Ngân hàng bài tập Chương 4 môn Quản lý sản xuất | Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngân hàng bài tập Chương 4 môn Quản lý sản xuất của Đại học Bách khoa Hà Nội. Tài liệu gồm 2 phần: bài tập định lượng, câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem

Trường:

Đại học Bách Khoa Hà Nội 2.8 K tài liệu

Thông tin:
13 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ngân hàng bài tập Chương 4 môn Quản lý sản xuất | Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngân hàng bài tập Chương 4 môn Quản lý sản xuất của Đại học Bách khoa Hà Nội. Tài liệu gồm 2 phần: bài tập định lượng, câu hỏi trắc nghiệm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem

87 44 lượt tải Tải xuống
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƢƠNG 4
- PHẦN 1: CÁC BÀI TẬP ĐỊNH LƢỢNG (15 bài)
- PHẦN 2: CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (20 câu)
PHẦN 1. BÀI TẬP
Bài 1. Một dây chuyền lắp p sản phẩm trên băng tải làm việc hoạt động liên tục. Thời gian
công nghệ lắp ráp sản phẩm trên chuyền(thời gian thực hiện tất cả các công nghệ trên y
chuyền) là 56 phút. Chương trình sản xuất trong 1 ca 220 sản phẩm. Thời gian dừng giữa mỗi
ca là 30 phút.
a) Tính takt?
b) Tính số chỗ làm việc trên chuyền và hệ số phụ tải của chuyền?
Bài 2. Một dây chuyền lắp ráp sản phẩm trên băng tải làm việc hoạt động liên tục. Thời gian
công nghệ lắp ráp 1 sản phẩm trên chuyền là 85 phút. Takt của chuyền là 5 phút. Chiều dài của
bước dây chuyền là 1,5 mét.
a) Tính vận tốc chuyền?
b) Xác định chiều dài băng tải?
Bài 3. Chương trình sản xuất trong năm của sản phẩm 59.720 sản phẩm. Kế hoạch làm việc
trong năm: 307 ngày làm việc, trong đó 251 ngày làm việc 7 giờ/ca và 2 ca/ngày và 56 ngày làm
việc: 6 giờ/ca 1 ca/ngày. Mỗi ca sản xuất quy định dừng chuyển 2 lần mỗi lần 10 phút.
Việc sửa chữa nhỏ chuyền sẽ thực hiện vào thời gian dừng chuyền các ngày nghỉ. Xác định
Takt của chuyền?
Bài 4. Một dây chuyền băng tải phân phối hoạt động liên tục. Chương trình sản xuất 575 sản
phẩm/ ca. Bước băng tải: 1,5 mét. Chu klặp lại của băng tải bằng 12. Chiều dài toàn bộ của
băng tải là: 57 mét, Số chỗ làm việc trên chuyền 16 chỗ. Thời gian dừng chuyền giữa ca 20
phút.
a) Xác định vận tốc băng tải?
b) Số chu kỳ lặp lại của băng tải?
c) Thời gian công nghệ cho 1 sản phẩm trên chuyền?
Bài 5. Quy trình công nghệ lắp ráp một sản phẩm được phân chia nhỏ thành 7 nguyên công như
sau:
Số thứ tự nguyên công
1
2
3
4
5
6
7
Ti, phút
3,2
2,6
1,7
4,3
2,5
3,2
1,9
Nhịp dây chuyền mong muốn (Takt) là 5 phút. Có thể thiết kế lại quy trình công nghệ bằng cách
kết hợp các nguyên công trong 7 nguyên công trên, trong đó 5 nguyên công đầu có thể sắp xếp tự
do, không cần tuân thủ trật tự công nghệ. Riêng nguyên công 6 7 cần thiết phải cuối quy
trình công nghệ và cần tuân thủ theo trật tự nối tiếp nhau.
a) y cân bằng chuyền cần bao nhiêu chỗ làm việc trên chuyền nếu cho phép quá tải thời
gian trên mỗi nguyên công 5%?
b) Xác định hệ số phụ tải của mỗi nguyên công và của cả chuyền?
Bài 6. Một dây chuyền có 6 nguyên công với thời gian định mức trong bảng sau:
Thời gian định mức-
Ti
(phút/sản phẩm)
Thứ tự nguyên
công
Thời gian định
mức- Ti
(phút/sản phẩm)
Thứ tự
nguyên công
Thời gian định
mức- Ti
(phút/sản phẩm)
3,9
2
5,7
3
1,5
1,85
5
7,5
6
3,6
Các dữ liệu đầu vào như sau:
1. Chương trình sản xuất/ ca; sản phẩm
230
2. Thời gian làm việc quy định/ca; giờ/ca
8
3. Thời gian dừng quy định giữa ca, phút
20
4. Khoảng cách giữa hai chỗ làm việc liên tiếp; mét
1,2
5. Số ca sản xuất/ngày; ca/ngày
2
a) Tính takt?
b) Tính số chỗ làm việc trên chuyền và hệ số phụ tải của chuyền?
c) Tính số công nhân cần thiết phục vụ chuyền trong một ngày nếu định mức phục vụ: 1
máy/1 công nhân và tỷ lệ nghỉ việc không lý do của công nhân là 10%
d) Tính vận tốc chuyền?
e) Vẽ sơ đồ đơn giản minh họa chuyền?
Bài 7. Dây chuyền gián đoạn sản xuất 1 chi tiết máy cần qua 4 nguyên công: tiện, chuốt, phay,
mài với thời gian lần lượt (Ti) là: 1,9; 1,1,; 2,1; 1,3 (phút). Chương trình sản xuất trong tháng đạt
12.600 sản phẩm. Mỗi tháng làm việc 21 ngày, mỗi ngày 2 ca và mỗi ca là 8 giờ. Chu kỳ phục vụ
của chuyền R lấy là 0,5 ca. Sản phẩm khuyết tật không có.
a) Xác định nhịp dây chuyền?
b) Xác định số chỗ làm việc trên dây chuyền?
c) Xác định số công nhân phục vụ y trên dây chuyền nếu định mức phục vụ: 1 y/ công
nhân. Xác định nhu cầu về công nhân/ 1 ngày làm việc nếu hệ số dự phòng nghỉ việc không lý do
là 10%?
d) Vẽ sơ đồ Epure minh họa thay đổi của sản phẩm dở dang trong mỗi chu kỳ phục vụ chuyền?
e) Tính số sản phẩm dở dang lưu động trong mỗi chu kỳ phục vụ chuyền?
