Mua hàng không trả tiền bị phạt tiền hay phạt tù? Tố cáo, kiện ở đâu?

Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trong quan hệ nghĩa vụ có những quan hệ trực tiếp như: Mua bán, cho thê, cho vay, trao đổi, dịch vụ,... có những loại quan hệ gián tiếp phản ánh tính chất hàng hóa. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Tài liệu khác 747 tài liệu

Thông tin:
7 trang 1 tuần trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Mua hàng không trả tiền bị phạt tiền hay phạt tù? Tố cáo, kiện ở đâu?

Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng. Trong quan hệ nghĩa vụ có những quan hệ trực tiếp như: Mua bán, cho thê, cho vay, trao đổi, dịch vụ,... có những loại quan hệ gián tiếp phản ánh tính chất hàng hóa. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

9 5 lượt tải Tải xuống
Mua hàng không trả tiền bị phạt tiền hay phạt tù? Tố cáo, kiện
ở đâu?
1. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ trả tiền?
Theo Điều 440 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóa như
sau:
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
Trong quan hệ nghĩa vụ có những quan hệ trực tiếp như: Mua bán, cho thê, cho vay, trao đổi, dịch vụ,... có
những loại quan hệ gián tiếp phản ánh tính chất hàng hóa - tiền tệ như bồi thường thiệt hại, hoàn trả,...
Nghĩa vụ trả tiền có thể phát sinh trên cơ sở thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, khi một bên trong quan hệ
nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương
thức đã thỏa thuận.
- Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác
định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời
hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản. Nghĩa vụ trả tiền thường
xuất hiện trong các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; hợp đồng cho vay; hợp đồng trao đổi;... Theo đó
một bên có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ. Bên còn lại có quyền nhận và thanh toán một
khoản tiền cho bên cung cấp khi đến hạn. Trong nghĩa vụ trả tiền, khoản tiền phải trả là một khoản tiền xác
định rõ ràng gắn với giá trị của hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ,... mà bên có quyền đã cung cấp trước đó. Do vậy,
bên mang nghĩa vụ trả tiền phải thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa
thuận. Nghĩa vụ trả tiền là nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ, do đó nếu bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền, thì bên có quyền khởi kiện yêu cầu bên có nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy
định tại Điều 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Lãi là khoản tiền tăng lên được xác định theo số tiền chưa
trả, thời hạn và lãi suất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, bên có nghĩa vụ phải trả tiền
phải trả cả khoản tiền lãi và tiền gốc cho bên có quyền. Các bên có thể thỏa thuận về việc trả tiền lãi trên nợ
gốc, tức các bên có thể thỏa thuận trả lãi hoặc không. Thông thường, nghĩa vụ phát trả tiền bao gồm cả lãi,
phát sinh trong hợp đồng cho vay có đối tượng là tiền. Khoản tiền mà bên vay phải trả bao gồm cả nợ dốc
và lãi trên nợ gốc nếu các bên có thỏa thuận việc trả lãi. Tuy nhiên, trong các quan hệ nghĩa vụ có phát sinh
nghĩa vụ trả tiền nếu các bên không có thỏa thuận khác, nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc.
2. Mua hàng không trả tiền bị phạt tiền hay phạt tù?
Theo Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Như vậy
có thể thấy, trả tiền cho bên bán là nghĩa vụ bắt buộc của người mua. Nếu bên mua có khả năng trả nhưng
cố tình bùng tiền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-
CP được quy định cụ thể tại điểm c Khoản 1 Điều 15 như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:.....
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản
do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình
thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả."
Như vậy theo quy định trên đối với trường hợp mua hàng không trả tiền có thể bị phạt tiền từ 2.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên thì người mua hàng
không trả tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, trường hợp người mua cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để không phải trả số tiền từ
4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các Tội cướp tài sản; Tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản; Tội trồm cắp tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra vô cùng phổ
biến, diên biễn ngày càng phức tạp, tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Thế nào là lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận
được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử
dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được
tài sản.
Trên thực tế hiện nay một người sau khi vay, mượn, thuê tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn,
nhưng để chứng minh họ có bỏ trốn, nhằm chiếm đoạt tài sản hay không là vấn đề còn nhiều vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng.
Pháp luật cũng đã quy định cụ thể Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 Bộ luật Hình sự
2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là
phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp
đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc
dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp
đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dấn đến không có khả năng trả lại tài sản.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
+ Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội chiếm đoạt taì sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm vụ
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc
toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, tùy vào mức độ vi phạm, người mua hàng không trả tiền có thể bị xử lý hình sự với mức
phạt lên đến 20 năm tù.
3. Tố cáo mua hàng không trả tiền
3.1 Tố cáo là gì?
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về tố cáo là Luật Tố cáo 2018 tại Khoản 1 Điều 2 luật này quy
