-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế tại Đại hội VII vànhiệm vụ của sinh vi hiện nay - Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Môn: Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam(LLLSD1101)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ~~~~~*~~~~~ BÀI TẬP CÁ NHÂN
MÔN: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Đề bài: “Mục tiêu ổn định và phát triển kinh tế tại Đại hội VII và
nhiệm vụ của sinh vi hiện nay ”
Họ tên sinh viên: Nguyễn Khánh Huyền
Lớp: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (222)_23
Mã sinh viên: 11218018
GV phụ trách môn học: TS. Nguyễn Thị Hoàn Hà Nội, tháng 2 năm 2023 BÀN LUẬN VẤN ĐỀ
Sau khi hoàn thành sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước, nhân dân ta đã đạt
được những thành tựu to lớn trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục
và phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở mang giáo dục, khoa học,
văn hoá, y tế. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn ở tình trạng nông nghiệp lạc hậu, còn nặng tính
chất tự cấp, tự túc. Trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế -xã hội thấp kém. Cơ cấu
kinh tế mất cân đối nặng. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp để lại nhiều hậu
quả nặng nề. Nền kinh tế rất kém hiệu quả, năng suất lao động thấp, tích luỹ trong nước
chưa đáng kể, còn lệ thuộc nhiều vào bên ngoài. Khủng hoảng kinh tế - xã hội kéo dài
nhiều năm: lạm phát nghiêm trọng; sản xuất bấp bênh; thất nghiệp tăng; tiền lương
không đủ sống; trật tự an toàn xã hội không được bảo đảm; tham nhũng và nhiều tệ nạn
xã hội khác lan rộng, công bằng xã hội bị vi phạm; nếp sống văn hoá, tinh thần và đạo
đức bị xói mòn; lòng tin vào Đảng và Nhà nước giảm sút. Thực trạng nêu trên có nguồn
gốc sâu xa do lịch sử để lại và hậu quả nhiều năm chiến tranh, song chủ yếu là do chúng
ta đã phạm sai lầm chủ quan, duy ý chí, vi phạm quy luật khách quan trong cải tạo xã
hội chủ nghĩa, trong tiến trình công nghiệp hoá và trong cơ chế quản lý kinh tế. Những
sai lầm đó cùng với sự trì trệ trong công tác tổ chức, cán bộ đã kìm hãm lực lượng sản
xuất và triệt tiêu nhiều động lực phát triển.
Đại hội VII diễn ra từ ngày 24 đến ngày 27/6/1991 tại Hà Nội. Tham dự đại hội có
1176 đại biểu thay mặt 2,1 triệu Đảng viên trên toàn quốc. Đại hội diễn ra trong hoàn
cảnh mà Liên Xô và các nước Đông Âu đã sụp đổ, do vậy đại hội này mang tính chất
quyết định vận mệnh đất nước. Nắm vững nguyên tắc và quan điểm đổi mới đã được đề
ra từ đại hội VI, Đảng vẫn kiên định với con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, Đảng sẽ
lãnh đạo toàn dân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Cương lĩnh đã khát quát qua quá
trình cách mạng Việt Nam và từ đó rút ra bài học: nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh cũng trình bày vấn đề quá trình quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội còn tồn tại nhiều khuyết điểm và các biện pháp khắc phục trước tình hình thế giới.
