NỀN CỘNG HÒA Ở LA MÃ-NỀN DÂN CHỦ Ở HY LẠP | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh

NỀN CỘNG HÒA Ở LA MÃ-NỀN DÂN CHỦ Ở HY LẠP | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem

`Tây Tiến
- Quang Dũng-
I. Tác giả
- Quang Dũng gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống
Pháp.
- QD một nghệ : viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạcđa tài
nhưng dấu ấn sâu sắc nhất trong lòng công chúng vẫn là thơ
- QD , hồn hậu, , thấmHồn thơ bình dị phóng khoáng, tài hoa
đượm tình đồng bào, đồng chí
II. Tác phẩm
* Hoàn cảnh sáng tác
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947,
+ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch,Nhiệm vụ
bảo vệ biên giới Lào.
+ chủ yếu là miền biên giới hoang vu, hiểm trởĐịa bàn hoạt động
từ Châu Mai, Châu Mộc vòng về miền Tây Thanh Hóa sang cả
Sầm Nưa.
+ cùng khó khăn, gian khổ, thiếuĐiều kiện sống chiến đấu
thốn, thiên nhiên dữ dội, bệnh tật hoành hành “ Đánh trận tử vong ít,
sốt rét tử vong nhiều”
+ , trong đó Các chiến phần đông thanh niên Nội
nhiều học sinh sinh viên xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi
của non sông. những con người hào hoa lãng mạn của Nội
nên sống chiến đấu trong điều kiện hoàn cảnh rất khó khăn,
thiếu thốn gian khổ, tâm hồn họ vẫn phơi phới cảm hứng lãng
mạn và anh hùng, lạc quan và dũng cảm.
- QD đại đội trưởng đoàn quan Tây Tiến. Cuối năm 1948, QD
chia tay Tây Tiến chuyển sang một đơn vị khác. Một thời gian
không lâu sau đó, tại Phù Lưu Chanh, QD đã viết bài thơ này.
* Vị trí:
- Tây Tiến bài thơ tiêu biểu của đời thơ QD thể hiện nét hồn
thơ phóng khoáng lãng mạn, tài hoa của ông, đồng thời cũng thi
phẩm toàn bích của thơ ca kháng chiến.
* Chủ đề: dòng hoài niệm Đây tha thiết của tác giả về vẻ đẹp
lãng mạn bi tráng của người lính Tây Tiến trên nền của bức
tranh thiên nhiên miền Tây dữ dội, hùng hết sức thơ mộng,
trữ tình.
III. Phân tích
Phần 1: (14 câu thơ đầu)
Nỗi nhớ thiết tha và sâu nặng của tác giả về hình ảnh người lính
Tây Tiến kiêu dũng dãi dầu trong núi rừng miền Tây vừa hùng
vĩ vừa mĩ lệ.
a. Hai câu đầu: Sự giãi bày trực tiếp nỗi nhớ tha thiết mãnh
liệt về một thời Tây Tiến( hình ảnh người lính TT trên
chặng đường hành quân)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Khoảng cách, thời gian chia tay với đơn vị Tây Tiến chưa phải
dài vậy mà lòng đã trào dâng một nỗi nhớ tha thiết.
- Các tín hiệu nổi bật:
+ Tiếng gọi đầy thiết tha trìu mến : “Sông xa rồi Tây Tiến
ơi”. Tiếng gọi gợi nhắc một địa danh- (Sông sông Mã
dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt - Lào của
các tỉnh Mộc Châu, Sầm Nưa, Mai Châu, Quan Hóa... Đây
dòng sông nhiều ghềnh thác đổ dốc dữ dội, một mình băng băng
giữa núi rừng hùng vĩ, hai bên bờ sông còn rải rác mồ của các
chiến Tây Tiến. thế, sông một cảnh sắc thiên nhiên
hùng vĩ, hình ảnh của ; nhưng dòngthiên nhiên miền Tây
sông còn dòng sông gắn liền với chặng đường hành
quân của trung đòan, từng chia sẻ chứng kiến những buồn
vui, những mất mát, hi sinh, từng "gầm lên khúc độc hành" tiễn
đưa tử sĩ... Sông đựng đầy kỉ niệm về trung đoàn Tây Tiến
năm xưa. Hành hương trở về quá khứ, Quang Dũng đã nhắc tới
sông Mã như một biểu tượng đầu tiên của nỗi nhớ.)
+ mở đầu câu thơ mở nhịp diễn tả được sự tràoĐiệp từ “nhớ”
dâng cảm xúc, nỗi nhớ như những đợt sóng Nhớ về rừng núi nhớ
chơi vơi.