Bài 8. Cho một dây chuyền liên tục sản xuất 1 sản phẩm với quy trình công nghệ 5 ngun
công, thời gian định mức Ti lần lượt là: 4,8; 2,4; 9,6; 7,2; 2,4 (phút). Dây chuyền băng tải
phân phối để vận chuyển các đối tượng sản xuất trên chuyền. Chiều dài của bước y chuyền là
1,2 mét. Bán kính tang quay của băng tải là 0,38 (mét). Chương trình sản xuất trong một ngày là
375 sản phẩm. Thời gian dừng giữa mỗi ca 30 phút. Chế độ làm việc 2 ca/ngày, 8 giờ mỗi ca.
Thời gian nhấc sản phẩm ra khỏi băng tải đặt lại đã được tính trong thời gian công nghệ nói
trên.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (takt)?
b) Xác định số chỗ làm việc trên mỗi nguyên công và số chỗ làm việc trên cả dây chuyền?
c) Xác định chiều dài và chiều dài toàn bộ của dây chuyền nếu dây chuyển là thẳng và bố trí một
phía?
d) Xác định hệ thống đánh dấu trên băng tải dây chuyền nếu sử dụng đánh dấu bằng số thứ tự?
e) Lập kế hoạch chuẩn tắc của chuyền?
f) Tính số sản phẩm dở dang trên chuyền?
Bài 9. Lắp ráp 1 sản phẩm trên băng tải làm việc tốc độ không đổi (hay băng tải hoạt động
liên tục). Chiều dài của bước băng tải 1,5 mét. Đường kính tang quay của băng tải 0,4 mét.
Quy trình công nghệ gồm 8 nguyên công Ti lần lượt là: 3,6; 7,2; 5,4; 9,0; 1,8; 5,4; 3,6; 7,2
(phút). Chương trình sản xuất trong một ngày là 500 sản phẩm. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30
phút. Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Mỗi ca làm việc 8 giờ.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (takt)?
b) Xác định số chỗ làm việc trên mỗi nguyên công và số chỗ làm việc trên cả dây chuyền?
c) Xác định chiều dài và chiều dài toàn bộ của dây chuyền nếu dây chuyển là thẳng và bố trí một
phía?
d) Xác định vận tốc băng tải?
e) Xác định thời gian công nghệ lắp ráp sản phẩm trên chuyền?
Bài 10. Lắp ráp sản phẩm trên băng tải làm việc hoạt động theo chế độ xung điện. Chiều dài của
bước băng tải 1,1 t. Bán kính tang quay của băng tải 0,44 mét. Vận tốc băng tải 4
mét/phút. Thời gian công nghệ lắp sản phẩm trên chuyền là: 61.6 phút. Thời gian thực hiện mỗi
nguyên công trên chuyền đều bằng nhau bằng 10 lần thời gian di chuyển sản phẩm giữa chỗ
làm việc liên tiếp nhau. Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Mỗi ca làm việc 8 giờ. Thời gian dừng giữa
mỗi ca là 30 phút.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (takt)?
b) Xác định số chỗ làm việc trên dây chuyền?
c) Xác định chiều dài và chiều dài toàn bộ của dây chuyền nếu dây chuyển là thẳng và bố trí một
phía?
d) Xác định chương trình sản xuất trong một ngày của chuyền?
Bài 11. Thời gian công nghệ lắp 1 sản phẩm trên dây chuyền có băng tải làm việc hoạt động theo
chế độ xung điện 80 phút. Số chỗ làm việc trên băng tải là: 20. Thời gian thực hiện mỗi
nguyên công là 3,5 phút. Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30 phút. Mỗi
ca làm việc 8 giờ.
a) Tính nhịp của dây chuyền (takt)?
b) Thời gian di chuyển giữa 2 chỗ làm việc liên tiếp nhau trên chuyền?
c) Xác định chương trình sản xuất trong một ngày của chuyền?
Bài 12. Băng tải lắp ráp sản phẩm là băng tải làm việc hoặt động liên tục. Do ứng dụng công
nghệ tiên tiến hơn nên thời gian mỗi nguyên công được giảm đi 20 phần tram tổng thời gian
công nghệ lắp sản phẩm trên chuyền giảm được 120 phút. Số sản phẩm sản xuất ra trong tháng
4.950 sản phẩm. Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Thời gian dừng giữa mỗi ca 30 phút. Mỗi ca làm
việc 8 giờ. Mỗi tháng làm 22 ngày.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (Takt) trước và sau khi cải tiến công nghệ?
b) Xác định số sản phẩm sản xuất ra trong tháng trước khi thay đổi công nghệ?
c) Xác định số sản phẩm tăng lên do đổi mới công nghệ?
d) Xác định số chỗ làm việc trên chuyền?
e) Xác định thời gian công nghệ lắp toàn bộ sản phẩm trên chuyền trước và sau khi thay đổi công
nghệ? Thời gian công nghệ này đã tiết kiệm được bao nhiêu phút do thay đổi công nghệ?
Bài 13. Có 2 nguyên công liên tiếp nhau trên một dây chuyền gián đoạn , 1 sản phẩm. Biết:
- Chu kỳ phục vụ chuyền R= ¼ ca (tức 120 phút);
- Nguyên công 1 có 1 máy và bật liên tục từ đầu chu kỳ phục vụ với thời gian là R/3 thì tắt máy.
- Nguyên công 2 có 2 máy, trong đó: máy 1 của nguyên công 2 bật 100% thời gian chu k phục
vụ, còn máy 2 của nguyên công 2 thì chỉ bật sau ½ R kể từ đầu chu kỳ phục vụ và bật liên tục tới
hết chu kỳ phục vụ.
