-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngân hàng bài tập nguyên lý kế toán | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Ngân hàng bài tập nguyên lý kế toán | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội. Tài liệu gồm 23 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Nguyên lý kế toán (TC - NH) 10 tài liệu
Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội 120 tài liệu
Ngân hàng bài tập nguyên lý kế toán | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Ngân hàng bài tập nguyên lý kế toán | Trường Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội. Tài liệu gồm 23 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lý kế toán (TC - NH) 10 tài liệu
Trường: Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội 120 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội
Preview text:
BỘ MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
BÀI TẬP THỰC HÀNH MÔN NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
Áp dụng cho học kì 1 năm học 2015 – 2016
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
Bài 1.1. Dựa vào định nghĩa về điều kiện ghi nhận tài sản hãy giải thích các nguồn lực sau đây có phải
tài sản của đơn vị hay không?
1. Nguyên liệu, vật liệu đơn vị mua để phục vụ quá trình sản xuất
2. Một đội ngũ công nhân tay nghề cao
3. Một lượng hàng hóa thực phẩm lớn tại kho của đơn vị đã bị ẩm mốc và quá hạn không thể tiêu thụ
được dù đơn vị có hạ giá đến mức nào.
4. Một thiết bị sản xuất được đơn vị thuê ngoài trong thời gian ngắn để sử dụng thay cho thiết bị của
đơn vị bị hư hỏng đang sửa chữa.
5. Nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa của đơn vị rất nổi tiếng ở địa phương và đã đăng ký bản quyền.
Bài 1.2. Cho tình hình tài sản và nguốn vốn tại ngày đầu kỳ của Công ty Alpha, hãy vận dụng mối quan
hệ giữa tài sản và nguồn vốn để xác định giá trị nguyên liệu vật liệu X (0
doanh Y của DN. (Đvt 1.000 VND) Tiền mặt 100.000
Phải trả người lao động 70.000 Phải trả người bán 85.000 Hàng gửi đi bán 60.000 Thành phẩm 35.000 Nguyên liệu, vật liệu X Phải thu khách hàng 60.000
Lợi nhuận chưa phân phối 120.000 Vay ngắn hạn 45.000 Nhà xưởng 1.150.000 Máy móc, thiết bị 900.000 Sản phẩm dở dang 30.000 Đầu tư ngắn hạn 40.000 Công cụ dụng cụ 75.000 Hàng mua đang đi đường 50.000 Hao mòn TSCĐ hữu hình 80.000 Vay dài hạn 350.000
Vốn đầu tư chủ sở hữu Y
Bài 1.3. Tình hình tài sản, nguồn vốn tại Công ty Alantic vào ngày 1/1/N như sau: (1000 VND)
Đầu tư trái phiếu dài hạn 50.000 Nhà xưởng 2.400.000 Máy móc thiết bị 1.250.000 Vay dài hạn 1.400.000 Vốn đầu tư của CSH 4.550.000 Thiết bị văn phòng 1.370.000 Vốn góp liên doanh 210.000 Tiền gửi ngân hàng 1.150.000 Vay ngắn hạn ngân hàng 200.000 Nguyên vật liệu chính 150.000
Ứng trước cho người bán 120.000
Bản quyền về chế tạo sản 250.000 1 phẩm mới Khách hàng ứng trước 550.000
Lợi nhuận chưa phân phối 600.000 Tạm ứng 20.000 Thành phẩm 240.000 Vật liệu phụ 90.000
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 100.000
Thuế phải nộp nhà nước 150.000 Phần mềm máy tính 170.000 Công cụ, dụng cụ 30.000
Đầu tư cổ phiếu dài hạn 170.000 Sản phẩm dở dang 60.000 Nguồn vốn đầu tư XDCB 1.100.000 Tiền mặt 20.000
Giá trị quyền sử dụng đất 1.200.000
Phải trả người lao động 500.000
Câu lạc bộ, nhà văn hóa 200.000 Yêu cầu:
1. Hãy sắp xếp các khoản mục trên theo từng loại tài sản (ngắn hạn và dài hạn) và từng loại nguồn
vốn (Nợ phải trả và nguồn vốn CSH) của Công ty Alantic.
2. Hãy cho biết tổng giá trị tài sản, nguồn vốn của Công ty và nhận xét.
Bài 1.4: Cho một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính năm N tại Công ty Soft Tip, hãy phân loại các chỉ
tiêu dưới đây nào thuộc bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu nào thuộc báo cáo kết quả kinh doanh?
Thuế phải nộp Nhà nước
Quỹ đầu tư phát triển Chi phí bán hàng Vốn góp chủ sở hữu Sản phẩm dở dang Doanh thu nhận trước
Tài sản cố định hữu hình Chi phí trả trước Giá vốn hàng bán
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Nợ phải trả người bán
Lợi nhuận chưa phân phối Vay ngắn hạn ngân hàng
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Lãi các khoản vay ngắn hạn phải trả Chi phí khác 2
Bài 1.5: Cho các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty Soft Tip năm N, hãy sắp xếp lại
các chỉ tiêu theo thứ tự trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh và điền các số liệu còn thiếu.
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Năm N – Công ty Soft Tip Đơn vị: 1.000đ STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Giá vốn hàng bán 42.400.000 2 Doanh thu 52.500.000 3
Chi phí từ hoạt động tài chính 1.980.000 4 Lợi nhuận sau thuế (?) 5
Doanh thu từ hoạt động tài chính 135.100 6
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.380.000 7
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (?)
(thuế suất hiện hành) 8 Doanh thu khác 30.000 9
Lợi nhuận từ hoạt động SXKD (?) 10 Chi phí bán hàng 2.770.000 11 Chi phí khác 40.000 12
Tổng lợi nhuận trước thuế (?) 13 Lợi nhuận gộp (?)
Bài 1.6: Tại Công ty Soft Tip bắt đầu kinh doanh vào tháng 2/N, có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
như sau: (ĐVT: VNĐ) 1.
Ngày 01/02: Nhận vốn góp từ các chủ sở hữu bằng tiền mặt 800.000.000 và dây chuyền sản xuất 3.000.000.000. 2.
Ngày 01/02: Doanh nghiệp mở tài khoản ngân hàng và gửi vào ngân hàng 600.000.000 bằng tiền mặt. 3.
Ngày 02/02: Doanh nghiệp trả toàn bộ tiền thuê văn phòng cho cả năm N cho bên cho thuê, số
tiền 48.000.000 bằng tiền mặt. 4.
Ngày 05/02: Mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 50.000.000 đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. 3 5.
Ngày 10/02: Tạm ứng cho nhân viên đi mua công cụ dụng cụ bằng tiền mặt trị giá 15.000.000. 6.
Ngày 15/02: Ứng trước tiền cho người bán K để mua thiết sản xuất bằng tiền gửi ngân hàng 300.000.000. 7.
