Một số điểm mới nổi bật trong Văn kiện Ðại hội XII của Ðảng | Tài liệu môn Lịch sử Đảng trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh

Một là, về vấn đề phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong văn kiện Đại hội XII, sự nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được thể hiện ở chỗ, Đảng ta bổ sung thêm cụm từ “dân chủ xã hội chủ nghĩa ” vào tiêu đề Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội XII của Đảng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Một số điểm mới nổi bật trong Văn kiện Ðại hội XII của Ðảng:
Một là, về vấn đề phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong văn kiện Đại hội XII, sự
nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được thể
hiện ở chỗ, Đảng ta bổ sung thêm cụm từ “ ” vào tiêu đề Báo cáodân chủ xã hội chủ nghĩa
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội XII của Đảng. Yếu tố
phát huy sức mạnh toàn dân tộc đã được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng từ những nhiệm
kỳ trước, nhưng vế “ ” thì đây là lần đầu tiên được chính thức dân chủ xã hội chủ nghĩa
đưa vào ngay trong chủ đề của Đại hội.
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ giữa Nhà nước với nhân dân, trong đó, trước hết là Nhà nước bảo đảm thực hiện đầy
đủ các quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự
giám sát của nhân dân. Hơn nữa, Nhà nước có cơ chế và các biện pháp kiểm soát, ngăn
ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm
phạm quyền dân chủ của công dân; đồng thời, “Phê phán những biểu hiện dân chủ cực
đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền
làm chủ của nhân dân
.
1
Hai là, vấn đề thời điểm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ
Đại hội VIII cho đến Đại hội XI, Đảng ta đề ra và khẳng định mục tiêu “đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” thì ngay trong tiêu đề
của Báo cáo chính trị Đại hội XII, Đảng ta xác định lại là “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Bởi vì, qua tổng kết, phân tích, dự
báo, cho thấy nhiều tiêu chí để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại dự kiến không đạt được, vì vậy Đại hội XII đã kịp thời điều chỉnh
mục tiêu này cho phù hợp hơn với thực tiễn khi đưa vào Văn kiện Đại hội.
Ba là, về nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đây là một nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng, cao quý, đụng chạm đến tình cảm, lòng tự tôn
dân tộc của mỗi người dân Việt; nhất thiết Đảng ta phải xác định đúng vị trí, thực trạng
và yêu cầu của nhiệm vụ này. Vì vậy, Đảng ta đã xác định rõ trong Văn kiện Đại hội XII
là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”. Việc bổ sung cụm từ “ ” thể hiện Kiên quyết, kiên trì đấu tranh
một cách khách quan thực trạng và quyết tâm của chúng ta trong tình hình hiện nay; nếu
chỉ thể hiện là “ ” hay bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
1
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 270, 38, 170
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững” như trong Văn kiện
Đại hội XI, có thể sẽ bị đánh giá rằng viết như vậy có nghĩa là chúng ta đã bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; trong khi đó, dù muốn hay không
cũng phải thừa nhận rằng chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc hiện nay là chưa thực sự toàn
vẹn. Do đó, Đảng ta phải phản ánh đúng thực trạng cùng với việc nêu rõ quyết tâm của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ vững chắc
chủ quyền quốc gia.
Bốn là, về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Kế thừa những kết quả
đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Văn kiện Đại hội XII đã có những phát triển mới rõ
rệt, nêu rõ hơn định hướng và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng.
Đại hội XII nêu rõ: “Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát
triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng
trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động
2
. Về nguồn lực tăng
trưởng, Đại hội XII xác định: “Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chủ yếu
dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa cả vào vốn đầu tư, xuất
khẩu và thị trường trong nước. Phát huy vai trò quyết định của nội lực, đồng thời thu hút,
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI và khu vực sản xuất
nông nghiệp
.
3
Năm là, về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và văn hóa - xã hội. Văn kiện Đại hội XII đánh
giá, những năm qua, các lĩnh vực này đã đạt những kết quả đáng kể, như: Mạng lưới giáo
dục, đào tạo được mở rộng, quy mô và chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu xã hội. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết
quả tích cực. Chính sách an sinh xã hội tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện... An sinh xã
hội cơ bản được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện...
Tuy nhiên, Đại hội XII của Đảng cũng thẳng thắn đánh giá về những hạn chế, yếu kém
trong các lĩnh vực này. Đó là: Chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học và
đào tạo nghề cải thiện còn chậm; thiếu lao động chất lượng cao. Đổi mới giáo dục, đào
tạo có mặt còn lúng túng. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ đào
tạo khắc phục còn chậm, công tác đào tạo chưa gắn chặt chẽ với nhu cầu xã hội…, hay
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều mặt yếu kém, khắc phục còn chậm Chưa có ”, “
2
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng xuất bản,
Hà Nội, 2016, tr.87.