+ Cách dùng từ độc đáo : “nhớ chơi vơi”. Từ láy chơi vơi vừa
diễn tả nổi nhớ bâng khâng, xao xuyến, luyến lưu vời vợi trong
tâm hồn nhà thơ. Nỗi nhớ ấy da diết, lơ lửng, bao trùm, lan tỏa khắp
núi rừng, bồng bềnh trong không gian, bao la trong thời gian. Điệp
từ “nhớ” phối hợp với
đã đậm nỗi nhớ thường trực, cuộn xoáy trong lòng nhà thơ
ba lan tỏa đến triệu triệu độc giả sau này.
b. 6 câu tiếp hình ảnh người lính hành quân trong núi rừng
miền Tây hùng vĩ và diễm lệ.
b1. Hai câu đầu
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
- Những gợi không gian xa xôi,địa danh Sài Khao, Mường Lát
hoang sơ, hẻo lánh và đầy bí mật
-Những đoàn quân đi trong màn sương giăng mắc bao phủ “Sài
Khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Sương trắng giăng mắc núi rừng là
hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng cho thiên nhiên miền Tây. Hình ảnh ấy
đã đi vào thơ ca nhạc họa như một biểu tượng của vẻ đẹp nên thơ,
ảo của núi rừng. Tuy nhiên câu thơ của Quang Dũng đã đưa lại
cảm nhận, ấn tượng khác. Hình ảnh “sương lấp đoàn quân mỏi
gợi sự dữ dội của thiên nhiên. Sương trắng xóa đầy không gian che
khuất tầm nhìn của những người lính. Ngòi bút của Quang Dũng đã
không né tránh hiện thực đầy thử thách, gian khổ này.
- Đêm rừng Tây Bắc hư ảo, lung linh:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Hoa đây những bông hoa rừng bung nở để đón chào người lính
về với bản làng núi rừng. Hoa đây cũng thể những đuốc.
Những người lính hành quân trong đêm, những đuốc như những
bông hoa lửa rực rỡ lộng lẫy thắp sáng rừng già xua tan giá lạnh của
sương, bóng tối của màn đêm ảo thơ mộng. Những đuốc thấp
thoáng ẩn hiện trong tạo nên không gian ảo, thơ“đêm hơi”
mộng.
b2. Ba câu tiếp theo: Tác giả tiếp tục tái hiện sự hùng vĩ, dữ dội
đó của núi rừng Tây Bắc
-Đoàn binh Tây Tiến không chỉ đối mặt với màn sương mịt
còn phải vượt qua những dốc núi cheo leo hiểm trở:
Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm
+ Các từ láy “khúc khủy”, “thăm thẳm” giàu chất tạo hình vẽ nên
những gập ghềnh quanh co đầy nguy hiểm.
+ Từ “dốc” được lặp lại hai lần mở đầu câu và mở nhịp gợi tả những
con dốc trùng điệp nối tiếp nhau thể hiện được sự mệt nhọc của
những người lính khi leo dốc.
+ Thanh điệu câu thơ khá đặc biệt - 5/7 âm tiết thanh trắc, với sự
xung đột âm vực cao thấp mạnh mẽ (dốc lên, thăm thẳm). Tất cả
góp phần diễn tả âm điệu trúc trắc, gợi lên con đường hành quân gồ
ghề, gập ghềnh, hiểm trở.
- Bên cạnh những con dốc hiểm trở nhà thơ còn đặc tả những đỉnh
núi chon von giữa mây trời:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
+ Từ láy “heo hút” được dùng rất sáng tạo. Thông thường từ láy này
được dùng để gợi t không gian xa xôi vắng bóng người. đây từ
“heo hút” được đảo lên đầu câu tác dụng cực tả độ cao của núi.
Đỉnh núi cao đến tận mây trời, được mây trời bao bọc.
+ Từ “ngửi” được dùng rất sáng tạo. Thủ pháp nhân hóa kết hợp với
cường điệu gợi tả độ cao tuyệt đích. Người lính như đang đứng
nơi tiếp giáp giữa bầu trời mặt đất, nòng súng tưởng như chạm
tới trời xanh.
- Hình ảnh những dốc núi vừa dài vừa cao chót vót vừa sâu thăm
thẳm:
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
+ Câu thơ được ngắt thành 2 vế với các từ “lên-xuống” khiến cho độ
cao, chiều sâu hiện hình một cách rõ nét.