- Biết thời gian định mức gia công 1 chi tiết trên nguyên công 1 là 0,4 phút.
a) Tính số sản phẩm làm ra trên mỗi nguyên công trong 1 chu lỳ phục vụ R?
b) Tính thời gian định mức gia công 1 chi tiết trên nguyên công 2?
c) Vẽ đồ EPURE hoạt động của cặp đôi nguyên công 1&2? Tính số sản phẩm dở dang lưu
động bình quân?
d) Tính số công nhân tối thiểu cần sử dụng trong mỗi chu kỳ phục vụ chuyền nếu định mức phục
vụ: 1 công nhân / 1 y tại bất k thời điểm nào và cho phép khi hết nhiệm vụ của nguyên công
này có thể chuyển sang phục vụ máy của nguyên công khác?
e) Vẽ sơ đồ EPURE khi thay đổi thời gian chạy máy tại nguyên công 1: nguyên công 1 sẽ bật sau
2/3 R cho đến kết thúc chu kỳ phục vụ.
f) Giữ nguyên hoạt động máy của nguyên công 1 như câu e, còn nguyên công 2: 1 máy cháy
100% thời gian chu kỳ phục vụ, máy còn lại bắt đầu bật ngay từ đầu chu kỳ phục vụ cho đến thời
gian bằng R/2 thì tắt máy. Nhu cầu về số công nhân có thay đổi không so với câu d? Số sản
phẩm dở dang lưu động có thay đổi không so với câu d?
Bài 14. Một dây chuyền sản xuất 1 sản phẩm khí hình ống quy trình công nghệ gồm 6
nguyên công trong bảng sau:
STT
Tên nguyên công
Thời gian định mức/SP; phút/SP
1.
Tiện thô
5,85
2.
Tiện tinh
14,8
3.
Khoan
5,7
4.
Kéo
2,5
5.
Bào
5,9
6.
Xả nước
2,8
Biết chương trình sản xuất trong một tháng đạt 3.168 sản phẩm. Thời gian dừng kỹ thuật của dây
chuyền được quy định 10% thời gian làm việc theo chế độ. Thời gian chế độ trong 1 ca 8
giờ. Số ngày làm việc trong tháng là 22 ngày.
a) Tính nhịp của dây chuyền (Takt)?
b) Tính số chỗ làm việc của mỗi nguyên công? của cả dây chuyền?
c) Vẽ sơ đồ chuẩn tắc của dây chuyền để minh họa hành trình công nghệ của 3 sản phẩm đầu tiên
trên dây chuyền và tính thời gian sản xuất của 100 sản phẩm đầu tiên kể từ đầu mỗi ca sản xuất?
Bài 15. Lắp ráp một sản phẩm kích thước không lớn trên dây chuyền làm việc hoạt động liên
tục. Chương trình sản xuất trong một ngày 450 sản phẩm. Sản phẩm này được lắp ráp trên
những khu vực làm việc của chuyền với chiều dài của của mỗi khu vực làm việc này là 800 mm.
Công nhân trên mỗi nguyên công khi lắp ráp phải di chuyển dọc theo khu vực làm việc sau
khi hoàn thành nguyên công cần quay trở lại vị trí ban đầu. Khoảng cách bình quân giữa 2 khu
vực làm việc 700mm. Lắp ráp sản phẩm trên mỗi nguyên công theo 5 chiếc (hay vận
chuyển 5 chiếc). Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Thời gian dừng giữa mỗi ca 30 phút. Mỗi ca
làm việc 8 giờ. Đường kính tang quay của băng tải là 0,6 mét. Tổng số chỗ làm việc trên chuyền
là 19.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (Takt) và nhịp của lô sản xuất (Rhythm
b) Xác định vận tốc băng tải?
c) Xác định chiều dài và chiều dài toàn bộ của dây chuyền nếu dây chuyển là thẳng và bố trí một
phía?
d) Xác định thời gian công nghệ để lắp ráp mỗi lô vận chuyển 5 chiếc trên dây chuyền?
******************************************************************
PHẦN 2: CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (20 câu)
Chọn các đáp án đúng trong các đáp án sau?
Câu số
Câu hỏi
Câu trả lời
Đáp án ( √ )
1.
Các đặc điểm của tổ
chức sản xuất hàng loạt
là:
a) Bố trí các chỗ làm việc theo thứ
tự của quy trình công nghệ
b) Không tổ chức chuyên môn hóa
chỗ làm việc
c) Thường xuyên thay đổi chủng
loại sản phẩm sản xuất
d) Chỉ sử dụng c phương tiện
vận chuyển hoạt động liên tục
2.
Dây chuyền không cần
dừng lại để chuyển đổi
máy móc thiết bị là:
a) Dây chuyền liên tục sản xuất
một sản phẩm
b) Dây chuyền gián đoạn sản xuất
một sản phẩm
c) y chuyền thay đổi nhiều sản
sản phẩm
d) Dây chuyền nhóm nhiều sản sản
phẩm
3.
Sự khác biệt của dây
chuyền 1 sản phẩm liên
tục so với dây chuyền 1
sản phẩm gián đoạn là:
a) sự đồng bộ về thời gian giữa
các nguyên công công nghệ
b) Các đối tượng sản xuất được
đưa vào các nguyên công công
nghệ theo từng lô với số lượng như
nhau
c) Các đối tượng sản xuất được
vận chuyển giữa các nguyên công
theo hình thức nối tiếp
d) Chỉ có 3 loại sản phẩm dở dang
trên chuyền
e) Sắp xếp các y trên chuyền
theo nguyên tắc chuyên môn hóa
công nghệ
4.
Dây chuyền thay đổi
a) y chuyền sản xuất một sản
phẩm
b) y chuyền sản xuất nhiều
sản phẩm
c) Các chủng loại sản phẩm được
sản xuất cùng một lúc không
dây chuyền các đặc
điểm sau:
cần dừng chuyển để chuyển đổi
thiết bị
d) Các chủng loại sản phẩm được
sản xuất tuần tự sau những khoảng
thời gian dừng chuyền để chuyển
đổi chế độ làm việc của máy móc,
thiết bị
5.