Ngày 25/02: Nhận được thiết bị sản xuất từ người bán K trị giá 500.000.000. Sau khi trừ tiền ứng
trước, DN thanh toán nốt cho người bán K bằng tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu: Hãy phân tích các nghiệp vụ kinh tế trên bằng phương trình kế toán.
Bài 1.7: Doanh nghiệp DTL có tổng số vốn đầu tư ban đầu tại ngày 1/1/N là 1.500.000.000, trong đó:
bằng quyền sử dụng đất là 900.000.000; bằng tiền mặt 50.000.000 và bằng tiền gửi ngân hàng
550.000.000. Trong tháng 1/N, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: VNĐ)
1. Ngày 02/01: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 50.000.000.
2. Ngày 03/01: Mua hàng hóa nhập kho, chưa trả tiền cho người bán 220.000.000.
3. Ngày 10/01: Trả nợ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng 80.000.000.
4. Ngày 11/01: Nhận vốn góp thêm bằng một ô tô vận tải phục vụ kinh doanh 570.000.000.
5. Ngày 15/01: Vay ngắn hạn ngân hàng 50.000.000 để chuẩn bị trả nợ người bán, DN đã nhận và nhập quỹ tiền mặt.
6. Ngày 16/01: Xuất kho hàng hóa gửi bán 200.000.000.
Yêu cầu: Hãy phân tích các nghiệp vụ kinh tế trên bằng phương trình kế toán.
Bài 1.8: Tại Công ty Nestle trong tháng 2/N, có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: VNĐ):
1. Ngày 05/02: Ứng trước tiền cho người bán bằng tiền mặt 140.000.000.
2. Ngày 10/02: Khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 350.000.000.
3. Ngày 15/02: Chi tiền mặt để trả lương cho người lao động trong tháng 80.000.000.
4. Ngày 20/02: Chi tiền mặt để trả tiền điện, nước mua ngoài, phục vụ cho bộ phận bán hàng là 12.000.000.
5. Ngày 25/02: Mua văn phòng phẩm phục vụ cho quản lý doanh nghiệp sử dụng hết trong tháng trị
giá 500.000 chưa trả tiền cho người bán.
6. Ngày 27/02: Thanh toán tiền thuê văn phòng trong tháng trị giá 30.000.000 bằng tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu: Hãy phân tích các nghiệp vụ kinh tế trên bằng phương trình kế toán. 4
Bài 1.9: Tại Công ty Sodyne trong tháng 10/N có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:(ĐVT: VNĐ)
1. Ngày 01/10: Xuất kho thành phẩm gửi bán 70.000.000.
2. Ngày 05/10: Khách hàng ứng trước tiền hàng cho doanh nghiệp bằng tiền mặt 15.000.000 và tiền gửi ngân hàng 40.000.000.
3. Ngày 10/10: Bán lô hàng trị giá 120.000.000, sau khi trừ tiền ứng trước, khách hàng thanh toán nốt
bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Ngày 15/10: Chi phí thuê cửa hàng phục vụ cho hoạt động bán hàng 15.000.000 và thuê văn phòng
phục vụ cho hoạt động quản lý 20.000.000 trong tháng chưa trả tiền.
5. Ngày 25/10: Chi phí tiền lương cho nhân viên bán hàng 25.000.000 và nhân viên quản lý doanh
nghiệp 40.000 trong tháng đã thanh toán bằng tiền mặt.
6. Ngày 27/10: Thanh toán tiền thuê cửa hàng và thuê văn phòng bằng tiền gửi ngân hàng.
Yêu cầu: Các nghiệp vụ kinh tế nói trên ảnh hưởng như thế nào tới bảng cân đối kế toán?
Bài 1.10: Trong tháng 5/N, Công ty DTC có các sự kiện phát sinh trong kỳ như sau: (đơn vị: 1.000đ).
1. Ngày 02/05, Trích lợi nhuận bổ sung quỹ đầu tư phát triển 200.000.
2. Ngày 05/05, Chi phí quảng cáo trong tháng đã thanh toán bằng tiền mặt 5.000.
3. Ngày 10/05, Ký hợp đồng mua tài sản cố định trị giá 50.000, người bán yêu cầu thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
4. Ngày 14/05: Nhận kỹ quỹ dài hạn bằng tiền mặt 200.000
5. Ngày 20/05: Dùng tiền gửi ngân hàng để trả trước tiền cho người bán tài sản 20.000.
6. Ngày 25/05: Gửi công văn cho người bán xác nhận sẽ thanh toán số nợ kỳ trước 50.000 bằng tiền gửi ngân hàng. Yêu cầu:
1. Trong các nghiệp vụ nêu trên kế toán sẽ ghi chép những nghiệp vụ nào?
2. Các nghiệp vụ ghi chép trên ảnh hưởng như thế nào tới phương trình kế toán?
3. Định khoản và phản ánh vào tài khoản.
Bài 1.11: Tại Công ty DTC trong quá trình ghi chép kế toán mắc phải một số lỗi sai sau đây: (đv: 1.000đ)
1. Nghiệp vụ chi phí điện nước phát sinh sử dụng cho bộ phận bán hàng đã thanh toán bằng tiền mặt
5.000 kế toán phản ánh thành ghi Nợ TK Chi phí điện nước: 500/ Có TK Tiền Mặt: 500. 5
2. Nghiệp vụ doanh nghiệp nhận lại tiền ký quỹ ngắn hạn bằng tiền mặt 10.000, kế toán ghi nhầm
thành nghiệp vụ doanh nghiệp thanh toán tiền ký quỹ ngắn hạn bằng tiền mặt 10.000 cho khách hàng.
3. Ghi có tài khoản Phải trả người lao động 30.000 bị ghi trùng hai lần.
4. Bên Nợ TK Chi phí quảng cáo là 560, kế toán phản ánh thành 650.
5. Nghiệp vụ khách hàng thanh toán nợ kỳ trước 10.000 bằng tiền mặt, kế toán phản ánh thành bút
toán Nợ TK Tiền mặt : 10.000/ Có Tk Doanh thu bán hàng: 10.000 Yêu cầu:
1. Chỉ ra trong các lỗi trên lỗi sai nào vẫn làm cho bảng cân đối kế toán cân bằng về lượng.
2. Nếu bảng cân đối kế toán không cân bằng, chỉ ra sự không cân bằng đó cụ thể số tiền là bao nhiêu.
3. Trong các lỗi trên trên lỗi sai nào ảnh hưởng tới báo cáo kết quả kinh doanh và ảnh hưởng như thế nào?
Bài 1.12: Công ty DTC chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển có tình hình tài sản và nguồn vốn tại ngày
31/12/N-1 như sau: (đv:1.000đ)
Bảng cân đối kế toán công ty DTC 31/12/N-1 Tiền măt 80.000 Phải thu khách hàng 150.000
Ứng trước cho người bán 30.000 Công cụ, dụng cụ 130.000 Tài sản cố định 300.000 Phải trả người bán 190.000
Vốn đầu tư chủ sở hữu 500.000 Tổng 690.000 690.000
Trong tháng 1/N Công ty có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 02/01: Chi tiền tạm ứng cho nhân viên bằng tiền mặt là 1100.