+ Điệp từ “ngàn thước” mở đầu câu thơ và mở nhịp đã tô đậm được
con đường trường chinh đầy gian khổ của những người lính Tây
Tiến
→ Ba câu thơ giàu màu sắc hội họa vẽ nên bức tranh dốc đèo hoang
vu, hiểm trở, gợi liên tưởng đến những câu thơ cổ:
Hình khe thế núi gần xa
Đứt rồi lại nối thấp đà lên cao
(Chinh phụ ngâm)
Nhà thơ đã rất tài tình đặc tả cái hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên
nhằm thử thách những bước chân của những người lính Tây Tiến
- Hình ảnh núi rừng nên thơ, diễm lệ
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
+ Những bình nguyên bát ngát nên thơ: “Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi”. tạo nên giọng điệuCâu thơ toàn thanh bằng, âm tiết mở
êm ái du dương ngân vang, góp phần thể hiện những bình nguyên
trải rộng trước mắt với những ngôi nhà thấp thoáng sau làn mưa mờ
ảo. Đây một bức tranh bình dị thơ mộng được cảm nhận trên
bước đường hành quân của những người lính Tây Tiến
Hình ảnh người lính
- 6 câu thơ tái hiện những chặng đường hành quân của những người
lính, qua đó, nhà thơ đã giúp người đọc hình dung được điều kiện
chiến đấu cùng gian khổ đầy thử thách của những người lính.
Họ phải sống trong núi rừng hoang sơ, hiểm trở, thiên nhiên dữ dội,
khắc nghiệt. Tuy nhiên, giữa chon von mây trời, những người lính
lại hiện lên hết sức kiêu dũng ngang tàng. Họ không hề cảm
giác rợn ngợp cô đơn mà ngược lại đầy tếu táo và lạc quan thậm chí
đầy thích thú khi làm chủ thiên nhiên chinh phục độ cao của núi
rừng.
- Đặc biệt, giữa những chặng đường hành quân đầy vất vả, người
lính vẫn say sưa với những bông hoa rừng, vẫn rộng mở tâm hồn
phóng tầm mắt ra xa bao quát những bình nguyên trải rộng “Nhà
ai Pha Luông mưa xa khơi”. Âm điệu êm ái du dương của câu thơ
gợi tả được trạng thái tâm hồn lâng lâng bay bổng, đắm say trong vẻ
đẹp đất trời.
c. 2 câu tiếp theo tiếp tục tục tái hiện bức tranh đời sống
gian khổ của những người lính
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Hai câu thơ gợi nhiều cách hiểu
- Có ý kiến cho rằng hai câu thơ tái hiện sự hi sinh của những người
lính trên chặng đường hành quân. Núi rừng hoang vu, hiểm trở,
thiên nhiên dữ dội khắc nghiệt, uộc sống đầy gian khổ thử
thách…cho nên người lính Tây Tiến thuở ấy luôn bị bệnh tật hoành
hành. Đó nguyên nhân cái chết đến một cách bất ngờ trên chặng
đường hành quân.
+ Câu thơ thể hiện sự đau xót, cảm thương sâu sắc của QD trước sự
hi sinh của những người đồng đội. Cách xưng “anh bạn” đầy
thân thiết, từ láy “dãi dầu” giúp ta cảm nhận nhưng gian khổ hi
sinh người lính đã trải qua. Ẩn chứa trong đó còn sự ngậm
ngùi, thương cảm. Đây thể xem những câu thơ hiếm hoi của
thơ ca kháng chiến viết về sự bi thương. Bên cạnh niềm cảm
thương, câu thơ còn ẩn chứa niềm cảm phục tự hào. Cách nói mang
tính chủ động “không bước nữa”, “bỏ quên đời” thể hiện được tinh
thần tự nguyện, tâm hồn thanh thản khi về với đất mẹ sau khi làm
tròn nhiệm vụ với Tổ quốc thân yêu. Đặc biệt việc kết hợp từ “gục”
với “bỏ quên đời” vừa gợi cái chết nhẹ tựa lông hồng của các tráng
xưa, vừa gợi thế hiên ngang của anh giải phóng quân trong
cuộc chiến tranh vệ quốc. Họ ngã xuống trong thế của những
người lính, tay vẫn chắc tay súng, vẫn trong thế sẵn sàng chiến
đấu. Nỗi mất mát, niềm cảm thương được nói bằng giọng thơ ngang
tàng, kiêu hãnh. Câu thơ thế không bi lụy, trái lại trong tiếc
thương có tự hào, thể hiện vẻ đẹp bi tráng của những người lính Tây
Tiến. Hình ảnh đó khiến chúng ta liên tưởng tới những câu thơ của
Thanh Thảo:
Chúng tôi đã đi không tiếc cuộc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi đôi mươi thì còn chi tổ quốc.
- Lại người cho rằng hai câu thơ s tinh nghịch tếu táo của
người lính. Dọc đường hành quân gian khổ mệt mỏi, những
người lính chợt dừng chân đánh một giấc ngon lành “bỏ quên
đời”.
- hiểu theo cách nào câu thơ cũng đã tái hiện được cuộc sống
đầy thử thách, gian khổ của những chiến Tây Tiến bằng ngòi bút
tả thực không khoan nhượng. Đặc biệt nhà thơ Quang Dũng xoáy
sâu vào mất mát hy sinh nhiều nhà thơ đương thời tránh, thể
hiện sự thấu hiểu, sẻ chia, niềm đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với
những người đồng đội.
d. Hai câu tiếp: tiếp tục miêu tả cảnh núi rừng hoang sơ
- Núi rừng được miêu tả trong những khoảnh khắc thời gian đặc
biệt: “chiều chiều”, “đêm đêm”. Khi hoàng hôn buông xuống, khi
bóng tối phủ lấp không gian là lúc rừng già trở nên thâm u, chứa đầy
bí ẩn và sự bất trắc khôn lường.