Sự khác biệt trong quy
trình lập kế hoạch
chuẩn tắc của dây
chuyền 1 sản phẩm
gián đoạn so với dây
chuyền 1 sản phầm liên
tục là:
a) Tính nhịp sản xuất của mỗi
sản phẩm
b) Xác định chu k phục vụ của
chuyền
c) Tính sản phẩm dở dang lưu
động (Zlđ) đồ thị minh họa về
thay đổi của trong chu kỳ phục
của chuyền
d) Tính vận tốc băng tải
6.
Chu kỳ lặp lại của băng
tải đƣợc sử dụng để:
a) Tính bước băng tải
b) Tính chiều dài của băng tải
c) Đánh dấu cho công nhân tránh
nhầm lẫn khi thực hiện các nguyên
công
7.
Băng tải làm việc hoạt
động liên tục của dây
chuyền các đặc điểm
sau:
a) Các đối tượng sản xuất cần nhấc
ra khỏi băng tải để thực hiện các
nguyên công công nghệ
b) Các đối tượng sản xuất sẽ được
thực hiện các nguyên công công
nghệ ngay trên băng tải
c) Băng tải sẽ đứng yên khi thực
hiện các nguyên công công nghệ
d) C băng tải đối tượng sản
xuất cần đứng yên khi thực hiện
các nguyên công công nghệ
8.
Băng tải phân phối
hoạt động liên tục của
dây chuyền các đặc
điểm sau:
a) Các đối tượng sản xuất sẽ được
thực hiện các nguyên công công
nghệ ngay trên băng tải
b) Các đối tượng sản xuất cần nhấc
ra khỏi băng tải để thực hiện các
nguyên công công nghệ
c) Băng tải sẽ đứng yên khi thực
hiện các nguyên công công nghệ
d) C băng tải đối tượng sản
xuất cần đứng yên khi thực hiện
các nguyên công công nghệ
9.
Sự khác biệt của ng
tải hoạt động theo chế
độ xung điện với băng
tải hoạt động liên tục
là:
a) Các nguyên công công nghệ
được thực hiện trong trạng thái
đứng yên
b) Các nguyên công công nghệ
thể thực hiện trong trạng thái
chuyển động cùng băng tải
c) Các nguyên công công nghệ
thể thực hiện trong trạng thái hỗn
hợp: vừa đứng n vừa chuyển
động theo băng tải
10.
Nhịp (Rhythm) của
sản xuất trên chuyền
a) khoảng thời gian giữa 2 sản
phẩm liên tiếp ra khỏi chuyền
b) khoảng thời gian tính từ khi
đưa đối tượng sản xuất vào đầu
chuyền đến khi kết thúc ra khỏi
chuyền
c) khoảng thời gian giữa 2
vận chuyển liên tiếp ra khỏi
là:
chuyền
d) thời gian làm theo chế độ
của dây chuyền
11.
Nhịp của dây chuyền
(Takt) đƣợc tính theo:
a) Thời gian làm việc hiệu quả của
chuyền trong kỳ kế hoạch;
b) Thời gian định mức từng
nguyên công trên chuyền;
c) Số sản phẩm cần sản xuất trong
kỳ kế hoạch
d) T lệ khuyết tật sản phẩm cho
phép trong kỳ kế hoạch
12.
Sản phẩm dở dang lƣu
động của chuyền sinh
ra do nguyên nhân:
a) Chênh lệch năng suất giữa các
nguyên công
b) Do trục trặc kỹ thuật tại các
nguyên công
c) Do phòng rủi ro chậm cung ứng
nguyên vật liệu các nhà cung
cấp
13.
Số lƣợng sản phẩm dở
dang ng nghệ phụ
thuộc vào:
a) Số nguyên công trên chuyền
b) Số chỗ làm việc trên chuyền
c) Số công nhân phục vụ trên
chuyền
d) Số đối tượng sản xuất được gia
công đồng thời trên mỗi nguyên
công
e) Nhịp dây chuyền
14.
Sản phẩm dở dang lƣu
động của chuyền nằm
a) Các chỗ làm việc của chuyền
b) Trên băng tải vận chuyển các
đối tượng sản xuất
c) Nằm bên ngoài chuyền
tại:
15.
Sản phẩm dở dang lƣu
động trong một chu kỳ
Rj, hiệu Z-Rj nhỏ
hơn 0 có nghĩa là:
a) Trong khoảng thời gian Rj thì
Zlđ đang giảm dần
b) Trong khoảng thời gian Rj thì
Zlđ đang tăng dần
c) Trong khoảng thời gian Rj thì
sản phẩm dở dang lưu động đang
thiếu cần bổ sung để hoạt động
của chuyền không bị gián đoạn
16.
Số công nhân trên dây
chuyền phụ thuộc vào:
a) Vận tốc băng tải
b) Chiều dài của chuyền
c) Định mức phục vụ máy của
công nhân trên chuyền
d) Thời gian làm việc theo chế độ
của công nhân
e) Thời gian công nghệ của sản
phẩm
17.
Vận tốc của ng tải
của dây chuyền hoạt
động liên tục phụ thuộc
vào:
a) Số ca sản xuất /ngày
b) Chiều dài bước dây chuyền
c) Chiều dài cả chuyền
d) Takt của dây chuyền
18.
Vận tốc của ng tải
dây chuyền tính nhƣ
sau:
a) Tích của thời gian làm việc hiệu
quả của chuyền trong kỳ kế hoạch
nhân với nhịp của chuyền
b) Thương của bước dây chuyền
với nhịp của chuyền
c) Thương của chiều dài y
chuyền với thời gian làm việc hiệu
quả của chuyền trong kỳ kế hoạch
d) Thương của chiều dài băng tải
với nhịp của dây chuyền
19.
Số chỗ làm việc cần
thiết của chuyền phụ
thuộc vào:
a) Chiều dài của chuyền
b) Bước dây chuyền
c) Thời gian định mức từng
nguyên công
d) Nhịp dây chuyền
20.
