-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngân hàng câu hỏi ôn tập lý thuyết môn luật dân sự | trường Đại học Huế
1. Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Ví dụ minh họa. Tại sao nói quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự.2. Phân tích điều kiện, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chết. Khái niệm pháp nhân. Phân tích điều kiện của pháp nhân. Phân tích khái niệm và nội dung quyền chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?1. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên. 2. Di sản bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết.3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định thì có thể áp dụng tập quán.Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ do người đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện.Trong trường hợp những người được hưởng di sản thừa kế của nhau mà chết cùng thời điểm thì di sản của người nào do người thừa kế của người đó hưởng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Luật dân sự (ĐHH) 23 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Ngân hàng câu hỏi ôn tập lý thuyết môn luật dân sự | trường Đại học Huế
1. Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Ví dụ minh họa. Tại sao nói quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự.2. Phân tích điều kiện, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chết. Khái niệm pháp nhân. Phân tích điều kiện của pháp nhân. Phân tích khái niệm và nội dung quyền chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam.Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?1. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên. 2. Di sản bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết.3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định thì có thể áp dụng tập quán.Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ do người đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện.Trong trường hợp những người được hưởng di sản thừa kế của nhau mà chết cùng thời điểm thì di sản của người nào do người thừa kế của người đó hưởng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật dân sự (ĐHH) 23 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lO M oARcPSD| 47110589 lO M oARcPSD| 47110589
ÔN TẬP HỌC PHẦN LUẬT DÂN SỰ 1 I. Mức độ nhận biết
1. Phân tích đối tượng điều chỉnh của luật dân sự. Ví dụ minh họa. Tại sao nói
quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật dân sự. Bài làm
Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự:
Đối tượng điều chỉnh là các quan hệ xã hội mà Luật dân sự tác động tới
nhằm điều chỉnh chúng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt theo ý chí của
nhà nước, bao gồm quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. (Giáo trình trang 11) • Ví dụ minh họa
• Quan hệ tài sản là đối tượng điều chỉnh chủ yếu của luật sư vì:
Đối tượng cụ thể trong LDS là quan hệ xã hội và quan hệ nhân thân.
Nhưng quan hệ nhân thân chỉ tồn tại trong một phạm vi nhất định
giữa những người có mối liên hệ đặc biệt với nhau. Con quan hệ tài
sản là mối quan hệ được xây dựng trên các hiện tượng mang tính vật
chất giữa chủ thể này và chủ thể khác, có thể tồn tại giữa những chủ
thể không có quan hệ huyết thống với nhau và những chủ thể có
quan hệ huyết thống với nhau. Ngoài ra trong quan hệ nhân thân có
một phần là quan hệ nhân thân gắn với tài sản nên điều đó cho thấy
quan hệ tài sản rát đa dạng và phong phú. Nên trong BLDS chủ yếu
qui định đến các vấn đề liên quan đến tài sản. Nên trong quan hệ tài
sản là đối tượng chủ yếu của LDS.
2. Phân tích điều kiện, thủ tục và hậu quả pháp lý của việc tuyên bố chết. Bài làm
Điều kiện, thủ tục của việc tuyên bố chết:
Điều kiện về thời gian tuyên bố một người là đã chết khi quyết định
của Tòa án có hiệu lực pháp luật được quy định trong Điều 71 BLDS 2015 như sau:
“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên
bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây: a)
Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lO M oARcPSD| 47110589
lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; b)
Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết
thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống; c)
Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn
hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn
sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; d)
Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống;
thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này. 2.
Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án
xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết. 3.
Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi
cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để
ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Hậu quả pháp lí của việc tuyên bố chết
Theo qui định tại Điều 72 BLDS 2015 về Quan hệ nhân thân và quan
hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết:
“Điều 72. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của người bị Tòa án
tuyên bố là đã chết
1. Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực
pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân thân
khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
2. Quan hệ tài sản của người bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết
như đối với người đã chết; tài sản của người đó được giải quyết theo quy
định của pháp luật về thừa kế.” –
Tư cách chủ thể của người bị ra quyết định tuyên bố chết là đã
chếtchấm dứt hoàn toàn. Tức là, tính từ thời điểm quyết định của Tòa án có
hiệu lực thì cá nhân đó không thẻ tham gia vào bất cứ quan hệ dân sự nào với
tư cách là một chủ thể của quan hệ đó. –
Về quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân gia đình và các quan
hệnhân thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết.
Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân của cá nhân bị tuyên bố chết chấm
dứt. Nếu vợ, chồng của cá nhân bị tuyên bố chết kết hôn với người khác thì
việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật. Các quan hệ nhân thân khác như
các quan hệ về ten goi, danh dự, nhân phẩm… hay các quan hệ gắn với tài sản
như quyền tác giả về tác phẩm văn học, quyền tác giả về phát minh sáng chế lO M oARcPSD| 47110589
...cũng được giải quyết như đối với người đã chết, tức là chấm dứt các quan hệ đó. –
Về quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết, tài
sảncủa người bị tuyên bố là đã chết được giải quyết theo quy định của pháp
luật về thừa kế. Tức là khi quyết định tuyên bố chết của Tòa án đối với một
người có hiệu lực pháp luật thì thời điểm đó cũng là thời điểm mở thừa kế.
Đồng thời đó cũng là thời điểm phát sinh các quyền và nghĩa vụ của người
thừa kế. Trường hợp người bị tuyên bố chết chưa giải quyết xong nghĩa vụ tài
sản với chủ thể nào đó thì những người được hưởng thừa kế phải thực hiện
nghĩa vụ đó trong phạm vi tài sản của người tuyên bố chết để lại.
3. Khái niệm pháp nhân. Phân tích điều kiện của pháp nhân. Cho ví dụ minh họa. Bài làm Khái niệm pháp nhân:
Điều kiện của pháp nhân:
Các điều kiện của pháp nhân là các dấu hiệu để công nhận một tổ
chức có tư cách là chủ thể quan hệ dân sự. Các điều kiện của pháp
nhân được quy định tại Khoản 1 Điều 74 BLDS 2015 bao gồm:
- Một là, được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật này, luật
khác có liên quan. Một tổ chức được coi là hợp pháp nếu có mục đích,
nhiệm vụ hợp pháp và được thành lập hợp pháp theo trình tự và thủ tục
do luật định (được cơ quan có thầm quyền thành lập, đăng kí hoặc công nhận).
Tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận dưới các dạng: Cơ
quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép thành lập, đăng kí
hoặc công nhận. Nhà nước bằng các quy định về thẩm quyền ra
quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều kiện thành lập
các tổ chức chi phối đến các tổ chức tồn tại trong xã hội. Việc công
nhận sự tồn tại một tổ chức phụ thuộc vào hoạt động của tổ chức đó
có phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị hay không. Một khi sự
tồn tại của một tổ chức (không chỉ là tổ chức chính trị) có nguy cơ
đến tồn tại của nền tảng xã hội, ảnh hưởng đến lợi ích của giai cấp
thống trị thì Nhà nước không cho phép nó tồn tại.
Bởi vậy, chỉ những tổ chức hợp pháp được Nhà nước công nhận sự
tồn tại mới có thể trở thành chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp
luật. Trong thực tiễn mỗi pháp nhân được thành lập theo một trình tự
riêng phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ của pháp nhân đó
(quyết định thành lập, cho phép, công nhận). lO M oARcPSD| 47110589
- Hai là, có cơ cấu tổ chức chặc chẽ. Cơ cấu tổ chức của pháp nhân được
quy định tại Điều 83 BLDS 2015.
Tổ chức là tập hợp nhiều người có cùng chung mục đích, lợi ích…
được thành lập với những chức năng, nhiệm vụ cụ thể nhằm thực
hiện một mục đích nào đó. Tùy theo số lượng thành viên, chức năng
và nhiệm vụ mà mô hình tổ chức của các pháp nhân khác nhau, trong
đó có sự phân công, phân nhiệm và phối hợp rõ ràng giữa các thành viên là pháp nhân.
