, hoặc bị bão cuốn sập => hiện thực và khả năng này cứ tiếp diễn
+ Ở cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một hoặc nhiều khả năng:
Khả năng thực tế, khả năng tất nhiên, khả năng ngẫu nhiên, khả năng gần, khả năng xa. .
❖ Khả năng tất nhiên: Hôm nay học bài chăm chỉ, thì tui có khả năng đạt điểm cao
❖ khả năng ngẫu nhiên: Khi mà có sự cố nào đó, mà tui có thể bị điểm
thấp => khả năng ngẫu nhiên ❖ Khi cây lúa vừa chín:
+ Khả năng gần: cây lúa được đem đi xay xát thành gạo ngay
+ Khả năng xa: nó có thể được giữ lại, và qua mấy mùa sau mới được đem đi gieo trồng
+ Để khả năng biến thành hiện thực, thường cần không chỉ một điều kiện
mà là một tập hợp nhiều điều kiện
❖ Điều kiện khách quan: Hoàn cảnh - Không gian - Thời gian
❖ Nhân tố chủ quan: Tính tính cực xã hội của ý thức chủ thể con người
III. Ý nghĩa phương pháp luận
- Thứ nhất, trong hoạt động, cần dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng.
- Thứ hai, xuất phát từ việc khả năng là cái chưa có, cái sẽ có khi có điều
kiện (theo nghĩa: đối tượng sự vật mà khả năng đó nói tới chưa xuất hiện,
song bản thân khả năng đó lại đang tồn tại với tư cách là cái được hiện
thực sinh ra), cho nên, trong thực tiễn mặc dù không nên dựa vào khả
năng song lại cần phải biết tính đến các khả năng để việc đề ra các giải
pháp thực tiễn phù hợp và hiệu quả hơn.
- Thứ ba, trong hoạt động, cần tính đến các khả cần lưu ý tới các khả
năng thực, khả năng cụ thể; không nên dựa vào khả năng hình thức, khả năng trừu tượng
- Thứ tư, trong thực tiễn xã hội, khả năng bao giờ cũng chỉ là khả năng,
nghĩa là nó không tự biến thành hiện thực nếu không thông qua thực tiễn của con người.
Do đó, cần biết phát huy tính tích cực của con người để có thể phát hiện
và tạo nên những khả năng tích cực, thúc đẩy nó nhanh chóng thành hiện thực tốt đẹp Dễ hiểu hơn:
1. Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời nhau
và luôn chuyển hóa cho nhau; do hiện thực được chuẩn bị bằng khả
năng còn khả năng hưởng tới sự chuyển hóa thành hiện thực, nên
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện
thực chứ không thể dựa vào khả năng.
2. Phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển hóa thành hiện
thực, còn hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh
ra các khả năng mới, các khả năng mới ấy trong điều kiện thích hợp
lại chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành quá trình vô tận; do vậy,
sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện
tượng, thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng.
3. Trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý là trong
một sự vật, hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do
vậy cần tính đến mọi khả năng để dự kiến các phương án thích hợp
cho từng trường hợp có thể xảy ra
4. Trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lựa chọn
khả năng trong số hiện có, trước hết là chú ý đến khả năng gần, khả
nặng tất nhiên vì chúng dễ chuyển hóa thành hiện thực hơn.
5. Khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi có đầy đủ các điều
kiện cần thiết nên cần tạo ra các điều kiện đó để nó chuyển hóa
thành hiện thực. Cần tránh sai lầm, hoặc tuyệt đối hóa vai trò của
nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong quá trình biến
đổi khả năng thành hiện thực