- Trong thời gian ấy vang lên âm thanh tiếng thác nước. Những thác
nước tung bọt trắng xóa hình ảnh quen thuộc biểu tượng cho sự
hùng vĩ, dữ dội của núi rừng. Ở đây ngòi bút của QD không miêu tả
hình ảnh những ngọn thác hùngấy mà chỉ tả âm thanh tiếng thác.
Tiếng gầm thét của thác nước chính âm thanh của đại ngàn, rừng
thẳm đang muốn chứng tỏ súc mạnh đáng sợ của mình thị uy con
người trong tâm thế làm chủ.
- Hình ảnh cọp chúa tể sơn lâm, biểu tượng của sức mạnh rừng
già. “Cọp trêu người”- chúa tể sơn lâm đang đùa nghịch với sinh
mạng con người, đang nắm giữ sinh mệnh của của con người. Câu
thơ khiến ta hình dung được sự nguy hiểm cả cái chết luôn rình
rập, cận kề người lính.
- Giọng điệu đây tương đối trầm, nặng với các từ láy hoàn toàn
“chiều chiều” “đêm đêm”, các âm tiết khép “thác gầm thét”, “cọp
trêu người” “Mường Hịch”.Âm điệu ấy gợi tả được sự nguy hiểm
luôn rình rập, bước chân thậm thịch đi rình mồi của chúa tể sơn lâm.
e. Hai câu còn lại nỗi nhớ thiết tha của Quang Dũng về
cảnh Tây Bắc bình dị, tình quân dân, tình người Tây Bắc ấm áp,
thảo thơm:
Nhớ ơi Tây Bắc cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
- Giọng thơ tha thiết, chân thành, đầy xúc động. Từ “nhớ” đi liền
với thán từ “ơi” bộc lộ cảm xúc trào dâng mãnh liệt ngôn ngữ
dường như bất lực, không thể diễn tả hết lời được.
- Hình ảnh “cơm lên khói” gợi lên bữa cơm Nỗi nhớ đã gọi về trong
ức nhà thơ những kỉ niệm đẹp đẽ của tình quân dân. Một bức
tranh bình dị ấm áp giữa chặng đường hành quân vất vả, mệt
nhọc, người lính được sống trong tình yêu thương, sự cưu mang
đùm bọc của đồng bào Tây Bắc. Trong những ngày tháng xa nhà đi
chiến đấu, họ đã tìm được tổ ấm thứ hai của mình. Cùng quây quần
bên nồi cơm bốc khói, trong hương nếp thơm ngọt ngào, trái tim
người chiến sĩ xa nhà được sưởi ấm, được tiếp thêm sức mạnh.
- Nỗi nhớ, niềm xúc động vừacảm xúc trìu mến thiết tha của QD
với đồng bào Tấy Bắc tình nghĩa, thủy chung. Từ “em” đây
người con gái Tây Bắc, cũng chính là tiếng gọi thân thương trìu mến
với những mảnh đất người lính TT từng gắn bó. Chính vậy
mà tác giả đãmột kết hợp từ rất độc đáo- “mùa em”. Chúng ta có
4 mùa xuân hạ thu đông, nhưng với Quang Dũng giờ lại “mùa
em”. Mùa em đây a vương luyến nhớ. Thời gian đây
được tính bằng niềm yêu thương trong nỗi nhớ đong đầy của tác giả.
Như vậy, bức tranh sinh hoạt bình dị thân thuộc đã chạm khắc
trong sâu thẳm trái tim người lính những ấn tượng không thể xóa
nhòa.
* Tiểu kết:
-Nội dung:
Đoạn thơ chỉ khúc dạo đầu của một bản nhạc về nỗi nhớ song
cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng cu thiên nhiên núi rừng
Tây Bắc. Trên nền của bức tranh hùng dữ dội hết sức thơ
mộng ấy hình ảnh người lính hiện lên thật đẹp.
- Nghệ thuật.
+ Hình ảnh thơ ấn tượng
+ Vận dung linh hoạt các biện pháp tu từ như nhân hóa, điệp, đối,...
+ Ngôn ngữ vừa trang trọng cổ kính, vừa sinh động tươi mới trong
những cách kết hợp từ ngữ độc đáo.
+ Giọng điệu linh hoạt
| 1/20

Preview text:

`Tây Tiến - Quang Dũng- I. Tác giả
- Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp.
