Mối quan hệ là gì? Cho ví dụ các loại mối quan hệ?
1. Mối quan hệ là gì?
Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai
(hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng liên quan với nhau. Trong biện chứng, khái niệm mối liên
hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay
giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nga cụ thể như sau:
- Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (khi khẳng định rằng mối liên hệ cái vốn có của
tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào)
- Những liên hệ tồn lại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để han
biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng,
hay lĩnh vực nhất định)
Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách
khoa học triết học nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhấ, làm tiền đề phương
pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của
các khoa học chuyên ngành, đó các mối liên hệ như: cái chung cái riêng, bản chất hiện
tượng, nguyên nhân và kết quả.
2. Khái niệm quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động
kinh tế, hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hoá... Mọi sự vật hiện tượng trong
xã hội đều có những mối liên hệ với nhau. Nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã
hội.
Quan hệ hội được hình thành từ các tương tác xã hội. Những tương tác này không phải sự
ngẫu nhiên mà thường có mục đích, có hoạch định. Những tương tác y phải có xu hướng lặp lại,
ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác. Nói cách khác, các chủ thể hành động trong mô hình
tương tác này phải đạt được một mức độ tự động hoá nhất định nào đó. Tức họ thực hiện gần
như không có ý thức, như thói quen.
dụ, hai người ngẫu nhiên gặp nhau sân bay, nhà ng hay rạp chiếu phim... chào hỏi,
trao đổi hay trò chuyện với nhau thì giữa họ vẫn chưa được coi mối quan hệ xẽ hội. Thế
nhưng có những lần gặp gỡ sau đó, những người này lại tiếp tục giao tiếp và phối hợp hành động
thì giữa họ có thể coi có mối quan hệ xã hội. Quan hệ hội là quan hệ bền vững, ổn định của
các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, có
tính lặp lại... Các tương tác này còn thể mang những đặc trưng khác nữa và qua đó tạo ra các
loại quan hệ xã hội khác nhau.
3. Phân loại các mối quan hệ
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã kéo theo nhiều mối quan hệ được phát sinh.
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy được các mối quan hệ phổ biến như sau.
3.1. Mi quan h gia cá nhân vi xã hi
Con người tồn tại qua mỗi cá nhân người, mỗi cá nhân người là một chỉnh thể trong cộng đồng,
một hệ thống những đặc điểm cụ thể không thể lặp lại, khác biệt với những nhân khác vcơ
chế, tâm lý, trình độ... Một xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành. Những cá nhân này sẽ
sống và làm việc hoạt động dựa theo cơ chế hoạt động của cộng đồng, tập đoàn xã hội khác nhau.
Mối quan hệ cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, trong đó xã
hội giữ vai trò quyết định. Nền tảng của quan hnày là quan hệ lợi ích. Thực chất của việc tổ chức
trật tự hội sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất khả năng của mỗi
thành viên vào các quá trình kinh tế, hội thúc đẩy quá trình phát triển lên trình độ cao n.
hội điều kiện, môi trường, phương thức để lợi ích nhân được thực hiện. nhân
không chỉ sản phẩm của hội còn chủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản
xuất và hoạt động hội khác. Với cách là chủ thể của lịch sử, nhân hành động không phải
riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội (gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân dân...)
Nhân dân cộng đồng lớn nhất, trong đó nhân hành động như chủ thể lịch sử. nhân chỉ
được hình thành phát triển trong hội, trong tập thể. Stác động nhân xã hội mang hình
thức đặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác nhau.