Kế hoạch chuẩn tắc
cho dây chuyền gián
đoạn khác kế hoạch
chuẩn tắc cho dây
chuyền liên tục là:
a) Cần tính chu k phục vụ
(CKPV) của dây chuyền (R)
b) Cần vẽ đồ minh họa về thay
đổi của sản phẩm dở dang lưu
động (Z) tính 
(bình quân)
trong mỗi CKPV (R) của chuyền
c) Cần tính số công nhân phục vụ
trên chuyền
d) Cần tính tổng số sản phẩm dở
dang trên dây chuyền
e) Cần tính nhịp của dây chuyền
Biên soạn: PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc
Dựa theo tài liệu của các Tác giả Nga.
| 1/13

Preview text:

BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƢƠNG 4
- PHẦN 1: CÁC BÀI TẬP ĐỊNH LƢỢNG (15 bài)
- PHẦN 2: CÁC CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (20 câu) PHẦN 1. BÀI TẬP
Bài 1.
Một dây chuyền lắp ráp sản phẩm trên băng tải làm việc hoạt động liên tục. Thời gian
công nghệ lắp ráp sản phẩm trên chuyền(thời gian thực hiện tất cả các công nghệ trên dây
chuyền) là 56 phút. Chương trình sản xuất trong 1 ca là 220 sản phẩm. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30 phút. a) Tính takt?
b) Tính số chỗ làm việc trên chuyền và hệ số phụ tải của chuyền?
Bài 2. Một dây chuyền lắp ráp sản phẩm trên băng tải làm việc hoạt động liên tục. Thời gian
công nghệ lắp ráp 1 sản phẩm trên chuyền là 85 phút. Takt của chuyền là 5 phút. Chiều dài của
bước dây chuyền là 1,5 mét.
a) Tính vận tốc chuyền?
b) Xác định chiều dài băng tải?
Bài 3. Chương trình sản xuất trong năm của sản phẩm là 59.720 sản phẩm. Kế hoạch làm việc
trong năm: 307 ngày làm việc, trong đó 251 ngày làm việc 7 giờ/ca và 2 ca/ngày và 56 ngày làm
việc: 6 giờ/ca và 1 ca/ngày. Mỗi ca sản xuất quy định dừng chuyển 2 lần và mỗi lần 10 phút.
Việc sửa chữa nhỏ chuyền sẽ thực hiện vào thời gian dừng chuyền và các ngày nghỉ. Xác định Takt của chuyền?
Bài 4. Một dây chuyền có băng tải phân phối hoạt động liên tục. Chương trình sản xuất 575 sản
phẩm/ ca. Bước băng tải: 1,5 mét. Chu kỳ lặp lại của băng tải bằng 12. Chiều dài toàn bộ của
băng tải là: 57 mét, Số chỗ làm việc trên chuyền là 16 chỗ. Thời gian dừng chuyền giữa ca là 20 phút.
a) Xác định vận tốc băng tải?
b) Số chu kỳ lặp lại của băng tải?
c) Thời gian công nghệ cho 1 sản phẩm trên chuyền?
Bài 5. Quy trình công nghệ lắp ráp một sản phẩm được phân chia nhỏ thành 7 nguyên công như sau: Số thứ tự nguyên công 1 2 3 4 5 6 7 Ti, phút 3,2 2,6 1,7 4,3 2,5 3,2 1,9
Nhịp dây chuyền mong muốn (Takt) là 5 phút. Có thể thiết kế lại quy trình công nghệ bằng cách
kết hợp các nguyên công trong 7 nguyên công trên, trong đó 5 nguyên công đầu có thể sắp xếp tự
do, không cần tuân thủ trật tự công nghệ. Riêng nguyên công 6 và 7 cần thiết phải ở cuối quy
trình công nghệ và cần tuân thủ theo trật tự nối tiếp nhau.
a) Hãy cân bằng chuyền và cần bao nhiêu chỗ làm việc trên chuyền nếu cho phép quá tải thời
gian trên mỗi nguyên công 5%?
b) Xác định hệ số phụ tải của mỗi nguyên công và của cả chuyền?
Bài 6. Một dây chuyền có 6 nguyên công với thời gian định mức trong bảng sau:
Thứ tự nguyên Thời gian định mức- Thứ tự nguyên Thời gian định Thứ tự Thời gian định công Ti công mức- Ti nguyên công mức- Ti (phút/sản phẩm) (phút/sản phẩm) (phút/sản phẩm) 1 3,9 2 5,7 3 1,5 4 1,85 5 7,5 6 3,6
Các dữ liệu đầu vào như sau:
1. Chương trình sản xuất/ ca; sản phẩm 230
2. Thời gian làm việc quy định/ca; giờ/ca 8
3. Thời gian dừng quy định giữa ca, phút 20
4. Khoảng cách giữa hai chỗ làm việc liên tiếp; mét 1,2
5. Số ca sản xuất/ngày; ca/ngày 2 a) Tính takt?
b) Tính số chỗ làm việc trên chuyền và hệ số phụ tải của chuyền?
c) Tính số công nhân cần thiết phục vụ chuyền trong một ngày nếu định mức phục vụ: 1
máy/1 công nhân và tỷ lệ nghỉ việc không lý do của công nhân là 10%
d) Tính vận tốc chuyền?
e) Vẽ sơ đồ đơn giản minh họa chuyền?
Bài 7. Dây chuyền gián đoạn sản xuất 1 chi tiết máy cần qua 4 nguyên công: tiện, chuốt, phay,
mài với thời gian lần lượt (Ti) là: 1,9; 1,1,; 2,1; 1,3 (phút). Chương trình sản xuất trong tháng đạt
12.600 sản phẩm. Mỗi tháng làm việc 21 ngày, mỗi ngày 2 ca và mỗi ca là 8 giờ. Chu kỳ phục vụ
của chuyền R lấy là 0,5 ca. Sản phẩm khuyết tật không có.
a) Xác định nhịp dây chuyền?
b) Xác định số chỗ làm việc trên dây chuyền?
c) Xác định số công nhân phục vụ máy trên dây chuyền nếu định mức phục vụ: 1 máy/ công
nhân. Xác định nhu cầu về công nhân/ 1 ngày làm việc nếu hệ số dự phòng nghỉ việc không lý do là 10%?
d) Vẽ sơ đồ Epure minh họa thay đổi của sản phẩm dở dang trong mỗi chu kỳ phục vụ chuyền?
e) Tính số sản phẩm dở dang lưu động trong mỗi chu kỳ phục vụ chuyền?