Cơ cấu tổ chức chặt chẽ giúp cho pháp nhân trở thành một thể thống
nhất, vận hành, hoạt động một cách có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức chặt
chẽ nghĩa là pháp nhân phải có sự sắp xếp, phân bổ nguồn nhân lực
vào các bộ phận như phòng, ban… và quy định cho từng bộ phận đó
những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong Điều lệ. Tuy nhiên, điều
kiện này có lẽ chưa thực sự chính xác và không cần thiết vì trong
một số trường hợp (Chẳng hạn công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành
viên…) tổ chức không đáp ứng điều kiện này nhưng vẫn được coi là pháp nhân.
- Ba là, có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách
nhiệm bằng tài sản của mình.
Pháp nhân là tổ chức độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong
hoạt động của nó, nên bắt buộc phải có tài sản độc lập. Có tài sản
độc lập mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với
các giao dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác lập và tài sản của pháp
nhân còn phải có sự độc lập, tức là pháp nhân có đầy đủ 3 quyền
năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và định đoạt để không
chịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách chủ thể của pháp nhân.
Mặt khác, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể nên
pháp luật quy định pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng khối tài
sản đó. Trách nhiệm của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ không thể
do một cơ quan, tổ chức khác gánh vác và các thành viên của pháp
nhân chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của mình đã
góp (trừ trường hợp công ty hợp danh) vào pháp nhân. Đây cũng là
một yếu tố để phân biệt pháp nhân với thể nhân.
- Bốn là, nhân danh pháp nhân tham gia các quan hệ pháp luật một cách
độc lập. (giáo trình LDS1 trang 43)
Điều kiện này xuất phát từ việc tách bách tài sản (tài sản độc lập) với
các cá nhân, tổ chức khác. Với việc sở hữu một khối tài sản riêng,
pháp nhân có đủ khả năng để hưởng, tự mình thực hiện các quyền và
chịu nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ dân sự lO M oARcPSD| 47110589
Mặt khác, các chủ thể thành lập pháp nhân khi thành lập đã chuyển
quyên sở hữu những tài sản mà mình muốn vào khối tài sản chung,
do đó cần có một sự thống nhất về mặt ý chí trong việc sử dụng khối
tài sản đó. Dựa trên tiêu chí này, pháp luật đã “trừu tượng hóa” điều
đó thành “ý chí” của pháp nhân, tức là trao cho pháp nhân một tư
cách để pháp nhân “nhân danh” chính mình tham gia các quan hệ dân sự.
(Hoặc, Với tư cách là một chủ thể độc lập, pháp nhân tham gia vào
các quan hệ pháp luật với tư cách riêng, có khả năng hưởng quyền
và gánh chịu các nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định phù hợp với
điều lệ của pháp nhân. Pháp nhân không “núp” dưới danh nghĩa của
tổ chức khác, cũng không được phép cho người khác “núp” dưới
danh nghĩa của mình để hoạt động. Khi pháp nhân không thực hiện
nghĩa vụ của mình hoặc có gây thiệt hại cho cá nhân hoặc pháp nhân
khác thì pháp nhân có thể là bị đơn trước toà án. Ngược lại, cá nhân
hoặc pháp nhân khác không thực hiện nghĩa vụ, hoặc gây thiệt hại
cho pháp nhân thì pháp nhân có quyền khởi kiện trước toà án để bảo
vệ quyền lợi của mình.)
4. Phân tích khái niệm và nội dung quyền chiếm hữu theo quy định của
pháp luật dân sự Việt Nam.
Khái niệm: Theo qui định tại Điều 179 BLDS 2015 “Chiếm hữu là
việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản”. Quyền chiếm hữu là
quyền nắm giữ, quản lí tài sản thuộc sở hữu của mình. Trong trường
hợp chủ sở hữu của mình. Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình
chiếm hữu tài sản của mình thì chủ sở hữu thực hiện mọi hành vi
theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lí tài sản.