- QD là một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc
nhưng dấu ấn sâu sắc nhất trong lòng công chúng vẫn là thơ
- Hồn thơ QD bình dị, hồn hậu, phóng khoáng, tài hoa, thấm
đượm tình đồng bào, đồng chí II. Tác phẩm * Hoàn cảnh sáng tác
- Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947,
+ Nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao lực lượng địch, bảo vệ biên giới Lào.
+ Địa bàn hoạt động chủ yếu là miền biên giới hoang vu, hiểm trở
từ Châu Mai, Châu Mộc vòng về miền Tây Thanh Hóa và sang cả Sầm Nưa.
+ Điều kiện sống và chiến đấu vô cùng khó khăn, gian khổ, thiếu
thốn, thiên nhiên dữ dội, bệnh tật hoành hành “ Đánh trận tử vong ít,
sốt rét tử vong nhiều”
+ Các chiến sĩ phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có
nhiều học sinh sinh viên xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi
của non sông. Là những con người hào hoa lãng mạn của Hà Nội
nên dù sống và chiến đấu trong điều kiện hoàn cảnh rất khó khăn,
thiếu thốn và gian khổ, tâm hồn họ vẫn phơi phới cảm hứng lãng
mạn và anh hùng, lạc quan và dũng cảm.
- QD là đại đội trưởng đoàn quan Tây Tiến. Cuối năm 1948, QD
chia tay Tây Tiến chuyển sang một đơn vị khác. Một thời gian
không lâu sau đó, tại Phù Lưu Chanh, QD đã viết bài thơ này. * Vị trí:
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của đời thơ QD thể hiện rõ nét hồn
thơ phóng khoáng lãng mạn, tài hoa của ông, đồng thời cũng là thi
phẩm toàn bích của thơ ca kháng chiến.
* Chủ đề: Đây là dòng
hoài niệm tha thiết của tác giả về vẻ đẹp lãng
mạn và bi tráng của người lính Tây Tiến trên nền của bức tranh thiên
nhiên miền Tây dữ
dội, hùng vĩ mà hết sức thơ mộng, trữ tình. III. Phân tích
Phần 1: (14 câu thơ đầu)
Nỗi nhớ thiết tha và sâu nặng của tác giả về hình ảnh người lính
Tây Tiến kiêu dũng dãi dầu trong núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ vừa mĩ lệ.

a. Hai câu đầu: Sự giãi bày trực tiếp nỗi nhớ tha thiết mãnh
liệt về một thời Tây Tiến( hình ảnh người lính TT trên
chặng đường hành quân)

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
- Khoảng cách, thời gian chia tay với đơn vị Tây Tiến chưa phải là
dài vậy mà lòng đã trào dâng một nỗi nhớ tha thiết.
- Các tín hiệu nổi bật: + Tiếng
gọi đầy thiết tha trìu mến : “Sông Mã xa rồi Tây Tiến
ơi”. Tiếng gọi gợi nhắc một địa danh-sông Mã (Sông
Mã là dòng sông chảy dọc theo địa bàn biên giới Việt - Lào của
các tỉnh Mộc Châu, Sầm Nưa, Mai Châu, Quan Hóa... Đây là
dòng sông nhiều ghềnh thác đổ dốc dữ dội, một mình băng băng
giữa núi rừng hùng vĩ, hai bên bờ sông còn rải rác mồ của các
chiến sĩ Tây Tiến. Vì thế, sông Mã là một cảnh sắc thiên nhiên
hùng vĩ, là hình ảnh của thiên nhiên miền ; Tây nhưng dòng
sông Mã còn là dòng sông gắn liền với chặng đường hành
quân
của trung đòan, từng chia sẻ và chứng kiến những buồn
vui, những mất mát, hi sinh, từng "gầm lên khúc độc hành" tiễn
đưa tử sĩ... Sông Mã đựng đầy kỉ niệm về trung đoàn Tây Tiến
năm xưa. Hành hương trở về quá khứ, Quang Dũng đã nhắc tới
sông Mã như một biểu tượng đầu tiên của nỗi nhớ.)
+ Điệp từ “nhớ” mở đầu câu thơ và mở nhịp diễn tả được sự trào
dâng cảm xúc, nỗi nhớ như những đợt sóng – Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi. + Cách dùng từ độc
đáo : “nhớ chơi vơi”. Từ láy “ chơi vơi ” vừa
diễn tả nổi nhớ bâng khâng, xao xuyến, luyến lưu và vời vợi trong
tâm hồn nhà thơ. Nỗi nhớ ấy da diết, lơ lửng, bao trùm, lan tỏa khắp
núi rừng, bồng bềnh trong không gian, bao la trong thời gian. Điệp
từ “nhớ” phối hợp với
đã tô đậm nỗi nhớ thường trực, cuộn xoáy trong lòng nhà thơ và dư
ba lan tỏa đến triệu triệu độc giả sau này.