Đại hội VII của Đảng đã thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm
2000. Mục tiêu tổng quát năm 2000 là “ra khỏi khủng hoảng, ổn định tinh hình kinh tế
xã hội, phấn đấu vượt qua tình trạng nước nghèo và kém phát triển, cải thiện đời sống
của nhân dân, củng cố quốc phòng an ninh, tạo điều kiện cho đất nước phát triển nhanh
hơn vào đầu thế kỉ 21”. Đề ra chiến lược về vấn đề cơ cấu kinh tế, cơ chế quản lý và các
cơ sở lớn, xây dựng những chỉ tiêu dựa trên những căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của từng lĩnh vực. 2
Từ 1992, vượt qua những thử thách, công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo tiếp tục
phát triển toàn diện, vững chắc. Giá trị sản lượng công-nông nghiệp, dịch vụ tăng khá
nhanh. Lạm phát năm 1992 là 17,5%, giảm xuống một cách nhanh chóng xuống còn
5,2% năm 1993. Tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này đạt bình quân 7,2%. Tốc độ
tăng trưởng công-nông nghiệp cao. Tính đến năm 1993, nước ta đã hoàn thành các chỉ
tiêu về kinh tế xã hội, bảo đảm các yêu cầu về quốc phòng và an ninh. Đồng thời cũng
mở rộng quan hệ đối ngoại. Đặc biệt trong những năm 1991-1995, nhờ việc thực hiện
cương lĩnh, chiến lược phát triển kinh tế và những mục tiêu cụ thể do Đại hội VII đề ra,
công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu quan trọng. Tỷ trọng, sản lượng công
nghiệp tăng cao. Sản xuất nông nghiệp không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu trong nước mà
còn xuất khẩu hàng năm 2 triệu tấn. Lạm phát giảm từ 67.4% năm 1991 xuống còn
12,7% năm 1995. Đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể; trình độ dân trí tăng lên,
sự nghiệp giáo dục và đào tạo có những chuyển biến tích cực. An ninh, chính trị, quốc
phòng được củng cố và đảm bảo vững chắc; công tác củng cố và xây dựng Đảng đạt
được nhiều thành tựu lớn. Về mặt đối ngoại, nước ta đã khôi phục và mở rộng quan hệ
hợp tác với Trung Quốc về nhiều mặt; tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị vốn có
với Lào, Campuchia; trở thành thành viên ASEAN; củng cố quan hệ với Nga và các
nước Đông Âu; bình thường hóa quan hệ với Mỹ.
Tuy nhiên, tiềm lực kinh tế còn non yếu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất
lao động xã hội thấp. Hàng hóa và dịch vụ do đó mà thiếu sức cạnh tranh. Do hiệu quả
sản xuất kinh doanh thấp nên tỷ lệ để dành thuần so với tổng thu nhập có thể sử dụng
được (NDI) tuy đã tăng từ 1,4% năm 1990 lên 14,8% năm 1995 và 18,9% năm 1999
nhưng tỷ lệ này mới chiếm trên dưới 50% tổng nguồn vốn tích luỹ (Năm 1996 chiếm
41,7%; 1997 chiếm 45,6%; 1998 chiếm 53,0%). Nền kinh tế nước ta lúc đó đang trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhân loại đang bước vào nền kinh
tế tri thức mà bản thân người lao động không biết nghề hoặc biết nghề không đến nơi
đến chốn thì rất khó tìm việc làm vì ngày nay người ta quan tâm chủ yếu đến chất lượng
lao động chứ không tập trung vào khai thác số lượng lao động như trước đây.
Đại hội VII được coi là một cột mốc mới trong tiến trình Cách mạng Việt Nam,
đánh dấu bước trưởng thành của Đảng ta. Đại hội đã thực sự làm tròn trách nhiệm trọng
đại mà lịch sử đã giao phó, đó là “Đại hội của trí tuệ đổi mới, dân chủ kỉ cương đoàn
kết”. Đại hội đã hoạch định con đường quá độ lên Chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc
điểm của miền Nam và những giải pháp đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã
hội, đặt cơ sở và quyết định những bước đi tới sự phát triển mạnh mẽ của đất nước. Đại
hội đã củng cố thêm niềm tin với các cán bộ, Đảng viên và nhân dân đối với công cuộc
đổi mới của đất nước. 3
Đối với sinh viên – hàng ngũ tri thức trẻ hiện nay, lực lượng xung kính trong nghiên
cứu khoa học, sáng tạo, tình nguyện và tham gia các hoạt động giao lưu, hội nhập cần
phải nỗ lực phấn đấu, tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức góp
phần thực hiện đường lối đổi mới của đất nước ta hiện nay. Để thực hiện được nhiệm vụ
này, sinh viên cần phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đường lối đổi mới, tích
cực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng
trong sáng, kiên định và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
trong thực tiễn học tập và cuộc sống, đồng thời phải luôn luôn kiên định mục tiêu độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Sinh viên phải rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, có
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới
đất nước, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh; tích cực tham gia vào các cuộc
đấu tranh bảo vệ Đảng, Nhà nước và bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống lại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch và các tiêu cực, tệ nạn xã hội,tham nhũng …Sinh viên cần tích cực học tập
và tự học tập, trau dồi vốn kiến thức, chủ động tìm kiếm thông tin, để nâng cao trình độ
văn hóa, chuyên môn, khoa học, kĩ thuật, tay nghề. Trong thời kì đổi mới, sinh viên nước
ta cần nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, khả năng thực tế, kỹ năng lao động để thích
ứng với thị trường lao động trong nước và quốc tế. Sinh viên nên tham gia xây dựng xã
hội học tập với phương châm: người sinh viên nào cũng phải xác định rằng tham gia học
tập thường xuyên, suốt đời là quyền và nghĩa vụ của bản thân.