Nội dung quyền chiếm hữu:
Phân loại: Căn cứ dựa trên những quy định của pháp luật thì chiếm
hữu được phân loại gồm:
Thứ nhất, Chiếm hữu ngay tình
Căn cứ vào Điều 180 Bộ Luật Dân sự 2015 Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm
hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản
đang chiếm hữu”.Chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu
có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm lO M oARcPSD| 47110589
hai loại là: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
– Việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được ghi nhận tại Điều 165 Bộ Luật
Dânsự 2015 bao gồm: Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; người được chủ sở hữu ủy
quyền quản lý tài sản; người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao
dịch dân sự phù hợp với quy định pháp luật; người phát hiện và giữ tài sản vô
chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên,
bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ
luật này, quy định khác của pháp luật liên quan; người phát hiện và giữ gia súc,
gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của
Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan; và các trường hợp khác
do pháp luật quy định. Việc chiếm hữu không phù hợp với những nội dung trên
được coi là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
– Đối với người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình
thìkhông biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản là không có căn cứ pháp
luật (yếu tố khách quan): không buộc chủ thể nhận thức được việc chiếm hữu
của mình là không có căn cứ pháp luật, trong trường hợp này, dù không đòi hỏi
điều kiện phải biết về tình trạng chiếm hữu của tài sản nhưng người chiếm hữu
không có căn cứ pháp luật ngay tình này có thể có sự nghi ngờ, chưa thực sự
chắc chắn vào việc chiếm hữu của mình là hợp pháp hay không hợp pháp.
Thứ hai, Chiếm hữu không ngay tình
Căn cứ vào điều 181 Bộ Luật Dân sự 2015″ Chiếm hữu không ngay tình là việc
chiếm hữu mà người chiếm hữu biết hoặc phải biết rằng mình không có quyền
đối với tài sản đang chiếm hữu.”
Ngược lại với chiếm hữu ngay tình, chiếm hữu không ngay tình là trường hợp
đòi hỏi người chiếm hữu phải nhận thức được mình không có quyền đối với tài
sản, việc chiếm hữu của mình là không có căn cứ pháp luật. Biết và buộc phải
biết mình không có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu của người chiếm hữu
là cơ sở pháp lý để pháp luật buộc họ phải chấm dứt việc chiếm hữu thực tế đối
với tài sản, hoàn trả lại tài sản cho chủ thể có quyền đối với tài sản, bồi thường
thiệt hại nếu có do hành vi chiếm hữu bất hợp pháp gây ra theo Điều 579.
Nghĩa vụ hoàn trả “1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác
mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền
khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác lO M oARcPSD| 47110589
đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại
Điều 236 của Bộ luật này.”2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ
pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho
người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này. Và
khoản 1 Điều 581 nghĩa vụ hoàn trả hoa lợi, lợi tức ‘Người chiếm hữu, người
sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật và
không ngay tình thì phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm chiếm
hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.”
Thứ ba, Chiếm hữu liên tục
Căn cứ vào những quy định tại điều 182 Bộ Luật Dân sự 2015 “Chiếm hữu liên
tục là việc chiếm hữu được thực hiện trong một khoảng thời gian mà không có
tranh chấp về quyền đối với tài sản đó hoặc có tranh chấp nhưng chưa được
giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc
cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, kể cả khi tài sản được giao cho người khác chiếm hữu.
2. Việc chiếm hữu không liên tục không được coi là căn cứ để suy đoán về tình
trạng và quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.
Chiếm hữu liên tục được ghi nhận tại quy định trên được hiểu là việc chiếm hữu
về mặt thực tế và về mặt pháp lý của một chủ thể đối với tài sản. Chiếm hữu về
mặt thực tế là việc chủ sở hữu, hoặc người có quyền chiếm hữu tự mình nắm giữ
tài sản. Khi chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu tài sản của mình cho một chủ thể
khác, thì chủ sở hữu chỉ có quyền chiếm hữu về mặt pháp lý đối với tài sản, còn
chủ thể được chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu thì có quyền chiếm hữu thực tế
đối với tài sản. Đây là trường hợp chủ sở hữu trao quyền chiếm hữu thực tế một
cách tự nguyện. Tính liên tục của chiếm hữu được ghi nhận bao gồm hai điều
kiện: việc chiếm hữu diễn ra trong một khoảng thời gian xác định và điều kiện
thứ hai là không có tranh chấp về quyền đối với tài sản hoặc có tranh chấp nhưng
chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật tại Tòa
án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác. Việc chiếm hữu của chủ thể
không bị gián đoạn trong quá trình chiếm hữu đồng thời không xảy ra các tranh
chấp về quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, … đối với tài sản, hoặc
nếu có các loại tranh chấp này thì chưa được giải quyết tại tòa án hoặc cơ quan
nước có thẩm quyền bằng một bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật lO M oARcPSD| 47110589
Thứ tư, Chiếm hữu công khai
Pháp luật về dân sự quy định tại Điều 183 Bộ Luật Dân sự 2015 “Chiếm hữu
công khai là việc chiếm hữu được thực hiện một cách minh bạch, không giấu
giếm; tài sản đang chiếm hữu được sử dụng theo tính năng, công dụng và được
người chiếm hữu bảo quản, giữ gìn như tài sản của chính mình. 2. Việc chiếm
hữu không công khai không được coi là căn cứ để suy đoán về tình trạng và
quyền của người chiếm hữu được quy định tại Điều 184 của Bộ luật này.” Chiếm
hữu công khai được thể hiện chính là ở việc người chiếm hữu thực hiện các tác
động vật chất đối với tài sản một cách minh bạch, không giấu giếm. Người chiếm
hữu có thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách rõ ràng, không che giấu vì một ý đồ gì.