định về khái niệm tố cáo như sau:
Tố cáo việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Bên cạnh đó Luật Tố cáo năm 2018 cũng quy định xử lý ban đầu thông tin tố cáo như sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo
và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền
cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng
không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết
lý do không thụ lý tố cáo.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ
chức, cá nahan tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có
thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ
quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường
hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm
quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
3.2 Mẫu đơn tố cáo mua hàng không trả tiền
Dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ cung cấp cho quý khách hàng mẫu đơn tố cáo mua hàng không trả tiền qua
một tình huống cụ thể, khách hàng có thể tải mẫu đơn và thay đổi thông tin để phù hợp với hoàn cảnh và
phù thuộc với trường hợp của khách hàng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 20....
ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ....)
Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
Họ và tên tôi: Nguyễn Thạc Bảo N Sinh ngày: 04/12/1998
Chứng minh nhân dân/CCCD/Hộ chiếu: 2410333****
Ngày cấp: ..../..../20.... Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh Đăk Lăk
Hộ khẩu thường trú: Thôn Hòa Àn, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đak Lak
Chỗ ở hiện tại: số 37 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm
pháp luật của:
Anh: Phạm Nguyễn Bảo K Sinh ngày: 01/9/1987
Chứng minh nhân dân số: 4567********
Ngày cấp: ..../..../20.... Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh Bắc Giang
Hộ khẩu thường trú: Thôn An Nam, xã Tân Lập, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Chỗ ở hiện tại: số 98 Ngõ 222, phố Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Vì anh K đã có hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi tổng cộng 46.000.000 đồng/
Sự vụ cụ thể như sau:
Tôi quen anh K qua một người bạn, anh A làm nghề buôn bán mặt hàng là tranh cát, hiện tại anh A đã có
tổng cộng 3 cửa hàng. Biết tôi là người chuyên phân phối sỉ lẻ tất cả các mặt hàng tranh gỗ, tranh cát,... anh
A đã đặt của tôi 2 đơn hàng. Đơn hàng thứ nhất là vào ngày 31/12/2021 với tổng cộng 500 tranh cát, và 100
tranh gỗ giá trị đơn hàng là 25.000.000 đồng, khi đó anh K có lấy lí do là do cuối năm nên chưa có tiền để
thanh toán được nên hứa sẽ thanh toán vào đợt hàng sau. Đến đợt hàng thứ 2 là vào ngày 28/4/2022 với
tổng cộng 450 tranh cát và 90 tranh gỗ giá trị đơn hàng là 21.000.000 đồng, khi đó tôi có đề cập đến khoản
nợ trước nhưng anh K lại lấy lí do đợt hàng sau sẽ nhập nhiều hơn đợt hàng này và chả một thể để không
trả tiền cho tôi, tôi tin lời anh ấy nên đồng ý. Đến tháng 6 nghe được tin anh K làm ăn thua lỗ phải sang
nhượng 2 cửa hàng nên tôi đã đến tận nơi để nói chuyện về khoản tiền này nhưng anh K đã trốn, tôi đã gọi
điện, nhắn tin gặp mặt thành viên gia đình anh K cũng đều không nhận được thông tin liên lạc của anh K,
mặc dù anh K vẫn còn ở Hà Nội, thỉnh thoảng vẫn ra cửa hàng. Cho đến tháng 10 vừa rồi, khi đến nhà anh
K thì nhận được thông tin từ người nhà là anh K đã đi khỏi nhà từ tháng 9, người nhà không liên lạc được,
không biết đang ở đâu,
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh K đã có hành vi gian dối lợi dung niềm tin của tôi nhằm mục
đích chiếm đoạt số tiền là 46.000.000 đồng.
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh K đã chiếm đoạt tổng giá trị tài sản có giá trị là 46.000.000 đồng của
tôi.
Hành vi của anh K có dấu hiệu phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" - quy định của bộ Luật hình sự năm
2015 tại khoản 1 Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể được quy định như sau:
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian đối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03
năm..."
Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh K.
Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh K về hành vi lừa đảo chiếm đoạt
tài sản;
- Buộc anh K phải trả lại tiền cho tôi tổng cộng là 46.000.000 đồng.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn.
Người tố cáo
(ký và ghi rõ họ tên)
4. Khởi kiện đòi tiền khách hàng mua hàng không thanh toán
Về nguyên tắc khi bên mua đẫ nhận hàng thì phải thanh toán cho bên bán đù tiền và nếu hai bên có thỏa
thuận thời gian chậm trả thì khi hết thời gian thỏa thuận đó bên mua phải trả đủ tiền cho bên bán.
Trong trường hợp khách hàng đã mua hàng nhưng còn nợ chưa chịu trả khi đã quá hạn thỏa thuận giữa hai
bên, và chưa có đủ dấu hiệu để có thể cấu thành nên các hành vi vi phạm pháp luật như lợi dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Sự việc này tranh chấp hợp đồng dân sự mà căn cứ vào điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự
thì tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị
đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và
31 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm
việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu
nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của bộ luật này;
c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản."
Do đó, để bảo về được quyền lợi cho mình, đòi lại số tiền của mình, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa
án nhân dân cấp huyện nơi khách hàng của bạn đang sinh sống để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp
giữa hai bên, yêu cầu bên mua phải thanh toán đủ tiền hàng của bạn.
Hồ sơ khởi kiện gồm:
1. - Đơn khởi kiện (Theo mẫu của Tòa án);
2. - Giấy tờ ghi nhận nợ (Sổ nợ, hóa đơn,...);
3. - chứng minh thư nhân dân của bạn (Bản sao có chứng thực);
4. - Sổ hộ khẩu gia đình bạn (Bản sao có chứng thực).
Sau khi bạ khởi kiện đến cơ quan tòa án thì sự việc của bạn sẽ được giải quyết trong vòng từ 4 đến 6
tháng.
| 1/7

