-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Môi trường là gì? Vai trò của môi trường là gì? Ý nghĩa bảo vệ môi trường?
Môi trường là một khái niệm rộng, ở góc độ chung nhất có thể hiểu đó là những điều kiện quan trọng, thiết yếu cho sự sống của con người nói chung và các sự sống khác tồn tại song song với con người. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Môi trường là gì? Vai trò của môi trường là gì? Ý nghĩa bảo vệ môi trường?
1. Môi trường là gì?
Môi trường là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
2. Khái niệm môi trường bao gồm các nội dung sau:
Môi trường được tạo thành bởi các yếu tố (hay còn gọi là thành phần môi trường) sau đây: không khí,
nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư,
khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các
hình thái vật chất khác.
Trong đó, không khí, đất, nước, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên... là các yếu tố tự nhiên (các yếu tố này
xuất hiện và tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của con người); khu dân cư, khu sản xuất, di tích lịch sử... là
yếu tố vật chất nhân tạo (các yếu tố do con người tạo ra, tổn tại và phát triển phụ thuộc vào ý chí của con
người). Không khí, đất, nước, khu dân cư... là các yếu tố cơ bản duy trì sự sống của con người, còn cảnh
quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh... có tác dụng làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú và sinh động.
3. Phân tích một số khái niệm khác liên quan đến môi trường?
3.1 Môi trường nhân tạo là gì?
Khái niệm môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố do con người tạo như thành phần hoá học, tính chất vật
lý… Những yếu tố này do con người tạo ra và bị con người chi phối.
Một số ví dụ tiêu biểu về môi trường nhân tạo:
Tại Singapore con người đã tạo ra một khu rừng nhiệt đới dưới dạng công viên vịnh nơi đa phần các cây tự
nhiên không thể tồn tại ở quốc đảo này.
Hay kho hạt giống được chôn sâu bên trong một ngọn núi trên quần đảo Nauy 130 m, kho dự bị được thiết
kế để bảo vệ những hạt giống quý giá nhất thế giới khỏi thảm hoạ, để đảm bảo tương lai của nguồn cung
lương thực toàn cầu. Và rất nhiều công trình nhân tạo khác của con người có thể tạo ra những môi trường
sống khác biệt, tách biệt và riêng có với thế giới tự nhiên.
3.2 Môi trường xã hội là gì?
Khái niệm môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người. Đó là các luật lệ, cam kết, thể chế, ước
định… ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội có nhiệm vụ định hướng con người theo một khuôn khổ
nhất định để cho sự phát triển được thuận lợi, khiến cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.
Cũng theo một góc nhìn rộng hơn thì Môi trường xã hội là môi trường mà con người là nhân tố trung tâm,
tham gia và chi phối môi trường. Môi trường xã hội bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hoá, thể thao, lịch sử,
giáo dục... xoay quanh con người và con người lấy đó làm nguồn sống, làm mục tiêu cho mình. Môi trường
xã hội tốt thì các nhân tố cấu thành môi trường sẽ bổ trợ cho nhau, con người sống sẽ được hưởng đầy đủ
các quyền: sống, làm việc, cống hiến, hưởng thụ. Mặt trái của môi trường xã hội là các tệ nạn xã hội.
3.3 Môi trường sống là gì?
Môi trường sống được hiểu là không gian sống, cung cấp tất cả nguồn tài nguyên thiên nhiên, đây cũng là
nơi chứa đựng các phế thải do chính con người tạo ra trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, môi trường
sống có trong lành thì con người mới đảm bảo có sức khỏe.
Môi trường sống hiểu một góc độ rộng hơn có thể bao hàm cả môi trường sống của các loại động vật, các
loại sinh vật, vi sinh vật ... cùng tồn tại, sinh tồn trên trái đất nơi chứa đựng các sự sống nói chung.
3.4 Một số thuật ngữ pháp lý được sử dụng liên quan đến môi trường:
+ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2005 số 52/2005/QH11);
+ Môi trường biển là các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học đặc trưng cho nước biển, đất ven biển, trầm tích
dưới biển, không khí trên mặt biển và các hệ sinh thái biển tồn tại một cách khách quan, ảnh hưởng đến
con người và sinh vật (theo Nghị định số 25/2009/NĐ-CP về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường hải đảo).