2. Ngày 05/01: Khách hàng thanh toán ½ số tiền nợ kỳ trước bằng chuyển khoản
3. Ngày 05/01: Mua một tài sản cố định, giá hóa đơn cả thuế GTGT là 99.000 chưa thanh toán tiền
cho người bán (thuế GTGT 10%) 6
4. Ngày 10/01: Ký quỹ ngắn hạn cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng 20.000
5. Ngày 15/01: Nhận vốn góp từ NQH bằng tiền mặt 500.000, thiết bị sản xuất 400.000
6. Ngày 16/01: Mua hàng hóa đã nhập kho, giá mua trên hóa đơn chưa bao gồm thuế GTGT 10%
60.000, số tiền mua trừ vào tiền ứng trước của người bán đầu kỳ, số còn lại doanh nghiệp thanh
toán bằng tiền gửi ngân hàng. Yêu cầu:
1. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nêu trên ảnh hưởng tới các tài khoản kế toán nào? cụ thể bên Nợ hay bên Có.
2. Định khoản, phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nêu trên.
3. Hãy lập bảng cân đối kế toán cuối kỳ.
Bài 1.13: Trong tháng 5/N tại công ty DTC có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau (đơn vị: 1.000đ)
1. Ngày 1/5: Rút tiền gửi ngân hàng về để chuẩn bị trả lương cho người lao động 100.000.
2. Ngày 2/5: Trích lợi nhuận bổ sung quỹ khen thưởng phúc lợi cho người lao động 30.000.
3. Ngày 5/5: Khách hàng X ký quỹ ngắn hạn cho doanh nghiệp bằng chuyển khoản 50.000.
4. Ngày 6/5: Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho nhà nước bằng tiền mặt 10.000
5. Ngày 7/5: Trả trước tiền cho người bán Y bằng tiền mặt 15.000 để mua nguyên vật liệu
6. Ngày 10/5: Hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong tháng 1/N, khách hàng đã thanh
toán bằng tiền mặt ½ số tiền 15.000, số tiền còn lại tháng sau thanh toán. Yêu cầu
1. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ.
2. Định khoản nghiệp vụ 3 tại khách hàng X, nghiệp vụ 5 tại người bán Y.
3. Nếu như kế toán ghi nhầm khoản “Ứng trước tiền cho người bán” sang phần nguồn vốn tại nghiệp vụ 5,
thì sai sót ngày sẽ làm tổng tài sản và nguồn vốn chênh lệch như thế nào?
Bài 1.14: Công ty DTC trong tháng 6/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ như sau: (đơn vị: 1.000đ)
1. Ngày 1/6: Nhân lại khoản tiền ký quỹ dài hạn bằng tiền gửi ngân hàng 55.000
2. Ngày 5/6: Xuất kho thành phẩm gửi bán cho khách hàng giá trị 70.000 7
3. Ngày 7/6: Mua nguyên vật liệu cho bộ phận bán hàng đã nhập kho, thanh toán 1/2 bằng tiền vay
ngắn hạn, phần còn lại thanh toán bằng tiền mặt, giá mua chưa thuế GTGT 10% 30.000
4. Ngày 10/6: Thanh toán lương còn nợ kỳ trước cho người lao động 100.000 bằng tiền mặt.
5. Ngày 11/6: Thu hồi khoản cho vay ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng 20.000
6. Ngày 15/6: Chuyển khoản cho Công ty Bảo hiểm PTI số tiền bảo hiểm xe oto sử dụng cho bộ phận
bán hàng 24.000, theo hợp đồng đã ký và có hiệu lực từ ngày 1/6/N đến hết 31/5/N+1. Yêu cầu:
1. Nêu sự thay đổi tăng, giảm tài sản nguồn vốn sau mỗi nghiệp vụ?
2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản?
3. Nếu như tại nghiệp vụ 3 kế toán ghi nhầm từ Nợ TK Nguyên vật liệu sang Nợ TK Chi phí Nguyên
vật liệu, phân tích sự ảnh hưởng của sự sai sót này lên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh?
Bài 1.14: Trong kỳ công ty DTC có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thể hiện trong các loại chứng từ,
nếu bạn là kế toán công ty hãy ghi chép các nghiệp vụ này bằng cách định khoản và phản ánh vào tài
khoản. (đơn vị: 1.000đ)
1. Ngày 02/02/N, nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền khách hàng X trả nợ kỳ trước là 200.000
2. 05/02/N nhận được hóa đơn thuê nhà của tháng 02/N là 10.000, chưa thanh toán cho người cho thuê nhà.
3. 10/02/N, hoàn thành dịch vụ cung cấp cho khách hàng, tổng số tiền đã lập hóa đơn 220.000, khách
hàng cam kết thanh toán trong tháng sau.
4. 15/02/N, nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng về việc thanh toán tiền bảo hiểm tài sản 9 tháng
theo hợp đồng đã ký ngày 01/02/N, số tiền 18.000.
5. 18/02/N, phiếu thu hoàn tiền tạm ứng của nhân viên 2.000
6. 25/02/N, nhận được hóa đơn cùng phiếu nhập kho mua nguyên vật liệu giá trị 20.000 chưa bao
gồm thuế 5%, kế toán thanh toán chuẩn bị lệnh chuyển tiền cho người bán. Yêu cầu:
1. Chỉ ra tài khoản nào tăng, giảm của mỗi nghiệp vụ?
2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản 8
Bài 1.15: Công ty TNHH ANP có 2 thành viên sáng lập, ANP cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ
tại Việt Nam. Tháng 3/2014, tại ANP diễn ra một số nghiệp vụ sau:
1. Ngày 1/3, nhận được đề nghị từ Cty Dược OP về việc đăng ký nhãn hàng kháng sinh Ampiop tại Cục Sở
hữu trí tuệ. Cũng trong ngày 1/3, ANP đã gửi báo giá tới OP về việc đăng ký nhãn hàng Ampiop: lệ phí
theo quy định của Nhà nước 300.000đ, phí dịch vụ đã bao gồm VAT 10% 1.100.000đ.
2. Ngày 3/3, OP thông báo chấp nhận báo giá. Trong ngày, ANP làm thủ tục nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ
nhãn hàng Ampiop và nộp hộ lệ phí cho OP theo quy định bằng tiền mặt.