Preview text:

Mua hàng không trả tiền bị phạt tiền hay phạt tù? Tố cáo, kiện ở đâu?
1. Quy định của pháp luật về nghĩa vụ trả tiền?
Theo Điều 440 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua bán hàng hóa như sau:
- Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.
Trong quan hệ nghĩa vụ có những quan hệ trực tiếp như: Mua bán, cho thê, cho vay, trao đổi, dịch vụ,... có
những loại quan hệ gián tiếp phản ánh tính chất hàng hóa - tiền tệ như bồi thường thiệt hại, hoàn trả,...
Nghĩa vụ trả tiền có thể phát sinh trên cơ sở thỏa thuận hoặc pháp luật quy định, khi một bên trong quan hệ
nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ trả tiền thì phải thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận.
- Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác
định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời
hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản. Nghĩa vụ trả tiền thường
xuất hiện trong các hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ; hợp đồng cho vay; hợp đồng trao đổi;... Theo đó
một bên có nghĩa vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ. Bên còn lại có quyền nhận và thanh toán một
khoản tiền cho bên cung cấp khi đến hạn. Trong nghĩa vụ trả tiền, khoản tiền phải trả là một khoản tiền xác
định rõ ràng gắn với giá trị của hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ,... mà bên có quyền đã cung cấp trước đó. Do vậy,
bên mang nghĩa vụ trả tiền phải thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa
thuận. Nghĩa vụ trả tiền là nghĩa vụ mang tính chất bắt buộc đối với bên có nghĩa vụ, do đó nếu bên có
nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền, thì bên có quyền khởi kiện yêu cầu bên có nghĩa vụ thực
hiện nghĩa vụ trả tiền.
- Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy
định tại Điều 357 của Bộ luật Dân sự năm 2015. Lãi là khoản tiền tăng lên được xác định theo số tiền chưa
trả, thời hạn và lãi suất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Theo đó, bên có nghĩa vụ phải trả tiền
phải trả cả khoản tiền lãi và tiền gốc cho bên có quyền. Các bên có thể thỏa thuận về việc trả tiền lãi trên nợ
gốc, tức các bên có thể thỏa thuận trả lãi hoặc không. Thông thường, nghĩa vụ phát trả tiền bao gồm cả lãi,
phát sinh trong hợp đồng cho vay có đối tượng là tiền. Khoản tiền mà bên vay phải trả bao gồm cả nợ dốc
và lãi trên nợ gốc nếu các bên có thỏa thuận việc trả lãi. Tuy nhiên, trong các quan hệ nghĩa vụ có phát sinh
nghĩa vụ trả tiền nếu các bên không có thỏa thuận khác, nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc.
2. Mua hàng không trả tiền bị phạt tiền hay phạt tù?
Theo Điều 430 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các
bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Như vậy
có thể thấy, trả tiền cho bên bán là nghĩa vụ bắt buộc của người mua. Nếu bên mua có khả năng trả nhưng
cố tình bùng tiền thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-
CP được quy định cụ thể tại điểm c Khoản 1 Điều 15 như sau:
"Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:.....
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản
do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình
thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả."