3
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.87-88,88.
cơ chế, chính sách phù hợp để tuyển chọn lao động có năng lực và đưa người không đáp
ứng yêu cầu ra khỏi khu vực nhà nước Một số chính sách về an sinh xã hội, giảm ”, “
nghèo còn chồng chéo, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao…”.
Với sự nhìn nhận thẳng thắn này, cùng với những chủ trương, quyết sách mà Đảng, Nhà
nước đang tiến hành và sự chuyển động trong xã hội, có thể tin tưởng rằng những quyết
sách đúng đắn, hợp lòng dân sẽ được đón nhận và có sức lan tỏa nhanh chóng, rộng rãi!
Sáu là, về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội
XII đánh giá, hiện nay quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
được bổ sung, hoàn thiện một bước quan trọng và cơ bản. Nguyên tắc tổ chức quyền lực
nhà nước được quy định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013: Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, Đại hội XII cũng thẳng thắn đánh giá, chúng ta
chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quả cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà
nước ở các cấp. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động còn những điểm chưa thực sự hợp
lý. Chưa khắc phục được sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ giữa các
thiết chế, làm ảnh hưởng tới sự thống nhất quyền lực nhà nước và hiệu quả hoạt động của
Nhà nước.
Tài liệu tham khảo:
https://hcmcpv.org.vn/tin-tap-chi/so-tay-xay-dung-dang-6-2016/mot-so-diem-moi-noi-
bat-trong-van-kien-%C3%B0ai-hoi-xii-cua-%C3%B0ang-1468980387
https://thanhtra.thuathienhue.gov.vn/?gd=11&cn=158&tc=1043
https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-hoi/dai-hoi-dai-bieu-
toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-124
http://danvan.vn/Home/Quy-che-dan-chu/4408/Phat-huy-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-o-
Viet-Nam-theo-tinh-than-Nghi-quyet-Dai-hoi-XII-cua-Dang
| 1/3

Preview text:

Một số điểm mới nổi bật trong Văn kiện Ðại hội XII của Ðảng:
Một là, về vấn đề phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong văn kiện Đại hội XII, sự
nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của việc phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa tiếp tục được thể
hiện ở chỗ, Đảng ta bổ sung thêm cụm từ “dân chủ xã hội chủ nghĩa” vào tiêu đề Báo cáo
chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội XII của Đảng. Yếu tố
phát huy sức mạnh toàn dân tộc đã được đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng từ những nhiệm
kỳ trước, nhưng vế “dân chủ xã hội chủ nghĩa” thì đây là lần đầu tiên được chính thức
đưa vào ngay trong chủ đề của Đại hội.
Để phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn nhấn mạnh mối quan hệ gắn bó chặt
chẽ giữa Nhà nước với nhân dân, trong đó, trước hết là Nhà nước bảo đảm thực hiện đầy
đủ các quyền dân chủ của nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự
giám sát của nhân dân. Hơn nữa, Nhà nước có cơ chế và các biện pháp kiểm soát, ngăn
ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lộng quyền, xâm
phạm quyền dân chủ của công dân; đồng thời, “Phê phán những biểu hiện dân chủ cực
đoan, dân chủ hình thức. Xử lý nghiêm những hành vi lợi dụng dân chủ để làm mất an
ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và những hành vi vi phạm quyền dân chủ và quyền
làm chủ của nhân dân
”1.
Hai là, vấn đề thời điểm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Từ
Đại hội VIII cho đến Đại hội XI, Đảng ta đề ra và khẳng định mục tiêu “đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
” thì ngay trong tiêu đề
của Báo cáo chính trị Đại hội XII, Đảng ta xác định lại là “phấn đấu sớm đưa nước ta cơ
bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
”. Bởi vì, qua tổng kết, phân tích, dự
báo, cho thấy nhiều tiêu chí để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại dự kiến không đạt được, vì vậy Đại hội XII đã kịp thời điều chỉnh
mục tiêu này cho phù hợp hơn với thực tiễn khi đưa vào Văn kiện Đại hội.
Ba là, về nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Đây là một nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng, cao quý, đụng chạm đến tình cảm, lòng tự tôn
dân tộc của mỗi người dân Việt; nhất thiết Đảng ta phải xác định đúng vị trí, thực trạng
và yêu cầu của nhiệm vụ này. Vì vậy, Đảng ta đã xác định rõ trong Văn kiện Đại hội XII
là: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ của Tổ quốc
”. Việc bổ sung cụm từ “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh” thể hiện
một cách khách quan thực trạng và quyết tâm của chúng ta trong tình hình hiện nay; nếu
chỉ thể hiện là “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ” hay
1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 270, 38, 170
độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững” như trong Văn kiện
Đại hội XI, có thể sẽ bị đánh giá rằng viết như vậy có nghĩa là chúng ta đã bảo vệ vững
chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; trong khi đó, dù muốn hay không
cũng phải thừa nhận rằng chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc hiện nay là chưa thực sự toàn
vẹn. Do đó, Đảng ta phải phản ánh đúng thực trạng cùng với việc nêu rõ quyết tâm của
toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta sẽ kiên quyết, kiên trì đấu tranh để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia.