b. 6 câu tiếp là hình ảnh người lính hành quân trong núi rừng
miền Tây hùng vĩ và diễm lệ. b1. Hai câu đầu
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường lát hoa về trong đêm hơi
- Những địa danh Sài Khao, Mường Lát gợi không gian xa xôi,
hoang sơ, hẻo lánh và đầy bí mật
-Những đoàn quân đi trong màn sương
giăng mắc bao phủ “Sài
Khao sương lấp đoàn quân mỏi”. Sương trắng giăng mắc núi rừng là
hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng cho thiên nhiên miền Tây. Hình ảnh ấy
đã đi vào thơ ca nhạc họa như một biểu tượng của vẻ đẹp nên thơ,
hư ảo của núi rừng. Tuy nhiên câu thơ của Quang Dũng đã đưa lại
cảm nhận, ấn tượng khác. Hình ảnh “sương lấp đoàn quân mỏi
gợi sự dữ dội của thiên nhiên. Sương trắng xóa đầy không gian che
khuất tầm nhìn của những người lính. Ngòi bút của Quang Dũng đã
không né tránh hiện thực đầy thử thách, gian khổ này.
- Đêm rừng Tây Bắc hư ảo, lung linh:
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Hoa ở đây là những bông hoa rừng bung nở để đón chào người lính
về với bản làng núi rừng. Hoa ở đây cũng có thể là những bó đuốc.
Những người lính hành quân trong đêm, những bó đuốc như những
bông hoa lửa rực rỡ lộng lẫy thắp sáng rừng già xua tan giá lạnh của
sương, bóng tối của màn đêm hư ảo thơ mộng. Những bó đuốc thấp
thoáng ẩn hiện trong “đêm hơi” tạo nên không gian hư ảo, thơ mộng.
b2. Ba câu tiếp theo: Tác giả tiếp tục tái hiện sự hùng vĩ, dữ dội
đó của núi rừng Tây Bắc
-Đoàn binh Tây Tiến không chỉ đối mặt với màn sương mịt mù mà
còn phải vượt qua những dốc núi cheo leo hiểm trở:
Dốc lên khúc khủy dốc thăm thẳm + Các
từ láy “khúc khủy”, “thăm thẳm” giàu chất tạo hình vẽ nên
những gập ghềnh quanh co đầy nguy hiểm.
+ Từ “dốc” được lặp lại hai lần mở đầu câu và mở nhịp gợi tả những
con dốc trùng điệp nối tiếp nhau thể hiện được sự mệt nhọc của
những người lính khi leo dốc.
+ Thanh điệu câu thơ khá đặc biệt - 5/7 âm tiết là thanh trắc, với sự
xung đột âm vực cao thấp mạnh mẽ (dốc lên, thăm thẳm). Tất cả
góp phần diễn tả âm điệu trúc trắc, gợi lên con đường hành quân gồ
ghề, gập ghềnh, hiểm trở.
- Bên cạnh những con dốc hiểm trở nhà thơ còn đặc tả những đỉnh
núi chon von giữa mây trời:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời + Từ
láy “heo hút” được dùng rất sáng tạo. Thông thường từ láy này
được dùng để gợi tả không gian xa xôi vắng bóng người. Ở đây từ
“heo hút” được đảo lên đầu câu có tác dụng cực tả độ cao của núi.
Đỉnh núi cao đến tận mây trời, được mây trời bao bọc.
+ Từ “ngửi” được dùng rất sáng tạo. Thủ pháp nhân hóa kết hợp với
cường điệu gợi tả độ cao tuyệt đích. Người lính như đang đứng ở
nơi tiếp giáp giữa bầu trời và mặt đất, nòng súng tưởng như chạm tới trời xanh.
- Hình ảnh những dốc núi vừa dài vừa cao chót vót vừa sâu thăm thẳm:
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
+ Câu thơ được ngắt thành 2 vế với các từ “lên-xuống” khiến cho độ
cao, chiều sâu hiện hình một cách rõ nét.
+ Điệp từ “ngàn thước” mở đầu câu thơ và mở nhịp đã tô đậm được
con đường trường chinh đầy gian khổ của những người lính Tây Tiến
→ Ba câu thơ giàu màu sắc hội họa vẽ nên bức tranh dốc đèo hoang
vu, hiểm trở, gợi liên tưởng đến những câu thơ cổ: Hình khe thế núi gần xa
Đứt rồi lại nối thấp đà lên cao (Chinh phụ ngâm)
Nhà thơ đã rất tài tình đặc tả cái hùng vĩ, dữ dội của thiên nhiên
nhằm thử thách những bước chân của những người lính Tây Tiến
- Hình ảnh núi rừng nên thơ, diễm lệ
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
+ Những bình nguyên bát ngát nên thơ: “Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi”. Câu thơ toàn thanh bằng, âm tiết mở tạo nên giọng điệu
êm ái du dương ngân vang, góp phần thể hiện những bình nguyên
trải rộng trước mắt với những ngôi nhà thấp thoáng sau làn mưa mờ
ảo. Đây là một bức tranh bình dị mà thơ mộng được cảm nhận trên
bước đường hành quân của những người lính Tây Tiến
Hình ảnh người lính
- 6 câu thơ tái hiện những chặng đường hành quân của những người
lính, qua đó, nhà thơ đã giúp người đọc hình dung được điều kiện
chiến đấu vô cùng gian khổ và đầy thử thách của những người lính.