3. Ngày 7/3, ANP nhận được chứng nhận sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ đối với nhãn Ampiop. Trong
ngày, ANP đã gửi Giấy chứng nhận đó tới OP.
4. Ngày 10/3, OP thông báo chấp nhận Giấy chứng nhận, ANP viết Hóa đơn dịch vụ và kèm yêu cầu thanh
toán số tiền dịch vụ đã cung cấp và số lệ phí đã nộp hộ gửi tới OP.
5. Ngày 12/3, ANP nhận được báo Có từ VCB xác nhận đã ghi tăng tài khoản tiền gửi của ANP số tiền 1.400.000đ từ OP.
Yêu cầu: Trong các nghiệp vụ nêu trên, kế toán ghi chép những nghiệp vụ nào? Nếu ghi chép hãy định
khoản những nghiệp vụ đó.
Bài 1.16: Công ty TNHH ANP có 2 thành viên sáng lập, ANP cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ
tại Việt Nam. Tháng 3/2014, tại ANP diễn ra một số nghiệp vụ sau:
1. Ngày 1/3, ANP nhận được Hóa đơn tiền thuê Văn phòng tháng 3/2014 từ Công ty MĐ (đơn vị quản lý
tòa nhà cho thuê), số tiền ghi trên Hóa đơn 7.700.000đ (trong đó thuế GTGT 700.000đ).
2. Ngày 3/3, ANP viết Ủy nhiệm chi 7.700.000đ gửi VCB để thanh toán tiền thuê Văn phòng tháng 3 cho
Công ty MĐ theo Hóa đơn đã nhận được. Kế toán ANP đã nhận được báo Nợ từ VCB.
3. Ngày 4/3, Công ty Sơn Hậu gửi tới ANP giấy đề nghị thanh toán 2.200.000đ tiền xăng đã sử dụng trong
tháng 2/2014 theo Hóa đơn mà ANP đã nhận được vào 28/2.
4. Ngày 5/3, nhân viên Công ty Sơn Hậu đã tới Văn phòng của ANP để nhận số tiền nói trên. Thủ tục thanh toán đã hoàn tất.
5. Ngày 6/3, nhận được báo Có từ VCB: Trung tâm Khuyến nông VP thanh toán tiền dịch vụ tư vấn xây
dựng Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm nông nghiệp mà ANP đã cung cấp trong tháng trước: 20.000.000đ.
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Bài 1.17: Công ty TNHH ANP có 2 thành viên sáng lập, ANP cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ
tại Việt Nam. Tháng 3/2014, tại ANP diễn ra một số nghiệp vụ sau:
1. Ngày 8/3, ANP mua và đưa vào sử dụng 1 máy in văn phòng Cannon từ Công ty Trần Anh. Giá hóa đơn
2.750.000đ (trong đó VAT 250.000đ). ANP đã thanh toán cho Trần Anh bằng tiền mặt. Tiền mua máy in sẽ
được đưa vào chi phí kinh doanh hàng tháng trong vòng 12 tháng, bắt đầu từ tháng 3/2014.
2. Ngày 11/3, ANP mua một số văn phòng phẩm trị giá 500.000đ, đã trả bằng tiền mặt. Số văn phòng phẩm
này sẽ sử dụng hết trong tháng 3.
3. Ngày 15/3, nhận Hóa đơn tiền xăng đã sử dụng nửa đầu tháng 3: 1.320.000đ (VAT 10%) từ Công ty Sơn 9 Hậu.
4. Ngày 17/3, tại cuộc họp Hội đồng thành viên đã quyết định phân phối lợi nhuận năm 2013 cho các thành
viên số tiền 100.000.000đ và trích bổ sung Quỹ khen thưởng 20.000.000đ. Ngay trong ngày, Kế toán viên
đã hoàn thành thủ tục chuyển khoản qua VCB để trả cho các cá nhân liên quan. Thuế thu nhập cá nhân
được khấu trừ 5% số tiền thanh toán.
5. Ngày 20/3, ANP chi tiền mặt khen thưởng cho nhân viên nhân tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2013 số tiền 18.000.000đ.
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nêu trên.
Bài 1.18: Công ty TNHH ANP có 2 thành viên sáng lập, ANP cung cấp dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ
tại Việt Nam. Tháng 3/2014, tại ANP diễn ra một số nghiệp vụ sau:
1. Ngày 29/3, Kế toán viên tính tiền lương phải trả cho lao động cơ hữu của ANP. Tiền lương được tính
trên thời gian làm việc thực tế, số tiền lương phải trả ghi trên Bảng thanh toán lương là: 60.000.000đ. Các
khoản bảo hiểm được tính vào chi phí kinh doanh 13.200.000đ, trừ vào tiền lương của lao động 6.300.000đ.
2. Ngày 31/3, ANP thanh toán tiền lương cho lao động cơ hữu bằng tiền mặt. Thủ tục thanh toán đã hoàn tất.
3. Ngày 31/3, nhận Hóa đơn tiền xăng đã sử dụng nửa cuối tháng 3: 1.650.000đ (VAT 10%) từ Công ty Sơn Hậu.
4. Ngày 31/3, ANP thanh toán tiền điện sử dụng tháng 3 cho Công ty MĐ 5.500.000đ (VAT 10%) bằng
tiền mặt. Hoàn thành thủ tục chuyển khoản từ VCB cho VTV theo Hóa đơn dịch vụ quảng cáo trên truyền
hình tháng 3, số tiền 990.000đ (VAT 10%).
5. Ngày 31/3, ANP nhận được Hóa đơn dịch vụ viễn thông tháng 3/2014 từ VNPT Hà Nội. Số tiền phải
thanh toán là 3.300.000đ (VAT 10%). Thông thường, khoản tiền này sẽ được thanh toán vào tuần đầu của tháng liền sau.
6. Ngày 31/3, xác định khấu hao tài sản cố định trong tháng là 4.000.000đ.
7. Ngày 31/3, sau khi xác định các dịch vụ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cho khách hàng đã hoàn thành
trong tháng 3, Kế toán viên đã viết và gửi hóa đơn cho các khách hàng sở hữu các nhãn hiệu: Soft Tip:
2.200.000đ, Prospan: 18.700.000đ, Nestle: 33.000.000đ, Bubchen: 16.500.000đ, Lavie: 49.500.000đ, Aqua:
27.500.000đ (số tiền này đã bao gồm VAT 10%).
Yêu cầu: Hãy định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nêu trên.
Bài 1.19: Sử dụng tài liệu đã cho tại các bài 1.15, 1.16, 1.17, 1.18 liên quan đến Công ty TNHH ANP, yêu cầu:
(1) Xác định kết quả kinh doanh của ANP tháng 3/2014.
(2) Ghi Sổ Nhật ký các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 3/2014 tại ANP.