Bốn là, về đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Kế thừa những kết quả
đạt được trong nhiệm kỳ Đại hội XI, Văn kiện Đại hội XII đã có những phát triển mới rõ
rệt, nêu rõ hơn định hướng và giải pháp đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh
tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
Đại hội XII nêu rõ: “Mô hình tăng trưởng trong thời gian tới kết hợp có hiệu quả phát
triển chiều rộng với chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao chất lượng tăng
trưởng và sức cạnh tranh trên cơ sở nâng cao năng suất lao động
”2. Về nguồn lực tăng
trưởng, Đại hội XII xác định: “Đổi mới mô hình tăng trưởng chuyển mạnh từ chủ yếu
dựa vào xuất khẩu và vốn đầu tư sang phát triển đồng thời dựa cả vào vốn đầu tư, xuất
khẩu và thị trường trong nước. Phát huy vai trò quyết định của nội lực, đồng thời thu hút,
sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài; phát huy đầy đủ, đúng đắn vai trò của
doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI và khu vực sản xuất nông nghiệp
”3.
Năm là, về lĩnh vực giáo dục - đào tạo và văn hóa - xã hội. Văn kiện Đại hội XII đánh
giá, những năm qua, các lĩnh vực này đã đạt những kết quả đáng kể, như: Mạng lưới giáo
dục, đào tạo được mở rộng, quy mô và chất lượng được nâng lên, đáp ứng tốt hơn nhu
cầu xã hội. Phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội đạt được những kết
quả tích cực. Chính sách an sinh xã hội tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện... An sinh xã
hội cơ bản được đảm bảo, phúc lợi xã hội và đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện...
Tuy nhiên, Đại hội XII của Đảng cũng thẳng thắn đánh giá về những hạn chế, yếu kém
trong các lĩnh vực này. Đó là: Chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là giáo dục đại học và
đào tạo nghề cải thiện còn chậm; thiếu lao động chất lượng cao. Đổi mới giáo dục, đào
tạo có mặt còn lúng túng. Tình trạng mất cân đối trong cơ cấu ngành nghề và trình độ đào
tạo khắc phục còn chậm, công tác đào tạo chưa gắn chặt chẽ với nhu cầu xã hội…, hay
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội còn nhiều mặt yếu kém, khắc phục còn chậm”, “Chưa có
2 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng xuất bản, Hà Nội, 2016, tr.87.
3 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Sđd, tr.87-88,88.
cơ chế, chính sách phù hợp để tuyển chọn lao động có năng lực và đưa người không đáp
ứng yêu cầu ra khỏi khu vực nhà nước
”, “Một số chính sách về an sinh xã hội, giảm
nghèo còn chồng chéo, chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao
…”.
Với sự nhìn nhận thẳng thắn này, cùng với những chủ trương, quyết sách mà Đảng, Nhà
nước đang tiến hành và sự chuyển động trong xã hội, có thể tin tưởng rằng những quyết
sách đúng đắn, hợp lòng dân sẽ được đón nhận và có sức lan tỏa nhanh chóng, rộng rãi!
Sáu là, về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Văn kiện Đại hội
XII đánh giá, hiện nay quan điểm và thể chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
được bổ sung, hoàn thiện một bước quan trọng và cơ bản. Nguyên tắc tổ chức quyền lực
nhà nước được quy định đầy đủ hơn trong Hiến pháp năm 2013: Quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên, Đại hội XII cũng thẳng thắn đánh giá, chúng ta
chưa chế định rõ, đồng bộ, hiệu quả cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực nhà
nước ở các cấp. Tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động còn những điểm chưa thực sự hợp
lý. Chưa khắc phục được sự chồng chéo, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ giữa các
thiết chế, làm ảnh hưởng tới sự thống nhất quyền lực nhà nước và hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Tài liệu tham khảo:
https://hcmcpv.org.vn/tin-tap-chi/so-tay-xay-dung-dang-6-2016/mot-so-diem-moi-noi-
bat-trong-van-kien-%C3%B0ai-hoi-xii-cua-%C3%B0ang-1468980387
https://thanhtra.thuathienhue.gov.vn/?gd=11&cn=158&tc=1043
https://daihoi13.dangcongsan.vn/cac-ky-dai-hoi/tu-dai-hoi-den-dai-hoi/dai-hoi-dai-bieu-
toan-quoc-lan-thu-xii-cua-dang-124
http://danvan.vn/Home/Quy-che-dan-chu/4408/Phat-huy-dan-chu-xa-hoi-chu-nghia-o-
Viet-Nam-theo-tinh-than-Nghi-quyet-Dai-hoi-XII-cua-Dang