Bài 8. Cho một dây chuyền liên tục sản xuất 1 sản phẩm với quy trình công nghệ có 5 nguyên
công, thời gian định mức Ti lần lượt là: 4,8; 2,4; 9,6; 7,2; 2,4 (phút). Dây chuyền có băng tải
phân phối để vận chuyển các đối tượng sản xuất trên chuyền. Chiều dài của bước dây chuyền là
1,2 mét. Bán kính tang quay của băng tải là 0,38 (mét). Chương trình sản xuất trong một ngày là
375 sản phẩm. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30 phút. Chế độ làm việc 2 ca/ngày, 8 giờ mỗi ca.
Thời gian nhấc sản phẩm ra khỏi băng tải và đặt lại đã được tính trong thời gian công nghệ nói trên.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (takt)?
b) Xác định số chỗ làm việc trên mỗi nguyên công và số chỗ làm việc trên cả dây chuyền?
c) Xác định chiều dài và chiều dài toàn bộ của dây chuyền nếu dây chuyển là thẳng và bố trí một phía?
d) Xác định hệ thống đánh dấu trên băng tải dây chuyền nếu sử dụng đánh dấu bằng số thứ tự?
e) Lập kế hoạch chuẩn tắc của chuyền?
f) Tính số sản phẩm dở dang trên chuyền?
Bài 9. Lắp ráp 1 sản phẩm trên băng tải làm việc có tốc độ không đổi (hay băng tải hoạt động
liên tục). Chiều dài của bước băng tải là 1,5 mét. Đường kính tang quay của băng tải là 0,4 mét.
Quy trình công nghệ gồm 8 nguyên công Ti lần lượt là: 3,6; 7,2; 5,4; 9,0; 1,8; 5,4; 3,6; 7,2
(phút). Chương trình sản xuất trong một ngày là 500 sản phẩm. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30
phút. Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Mỗi ca làm việc 8 giờ.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (takt)?
b) Xác định số chỗ làm việc trên mỗi nguyên công và số chỗ làm việc trên cả dây chuyền?
c) Xác định chiều dài và chiều dài toàn bộ của dây chuyền nếu dây chuyển là thẳng và bố trí một phía?
d) Xác định vận tốc băng tải?
e) Xác định thời gian công nghệ lắp ráp sản phẩm trên chuyền?
Bài 10. Lắp ráp sản phẩm trên băng tải làm việc hoạt động theo chế độ xung điện. Chiều dài của
bước băng tải là 1,1 mét. Bán kính tang quay của băng tải là 0,44 mét. Vận tốc băng tải là 4
mét/phút. Thời gian công nghệ lắp sản phẩm trên chuyền là: 61.6 phút. Thời gian thực hiện mỗi
nguyên công trên chuyền đều bằng nhau và bằng 10 lần thời gian di chuyển sản phẩm giữa chỗ
làm việc liên tiếp nhau. Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Mỗi ca làm việc 8 giờ. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30 phút.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (takt)?
b) Xác định số chỗ làm việc trên dây chuyền?
c) Xác định chiều dài và chiều dài toàn bộ của dây chuyền nếu dây chuyển là thẳng và bố trí một phía?
d) Xác định chương trình sản xuất trong một ngày của chuyền?
Bài 11. Thời gian công nghệ lắp 1 sản phẩm trên dây chuyền có băng tải làm việc hoạt động theo
chế độ xung điện là 80 phút. Số chỗ làm việc trên băng tải là: 20. Thời gian thực hiện mỗi
nguyên công là 3,5 phút. Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30 phút. Mỗi ca làm việc 8 giờ.
a) Tính nhịp của dây chuyền (takt)?
b) Thời gian di chuyển giữa 2 chỗ làm việc liên tiếp nhau trên chuyền?
c) Xác định chương trình sản xuất trong một ngày của chuyền?
Bài 12. Băng tải lắp ráp sản phẩm là băng tải làm việc và hoặt động liên tục. Do ứng dụng công
nghệ tiên tiến hơn nên thời gian mỗi nguyên công được giảm đi 20 phần tram và tổng thời gian
công nghệ lắp sản phẩm trên chuyền giảm được 120 phút. Số sản phẩm sản xuất ra trong tháng là
4.950 sản phẩm. Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30 phút. Mỗi ca làm
việc 8 giờ. Mỗi tháng làm 22 ngày.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (Takt) trước và sau khi cải tiến công nghệ?
b) Xác định số sản phẩm sản xuất ra trong tháng trước khi thay đổi công nghệ?
c) Xác định số sản phẩm tăng lên do đổi mới công nghệ?
d) Xác định số chỗ làm việc trên chuyền?
e) Xác định thời gian công nghệ lắp toàn bộ sản phẩm trên chuyền trước và sau khi thay đổi công
nghệ? Thời gian công nghệ này đã tiết kiệm được bao nhiêu phút do thay đổi công nghệ?
Bài 13. Có 2 nguyên công liên tiếp nhau trên một dây chuyền gián đoạn , 1 sản phẩm. Biết:
- Chu kỳ phục vụ chuyền R= ¼ ca (tức 120 phút);
- Nguyên công 1 có 1 máy và bật liên tục từ đầu chu kỳ phục vụ với thời gian là R/3 thì tắt máy.
- Nguyên công 2 có 2 máy, trong đó: máy 1 của nguyên công 2 bật 100% thời gian chu kỳ phục
vụ, còn máy 2 của nguyên công 2 thì chỉ bật sau ½ R kể từ đầu chu kỳ phục vụ và bật liên tục tới hết chu kỳ phục vụ.