3.2. Mi quan h gia pháp luật và đạo đức
Pháp luật được biết đến là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan vừa mang
tính chủ quan bởi vì pháp luật ra đời do nhu cầu đòi hỏi khách quan của xã hội đã phát triển đến
một trình độ nhất định. Bên cạnh đó, pháp luật phụ thuộc vào ý cchủ quan của Nhà nước, do
Nhà nước đặt ra trên cơ sở khái quát những quy định của đời sống xã hội thông qua lăng kính chủ
quan của nhà cầm quyền,
Nhà nước sẽ sử dụng công cụ pháp luật để thể thực hiện chức năng của mình với xã hội trong
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, an ninh... Và chúng ta sẽ thấy đa phần những lĩnh vực trên
đều liên quan đến vấn đề đạo đức của mỗi người trong việc thực hiện hành vi. Chính vì vậy, pháp
luật đạo đức đều công cụ điều chỉnh xã hội, chuẩn mực, khuôn mẫu cho hành vi của các
cá nhân, tổ chức, trong nhiều trường hợp cả pháp luật và đạo đức đều vừa phục vụ cho lợi ích của
giai cấp cầm quyền vừa phục vụ cho lợi ích của xã hội nói chung.
3.3. Mi quan h gia ngưi lao động và ngưi s dụng lao động
Đây mối quan hệ không thể thiếu trong xã hội phát triển, để có thể tạo ra sự bình đẳng và bảo
vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật nước ta cũng đã ban hành rất nhiều văn bản để quy
định quyền lợi của người lao động.
Đối với người sử dụng lao động người lao động thì mối quan hệ của hai đối tượng này xuất
phát từ lao động. Giữa họnhững quyền lợi nghĩa vụ khác nhau. Thông thường, nghĩa vụ của
người y sẽ là quyền của người khác, từ đó phát sinh các thoả thuận thông qua hợp đồng lao động
để ràng buộc với nhau để họ có thể thực hiện đúng những nội dung đã cam kết trong hợp đồng lao
động. Trong quá trình lao động, người sử dụng lao động không được đòi hỏi người lao động làm
những việc không ghi trong hợp đồng, không được bắt buộc người lao động làm việc trong điều
kiện không đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động.
4. Vai trò của mối quan h
Mối quan hệ góp phần không nhỏ trong việc thành công trên con đường sự nghiệp trong thời buổi
hiện nay. Phần lớn công việc đều thông qua các mối quan hệ, và để duy trì nó cần phải thông qua
những mối quan hệ khác. Xây dựng mối quan hệ rộng lớn sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong
công việc cũng như trong đời sống. Khi bạn tạo được mối quan hệ với những người thành công họ
sẽ giúp đỡ được bạn trong một số vấn đề.
5. Ví dụ về các loại mối quan hệ
- Mối quan hệ giữa cá nhân với hội: các cá nhân trong xã hội là những người quan tâm đến lợi
ích xã hội, làm mọi thứ vì xã hội sẽ giúp cho xã hội phát triển nhanh chóng; ngược lại, các cá nhân
chỉ biết đến lợi ích nhân, coi nhẹ lợi ích hội sẽ đều gây trở ngại cho việc phát triển của
hội nói chung, của mỗi thành viên trong xã hội nói riêng.
- Mối quan hệ giữa pháp luật đạo đức: quy phạm pháp luật về quyền nghĩa vụ của cha mẹ
đối với con cái và của con cái đối với cha mẹ, của ông đối với cháu, của cháu đối với ông bà.
Những quy phạm pháp luật y được nhà nước thừa nhận từ những chuẩn mực và quy tắc đạo đức
lâu đời
- Mối quan hệ giữa người lao động người sử dụng lao động: người sử dụng lao động hợp
đồng với người lao động, cả hai bên cần phải tuân theo những quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
và theo pháp luật được nhà nước quy định

Preview text:

Mối quan hệ là gì? Cho ví dụ các loại mối quan hệ?