Họ phải sống trong núi rừng hoang sơ, hiểm trở, thiên nhiên dữ dội,
khắc nghiệt. Tuy nhiên, giữa chon von mây trời, những người lính
lại hiện lên hết sức kiêu dũng và ngang tàng. Họ không hề có cảm
giác rợn ngợp cô đơn mà ngược lại đầy tếu táo và lạc quan thậm chí
đầy thích thú khi làm chủ thiên nhiên và chinh phục độ cao của núi rừng.
- Đặc biệt, giữa những chặng đường hành quân đầy vất vả, người
lính vẫn say sưa với những bông hoa rừng, vẫn rộng mở tâm hồn
phóng tầm mắt ra xa bao quát những bình nguyên trải rộng – “Nhà
ai Pha Luông mưa xa khơi”. Âm điệu êm ái du dương của câu thơ
gợi tả được trạng thái tâm hồn lâng lâng bay bổng, đắm say trong vẻ đẹp đất trời.
c. 2 câu tiếp theo tiếp tục tục tái hiện bức tranh đời sống
gian khổ của những người lính

Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời
Hai câu thơ gợi nhiều cách hiểu
- Có ý kiến cho rằng hai câu thơ tái hiện sự hi sinh của những người
lính trên chặng đường hành quân. Núi rừng hoang vu, hiểm trở,
thiên nhiên dữ dội và khắc nghiệt, uộc sống đầy gian khổ và thử
thách…cho nên người lính Tây Tiến thuở ấy luôn bị bệnh tật hoành
hành. Đó là nguyên nhân cái chết đến một cách bất ngờ trên chặng đường hành quân.
+ Câu thơ thể hiện sự đau xót, cảm thương sâu sắc của QD trước sự
hi sinh của những người đồng đội. Cách xưng hô “anh bạn” đầy
thân thiết, từ láy “dãi dầu” giúp ta cảm nhận rõ nhưng gian khổ hi
sinh mà người lính đã trải qua. Ẩn chứa trong đó còn là sự ngậm
ngùi, thương cảm. Đây có thể xem là những câu thơ hiếm hoi của
thơ ca kháng chiến viết về sự bi thương. Bên cạnh niềm cảm
thương, câu thơ còn ẩn chứa niềm cảm phục tự hào. Cách nói mang
tính chủ động “không bước nữa”, “bỏ quên đời” thể hiện được tinh
thần tự nguyện, tâm hồn thanh thản khi về với đất mẹ sau khi làm
tròn nhiệm vụ với Tổ quốc thân yêu. Đặc biệt việc kết hợp từ “gục”
với “bỏ quên đời” vừa gợi cái chết nhẹ tựa lông hồng của các tráng
sĩ xưa, vừa gợi tư thế hiên ngang của anh giải phóng quân trong
cuộc chiến tranh vệ quốc. Họ ngã xuống trong tư thế của những
người lính, tay vẫn chắc tay súng, vẫn trong tư thế sẵn sàng chiến
đấu. Nỗi mất mát, niềm cảm thương được nói bằng giọng thơ ngang
tàng, kiêu hãnh. Câu thơ vì thế mà không bi lụy, trái lại trong tiếc
thương có tự hào, thể hiện vẻ đẹp bi tráng của những người lính Tây
Tiến. Hình ảnh đó khiến chúng ta liên tưởng tới những câu thơ của Thanh Thảo:
Chúng tôi đã đi không tiếc cuộc đời mình
Tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi đôi mươi thì còn chi tổ quốc.
- Lại có người cho rằng hai câu thơ là sự tinh nghịch tếu táo của
người lính. Dọc đường hành quân gian khổ và mệt mỏi, những
người lính chợt dừng chân đánh một giấc ngon lành – “bỏ quên đời”.
- Dù hiểu theo cách nào câu thơ cũng đã tái hiện được cuộc sống
đầy thử thách, gian khổ của những chiến sĩ Tây Tiến bằng ngòi bút
tả thực không khoan nhượng. Đặc biệt nhà thơ Quang Dũng xoáy
sâu vào mất mát hy sinh mà nhiều nhà thơ đương thời né tránh, thể
hiện sự thấu hiểu, sẻ chia, niềm đồng cảm sâu sắc của nhà thơ với
những người đồng đội.
d. Hai câu tiếp: tiếp tục miêu tả cảnh núi rừng hoang sơ
- Núi rừng được miêu tả trong những khoảnh khắc thời gian đặc
biệt: “chiều chiều”, “đêm đêm”. Khi hoàng hôn buông xuống, khi
bóng tối phủ lấp không gian là lúc rừng già trở nên thâm u, chứa đầy
bí ẩn và sự bất trắc khôn lường.