- Biết thời gian định mức gia công 1 chi tiết trên nguyên công 1 là 0,4 phút.
a) Tính số sản phẩm làm ra trên mỗi nguyên công trong 1 chu lỳ phục vụ R?
b) Tính thời gian định mức gia công 1 chi tiết trên nguyên công 2?
c) Vẽ sơ đồ EPURE hoạt động của cặp đôi nguyên công 1&2? Tính số sản phẩm dở dang lưu động bình quân?
d) Tính số công nhân tối thiểu cần sử dụng trong mỗi chu kỳ phục vụ chuyền nếu định mức phục
vụ: 1 công nhân / 1 máy tại bất kỳ thời điểm nào và cho phép khi hết nhiệm vụ của nguyên công
này có thể chuyển sang phục vụ máy của nguyên công khác?
e) Vẽ sơ đồ EPURE khi thay đổi thời gian chạy máy tại nguyên công 1: nguyên công 1 sẽ bật sau
2/3 R cho đến kết thúc chu kỳ phục vụ.
f) Giữ nguyên hoạt động máy của nguyên công 1 như câu e, còn nguyên công 2: 1 máy cháy
100% thời gian chu kỳ phục vụ, máy còn lại bắt đầu bật ngay từ đầu chu kỳ phục vụ cho đến thời
gian bằng R/2 thì tắt máy. Nhu cầu về số công nhân có thay đổi không so với câu d? Số sản
phẩm dở dang lưu động có thay đổi không so với câu d?
Bài 14. Một dây chuyền sản xuất 1 sản phẩm cơ khí hình ống có quy trình công nghệ gồm 6
nguyên công trong bảng sau: STT Tên nguyên công
Thời gian định mức/SP; phút/SP 1. Tiện thô 5,85 2. Tiện tinh 14,8 3. Khoan 5,7 4. Kéo 2,5 5. Bào 5,9 6. Xả nước 2,8
Biết chương trình sản xuất trong một tháng đạt 3.168 sản phẩm. Thời gian dừng kỹ thuật của dây
chuyền được quy định là 10% thời gian làm việc theo chế độ. Thời gian chế độ trong 1 ca là 8
giờ. Số ngày làm việc trong tháng là 22 ngày.
a) Tính nhịp của dây chuyền (Takt)?
b) Tính số chỗ làm việc của mỗi nguyên công? của cả dây chuyền?
c) Vẽ sơ đồ chuẩn tắc của dây chuyền để minh họa hành trình công nghệ của 3 sản phẩm đầu tiên
trên dây chuyền và tính thời gian sản xuất của 100 sản phẩm đầu tiên kể từ đầu mỗi ca sản xuất?
Bài 15. Lắp ráp một sản phẩm có kích thước không lớn trên dây chuyền làm việc hoạt động liên
tục. Chương trình sản xuất trong một ngày là 450 sản phẩm. Sản phẩm này được lắp ráp trên
những khu vực làm việc của chuyền với chiều dài của của mỗi khu vực làm việc này là 800 mm.
Công nhân trên mỗi nguyên công khi lắp ráp phải di chuyển dọc theo khu vực làm việc và sau
khi hoàn thành nguyên công cần quay trở lại vị trí ban đầu. Khoảng cách bình quân giữa 2 khu
vực làm việc là 700mm. Lắp ráp sản phẩm trên mỗi nguyên công theo lô 5 chiếc (hay lô vận
chuyển là 5 chiếc). Chế độ làm việc 2 ca/ngày. Thời gian dừng giữa mỗi ca là 30 phút. Mỗi ca
làm việc 8 giờ. Đường kính tang quay của băng tải là 0,6 mét. Tổng số chỗ làm việc trên chuyền là 19.
a) Xác định nhịp của dây chuyền (Takt) và nhịp của lô sản xuất (Rhythm
b) Xác định vận tốc băng tải?
c) Xác định chiều dài và chiều dài toàn bộ của dây chuyền nếu dây chuyển là thẳng và bố trí một phía?
d) Xác định thời gian công nghệ để lắp ráp mỗi lô vận chuyển 5 chiếc trên dây chuyền?
******************************************************************
PHẦN 2: CÁC BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM (20 câu)
Chọn các đáp án đúng trong các đáp án sau?
Câu số Câu hỏi Câu trả lời Đáp án ( √ ) 1.
a) Bố trí các chỗ làm việc theo thứ
tự của quy trình công nghệ
Các đặc điểm của tổ b) Không tổ chức chuyên môn hóa
chỗ làm việc
chức sản xuất hàng loạt c) Thường xuyên thay đổi chủng là:
loại sản phẩm sản xuất
d) Chỉ sử dụng các phương tiện
vận chuyển hoạt động liên tục 2.
a) Dây chuyền liên tục sản xuất một sản phẩm
Dây chuyền không cần b) Dây chuyền gián đoạn sản xuất một sản phẩm
dừng lại để chuyển đổi c) Dây chuyền thay đổi nhiều sản
máy móc thiết bị là: sản phẩm
d) Dây chuyền nhóm nhiều sản sản phẩm 3.
a) Có sự đồng bộ về thời gian giữa
các nguyên công công nghệ
Sự khác biệt của dây b) Các đối tượng sản xuất được
đưa vào các nguyên công công
chuyền 1 sản phẩm liên nghệ theo từng lô với số lượng như
tục so với dây chuyền 1 nhau
sản phẩm gián đoạn là:
c) Các đối tượng sản xuất được
vận chuyển giữa các nguyên công
theo hình thức nối tiếp
d) Chỉ có 3 loại sản phẩm dở dang trên chuyền
e) Sắp xếp các máy trên chuyền
theo nguyên tắc chuyên môn hóa công nghệ 4.
a) Là dây chuyền sản xuất một sản phẩm
b) Là dây chuyền sản xuất nhiều sản phẩm
c) Các chủng loại sản phẩm được
Dây chuyền thay đổi là sản xuất cùng một lúc và không
dây chuyền có các đặc cần dừng chuyển để chuyển đổi điểm sau: thiết bị
d) Các chủng loại sản phẩm được
sản xuất tuần tự sau những khoảng
thời gian dừng chuyền để chuyển
đổi chế độ làm việc của máy móc, thiết bị 5.
a) Tính nhịp sản xuất của mỗi lô
Sự khác biệt trong quy sản phẩm
trình lập kế hoạch b) Xác định chu kỳ phục vụ của chuyền
chuẩn tắc của dây c) Tính sản phẩm dở dang lưu
chuyền 1 sản phẩm động (Zlđ) và đồ thị minh họa về
gián đoạn so với dây thay đổi của nó trong chu kỳ phục
chuyền 1 sản phầm liên của chuyền tục là:
d) Tính vận tốc băng tải 6. a) Tính bước băng tải
Chu kỳ lặp lại của băng b) Tính chiều dài của băng tải
tải đƣợc sử dụng để:
c) Đánh dấu cho công nhân tránh
nhầm lẫn khi thực hiện các nguyên công 7.
