-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Một số đề của truyện Lặng lẽ Sa Pa - Ngữ Văn 9
* Tình huống: Truyện “LLSP” có tình huống truyện rất đơn giản. Đó gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác trong truyện những tình cảm tốt đẹp. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Preview text:
Một số đề của truyện lặng lẽ sa pa
Câu 1: Nêu tình huống truyện, ý nghĩa của tình huống đó.
* Tình huống: Truyện “LLSP” có tình huống truyện rất đơn giản. Đó gặp gỡ bất
ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác ở trạm khí
tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Nhân vật chính của truyện – anh thanh niên
chỉ hiện ra trong chốc lát nhưng để lại cho các nhân vật khác trong truyện những tình cảm tốt đẹp.
* Ý nghĩa: Đặt các nhân vật vào tình huống gặp gỡ này là cơ hội thuận tiện để
nhân vật chính được hiện ra qua sự quan sát, suy nghĩ của những nhân vật khác
(ông họa sĩ, bác lái xe và cô kĩ sư), đặc biệt là ông họa sĩ già. Chính vì thế nhân vật
chính không chỉ hiện ra một cách tự nhiên mà còn được soi chiếu, đánh giá từ cái
nhìn và cảm xúc của những nhân vật khác, rồi lại tác động đến tình cảm và suy
nghĩ của những nhân vật ấy. Từ đó giúp chúng ta cảm nhận được đầy đủ vẻ đẹp nội tâm của nhân vật
Câu 2: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Tác dụng?
Ngôi kể: Điểm đáng chú ý trong nghệ thuật trần thuật của truyện ngắn này là
truyện được trần thuật từ ngôi kể thứ ba nhưng chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của
nhân vật ông hoạ sĩ. Dù không phải là nhân vật chính nhưng nhân vật ông hoạ sĩ có
vị trí quan trọng trong truyện. Với ngôi kể này khiến cho nhân vật chính hiện lên
chân thực, khách quan, sinh động qua cách nhìn, cách đánh giá của người khác. (
Mà đặc biệt đó lại là người từng trải, nhạy cảm, tinh tế và giàu kinh nghiệm)
Câu 3: Tại sao các nhân vật trong tác phẩm không có tên cụ thể?
- Các nhân vật trong truyện đều không có tên riêng, chỉ được nhà văn gọi theo giới
tính, tuổi tác bằng cấp, nghề nghiệp (anh thanh niên, cô kĩ sư nông nghiệp, ông hoạ sĩ già, bác lái xe….)
=> Dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp mà
trong truyện không phải chỉ là những cá nhân riêng lẻ mà là số đông. Họ là những
con người có mặt trên khắp mọi miền đất nước. Điều này tăng thêm sức khái
quát đời sống của câu chuyện.
Câu 4: Nhan đề « lặng lẽ Sa Pa » có ý nghĩa như thế nào ?
- Trên đất nước VN, mỗi địa danh thường gắn với một tên gọi rất riêng thường để
chỉ đặc trưng của địa danh ấy. VD: Sài Gòn náo nhiệt, Hà Nội hào hoa, Đà Lạt
mộng mơ và Sa pa lặng lẽ. Khi đặt tên cho tác phẩm viết về cuộc sống ở Sa Pa,
NTL đã lấy cách gọi này nhưng ông đã sáng tạo đổi thành “ Lặng lẽ Sa Pa”. Với
cách đặt nhan đề như vậy, tác giả đã nói lên vẻ đẹp của Sa Pa, vẻ đẹp lặng lẽ, êm
đềm và rất thơ mộng, lặng lẽ mà không hề quạnh hưu. Bởi đằng sau sự lặng lẽ ấy
là một thế giới những con người lao động khẩn trương, náo nức. Với cách đặt nhan
đề như vậy, nhà văn không chỉ ca ngợi vẻ đẹp yên tĩnh của thiên nhiên Sa Pa mà
còn ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động lặng thầm. Những công việc,
thành quả mà họ đạt được cũng hết sức bình dị. Họ làm việc say mê không hề nghĩ
đến nghỉ ngơi và cũng không cần ai biết đến mình. Họ là những con người rất đỗi
khiêm tốn, những anh hùng vô danh.
=>Nhan đề giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của những con người nơi Sa Pa
lặng lẽ. « Lặng lẽ » được đưa lên đầu câu để nhấn mạnh vẻ đẹp thầm lặng, bình dị
của họ. Và phải chăng đó cũng là nhịp sống bình yên, êm ả của vùng đất xa xôi và thơ mộng ấy.
Câu 5: Tác phẩm này theo lời tác giả, "là một bức chân dung". Đó là bức
chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?
- Đó là bức chân dung của người thanh niên làm công tác khí tượng, ở một mình
tại trạm khí tượng trên núi cao, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa.
- Chân dung là chỉ diện mạo, thần sắc, hình dáng khái quát của người nào đó.
- Tác giả gọi truyện của mình "là một bức chân dung" vì:
+ Thứ nhất, Truyện đã thể một cách khái quát nhưng chân thực, sinh động
diện mạo, thần sắc của anh thanh niên. Tuy tác giả chỉ để cho nhân vật xuất hiện t rong cuộc
gặp gỡ ngắn ngủi khoảng 30 phút với ba nhân vật khác (ông hoạ sĩ, cô
kỹ sư, bác lái xe) nhưng diện mạo và cuộc sống tình cảm, suy nghĩ của anh đã
được thể hiện rõ nét qua lời kể của bác lái xe, qua sự quan sát của ông hoạ sỹ, cô
kỹ sư và qua lời bộc bạch tâm sự của chính anh.
+ Thứ hai, nhân vật anh thanh niên được người hoạ sĩ già quan sát và muốn thế
hiện bằng một bức chân dung cụ thể.