Như vậy theo quy định trên đối với trường hợp mua hàng không trả tiền có thể bị phạt tiền từ 2.000.000
đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định trên thì người mua hàng
không trả tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, trường hợp người mua cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để không phải trả số tiền từ
4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các Tội cướp tài sản; Tội
bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội cưỡng đoạt tài sản; Tội cướp giật tài sản; Tội công nhiên chiếm đoạt
tài sản; Tội trồm cắp tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xảy ra vô cùng phổ
biến, diên biễn ngày càng phức tạp, tính chất, mức độ ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Thế nào là lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản?
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hình thức vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận
được tài sản của người khác rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử
dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý, với mục đích muốn chiếm đoạt được tài sản.
Trên thực tế hiện nay một người sau khi vay, mượn, thuê tài sản bằng các hình thức hợp đồng rồi bỏ trốn,
nhưng để chứng minh họ có bỏ trốn, nhằm chiếm đoạt tài sản hay không là vấn đề còn nhiều vướng mắc
trong thực tiễn áp dụng.
Pháp luật cũng đã quy định cụ thể Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 Bộ luật Hình sự
2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:
- Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168,
169, 170, 171, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là
phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm
hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp
đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc
dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp
đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dấn đến không có khả năng trả lại tài sản.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: + Có tổ chức;
+ Có tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; + Tái phạm nguy hiểm.
- Phạm tội chiếm đoạt taì sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm vụ
chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, tùy vào mức độ vi phạm, người mua hàng không trả tiền có thể bị xử lý hình sự với mức
phạt lên đến 20 năm tù.
3. Tố cáo mua hàng không trả tiền 3.1 Tố cáo là gì?
Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về tố cáo là Luật Tố cáo 2018 tại Khoản 1 Điều 2 luật này quy
định về khái niệm tố cáo như sau:
Tố cáo việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền
biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bao gồm:
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ;
Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực.
Bên cạnh đó Luật Tố cáo năm 2018 cũng quy định xử lý ban đầu thông tin tố cáo như sau:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm vào sổ, phân loại, xử lý ban đầu thông tin tố cáo, kiểm tra, xác minh thông tin về người tố cáo
và điều kiện thụ lý tố cáo; trường hợp phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm hoặc phải ủy quyền
cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra, xác minh thì thời hạn này có thể kéo dài hơn nhưng
không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đủ điều kiện thụ lý thì ra quyết định thụ lý tố cáo theo quy định tại Điều 29 của Luật này;
trường hợp không đủ điều kiện thụ lý thì không thụ lý tố cáo và thông báo ngay cho người tố cáo biết
lý do không thụ lý tố cáo.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì trong thời hạn 05 ngày làm việc
kể từ ngày nhận được đơn tố cáo, phải chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải
quyết và thông báo cho người tố cáo. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp thì cơ quan, tổ
chức, cá nahan tiếp nhận tố cáo hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và được gửi đồng thời cho nhiều cơ
quan, tổ chức, cá nhân, trong đó có cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trường
hợp đã hướng dẫn nhưng người tố cáo vẫn gửi tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân không có thẩm
quyền giải quyết thì cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận được tố cáo không xử lý.
3.2 Mẫu đơn tố cáo mua hàng không trả tiền
Dưới đây, Luật Minh Khuê sẽ cung cấp cho quý khách hàng mẫu đơn tố cáo mua hàng không trả tiền qua
một tình huống cụ thể, khách hàng có thể tải mẫu đơn và thay đổi thông tin để phù hợp với hoàn cảnh và
phù thuộc với trường hợp của khách hàng:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 20.... ĐƠN TỐ CÁO
(Về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ....)
Kính gửi: CÔNG AN NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI
Họ và tên tôi: Nguyễn Thạc Bảo N Sinh ngày: 04/12/1998
Chứng minh nhân dân/CCCD/Hộ chiếu: 2410333****
Ngày cấp: ..../..../20.... Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh Đăk Lăk
Hộ khẩu thường trú: Thôn Hòa Àn, xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đak Lak
Chỗ ở hiện tại: số 37 Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, khởi tố hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: Phạm Nguyễn Bảo K Sinh ngày: 01/9/1987
Chứng minh nhân dân số: 4567********
Ngày cấp: ..../..../20.... Nơi cấp: Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh Bắc Giang
Hộ khẩu thường trú: Thôn An Nam, xã Tân Lập, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang
Chỗ ở hiện tại: số 98 Ngõ 222, phố Hồng Mai, phường Quỳnh Lôi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Vì anh K đã có hành lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của tôi tổng cộng 46.000.000 đồng/ Sự vụ cụ thể như sau:
Tôi quen anh K qua một người bạn, anh A làm nghề buôn bán mặt hàng là tranh cát, hiện tại anh A đã có
tổng cộng 3 cửa hàng. Biết tôi là người chuyên phân phối sỉ lẻ tất cả các mặt hàng tranh gỗ, tranh cát,... anh
A đã đặt của tôi 2 đơn hàng. Đơn hàng thứ nhất là vào ngày 31/12/2021 với tổng cộng 500 tranh cát, và 100
tranh gỗ giá trị đơn hàng là 25.000.000 đồng, khi đó anh K có lấy lí do là do cuối năm nên chưa có tiền để
thanh toán được nên hứa sẽ thanh toán vào đợt hàng sau. Đến đợt hàng thứ 2 là vào ngày 28/4/2022 với
tổng cộng 450 tranh cát và 90 tranh gỗ giá trị đơn hàng là 21.000.000 đồng, khi đó tôi có đề cập đến khoản
nợ trước nhưng anh K lại lấy lí do đợt hàng sau sẽ nhập nhiều hơn đợt hàng này và chả một thể để không
trả tiền cho tôi, tôi tin lời anh ấy nên đồng ý. Đến tháng 6 nghe được tin anh K làm ăn thua lỗ phải sang
nhượng 2 cửa hàng nên tôi đã đến tận nơi để nói chuyện về khoản tiền này nhưng anh K đã trốn, tôi đã gọi
điện, nhắn tin gặp mặt thành viên gia đình anh K cũng đều không nhận được thông tin liên lạc của anh K,
mặc dù anh K vẫn còn ở Hà Nội, thỉnh thoảng vẫn ra cửa hàng. Cho đến tháng 10 vừa rồi, khi đến nhà anh
K thì nhận được thông tin từ người nhà là anh K đã đi khỏi nhà từ tháng 9, người nhà không liên lạc được, không biết đang ở đâu,
Từ những sự việc trên, có thể khẳng định Anh K đã có hành vi gian dối lợi dung niềm tin của tôi nhằm mục
đích chiếm đoạt số tiền là 46.000.000 đồng.
Qua thủ đoạn và hành vi như trên, anh K đã chiếm đoạt tổng giá trị tài sản có giá trị là 46.000.000 đồng của tôi.
Hành vi của anh K có dấu hiệu phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" - quy định của bộ Luật hình sự năm
2015 tại khoản 1 Điều 174 Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể được quy định như sau:
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian đối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000
đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường
hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm..."

