Ngân hàng bài tập môn Vật lý Kỹ thuật 1 hay, hấp dẫn nhất
Bài tập Ôn tập Vật lý Kỹ thuật 1 - Điện từ của trường Đại học Xây dựng Hà Nội giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Vật Lý Kỹ Thuật 1 (258811)
Trường: Đại học Xây Dựng Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP VẬT LÝ 1 – PHẦN ĐIỆN TỪ
Câu 1. Cọ xát một cái lược nhựa vào quần áo, người ta thấy nó có thể
hút các mảnh giấy đã được cắt nhỏ như Hình 1. Hãy giải thích hiện
tượng. Nếu thay lược nhựa bằng một cái lược bằng nhôm thì hiện
tượng trên có xảy ra không? Vì sao?
Câu 2. Người ta làm thí nghiệm như sau: đưa một thanh nhựa sau khi
đã cọ xát vào gần một dòng nước nhỏ chảy ra từ vòi (hình vẽ). Kết Hình 1
quả quan sát thấy tia nước bị bẻ cong quỹ đạo. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Câu 3. Các ô tô chở xăng dầu có khả năng cháy nổ rất cao. Khả năng
này xuất phát từ cơ sở vật lý nào? Người ta đã làm gì để phòng chống cháy nổ cho các xe này?
Câu 4. Lấy quả bóng cao su cọ xát vào len rồi áp sát vào tường thấy Hình 2
nó bị dính vào tường sau đó lại rơi xuống. Hãy giải thích hiện tượng này?
Câu 5. Sơn tĩnh điện là gì? Sơn này có ưu điểm gì so với các loại sơn khác.
Câu 6. Giả sử đặt một điện tích q gần một tấm kim loại lớn. (a) Nếu q bị hút vào thì tấm kim
loại có nhất thiết phải tích điện không? (b) Nếu q bị đẩy ra thì tấm kim loại có nhất thiết phải
tích điện không? Giải thích.
Câu 7. Màn chắn tĩnh điện. Để bảo vệ các dụng cụ đo điện chính xác, một số đèn điện tử, dây
dẫn tín hiệu điện,…, người ta bao quanh chúng bằng một cái hộp kim loại hoặc lưới kim loại
dày đóng vai trò của màn chắn tĩnh điện, hộp hoặc lưới kim loại được nối đất. Màn chắn như
vậy cũng có tác dụng gì? Màn chắn tĩnh điện được chế tạo dựa trên hiện tượng Vật lí nào?
Câu 8. Một người ở trong một quả cầu lớn, rỗng, bằng kim loại cách điện với mặt đất. Nếu đặt
một điện tích lớn vào quả cầu thì người đó có bị tổn hại khi chạm tay vào bề mặt của quả cầu
không? Giải thích điều gì sẽ xảy ra nếu người đó mang điện tích ban đầu ngược dấu với điện tích trên quả cầu.
Câu 9. Anh chị hãy giải thích vì sao Trái đất có từ trường?
Từ trường đó mạnh hay yếu? Hãy chỉ ra các cực của “nam châm” Trái đất.
Câu 10. Cho một vòng dây tròn kín (C) và một nam châm đặt
trên trục của vòng dây như hình vẽ bên . Khi nam châm Hình 3
chuyển động tịnh tiến dọc theo trục xx’ lại gần vòng dây và
sau đó đi xuyên qua vòng dây. Hãy mô tả hiện tượng xảy ra trong vòng dây, xác định và giải
thích chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong vòng dây dẫn tròn (C).
Câu 11. Một thanh nam châm vĩnh cửu được thả rơi trong một ống hình trụ bằng đồng đặt thẳng
đứng. Ống đồng có thể xem là dài vô hạn. Sau một thời gian, thanh nam châm sẽ chuyển động
như thế nào? Giải thích.
Câu 12. (a) Có cách nào làm cho lực từ tác dụng lên một điện tích chuyển động trong từ trường
đều bằng không được không? (b) Có cách nào làm cho lực điện tác dụng lên một điện tích chuyển
động trong điện trường đều bằng không được không? (c) Có cách nào làm cho tổng hợp lực điện
và lực từ tác dụng lên một điện tích chuyển động đồng thời qua cả điện trường đều và từ trường
đều bằng không được không? Giải thích hoặc ví dụ trường hợp có thể.
Câu 13. Chuông điện (Hình 4) là một trong những thiết bị đã
quá quen thuộc trong đời sống của con người mà chúng ta sử
dụng và nghe thấy mỗi ngày. Chỉ cần ta nhấn một nút gắn ngoài
cửa thì một cái chuông ở đâu đó sẽ vang lên báo hiệu cho người
khác biết. Bên trong chuông điện có gì và chúng được cấu tạo ra
sao để biến dòng điện thành âm thanh? Hình 4
Câu 14. Bếp từ là loại bếp hiệu quả và an
toàn cho người sử dụng. Bếp chạy hoàn toàn
bằng điện và có cấu tạo như hình vẽ dưới.
Bếp gồm các thành phần đặc trưng đã học
trong điện từ trường, ví dụ như cuộn cảm.
Hãy xác định các thành phần còn lại trong
Hình 5 và mô tả nguyên lý hoạt động của
bếp. Bếp từ an toàn hơn bếp điện hay gas ở Hình 5
điểm nào và nồi chảo cho bếp từ phải chọn
những loại như thế nào?
Câu 15. Hình 6 mô tả cấu tạo của một rơle dòng, là loại rơle mắc
nốỉ tiếp với thiết bị cần bảo vệ. Bình thường, khi dòng điện qua
động cơ điện ở mức cho phép thì thanh sắt S bị l ò xo L kéo sang
phải làm đóng các tiếp điểm 1, 2. Động cơ làm việc bình thường.
Giải thích vì sao khi dòng điện qua động cơ tăng quá mức cho phép
thì mạch điện tự động ngắt và động cơ ngừng làm việc? Hình 6