1. Mối quan hệ là gì?
Mối quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai
(hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau. Trong biện chứng, khái niệm mối liên
hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay
giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Khái niệm mối liên hệ phổ biến được sử dụng với hai hàm nghĩa cụ thể như sau:
- Dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ (khi khẳng định rằng mối liên hệ là cái vốn có của
tất thảy mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, không loại trừ sự vật, hiện tượng nào, lĩnh vực nào)
- Những liên hệ tồn lại (được thể hiện) ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới (tức là dùng để han
biệt với khái niệm các mối liên hệ đặc thù chỉ biểu hiện ở một hay một số các sự vật, hiện tượng,
hay lĩnh vực nhất định)
Có nhiều cấp độ, phạm vi của mối liên hệ phổ biến, trong đó phép biện chứng duy vật với tư cách
là khoa học triết học có nhiệm vụ nghiên cứu các mối liên hệ phổ biến nhấ, làm tiền đề phương
pháp luận chung cho việc nghiên cứu các mối liên hệ cụ thể trong từng lĩnh vực nghiên cứu của
các khoa học chuyên ngành, đó là các mối liên hệ như: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện
tượng, nguyên nhân và kết quả.
2. Khái niệm quan hệ xã hội
Quan hệ xã hội là những quan hệ giữa người với người được hình thành trong quá trình hoạt động
kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hoá... Mọi sự vật và hiện tượng trong
xã hội đều có những mối liên hệ với nhau. Nhưng không phải mối liên hệ nào cũng là quan hệ xã hội.
Quan hệ xã hội được hình thành từ các tương tác xã hội. Những tương tác này không phải là sự
ngẫu nhiên mà thường có mục đích, có hoạch định. Những tương tác này phải có xu hướng lặp lại,
ổn định và tạo lập ra một mô hình tương tác. Nói cách khác, các chủ thể hành động trong mô hình
tương tác này phải đạt được một mức độ tự động hoá nhất định nào đó. Tức là họ thực hiện gần
như không có ý thức, như thói quen.
Ví dụ, hai người ngẫu nhiên gặp nhau ở sân bay, nhà hàng hay rạp chiếu phim... dù có chào hỏi,
trao đổi hay trò chuyện với nhau thì giữa họ vẫn chưa được coi là có mối quan hệ xẽ hội. Thế
nhưng có những lần gặp gỡ sau đó, những người này lại tiếp tục giao tiếp và phối hợp hành động
thì giữa họ có thể coi là có mối quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ bền vững, ổn định của
các chủ thể hành động. Các quan hệ này được hình thành trên những tương tác xã hội ổn định, có
tính lặp lại... Các tương tác này còn có thể mang những đặc trưng khác nữa và qua đó tạo ra các
loại quan hệ xã hội khác nhau.
3. Phân loại các mối quan hệ
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế đã kéo theo nhiều mối quan hệ được phát sinh.
Nhìn chung, chúng ta có thể thấy được các mối quan hệ phổ biến như sau.
3.1. Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội
Con người tồn tại qua mỗi cá nhân người, mỗi cá nhân người là một chỉnh thể trong cộng đồng, là
một hệ thống những đặc điểm cụ thể không thể lặp lại, khác biệt với những cá nhân khác về cơ
chế, tâm lý, trình độ... Một xã hội bao giờ cũng do các cá nhân hợp thành. Những cá nhân này sẽ
sống và làm việc hoạt động dựa theo cơ chế hoạt động của cộng đồng, tập đoàn xã hội khác nhau.
Mối quan hệ cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, trong đó xã
hội giữ vai trò quyết định. Nền tảng của quan hệ này là quan hệ lợi ích. Thực chất của việc tổ chức
trật tự xã hội là sắp xếp các quan hệ lợi ích sao cho khai thác được cao nhất khả năng của mỗi
thành viên vào các quá trình kinh tế, xã hội và thúc đẩy quá trình phát triển lên trình độ cao hơn.
Xã hội là điều kiện, là môi trường, là phương thức để lợi ích cá nhân được thực hiện. Cá nhân
không chỉ là sản phẩm của xã hội mà còn là chủ thể của sự phát triển xã hội, của hoạt động sản
xuất và hoạt động xã hội khác. Với tư cách là chủ thể của lịch sử, cá nhân hành động không phải
riêng rẽ mà với tư cách là một bộ phận của tập thể xã hội (gia đình, giai cấp, dân tộc, nhân dân...)