Cần phân biệt việc chiếm hữu giấu giếm với trường hợp chiếm hữu với loại tài
sản đặc thù không thể hiện ra bên ngoài, ví dụ: mua vàng để cất giữ trong két
sắt, dù không thể hiện ra bên ngoài cho các chủ thể khác biết về việc để dành tài
sản là vàng này nhưng người chiếm hữu này không hướng đến việc giấu giếm
nhằm một ý đồ gì. Ngoài ra, chiếm hữu công khai còn thể hiện qua việc chủ thể
chiếm hữu có đầy đủ căn cứ chứng minh tình trạng chiếm hữu của mình đối với
tài sản, thể hiện tính minh bạch trong việc chiếm hữu tài sản.
Bảo vệ việc chiếm hữu:
- Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình. Trường hợp có tranh chấp
về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có
quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về
việc người chiếm hữu không có quyền.
- Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu
có quyền thực hiện các biện pháp và phương thức sau đây để bảo vệ việc chiếm hữu: • Biện pháp: Tự bảo vệ
Yêu cầu tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác bảo vệ • Phương thức: lO M oARcPSD| 47110589
Yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi
phục tình trạng ban đầu.
Yêu cầu người có hành vi xâm phạm trả lại tài sản
Yêu cầu bồi thường thiệt hại
5. Khái niệm đại diện. Phân tích các loại đại diện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam. Bài làm Khái niệm đại điện:
Theo qui định tại khoản 1 Điều 134 BLDS 2015, Đại diện là việc cá
nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và
vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là
người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
Các loại đại diện theo qui định của pháp luật dân sự Việt Nam
(áp dụng BLDS 2015): (Giáo trình trang 51) Đại diện theo pháp
luật: Đại diện theo ủy quyền: II. Mức độ thông hiểu
Những khẳng định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
1. Cha mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Khẳng định trên là Sai. Bởi vì:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được quy
định tại điều 52 BLDS 2015
Chủ thể là người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên – Anh
ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị
cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp
theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột
khác làm người giám hộ. –
Trường hợp không có người giám hộ quy định tại điểm trên thì ông
nội,bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này
thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ. –
Trường hợp không có người giám hộ quy định tại hai điểm trên thì
bácruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Cha mẹ có phải người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên không? –
Căn cứ vào quy định trên, cha mẹ không phải là người giám hộ
đương nhiên của người chưa thành niên lO M oARcPSD| 47110589 –
Ngoài ra, đó còn là vì đối tượng được giám hộ là người chưa thành
niên mà không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc người
chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân
sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế
quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con
và có yêu cầu người giám hộ.
2. Di sản bao gồm tài sản và nghĩa vụ tài sản của người chết.
Khẳng định trên là Sai. Theo qui định tại Điều 612 BLDS 2015, Di
sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người
chết trong tài sản chung của người khác.
3. Trong trường hợp pháp luật không có quy định thì có thể áp dụng tập quán.
• Khẳng định trên là Đúng. Theo qui định tại khoản 2 Điều 5 BLDS
2015 “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không
quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không
được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định
tại Điều 3 của Bộ luật này”.
4. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc xác lập, thực hiện quyền,
nghĩa vụ do người đại diện của pháp nhân xác lập, thực hiện.