+ Môi trường du lịch là môi trường tự nhiên và môi trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch
(theo Luật du lịch năm 2005);
+ Môi trường mạng là môi trường trong đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và
trao đổi thông qua cơ sở hạ tầng thông tin (Theo Luật công nghệ thông tin năm 2006);
+ Môi trường rừngbao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng: thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất,
không khí, cảnh quan thiên nhiên. Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con
người, gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết nguồn nước, phòng hộ đầu
nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai, đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi
cư trú và sinh sản của các loài sinh vật, gỗ và lâm sản khác (căn cứ theo nghị định 99/2010/NĐ-CP về chính
sách chi trả dịch vụ môi trường rừng).
+ Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (theo luật bảo vệ môi trường năm 2005);
Và rất nhiều khái niệm đã được luật hóa khác liên quân đến môi trường như: Môi trường nông nghiệp nông
thôn, môi trường xây dựng, môi trường tiêu chuẩn...
4. Vai trò của môi trường đối với con người?
Để đảm bảo sự sống của con người thì môi trường là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất, bởi lẽ:
Thứ nhất, Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con
người. Rất dễ dàng nhận thấy mọi ngành sản xuất đều gắn với các tài nguyên của người mẹ thiên nhiên như:
+ Trồng lúa cần có đất nông nghiệp, ngành xây dựng cần vật liệu xây dựng thô như đất, đá và các vật liệu
xây dựng qua chế biến như xi măng, sắt, thép...;
+ Rừng tự nhiên phục mụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh học và thông qua đó cải
thiện môi trường chung của hệ sinh thái;
+ Biển cung cấp các nguồn hải sản, nước... phụ vụ nhu cầu sinh tồn của con người....
+ Động vật và thực vật cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phụ vụ đời sống của con người.
+ Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió... là nguồn cung cấp điện năng, sự sống trực tiếp cho con người.
Do vậy, có thể thấy rằng con người phụ thuộc trực tiếp và gián tiếp vào môi trường. Không có môi trường sẽ
không có sự sống của con người.
Thứ hai, môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra.
Trong quá trình sinh sống, còn người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường.
Các chất này dưới tác động của ác vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức
tạp khác nhau. Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức
khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.
Thứ ba, Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người.
Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện
và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với
con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến
tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và
nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.
Thứ tư, Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật
tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở
lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.
Và rất nhiều các vai trò quan trọng khác mà chúng tôi chưa thể phân tích kỹ trong một bài viết cụ thể.
5. Tại sao cần phải bảo vệ môi trường?
Như đã phân tích ở trên, môi trường là không gian sống quan trọng nhất của con người, sinh vật, thực vật
nên bảo vệ môi trường chính là bảo vệ sự sống nói chung và bảo vệ sự phát triển lâu dài của con người nói riêng.
Bảo vệ môi trường là việc sử dùng hài hòa các nguồn tài nguyên có giới hạn như (nước, than, đá, dàu mỏ
...) và tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với môi trường sống bền vững như năng
lượng điện, gió ... Sử dụng các nguồn nặng lượng hóa thạch sẽ góp phần tạo ra khí thải làm trái đất nóng
lên, nếu không có sự vào cuộc ngay theo dự kiến trong 100 năm tới trái đất sẽ tăng từ 1,5 đến 5,8 độ C.
Như vậy, các thảm họa thiên nhiên sẽ không thể tránh khỏi và thiệt hại từ các thảm họa sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Khi môi trường bị ô nhiễm thì cuộc sống của con người sẽ bị đe dọa. Ô nhiễm không khí có thể gây ra hàng
nghìn bệnh tật đến đường hô hấp, Ô nhiễm nước, thực phẩm sẽ dẫn đến hàng loạt các bệnh ung thư không
có khả năng chữa trị. Như vậy, nâng cao chất lượng sống, bảo vệ môi trường là điều không thể bỏ qua và
vô cùng cấp thiết đối với mọi người, mọi dân tộc và quốc gia. Đó là trách nhiệm chung không chỉ của riêng
ai. => Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính mình và các thế hệ về sau.
6. Các biện pháp bảo vệ môi trường hiện nay là gì?
Dưới góc nhìn quốc tế, quốc gia thì bảo vệ môi trường là việc làm của mọi quốc gia cần tham gia và phê
duyệt các công ước, điều ước quốc tế.