Nhân dân là cộng đồng lớn nhất, trong đó cá nhân hành động như chủ thể lịch sử. Cá nhân chỉ
được hình thành phát triển trong xã hội, trong tập thể. Sự tác động cá nhân và xã hội mang hình
thức đặc thù tuỳ thuộc vào các chế độ xã hội và trình độ văn minh khác nhau.
3.2. Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức
Pháp luật được biết đến là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính khách quan vừa mang
tính chủ quan bởi vì pháp luật ra đời do nhu cầu đòi hỏi khách quan của xã hội đã phát triển đến
một trình độ nhất định. Bên cạnh đó, pháp luật phụ thuộc vào ý chí chủ quan của Nhà nước, do
Nhà nước đặt ra trên cơ sở khái quát những quy định của đời sống xã hội thông qua lăng kính chủ
quan của nhà cầm quyền,
Nhà nước sẽ sử dụng công cụ pháp luật để có thể thực hiện chức năng của mình với xã hội trong
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, giáo dục, an ninh... Và chúng ta sẽ thấy đa phần những lĩnh vực trên
đều liên quan đến vấn đề đạo đức của mỗi người trong việc thực hiện hành vi. Chính vì vậy, pháp
luật và đạo đức đều là công cụ điều chỉnh xã hội, là chuẩn mực, khuôn mẫu cho hành vi của các
cá nhân, tổ chức, trong nhiều trường hợp cả pháp luật và đạo đức đều vừa phục vụ cho lợi ích của
giai cấp cầm quyền vừa phục vụ cho lợi ích của xã hội nói chung.
3.3. Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động
Đây là mối quan hệ không thể thiếu trong xã hội phát triển, để có thể tạo ra sự bình đẳng và bảo
vệ quyền lợi của người lao động, pháp luật nước ta cũng đã ban hành rất nhiều văn bản để quy
định quyền lợi của người lao động.
Đối với người sử dụng lao động và người lao động thì mối quan hệ của hai đối tượng này xuất
phát từ lao động. Giữa họ có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Thông thường, nghĩa vụ của
người này sẽ là quyền của người khác, từ đó phát sinh các thoả thuận thông qua hợp đồng lao động
để ràng buộc với nhau để họ có thể thực hiện đúng những nội dung đã cam kết trong hợp đồng lao
động. Trong quá trình lao động, người sử dụng lao động không được đòi hỏi người lao động làm
những việc không ghi trong hợp đồng, không được bắt buộc người lao động làm việc trong điều
kiện không đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh lao động.
4. Vai trò của mối quan hệ
Mối quan hệ góp phần không nhỏ trong việc thành công trên con đường sự nghiệp trong thời buổi
hiện nay. Phần lớn công việc đều thông qua các mối quan hệ, và để duy trì nó cần phải thông qua
những mối quan hệ khác. Xây dựng mối quan hệ rộng lớn sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn trong
công việc cũng như trong đời sống. Khi bạn tạo được mối quan hệ với những người thành công họ
sẽ giúp đỡ được bạn trong một số vấn đề.
5. Ví dụ về các loại mối quan hệ
- Mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội: các cá nhân trong xã hội là những người quan tâm đến lợi
ích xã hội, làm mọi thứ vì xã hội sẽ giúp cho xã hội phát triển nhanh chóng; ngược lại, các cá nhân
chỉ biết đến lợi ích cá nhân, coi nhẹ lợi ích xã hội sẽ đều gây trở ngại cho việc phát triển của xã
hội nói chung, của mỗi thành viên trong xã hội nói riêng.
- Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức: quy phạm pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ
đối với con cái và của con cái đối với cha mẹ, của ông bà đối với cháu, của cháu đối với ông bà.
Những quy phạm pháp luật này được nhà nước thừa nhận từ những chuẩn mực và quy tắc đạo đức lâu đời
- Mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động: người sử dụng lao động kí hợp
đồng với người lao động, cả hai bên cần phải tuân theo những quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng
và theo pháp luật được nhà nước quy định