• Khẳng định trên là Đúng. Theo qui định tại đoạn 1 khoản 1 Điều 87
BLDS 2015 “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân”
5. Trong trường hợp những người được hưởng di sản thừa kế của nhau mà
chết cùng thời điểm thì di sản của người nào do người thừa kế của người đó hưởng.
• Khẳng định trên là Đúng. Tại Điều 619 Bộ luật Dân sự 2015 quy
định về việc thừa kế trong trường hợp chết cùng thời điểm như sau:
“Trong trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của
nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm
do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi là
chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và
di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó
hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của Bộ luật này.” lO M oARcPSD| 47110589
6. Mọi cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
• Khẳng định trên là Sai. Không phải mọi cá nhân đều có quyền lập di
chúc. Điều 625 BLDS năm 2015 quy định về người lập di chúc như sau:
“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều
630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc,
nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc”. Theo quy
định này, hai nhóm cá nhân được luật cho phép thực hiện quyền lập di chúc bao gồm: -
Người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không
bị lừadối, đe doạ, cưỡng ép; -
Người từ đủ mười lăm đến chưa đủ mười tám tuổi nếu được cha, mẹ
hoặcngười giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
7. Người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.
Khẳng định trên là Đúng. Theo qui định tại khoản 1 Điều 615 Bộ luật
dân sự 2015 về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì: “
Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài
sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
8. Người thừa kế có quyền từ chối hưởng di sản bất cứ lúc nào.
Khẳng định trên là Sai. Người thừa kế có quyền từ chối di sản nhưng
không phải bất cứ lúc nào cũng có thể từ chối. Việc từ chối nhận di
sản có hiệu lực khi thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều
620 BLDS 2015: Việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản
người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác; người được
giao nhiệm vụ phân chia di sản; và việc từ chối nhận di sản phải
được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.
9. Người vợ hoặc chồng bị tòa án tuyên bố chết thì tài sản của người đó do
người còn lại quản lý.
Khẳng định trên là Đúng. Đối với tài sản của vợ chồng trong trường
hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được giải quyết
theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luât Hôn nhân và gia đình năm ̣
2014, cụ thể: “Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố
là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ
trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc
những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản”s lO M oARcPSD| 47110589 III. Mức độ vận dụng
1. Ông A và bà B kết hôn hợp pháp, có 3 người con chung là C, D và E đã
thành niên và có công việc ổn định. Năm 1998, anh C kết hôn hợp pháp với
chị M sinh được cháu H và K. Anh C chết năm 2012, tài sản chung của C
và M là là 1,2 tỷ đồng.
Năm 2015, ông A chết không để lại di chúc. Tài sản chung của A và B là 600 triệu đồng.
Căn cứ vào BLDS hiện hành, hãy chia di sản thừa kế trong trường hợp
những người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của C và A
trong cùng một vụ án dân sự. Biết rằng thời điểm anh C chết, hai cháu H
và K đều dưới 10 tuổi. Bài làm
Vấn đề pháp lí liên quan:
• Thời điểm mở thừa kế của ông A và anh C
• Di sản thừa kế của ông A và anh C để lại
• Chia di sản thừa kế theo pháp luật (vì không để lại di chúc)
• Người thừa kế được hưởng di sản Di sản mà mỗi
người thừa kế được hưởng Căn cứ pháp lí: • Lập luận:
• Chia di sản thừa kế của anh C
Anh C chết năm 2012, theo qui định tại Điều 611 BLDS 2015 thì
thừa kế mở khi anh C chết
Khi anh C chết thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi để xác
định di sản thừa kế của anh C. Theo đó, tài sản chung của C và M là
1,2 tỷ đồng được chia đôi. Phần tài sản của M là 600tr dồng, di sản
thừa kế mà anh C để lại theo qui định tại Điều 612 là 600 tr đồng.
Do anh C chết không để lại di chúc, theo qui định tại điểm a khoản 1
Điều 651, di sản của C sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất là
A, B, M, H và K, mỗi người: 600tr :5 = 120tr đồng
• Chia di sản thừa kế của ông A
Ông A chết năm 2015, theo qui định tại Điều 611 BLDS 2015 thì
thừa kế mở khi ông A chết.