Sinh viên phải biết giữ gìn phẩm chất, đạo đức, lối sống, nâng cao phẩm chất chinh trị,
hoàn thành nhiệm vụ được giao và phát huy những thế mạnh của mình để giúp cho việc
phát triển Đảng trong sinh viên ngày càng mạnh và đạt được hiệu quả cao nhất. Hơn nữa,
hãy tích cực xây dựng Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tô quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân
dân, phải tích cực tham gia xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc vững chắc. Đặc biệt, giới
trẻ hiện nay cần tự giác tham gia vào các Hội của Đoàn thanh niên, phấn đấu trở thành
Đoàn viên, Đảng viên của Đảng và hội viên của cá tổ chức quần chúng nhân dân. Ngoài
ra, sinh viên tích cực tham gia xây dựng môi trường nhà nước, xã hội lành mạnh và môi
trường sinh thái trong lành, sạch đẹp. Đồng thời, phải xung kích đi đầu trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Tích cực tham gia các chương
trình, dự án của địa phương; tự nguyện, tự giác tham gia các thực hiện nghĩa vụ quân sự,
tham gia các hoạt động bảo vệ Tổ quốc và giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội. Sinh
viên có trách nhiệm với chính bản thân, gia đình, bạn bè và những người xung quanh. Có
trách nhiệm với công việc mình được giao, hoàn thành tốt với nhiệm vụ của mình, tránh
để công việc bị chậm trễ, trì hoãn để ảnh hưởng đến công việc của tập thể. 4
Cuối cùng, để không bị tụt hậu, em luôn cập nhật thông tin, tiếp tục nghiên cứu,
khẳng định và cụ thể hóa những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp với thực tiễn Việt Nam; làm rõ các vấn đề
cần bổ sung, phát triển; nghiên cứu có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Đối với những
trào lưu tư tưởng, học thuyết, lý thuyết mới, cần nghiên cứu trên quan điểm khách quan,
biện chứng và tiếp thu những giá trị tiến bộ, đồng thời chủ động nghiên cứu, phê phán
bản chất phản khoa học, phản cách mạng của các quan điểm sai trái, thù địch bằng các
luận cứ khoa học và minh chứng bằng thực tiễn một cách thuyết phục. Quan tâm nghiên
cứu để dự báo sớm tình hình thế giới, khu vực và trong nước, những điều chỉnh chiến
lược của các nước lớn, dự báo âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và
những phần tử cơ hội chính trị.
Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn ờ quy tụ
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một đất nước Việt Nam “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hiện nay, khi đánh giá thành tựu 35 năm thực
hiện công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên Chủ nghĩa xã hội năm 1991, Đại hội Đại biểu lần thứ XIII, năm 2021 đã tiếp
tục khẳng định “đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo”. Do kiến thức và
sự hiểu biết của bản thân có hạn nên chắc hẳn bài tập cá nhân của em còn nhiều chỗ sai
sót, em rất mong nhận được lời góp ý của cô để rút kinh nghiệm cho nhiều bài tập lớn,
bài tiểu luận tiếp theo trong chương trình học sau này. Rất cảm ơn cô vì đã chỉ dạy,
hướng dẫn tận tình giúp em làm bài tập này! 5