


Preview text:
Nền kinh tế là gì? Nền kinh tế bao gồm những gì?
1. Hiểu thế nào về nền kinh tế?
Nền kinh tế là cụm từ được dùng để nói đến tất cả các hoạt động kinh tế của một đất nước, một quốc gia,
một vùng lãnh thổ. Theo đó, nền kinh tế được hiểu là một hệ thống bao gồm tất cả các hoạt động sản xuất
và tiêu dùng có liên quan đến nhau. Mà các hoạt động sản xuất và tiêu dùng hàng hóa, sản phẩm được
thực hiện nhằm phục vụ cho nhu cầu của những cùng tham gia vào nền kinh tế, do đó, đã hình thành nên
một hệ thống chuỗi cung ứng, hay còn được gọi là một hệ thống kinh tế. Các hoạt động đều được thực hiện
theo một quy trình: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Mỗi quốc gia hoặc một khu vực
địa lý nhất định sẽ có sự phát triển của nền kinh tế nhất định.
Nền kinh tế có vai trò xác định cách phân bổ các yếu tố, nguyên liệu cùng tham gia vào quá trình hoạt động
kinh tế, được thực hiện thông qua sự đánh giá các giá trị nổi bật của khu vực kinh tế hoặc các giá trị thể
hiện cung - cầu, lựa chọn nguyên liệu tham gia vào sản xuất, ...
Để so sánh các nền kinh tế khác nhau thì cần xác định trên tiêu chí GDP. Theo đó, người ta sẽ thường dùng
một đại lượng trung gian tên là GDP để đánh giá quy mô của một nền kinh tế. GDP sẽ cho biết được giá trị
của tất cả các hàng hóa và dịch vụ được sản xuất tại một đất nước, một thời kỳ nhất định.
Đại lượng này cho biết giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cùng được sản xuất ra tại một
nước, trong một thời kỳ nhất định. Các nền kinh tế phát triển hơn được thể hiện bằng giá trị GDP cao hơn,
ổn định hơn. Giá trị nền kinh tế được xem là thước đo tăng trưởng sản phẩm của một đất nước hoặc một khu vực.
Người ta có thể tính toán phần đóng góp của các bộ phận cấu thành nền kinh tế vào GDP theo nhiều cách
khác nhau. Ví dụ như xét tiêu chí:
- Dựa trên khu vực lớn: khu vực cá nhân hay hộ gia đình; khu vực doanh nghiệp hay công ty; khu vực tài
chính; khu vực công cộng hay chính phủ; khu vực nước ngoài. Tức là đánh giá phụ thuộc vào tiêu chí về khu vực.
- Hoặc dựa trên các ngành sản xuất. Tức là đánh giá theo các lĩnh vực khác nhau.
Như vậy, nền kinh tế là tập hợp các hoạt động trong sản xuất và tiêu dùng. Giá trị thể hiện của nền kinh tế
đánh giá phát triển và chất lượng cuộc sống đặc trưng cho mỗi quốc gia. Nó thể hiện khác nhau ở các quốc
gia khác nhau, và phụ thuộc cơ bản vào các yếu tố xã hội của quốc gia đó.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 51 Luật Hiến pháp năm 2013 thì nền kinh tế Việt Nam được hiểu là nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế
quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà
nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất,
kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá
nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.
2. Đặc điểm của nền kinh tế.
Nền kinh tế sẽ bao gồm một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, nền kinh tế của một quốc gia áp dụng cho tất cả mọi người trong quốc gia đó
Một nền kinh tế bao gồm tất cả các hoạt động tiến hành xoay quanh hàng hóa, dịch vụ. Đó là hoạt động sản
xuất, tiêu thụ và thương mại hàng hóa, dịch vụ trong một khu vực.
Về cơ bản trong xã hội sẽ có ba nhóm đối tượng: Bên tiến hành hoạt động sản xuất; Bên trung gian đưa
hàng hóa ra thị trường; Người tiêu dùng.
Theo đó, nền kinh tế theo nghĩa rộng được tiến hành xoay quanh tất cả các đối tượng trong xã hội. Từ các
cá nhân đến các thực thể như các tập đoàn và chính phủ.