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nay tôi viết đơn này tố cáo anh K.
Kính đề nghị Quý cơ quan giải quyết cho những yêu cầu sau đây:
- Xác minh và khởi tố vụ án hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử anh K về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản;
- Buộc anh K phải trả lại tiền cho tôi tổng cộng là 46.000.000 đồng.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp
luật về những điều trình bày trên.
Kính mong được xem xét và giải quyết. Xin chân thành cảm ơn. Người tố cáo (ký và ghi rõ họ tên)
4. Khởi kiện đòi tiền khách hàng mua hàng không thanh toán
Về nguyên tắc khi bên mua đẫ nhận hàng thì phải thanh toán cho bên bán đù tiền và nếu hai bên có thỏa
thuận thời gian chậm trả thì khi hết thời gian thỏa thuận đó bên mua phải trả đủ tiền cho bên bán.
Trong trường hợp khách hàng đã mua hàng nhưng còn nợ chưa chịu trả khi đã quá hạn thỏa thuận giữa hai
bên, và chưa có đủ dấu hiệu để có thể cấu thành nên các hành vi vi phạm pháp luật như lợi dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản. Sự việc này tranh chấp hợp đồng dân sự mà căn cứ vào điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự
thì tranh chấp này sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự về Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
"1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị
đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân
sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này;

b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm
việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu
nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của bộ luật này;

c) Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp về bất động sản."
Do đó, để bảo về được quyền lợi cho mình, đòi lại số tiền của mình, bạn có thể làm đơn khởi kiện đến Tòa
án nhân dân cấp huyện nơi khách hàng của bạn đang sinh sống để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp
giữa hai bên, yêu cầu bên mua phải thanh toán đủ tiền hàng của bạn. Hồ sơ khởi kiện gồm:
1. - Đơn khởi kiện (Theo mẫu của Tòa án);
2. - Giấy tờ ghi nhận nợ (Sổ nợ, hóa đơn,...);
3. - chứng minh thư nhân dân của bạn (Bản sao có chứng thực);
4. - Sổ hộ khẩu gia đình bạn (Bản sao có chứng thực).
Sau khi bạ khởi kiện đến cơ quan tòa án thì sự việc của bạn sẽ được giải quyết trong vòng từ 4 đến 6 tháng.