Khi ông A chết thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi để xác
định di sản thừa kế của A. Theo đó, tài sản chung của A và B là
600tr đồng được chia đôi. Phần tài sản của B là 300tr dồng, di sản
thừa kế mà A để lại theo qui định tại Điều 612 là 300 tr đồng. Cộng
với 120tr đồng nhận thừa kế từ anh C là 420tr đồng
Do A chết không để lại di chúc, theo qui định tại điểm a khoản 1 lO M oARcPSD| 47110589
Điều 651, di sản của A sẽ được chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất là
B, C, D và E, mỗi người: 420tr :4 = 105tr đồng
Nhưng trường hợp này, anh C lại chết trước A, nên con của C, cháu
của A là H và K sẽ được hưởng phần di sản mà C được hưởng nếu
còn sống theo qui định tại Điều 652 về thừa kế thế vị. Vậy tài sản
của C sẽ được chia đều cho H và K, mỗi người: 105tr :2 = 52,5tr đồng • Kết luận:
Như vậy, quyền lợi và nghĩa vụ của các chủ thể sau khi chia di sản
thừa kế của A và C để lại, xác định như sau:
• Bà B được hưởng thừa kế từ A và C là 225tr đồng
• D, E được hường thừa kế từ A, mỗi người 105tr đồng
• M được hường thừa kế từ C là 120tr đồng
• H, K được hưởng thừa kế từ C và được hưởng thừa kế thế vị.
mỗi người là 172.5tr đồng
2. Ông A và bà B kết hôn hợp pháp, trong quá trình sống chung được hai
người con là C và D, đồng thời cũng tạo lập được ngôi nhà ở thuộc sở hữu
chung của 2 vợ chồng vào năm 1990. Năm 1998, ông A chung sống như vợ
chồng với bà N sinh được một người con trai tên H. Năm 2015, ông A chết
không để lại di chúc. Hãy xác định:
a. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế của ông A.
b. Bà N có thuộc hàng thừa kế thứ nhất hay không? Vì sao?
c. Chia di sản thừa kế do A để lại.
Được biết: Ngôi nhà của ông A và bà B có trị giá 500 triệu đồng, ông A
có tài sản riêng là 100 triệu đồng. Bài làm
Vấn đề pháp lí liên quan:
Thời hiệu, thời điểm mở thừa kế của ông A
Di sản thừa kế mà ông A để lại
Chia di sản thừa kế theo pháp luật (vì A chết không để lại di chúc)
Người thừa kế được hưởng di sản Di sản
mà mỗi người thừa kế được hưởng Căn cứ pháp lí: Lập luận:
a/ Ông A chết năm 2015, theo qui định tại khoản 1 Điều 611 BLDS
thì thời điểm mở thừa kế là năm 2015.
Theo qui định tại khoản 1 Điều 623, thời hiệu để người thừa kế yêu
cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động lO M oARcPSD| 47110589
sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. b/ Theo qui định tại điểm a khoản 1
Điều 651 BLDS 2015, diện thừa kế của thuộc hàng thừa kế thứ nhất
của ông A bao gồm: B, C, D, H. Sở dĩ N không thuộc hàng thừa kế
thứ nhất bởi vì N không phải là vợ hợp pháp của ông A, chỉ sống
chung và không đăng kí kết hôn hợp pháp theo qui định của pháp
luật. c/ Khi ông A chết thì tài sản chung của A và B được chia đôi để
xác định di sản thừa kế của A. Theo đó phần tài sản chung của 500tr
đồng, phần tài sản của bà B là 250tr đồng, A là 250tr đồng và tài sản
riêng của A là 100tr đồng. Di sản thừa kế mà A để lại theo qui định
tại Điều 612 là 350tr đồng.
Theo qui định tại điểm a khoản 1 Điều 651, di sản của A sẽ được
chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất là B, C, D, H, mỗi người: 350tr :4 = 87,5tr đồng Kết luận: a/
b/ N không thuộc hàng thừa kế thứ nhất c/ Quyền lợi
của các chủ thể khi chia di sản của ông A:
B,C,D,H được hưởng thừa kế từ A, mỗi người là 87,5 triệu đồng.