(3) Phản ánh nghiệp vụ liên quan vào TK Tiền gửi ngân hàng theo dạng chữ T và dạng Sổ cái tài khoản (số
dư đầu tháng 3/2014 tài khoản tiền gửi của ANP tại VCB là 200.000.000đ). 10
PHẦN 2: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Bài 2.1: Công ty COS sở hữu một thiết bị với nguyên giá 500.000.000đ được mua vào ngày 1/1/2009. Sử
dụng phương pháp khấu hao đường thẳng và thời gian sử dụng ước tính là 5 năm. Yêu cầu:
Thực hiện ghi các bút toán cần thiết để ghi chép việc bán thiết bị trong 4 tình huống độc lập sau:
a) Bán được 330.000.000đ vào ngày 1/1/2012
b) Bán được 330.000.000đ vào ngày 1/5/2012
c) Bán được 160.000.000đ vào ngày 1/1/2012
d) Bán được 160.000.000đ vào ngày 1/10/2012
Bài 2.2: Ngày 5/1/2013, Công ty SJC mua một chiếc ô tô từ Công ty Bình Linh với các chi phí phát sinh như sau:
- Giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10%: 880.000.000đ
- Phí trước bạ: 30.000.000đ
- Chi phí dán xe: 5.000.000đ
- Tiền bảo hiểm xe ô tô 2 năm đầu: 20.000.000đ Yêu cầu:
1. Hãy xác định nguyên giá của chiếc ô tô
2. Hãy ghi các bút toán cần thiết cho các thông tin phát sinh trên. Giả định các khoản trên Công ty SJC đã
thanh toán bằng chuyển khoản và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài 2.3: Trong tháng 10/2013, tại Công ty Cổ phần Sản xuất thức ăn gia súc Huy Hoàng phát sinh các
nghiệp vụ về tài sản cố định như sau:
1. Công ty mua một thiết bị sản xuất giá mua là 330.000.000đ bao gồm cả thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt
đã trả bằng tiền mặt là 5.000.000đ.
2. Công ty nhượng bán một ô tô dùng cho hoạt động quản lý doanh nghiệp có nguyên giá là 750.000.000đ,
đã hao mòn là 500.000.000đ. Biết giá bán được khách hàng chấp nhận là 150.000.000đ (chưa bao gồm thuế
GTGT 10%). Chi phí phục vụ nhượng bán đã chi ra bằng tiền mặt là 3.000.000đ
3. Một thành viên góp vốn kinh doanh cùng công ty bằng một phương tiện vận tải phục vụ cho hoạt động
bán hàng, giá trị tài sản được ghi nhận trên biên bản góp vốn là 800.000.000đ.
4. Công ty thanh lý một nhà kho đã khấu hao hết từ tháng 8/2013 có nguyên giá là 250.000.000đ.
5. Công ty mua một thiết bị văn phòng có với giá mua cả thuế GTGT 10% là 352.000.000đ. Chi phí vận
chuyển thiết bị phải trả cho đơn vị vận tải là 4.000.0000đ.
Yêu cầu: Hãy định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ trên. Biết Công ty tính thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ và các TSCĐ đầu tư mới trong kỳ bằng vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Bài số 2.4: Tại Công ty TNHH Anh Tú, trong tháng 5/2015 phát sinh nghiệp vụ liên quan đến mua sắm
dây chuyền sản xuất như sau:
1. Ngày 12/5: mua dây chuyền sản xuất và đưa vào lắp đặt theo giá mua cả thuế GTGT 10% là
330.000.000đ, chưa thanh toán cho người bán. Chi phí vận chuyển đã trả bằng tiền mặt là 2.200.000 bao gồm cả thuế GTGT 10%. 11
2. Ngày 15/5: thanh toán cho người bán thiết bị bằng chuyển khoản sau khi trừ đi chiết khấu thanh toán 1%.
3. Ngày 16/5: ứng trước tiền cho bên thuê lắp đặt là 2.000.000 bằng tiền mặt.
4. Ngày 18/5: nhận được hóa đơn tiền công lắp đặt phải trả là 3.300.000 bao gồm cả thuế GTGT 10%. Đơn
vị đã thanh toán hóa đơn bằng tiền mặt sau khi trừ tiền ứng trước.
5. Ngày 1/6: bàn giao và đưa dây chuyền sản xuất vào sử dụng. Biết dây chuyền được đầu tư bằng vốn đầu
tư của chủ sở hữu. Công ty dự kiến thời gian sử dụng của dây chuyền sản xuất là 10 năm.
Yêu cầu: Hãy định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ trên. Biết Công ty tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ.
Bài 2.5: Ngày 1/8/N, Công ty Royal mua sắm và đưa vào sử dụng một thiết bị dùng cho bộ phận quản lý
doanh nghiệp, giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 750.000.000đ, chưa thánh toán cho người bán. Chi
phí vận chuyển theo giá đã có thuế GTGT 10% là 11.000.000đ đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Yêu cầu:
1. Định khoản biết Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
2. Tính mức khấu hao một tháng và một năm của thiết bị, biết Công ty áp dụng phương pháp khấu hao
đường thẳng, thời gian sử dụng của thiết bị là 10 năm.
3. Tính khấu hao của thiết bị trong năm N, năm N+1 và năm N+10.
4. Giả sử đến ngày 30/6/N+5, Công ty tiến hành nhượng bán thiết bị cho Công ty Prince, Công ty Prince
chấp nhận mua theo giá cả thuế GTGT 10% là 440.000đ. Chi phí vận chuyển Công ty Royal đã chi trả hộ
Công ty Prince bằng tiền mặt là 1.100.000đ cả thuế GTGT 10%. Hãy định khoản nghiệp vụ nhượng bán
thiết bị tại Công ty Royal.
5. Hãy định khoản mua thiết bị tại Công ty Prince. 12
PHẦN 3: HÀNG TỒN KHO
Bài 3.1: Công ty kinh doanh băng đĩa nhạc MUSIC tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có số
liệu như sau (Đvt: 1.000 đ):
Ngày 01/6/2015: Đĩa CD “Thu Hát” còn tồn 250 đĩa với giá 100/CD
1. Ngày 06/6/2015: Bán cho cửa hàng của anh Sơn 160 đĩa CD vớigiá chưa thuế 130/CD, thuế GTGT 10%.
2. Ngày 12/6/2015: Khách hàng trả lại 15 đĩa CD từ tháng trước do không đúng yêu
cầu, giávốn 85 và giá bán chưa thuế 135/CD, thuế GTGT 10%.