a) Các đối tượng sản xuất cần nhấc
ra khỏi băng tải để thực hiện các nguyên công công nghệ
b) Các đối tượng sản xuất sẽ được
Băng tải làm việc hoạt thực hiện các nguyên công công
động liên tục của dây nghệ ngay trên băng tải
chuyền có các đặc điểm
c) Băng tải sẽ đứng yên khi thực sau:
hiện các nguyên công công nghệ
d) Cả băng tải và đối tượng sản
xuất cần đứng yên khi thực hiện
các nguyên công công nghệ 8.
a) Các đối tượng sản xuất sẽ được
thực hiện các nguyên công công
nghệ ngay trên băng tải
b) Các đối tượng sản xuất cần nhấc
Băng tải phân phối ra khỏi băng tải để thực hiện các
hoạt động liên tục của nguyên công công nghệ
dây chuyền có các đặc
c) Băng tải sẽ đứng yên khi thực điểm sau:
hiện các nguyên công công nghệ
d) Cả băng tải và đối tượng sản
xuất cần đứng yên khi thực hiện
các nguyên công công nghệ 9.
a) Các nguyên công công nghệ
Sự khác biệt của băng được thực hiện trong trạng thái đứng yên
tải hoạt động theo chế
b) Các nguyên công công nghệ có
độ xung điện với băng thể thực hiện trong trạng thái
tải hoạt động liên tục chuyển động cùng băng tải là:
c) Các nguyên công công nghệ có
thể thực hiện trong trạng thái hỗn
hợp: vừa đứng yên và vừa chuyển động theo băng tải 10.
a) Là khoảng thời gian giữa 2 sản
phẩm liên tiếp ra khỏi chuyền
b) Là khoảng thời gian tính từ khi
đưa đối tượng sản xuất vào đầu
chuyền đến khi kết thúc và ra khỏi
Nhịp (Rhythm) của lô chuyền
sản xuất trên chuyền
c) Là khoảng thời gian giữa 2 lô
vận chuyển liên tiếp ra khỏi là: chuyền
d) Là thời gian làm theo chế độ của dây chuyền 11.
a) Thời gian làm việc hiệu quả của
chuyền trong kỳ kế hoạch;
Nhịp của dây chuyền b) Thời gian định mức từng
nguyên công trên chuyền;
(Takt) đƣợc tính theo:
c) Số sản phẩm cần sản xuất trong kỳ kế hoạch
d) Tỷ lệ khuyết tật sản phẩm cho
phép trong kỳ kế hoạch 12.
a) Chênh lệch năng suất giữa các nguyên công
Sản phẩm dở dang lƣu b) Do trục trặc kỹ thuật tại các nguyên công
động của chuyền sinh c) Do phòng rủi ro chậm cung ứng ra do nguyên nhân:
nguyên vật liệu tư các nhà cung cấp 13.
a) Số nguyên công trên chuyền
b) Số chỗ làm việc trên chuyền
Số lƣợng sản phẩm dở c) Số công nhân phục vụ trên
dang công nghệ phụ
chuyền thuộc vào
d) Số đối tượng sản xuất được gia :
công đồng thời trên mỗi nguyên công
e) Nhịp dây chuyền 14.
a) Các chỗ làm việc của chuyền
Sản phẩm dở dang lƣu b) Trên băng tải vận chuyển các
động của chuyền nằm đối tượng sản xuất
c) Nằm bên ngoài chuyền tại: 15.
a) Trong khoảng thời gian Rj thì
Sản phẩm dở dang lƣu Zlđ đang giảm dần
động trong một chu kỳ b) Trong khoảng thời gian Rj thì
Rj, ký hiệu Zlđ-Rj nhỏ Zlđ đang tăng dần hơn 0 có nghĩa là:
c) Trong khoảng thời gian Rj thì
sản phẩm dở dang lưu động đang
thiếu và cần bổ sung để hoạt động
của chuyền không bị gián đoạn 16. a) Vận tốc băng tải
b) Chiều dài của chuyền
Số công nhân trên dây c) Định mức phục vụ máy của
chuyền phụ thuộc vào:
công nhân trên chuyền
d) Thời gian làm việc theo chế độ của công nhân
e) Thời gian công nghệ của sản phẩm 17.
Vận tốc của băng tải a) Số ca sản xuất /ngày
của dây chuyền hoạt b) Chiều dài bước dây chuyền
động liên tục phụ thuộc c) Chiều dài cả chuyền vào: d) Takt của dây chuyền 18.
a) Tích của thời gian làm việc hiệu
quả của chuyền trong kỳ kế hoạch
nhân với nhịp của chuyền
b) Thương của bước dây chuyền
Vận tốc của băng tải với nhịp của chuyền
dây chuyền tính nhƣ c) Thương của chiều dài dây sau:
chuyền với thời gian làm việc hiệu
quả của chuyền trong kỳ kế hoạch
d) Thương của chiều dài băng tải
với nhịp của dây chuyền 19.
a) Chiều dài của chuyền
Số chỗ làm việc cần b) Bước dây chuyền
thiết của chuyền phụ c) Thời gian định mức từng thuộc vào: nguyên công d) Nhịp dây chuyền 20.
a) Cần tính chu kỳ phục vụ
Kế hoạch chuẩn tắc (CKPV) của dây chuyền (R)
b) Cần vẽ sơ đồ minh họa về thay
cho dây chuyền gián
đổi của sản phẩm dở dang lưu
đoạn khác kế hoạch động (Zlđ) và tính ̅̅̅̅ (bình quân)
chuẩn tắc cho dây trong mỗi CKPV (R) của chuyền
chuyền liên tục là:
c) Cần tính số công nhân phục vụ trên chuyền
d) Cần tính tổng số sản phẩm dở dang trên dây chuyền
e) Cần tính nhịp của dây chuyền
Biên soạn: PGS. TS. Trần Thị Bích Ngọc
Dựa theo tài liệu của các Tác giả Nga.