Thứ hai, nền kinh tế của một quốc gia, khu vực thì đặc trưng cho quốc gia, khu vực đó
Việc học hỏi các nền kinh tế phát triển thực chất là học hỏi kinh nghiệm, cách thức thức tiếp cận thị trường
với các quốc gia đó. Tuy nhiên cách thức áp dụng lại phải dựa trên tình hình thực tế của từng quốc gia, khu
vực. Bởi nền kinh tế có sự phụ thuộc nhất định vào các yếu tố đặc trưng cho từng quốc gia. Nền kinh tế của
một khu vực hoặc quốc gia cụ thể được điều chỉnh bởi các cuộc cách mạng về công nghệ, lịch sử văn minh
và tổ chức xã hội, yếu tố địa lý và sinh thái, văn hóa và pháp luật,…
Như vậy, không có hai nền kinh tế giống hệt nhau cùng tồn tại. Cách thức hoạt động của các nền kinh tế
phải dựa trên các điều kiện cơ bản của xã hội. Điều tạo ra các giá trị khác biệt, giúp tạo cơ sở phân biệt và
so sánh hai hay nhiều nền kinh tế với nhau.
3. Nền kinh tế bao gồm những gì?
Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp gồm sản xuất, phân phối và tiêu thụ trong một xã hội cụ thể. Nó bao
gồm các cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ tương tác với nhau để xác định cách sử dụng và phân phối
tài nguyên. Nó bao gồm bốn thành phần chính: hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và khu vực
quốc tê. Mỗi thành phần đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động chung của nên kinh tế bằng cách cung
cấp hàng hóa và dịch vụ cho tiêu dùng hoặc đầu tư. Có thể hiểu nền kinh tế là điều cần thiết để đưa ra
quyết định sáng suốt về cách phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Nền kinh tế là hệ thống sản xuất, tiêu thụ và phân phối hàng hóa và dịch vụ trong một xã hội hoặc khu vực.
Nó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như lao động, vốn, tài nguyên, công nghệ và thể chế, tất cả đều được
kết nối với nhau. Hiệu suất của nền kinh tế được đo lường bằng các chỉ số như tỷ lệ việc làm, tỷ lệ lạm phát,
tốc độ tăng trưởng GDP, ... Điều quan trọng là cách các thành phần khác nhau này tương tác để chúng ta
có thể đưa ra các quyết định kinh tế sáng suốt.
Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp bao gồm sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong
một xã hội nhất định. Nó bao gồm các lĩnh vực khác nhau như nông nghiệp, sản xuất, bán lẻ, tài chính và
dịch vụ. Nền kinh tế cũng bao gồm việc trao đổi tiền để lấy hàng hóa và dịch vụ giữa các cá nhân cũng như
giữa các doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về nền kinh tế thì điều quan trọng phải hiểu là các thành phần của
nó như GDP (Tổng sản phẩm quốc nội), tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất, tỷ giá hối đoái, ... Tất cả
các thành phần này cùng nhau xác định nền kinh tế đang hoạt động tốt như thế nào.
4. Phân loại nền kinh tế.
Trên thực tế, nền kinh tế sẽ bao gồm 03 loại sau:
- Nền kinh tế thị trường: Đây là nền kinh tế cho phép hàng hóa tự do lưu hành trong thị trường, theo cung
và cầu. Loại hình kinh tế này có xu hướng tự cân bằng theo tự nhiên. Khi giá trong một ngành cho một
ngành công nghiệp tăng do nhu cầu, tiền bạc và lao động cần thiết để lấp đầy nhu cầu đó sẽ tự động chảy
đến những nơi cần chúng.
- Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung: phụ thuộc vào một tác nhân chính trị trung ương, điều khiển giá và
phân phối hàng hóa. Cung và cầu không thể diễn ra tự nhiên trong hệ thống này vì nó được lên kế hoạch
tập trung, do đó sự mất cân đối là thường xuyên xảy ra.
- Nền kinh tế xanh: phụ thuộc vào các dạng năng lượng tái tạo, bền vững. Các hệ thống này hoạt động với
mục tiêu cuối cùng là cắt giảm lượng khí thải carbon, khôi phục đa dạng sinh học, dựa vào các nguồn năng
lượng thay thế và nói chung là có mục đích bảo tồn môi trường.