3. Ngày 13/6/2015:Nhập thêm 200 đĩa CD với giá 90/CD, thuế GTGT 10 %.
4. Ngày 18/6/2015: Bán cho khách lẻ 15 đĩa CD, đã thu tiền mặt với đơn giá 150/CD,thuế GTGT 10 %.
5. Ngày 22/6/2015: Bán 150 đĩa CD cho cửa hàng anh Trung với giá chưa thuế 145/CD, thuế GTGT 10 %. Yêu cầu:
1, Biết rằng Công ty MUSIC theo dõi hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Hãy tính giá
xuất của đĩa CD “Thu Hát” theo các phương pháp sau: -
Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ -
Phương pháp nhập trước xuất trước -
Phương pháp thực tế đích danh (biết ngày 06/06 xuất hàng đầu kỳ, 18/6 xuất hàng mới về của ngày
13/6; ngày 22/6 xuất 100 CD theo lô hàng đầu kỳ, 50 theo lô ngày 13/6)
2, Hãy định khoản các nghiệp vụ trênkhi Công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ ?
Bài 3.2: Công ty MOTORS kinh doanh xe gắn máy và các phụ tùng xe theo dõi hàng tồn kho theo
phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Ngày 31/12/N, công
ty có thực hiện kiểm kê hàng tồn kho và phát hiện do không cẩn thận nên kế toán đã ghi nhận sai lệch
một số thông tin về hàng tồn kho như sau: (Đvt: 1.000 đ)
1. Hóa đơn nhập xe PCX với giá 387.800 chưa thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản
nhưng bị ghi nhận theo giá 378.800 và chưa thanh toán.
2. Phát hiện một nghiệp vụ nhập xe LEAD bị ghi 2 lần vào sổ làm tổng giá trịhàngtồn kho bị sai lệch
60.000 (thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản)
3. Phụ tùng xe máy bị ghi nhận thấp hơn thực tế 50.000 (mọi thông tin khác liên quan không ảnh hưởng) Yêu cầu:
1, Hãy đánh giá ảnh hưởng của các sai lệch trên tới Báo cáo tài chính của công ty MOTORS? 13
2, Những sai lệch trên có ảnh hưởng tới Báo cáo kết quả kinh doanh không? Khi nào?
3, Sửa chữa các sai lệch trên bằng các định khoản kế toán?
Bài 3.3: Công ty MOBILE chuyên kinh doanh điện thoại, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bạn Trúc Quỳnh là kế toán thực tập và có nắm được một số thông tin kế toán quý 4/N như sau: (Đvt: 1.000 đ)
1. Tổng giá trị hàng tồn kho ngày 01/10/N: 189.700
2. Tổng giá trị hàng tồn kho ngày 31/12/N: 212.000
3. Tổng giá trị trên hóa đơn của số điện thoại mới nhập về trong kỳ 879.000
4. Chiết khấu mua hàng được hưởng 15.500
5. Giảm giá hàng bán cho khách do hàng bị xước 11.000 (đã có 10% thuế GTGT)
6. Tổng doanh thu bán điện thoại 1.100.000
7. Chi phí bán hàng và quản lý chung 112.000
8. Chi phí thu mua phân bổ cho số điện thoại mua trong kỳ 40.000 Yêu cầu:
1, Hãy giúp Trúc Quỳnh xác định giá vốn hàng bán của Công ty MOBILE trongquý 4/N.
2, Hướng dẫn Trúc Quỳnh tính lợi nhuận gộp và lập Báo cáo kết quả kinh doanh đa bước?
3, Xác định số vòng quay hàng tồn kho và thời gian của một vòng quay hàng tồn kho? Việc phân tích số
vòng quay hàng tồn kho có tác dụng gì đối với công tác kiểm soát hàng tồn kho?
Bài 3.4: Doanh nghiệp WEATHER tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, sản phẩm sản xuất ra
là quần áo thể thao và thuộc đối tượng chịu thuế GTGT: (Đvt: 1.000 đ)
Đầu tháng 6/N: Số lượng vải sợi thiên nhiên: 1.000 m, đơn giá 200
Số lượng vải sợi nhân tạo: 2.000 m, đơn giá 100
1. Ngày 6/6/N, thu mua và nhập kho 3.000 m vải sợi thiên nhiên với đơn giá chưa thuế 180/m, thuế
GTGT 10%, chưa thanh toán cho người bán
2. Ngày 7/6/N, nhập kho 4.000 m vải sợi nhân tạo, tổng giá 484.000 (đã có thuế GTGT 10%), chi
phí vận chuyển bốc dỡ 10.000 đã thanh toán bằng tiền mặt. Lô hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản cho người bán.
3. Ngày 10/06/N, xuất 1.000 m vải sợi thiên nhiên và 2.000 m vải sợi nhân tạo đểsản xuất quần áo thể thao.
4. Ngày 15/6/N, được giảm giá 10.000 (chưa tính 10% thuế GTGT) do vải sợi thiên nhiên mua
ngày 6/6/N có một số lỗi nhỏ.
5. Ngày 20/6/N: xuất tiếp 500 m vải sợi thiên nhiên và 1.000 m vải sợi nhân tạo để phục vụ sản xuất quần áo thể thao.
6. Ngày 30/06/N, vải sợi thiên nhiên dùng không hết nhập trở lại kho 100 m Yêu cầu: 14
1, Hãy tính giá các loại vải xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ?
2, Định khoản các nghiệp vụ phát sinh theo tài liệu trên, phản ánh lên tài khoản kế toán?
Bài 3.5: Công ty VPPtính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sản xuất giấy vở học sinh bằng
nguyên liệu tre, nứa có tình hình sản xuất và kinh doanh tháng 8/N như sau: (Đvt: 1.000 đ)
I/ Tình hình tồn kho đầu kỳ:
+ Vở học sinh còn tồn kho 10.000 cuốn, đơn giá 8 /cuốn
+ Vở học sinh hiện gửi bán 2.000 cuốn, đơn giá 7.8 /cuốn
+ Nguyên vật liệu: Tre - 13.000 kg, đơn giá 6 /kg
Nứa - 8.000 kg, đơn giá 16 /kg
+ Công cụ dụng cụ: giá trị tồn 2.000
II/ Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ:
1. Ngày 05/08/N: Mua 20.000 kg tre và 10.000 kg nứa với đơn giá lần lượt là 6.3 /kg và 15 /kg. Thuế
GTGT 10%, đã thanh toán qua ngân hàng. Chi phí bốc dỡ, vận chuyển số hàng trên là 6.000, chưa trả tiền
cho đơn vị vận tải CPN (thuế GTGT 10%).
2. Ngày 10/08/N: Thanh toán trước tiền mua nhiên liệu cho đơn vị PETROL số tiền là 3.000 để cuối tháng lấy hàng bằng TGNH.
3. Ngày 12/08/N: Nhập kho 10.000 kg tre với đơn giá 6.5 /kg, đã thanh toán một nửa qua ngân hàng, phần còn lại chưa trả.
4. Ngày 13/08/N: Xuất kho 2 loại công cụ cắt giấy phục vụ cho sản xuất, loại thứ nhất giá trị nhỏ 200 nên
phân bổ 1 lần, loại thứ 2 giá trị lớn 1.200 nên phân bổ làm 3 kỳ sản xuất.