- Trong thời gian ấy vang lên âm thanh tiếng thác nước. Những thác
nước tung bọt trắng xóa là hình ảnh quen thuộc biểu tượng cho sự
hùng vĩ, dữ dội của núi rừng. Ở đây ngòi bút của QD không miêu tả
hình ảnh những ngọn thác hùng vĩ ấy mà chỉ tả âm thanh tiếng thác.
Tiếng gầm thét của thác nước chính là âm thanh của đại ngàn, rừng
thẳm đang muốn chứng tỏ súc mạnh đáng sợ của mình thị uy con
người trong tâm thế làm chủ.
- Hình ảnh cọp là chúa tể sơn lâm, biểu tượng của sức mạnh rừng
già. “Cọp trêu người”- chúa tể sơn lâm đang đùa nghịch với sinh
mạng con người, đang nắm giữ sinh mệnh của của con người. Câu
thơ khiến ta hình dung được sự nguy hiểm và cả cái chết luôn rình
rập, cận kề người lính.
- Giọng điệu ở đây tương đối trầm, nặng với các từ láy hoàn toàn
“chiều chiều” “đêm đêm”, các âm tiết khép “thác gầm thét”, “cọp
trêu người” “Mường Hịch”.Âm điệu ấy gợi tả được sự nguy hiểm
luôn rình rập, bước chân thậm thịch đi rình mồi của chúa tể sơn lâm.
e. Hai câu còn lại là nỗi nhớ thiết tha của Quang Dũng về
cảnh Tây Bắc bình dị, tình quân dân, tình người Tây Bắc ấm áp, thảo thơm:

Nhớ ơi Tây Bắc cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
- Giọng thơ tha thiết, chân thành, đầy xúc động. Từ “nhớ” đi liền
với thán từ “ơi” bộc lộ cảm xúc trào dâng mãnh liệt mà ngôn ngữ
dường như bất lực, không thể diễn tả hết lời được.
- Hình ảnh “cơm lên khói” gợi lên bữa cơm Nỗi nhớ đã gọi về trong
kí ức nhà thơ những kỉ niệm đẹp đẽ của tình quân dân. Một bức
tranh bình dị mà ấm áp giữa chặng đường hành quân vất vả, mệt
nhọc, người lính được sống trong tình yêu thương, sự cưu mang
đùm bọc của đồng bào Tây Bắc. Trong những ngày tháng xa nhà đi
chiến đấu, họ đã tìm được tổ ấm thứ hai của mình. Cùng quây quần
bên nồi cơm bốc khói, trong hương nếp thơm ngọt ngào, trái tim
người chiến sĩ xa nhà được sưởi ấm, được tiếp thêm sức mạnh.
- Nỗi nhớ, niềm xúc động vừa là cảm xúc trìu mến thiết tha của QD
với đồng bào Tấy Bắc tình nghĩa, thủy chung. Từ “em” ở đây là
người con gái Tây Bắc, cũng chính là tiếng gọi thân thương trìu mến
với những mảnh đất mà người lính TT từng gắn bó. Chính vì vậy
mà tác giả đã có một kết hợp từ rất độc đáo- “mùa em”. Chúng ta có
4 mùa xuân hạ thu đông, nhưng với Quang Dũng giờ lại có “mùa
em”. Mùa em ở đây là mùa vương luyến nhớ. Thời gian ở đây
được tính bằng niềm yêu thương trong nỗi nhớ đong đầy của tác giả.
→ Như vậy, bức tranh sinh hoạt bình dị thân thuộc đã chạm khắc
trong sâu thẳm trái tim người lính những ấn tượng không thể xóa nhòa. * Tiểu kết: -Nội dung:
Đoạn thơ chỉ là khúc dạo đầu của một bản nhạc về nỗi nhớ song
cũng đã kịp ghi lại những vẻ đẹp rất riêng cuẩ thiên nhiên núi rừng
Tây Bắc. Trên nền của bức tranh hùng vĩ dữ dội mà hết sức thơ
mộng ấy hình ảnh người lính hiện lên thật đẹp. - Nghệ thuật.
+ Hình ảnh thơ ấn tượng
+ Vận dung linh hoạt các biện pháp tu từ như nhân hóa, điệp, đối,...
+ Ngôn ngữ vừa trang trọng cổ kính, vừa sinh động tươi mới trong
những cách kết hợp từ ngữ độc đáo. + Giọng điệu linh hoạt