Hiện nay, với Việt Nam chúng ta đã tham dự nhiều hiệp định về bảo vệ môi trường như:
+ Hiệp định thương mại tự do ASEAN (ASEAN FTA) có quy định về việc vận chuyển sản phẩm hàng hóa
nguy hiểm đến môi trường, hoặc Hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN - Ấn Độ có quy định các lĩnh
vực hợp tác kinh tế trong đó có lĩnh vực môi trường. Vấn đề môi trường đã được đề cập cụ thể như tại Hiệp
định thương mại tự do Việt Nam – EU; Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hiệp hội mậu dịch tự do Châu Âu (EFTA). Trong 30
chương của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), 12 nước đã thống nhất dành hẳn 1 chương
để cam kết các vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường, buôn bán động vật hoang dã, khai thác,
đánh bắt trái phép thủy hải sản. Hai hiệp định Việt Nam – EU, Việt Nam – Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu
(EFTA) chủ yếu đề cập đến một số vấn đề môi trường bao gồm: BĐKH, các vấn đề môi trường (nói chung),
bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải, đào tạo và giáo dục về môi trường.
Các Hiệp định đa phương về môi trường mà Việt Nam là thành viên được chia thành 8 lĩnh vực sau:
Lĩnh vực 1: Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học
Lĩnh vực 2: Quản lý đất
Lĩnh vực 3: Quản lý các nguồn nước quốc tế
Lĩnh vực 4: Bảo vệ môi trường biển
Lĩnh vực 5: Bảo vệ tầng zone
Lĩnh vực 6: Ứng phó với biến đổi khí hậu
Lĩnh vực 7: Quản lý rác thải
Lĩnh vực 8: Quản lý hóa chất
Dưới góc nhìn mỗi cá nhân việc bảo vệ môi trường có thể được thực hiện dưới những hành vi nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn như:
+ Hạn chế sử dụng túi nhựa, túi nilon;
+ Tiến hành phân loại rác tại nhà, tái sử dụng những loại chai nhựa, giấy và túi nilon
+ Trồng cây xanh tại nơi đất trống đồi trọc, nơi đầu nguồn để chống xói mòn, sạt lở đất và trồng cây xanh
xung quanh nơi ở để điều hòa không khí, cân bằng hệ sinh thái
+ Không vứt rác bừa bãi, đặc biệt là vứt tại sông, suối, ao, hồ, bờ biển, … tránh gây ô nhiễm nguồn nước
+ Thực hiện xử nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường
+ Sử dụng phương tiện giao thông chạy bằng điện hoặc năng lượng mặt trời, … để giảm khí thải CO2 gây ô
nhiễm không khí và rất nhiều biện pháp, việc làm nhỏ, đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao khác nữa …
7. Một số văn bản pháp luật về môi trường của Việt Nam
7.1 Các văn bản luật liên quan đến môi trường:
+ Luật bảo vệ môi trường năm 1993; Luật bảo vệ môi trường năm 2005 (văn bản mới nhất và đang có hiệu
lực: Luật bảo vệ môi trường năm 2014)
+ Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;
+ Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010;
7.2 Các nghị định hướng dẫn luật môi trường:
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định quy hoạch bảo vệ moi trường, đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 53/2020/NĐ-CP quy định về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bao vệ môi trường do Chính
phủ ban hành ngày 14 tháng 02 năm 2015.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn
thi hành luật bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 154/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 03/2015/NĐ-CP quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường do chính phủ ban hành ngày 06 tháng 01 năm 2015;
- Nghị định 35/2014/NĐ-CP sửa đổi 29/2011/NĐ-CP đánh giá môi trường cam kết bảo vệ môi trường;
- Nghị định 164/2016/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản;
- Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
7.3 Một số thông tư hướng dẫn nghị định, luật môi trường:
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT hướng dẫn Nghị định 40/2019/NĐ-CP dịch vụ quan trắc môi trường
- Thông tư 26/2015/TT-BTNMT bảo vệ môi trường chi tiết đề án bảo vệ môi trường đơn giản
- Thông tư số 78/2017/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ngày 29 tháng 12 năm 2017;
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT đánh giá môi trường chiến lược tác động môi trường bảo vệ môi trường.
8. Câu hỏi thường gặp về môi trường
8.1 Ô nhiễm môi trường là gì?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học,
sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Ô nhiễm môi
trường chủ yếu do hoạt động của con người gây ra. Ngoài ra, ô nhiễm còn do một số hoạt động của tự
nhiên khác có tác động tới môi trường (Theo wikipedia).
8.2 Chức năng của môi trường là gì?
Môi trường có các chức năng cơ bản sau: 1. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh
vật. 2. Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản
xuất của mình. 4. Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật
trên trái đất. 5. Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.