5. Ngày 14/08/N: Xuất 11.000 kg tre cho nhu cầu sản xuất vở học sinh, 100 kg cho nhu cầu chung tại phân xưởng.
6. Ngày 16/08/N: Xuất 9.000 kg nứa cho nhu cầu sản xuất vở học sinh, 80 kg cho nhu cầu chung tại phân xưởng.
7. Ngày 22/08/N: Đơn vị PETROL đã chuyển nhiên liệu và hóa đơn cho công ty, trừ số tiền ứng trước ở
NV2, còn thiếu 3.300 chưa thanh toán (hóa đơn GTGT với thuế suất 10%).
8. Ngày 25/08/N: Lô vở học sinh gửi bán tháng trước đã được chấp nhận mua, khách hàng đã thanh toán
bằng TGNH với giá bán chưa thuế 10/cuốn, thuế GTGT 10%. Yêu cầu:
1, Mở sổ Nhật ký chung? Ghi Sổ cái tài khoản?
2, Khi mua hàng ở NV số 1, công ty sẽ ghi nhận thế nào nếu
+ được hưởng chiết khấu thương mại 2%
+ được hưởng chiết khấu thanh toán 2 % ? + giảm giá hàng bán 2% ? 15
PHẦN 4: CHI PHÍ SẢN XUẤT
Bài 4.1: Công ty AMOUR sản xuất tinh dầu có thông tin trong tháng 5/N về số nguyên liệu đầu vào: NGUYÊN LIỆU Tồn đầu kỳ Nhập kho Xuất cho SX
Quả và hạt: hồi, mùi, màng tang... 10 tấn 5 triệu/tấn 40 tấn 5,2 triệu/tấn 35 tấn
Lá, cành: sả, bạc hà, hương nhu... 20 tấn 3 triệu/tấn 50 tấn 3,4 triệu/tấn 55 tấn
Rễ, củ: gừng, long não… 20 tấn 4 triệu/tấn 35 tấn 4,2 triệu/tấn 30 tấn
Vỏ: cam, chanh, quýt... 15 tấn 3,5 triệu/tấn 30 tấn 3,5 triệu/tấn 23 tấn
Hoa: hoa hồng, hoa nhài.. 20 tấn 6 triệu/tấn 20 tấn 6 triệu/tấn 30 tấn
Yêu cầu: Định khoản và tên sơ đồ chữ T (tổng hợp và chi tiết)?
Biết Công ty AMOUR tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO và tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ. Thuế suất thuế GTGT đầu vào là 5% cho nguyên liệu tươi chưa qua chế biến và các đợt nhập
hàng đều đã thanh toán cho bên bán bằng TGNH.
Bài 4.2: Tình hình lao động của Công ty AMOURtrong Tháng 5/N như sau:
1. Tổng chi phí lương phải trả cho công nhân chế biến tinh dầu: tổ “nguyên liệu tươi” là 115 triệu,
tổ “chưng cất, ngưng tụ” 110 triệu, lương trả cho bộ phận quản lý sản xuất64 triệu.
2. Chi phí hỗ trợ tiền ăn ca, ăn trưa cho công nhân chế biến tinh dầu: tổ “nguyên liệu tươi” là 22
triệu, tổ “chưng cất, ngưng tụ” 21 triệu, lương trả cho bộ phận quản lý sản xuất 10 triệu.
3. Các khoản trích theo lương được tính theo tỷ lệ quy định. Yêu cầu:
a/ Định khoản? Phản ánh lên sơ đồ chữ T?
b/ Để quy trình sản xuất tinh dầu hoàn thành, Công ty AMOUR còn phải bỏ ra những chi phí nào ?
Bài 4.3: Tình hình một số chi phí hỗ trợ sản xuất của Công ty AMOUR trong Tháng 5/N như sau:
1. Chi phí khấu hao thiết bị công nghệ để sản xuất tinh dầu 80 triệu
2. Chi phí điện, nước 40 triệu, chưa thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH.
3. Chi phí dịch vụ hỗ trợ khác cho sản xuất 40 triệu, thuế GTGT 10%, chưa thanh toán. Yêu cầu:
a/ Định khoản? Phản ánh lên sơ đồ chữ T?
b/ Hãy tính giá thành sản xuất cho từng loại tinh dầu? (Giả sử không có giá trị dư đầu kỳ và cuối kỳ, chi phí
chung phân bổ theo giá trị NVL xuất dùng).
c/ Các chi phí trong bài 4.1, 4.2, 4.3 liên quan tới những khoản mục nào trên báo cáo tài chính? 16
Bài 4.4: Công ty SAPO MOUNTAIN chuyên sản xuất bột giặt nhãn hiệu LAMA, tính thuế GTGT
theophương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Trong
tháng1/N có các nghiệp vụ phát sinh như sau (đơn vị 1.000đ):
1. Xuất kho Nguyên vật liệu hữu cơ (dầu mỡ thực vật, động vật…) 50.000, nguyên liệu vô cơ (Sô đa,
Xút, thủy tinh lỏng…) 30.000dùng trực tiếp cho sản xuất bột giặt LAMA.
2. Mua một số vật liệu phụ (phụ gia trợ tẩy và hương liệu) không nhập kho mà dùng ngay cho trực
tiếp sản xuất bột giặt. Giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 3.000, chưa thanh toán cho người bán.
3. Tính ra lương phải trả cho công nhân sản xuất 30.000, cho nhân viên phân xưởng 3.000, cho bộ
phận quản lý doanh nghiệp: 10.000
4. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định
5. Khấu hao hệ thống nhà xưởng, nồi nấu xà phòng, máy khí nén dùng cho sản xuất bột giặtlà 21.000.
Khấu hao văn phòng công ty 9.000 và tại bộ phận bán hàng 15.000.
6. Chi phí điện nước chưa thanh toán dùng cho sản xuất là 11.000, dùng cho văn phòng quản lý 8.800
(bao gồm cả thuế GTGT 10%)
7. Nhập kho 1000 gói bột giặt LAMA hoàn thành từ sản xuất, biết đầu kỳ và cuối kỳ không có sản phẩm dở dang. Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh tình hình trên vào tài khoản
2. Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành
Bài 4.5: Tại công ty ATN, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tính thuế
GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng 6/N, tình hình sản xuất tại công ty như sau (đơn vị tính 1.000đ):
Số dư đầu tháng TK Chi phí SXKDD: 80.000
1. Mua nguyên vật liệu bao gồm cả thuế GTGT 10% sử dụng ngay cho bộ phận sản xuất 88.000 và
dùng gián tiếp cho phân xưởng 11.000, chưa thanh toán cho người bán.
2. Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất là 50.000, ở bộ phận quản lý phân xưởng là 10.000
3. Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định
4. Vật liệu dùng cho bộ phận sản xuất không hết, nhập lại kho 10.000
5. Chi phí khấu hao nhà xưởng, máy móc thiết bị sản xuất trong tháng 6/N: 40.000
6. Chi phí điện nước chưa thanh toán dùng cho sản xuất là 11.880 và dùng cho văn phòng quản lý
6.600 (trong đó có thuế GTGT 10%).
7. Cuối kỳ sản xuất hoàn thành nhập kho 1000 sản phẩm (nhập kho 800 sản phẩm, gửi bán 200 sản
phẩm), còn dở dang 500 sản phẩm với giá trị 60.000. Yêu cầu: 17
1. Lập biểu tính giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng 6/N?Biết công ty tính giá nguyên
vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước, xuất trước.
2. Định khoản và phản ánh vào tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh?
3. Tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm sẽ thay đổi như thế nào nếu chênh lệch dư
đầu kỳ và cuối kỳ bằng 0?
4. Tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm hoàn thành sẽ thay đổi như thế nào nếu công
ty tính giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ? 18 PHẦN 5: BÁN HÀNG
Bài 5.1: Cho các thông tin trên báo cáo thu nhập của 2 Công ty trong tháng 2/2014 như sau (đơn vị:
đồng): Công ty ABB Chỉ tiêu Công ty Haiha.Co Vietnam Tổng doanh thu bán hàng 525.000.000 (d)
Hàng bán bị trả lại và giảm giá 1.150.000 13.370.000 Doanh thu thuần (a) (e) Giá vốn hàng bán (b) 973.146.000
Lợi nhuận gộp bán hàng 185.455.000 (f) Chi phí bán hàng 45.560.000 121.000.000
Chi phí quản lý doanh nghiệp 32.368.000 228.650.000
Lợi nhuân thuần hoạt động KD (c) 328.760.000 Yêu cầu:
1. Xác định giá trị của các chỉ tiêu còn lại trên báo cáo thu nhập.
2. Tính tỷ suất sinh lời của doanh thu tại từng Công ty tháng 2/2014.
Bài 5.2: Bảng kê về tình hình bán hàng của Công ty Giầy Việt tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ trong tháng 4/2014 như sau: Thời gian Số lượng Giá bán chưa thuế Giá vốn (Từ ngày… đến hàng bán gtgt (đồng/đôi) (đồng/đôi) ngày…) (đôi) 1- 10 23.500 160.000 142.500 11 - 20 18.900 161.000 143.400 21- 30 33.120 168.000 142.100 Tổng 57.520
Một số thông tin bổ sung về tình hình kinh doanh trong tháng của Công ty như sau:
- Không có hàng bán bị trả lại. Tổng giá trị khoản chiết khấu và giảm giá Công ty dành cho khách hàng: 71.140.000 đồng.
- Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản lãi của hoạt động góp vốn liên doanh trong tháng: 37.635.000 đồng.
- Tổng chi phí bán hàng: 203.686.000, chi phí quản lý doanh nghiệp: 281.153.000.
Yêu cầu: Với những thông tin trên, hãy lập báo cáo thu nhập của Công ty Giầy Việt tháng 4/2014.
Bài 5.3: Công ty Viễn thông CNC tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, có một số nghiệp vụ
kinh doanh trong tháng 6/2014 như sau (đơn vị: đồng)
1. Hoàn thành cung cấp dịch vụ cho khách hàng, giá hóa đơn đã phát hành chưa bao gồm thuế GTGT 10%:
109.350.000, khách hàng nợ trong 1 tháng. 19
2. Khách hàng Gia Minh thanh toán khoản nợ kỳ trước 131.600.000 bằng chuyển khoản sau khi trừ khoản
chiết khấu thanh toán 2%.
3. Quyết định giảm giá 14.300.000 cho khách hàng TNG do phía khách hàng khiếu nại về chất lượng của
một số dịch vụ mà Công ty cung cấp. Số tiền trên đã được chuyển khoản cho TNG.
4. Nhận được giấy báo Có của ngân hàng về khoản lãi của hoạt động góp vốn liên doanh trong tháng:
37.635.000 đồng và khoản lãi tiền gửi ngân hàng trong tháng: 12.345.000.
5. Cuối tháng, Công ty xác định đã hoàn thành được 1/3 khối lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng
KCC. Biết hợp đồng với KCC được ký ngày 2/6/2014 có giá trị 270.000.000 và bên KCC đã chuyển khoản đầy đủ trong tháng.
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh lên tài khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh .
Bài 5.4: Công ty Family Trust chuyên kinh doanh đồ gia dụng, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ, quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, có các nghiệp vụ diễn ra trong
tháng 9/2014 như sau (đơn vị: đồng):
1. Xuât bán một lô hàng cho siêu thị Big C, giá bán 188.000.000, chưa bao gồm thuế gtgt 10%. Phía Big C
đã thanh toán ngay bằng chuyển khoản sau khi trừ khoản chiết khấu thanh toán 2%. Biết giá vốn của lô hàng này là 144.500.000.
2. Xuất kho gửi bán tại đại lý của khách hàng, giá bán của lô hàng: 89.000.000 chưa bao gồm thuế gtgt 10%, giá vốn: 56.500.000.
3. Khách hàng Fivimart thông báo chấp nhận mua lô hàng gửi bán kỳ trước. Giá bán: 197.000.000 đồng
(chưa bao gồm thuế gtgt 10%), giá vốn: 153.200.000.
4. Chuyển khoản 15.400.000 đồng (đã bao gồm thuế gtgt 10%) trả lại cho khách hàng Fivimart do có một
lô túi bị rách. Công ty đã nhận lại số hàng do Fivimart chuyển trả với giá vốn 9.800.000.
5. Tổng chi phí bán hàng trong tháng: 18.000.000, chi phí quản lý doanh nghiệp: 25.300.000, đã trả bằng tiền mặt. Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
2. Với các thông tin đã cho, lập báo cáo thu nhập của Family Trust tháng 9/2014.
Bài 5.5: Bảng cân đối kế toán ngày 1/12/2014 của Công ty Bình Minh tính thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên như sau (đơn vị: đồng): Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền Tiền gửi ngân hàng 330.560.000 Vay ngân hàng 156.000.000 Phải thu khách hàng
225.340.000 Phải trả người bán 58.800.000 Hàng hóa
503.500.000 Phải trả người lao động 54.000.000 Tài sản cố định
1.207.750.000 Nguồn vốn kinh doanh 1.900.000.000 Hao mòn TSCĐ
(67.500.000) Lợi nhuận chưa phân phối 30.850.000 Tổng 2.199.650.000 Tổng 2.199.650.000 20