-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngân hàng câu hỏi Triết học Mác - Lênin-Đại học Thuỷ Lợi
Trong các yếu tố sau, yếu tố nào quy định bản chất của thế giới quan tôn giáo? Hình thức nào dưới đây được xem là đỉnh cao của phép biện chứng? Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học trả lời câu hỏi gì?
Triết học Mác - Lê nin (DHTL 44 tài liệu
Đại học Thủy Lợi 221 tài liệu
Ngân hàng câu hỏi Triết học Mác - Lênin-Đại học Thuỷ Lợi
Trong các yếu tố sau, yếu tố nào quy định bản chất của thế giới quan tôn giáo? Hình thức nào dưới đây được xem là đỉnh cao của phép biện chứng? Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học trả lời câu hỏi gì?
Môn: Triết học Mác - Lê nin (DHTL 44 tài liệu
Trường: Đại học Thủy Lợi 221 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủy Lợi
Preview text:
TRIẾT
CHƯƠNG 1:
1. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào quy định bản chất của thế giới quan tôn giáo?
- Niềm tin.
2. Hình thức nào dưới đây được xem là đỉnh cao của phép biện chứng?
- Phép biện chứng duy vật Mác - Lênin.
3. Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học trả lời câu hỏi gì?
- Con người có thể nhận thức được thế giới hay không?
4. Nghĩa tổng quát của thuật ngữ “triết học” theo người Hy Lạp cổ đại là gì?
- Yêu mến sự thông thái.
5. Chọn phương án đúng nhất: Triết học nghiên cứu loại quy luật gì?
- Quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
6. Học thuyết nào sau đây cho rằng thế giới ra đời từ hai bản nguyên: vật chất và tinh thần?
- Chủ nghĩa nhị nguyên.
7. Triết học ra đời vào khoảng thời gian nào sau đây?
- Thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên.
8. Hệ thống quan niệm về thế giới, về con người và vai trò con người trong thế giới đó, gọi là gì?
- Thế giới quan.
- Hãy xác định đúng hai trường phái chính của triết học? - Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
- Hãy chọn phương án đúng nhất: Điều kiện để triết học ra đời khi nào?
- Khi tri thức con người đạt đến trình độ nhất định, tư duy đạt trình độ khái quát hóa, trừu tượng hóa; xã hội có sự phân công lao động và phân chia giai cấp xuất hiện.
11. Đâu là hạt nhân của thế giới quan?
- Triết học.
- Chủ nghĩa duy vật thời kỳ cận đại ở phương Tây mang đặc trưng gì? - Siêu hình.
- Chọn phương án trả lời đúng nhất về một trong ba vai trò chính của triết học Mác - Lênin?
- Thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng cho con người trong nhận thức và thực tiễn.
14. Chọn phương án đúng nhất: Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác - Lênin là gì?
- Nghiên cứu về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
15. Vì sao triết học Mác gọi là hệ thống triết học mở?
- Không phải học thuyết đã xong xuôi, cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện, phát triển.
16. Vì sao Mác và Ăngghen sáng lập mà triết học được gọi là triết học Mác - Lênin?
- Mác sáng lập, Lênin bảo vệ và phát triển.
- Thời kỳ đầu trong sự phát triển tư tưởng triết học, triết gia nào được C. Mác xem là chân lý? - Hêghen.
- Triết học Mác - Lênin ra đời vào thời gian nào? - Những năm 40 thế kỷ XIX.
- C. Mác và Ph. Ăngghen đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử trong giai đoạn nào?
- 1844 -1848
20. Hãy chỉ ra môt trong những đại diệ n của “Chủ nghĩa xã hộ i không tưởng ̣ Pháp”?
- Phuriê.
21. Chọn phương án đúng: Tác phẩm nào đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin (trong đó có triết học Mác - Lênin)?
- Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
- Triết học Phoiơbắc thuộc về trường phái triết học nào? - Duy vật siêu hình.
- Chọn phương án đúng nhất: Triết học nghiên cứu loại quy luật gì?
- Quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
24. Triết học nào ở thời kỳ cổ đại được coi là “khoa học của khoa học”?
- Triết học Hy Lạp.
- “Chỉ nhìn thấy cây mà không thấy rừng” là nhận xét của Ăngghen về phương pháp triết học nào? - Phương pháp siêu hình.
- “Triết học treo lơ lửng ở ngoài thế giới, cũng như bộ óc không tồn tại bên ngoài con người” là câu nói của ai?
- C. Mác.
27. Mác đã kế thừa trực tiếp những giá trị duy vật của triết gia nào?
- Phoiơbắc.
25. Điều gì đã gắn kết hai nhà triết học Phuriê và Xanh Ximông?
- Đều sáng lập chủ nghĩa xã hội không tưởng
26. Triết học Mác kế thừa trực tiếp tiền đề lý luận nào?
- Triết học cổ điển Đức.
27. Chọn phương án đúng nhất: Sau khi Mác và Ăngghen qua đời, triết học Mác do ai bổ sung và phát triển?
- Lênin, các Đảng Cộng sản và công nhân trên thế giới.
28. Cơ sở phân chia triết học thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm là dựa trên cách giải quyết nào?
- Mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học.
29. Theo quan niệm của các triết gia Hy Lạp cổ đại, triết học là gì?
- Khoa học của các khoa học.
30. Chọn phương án đúng: Một trong hai phát minh vĩ đại của Mác là gì?
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử
31. Chọn phương án đúng nhất: Những phát minh nào của khoa học tự nhiên làm cơ sở khoa học cho sự ra đời của triết học Mác - Lênin?
- Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, học thuyết tế bào, học thuyết tiến hoá.
32. Phép biện chứng duy vật do ai xây dựng?
- Mác và Ăngghen.
33. Ai là người đầu tiên thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật với phép biện chứng làm thành chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật?
- Mác và Ăngghen.
34. Chủ nghĩa Mác được truyền bá mạnh mẽ vào nước Nga trong giai đoạn nào?
- Những năm 80 của thế kỷ XIX.
CHƯƠNG 2
1. Quan niệm cho rằng “Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật” là của trường phái triết học nào?
- Chủ nghĩa duy vật tầm thường.
2. Người đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất là ai?
- V.I.Lênin.
3. Nếu sắp xếp các hình thức vận động của vật chất từ thấp đến cao và từ trái qua phải, thì cách sắp xếp nào dưới đây KHÔNG đúng?
- Sinh học - Hóa học.
4. Theo quan niệm của V.I.Lênin: Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ cái gì?
- Thực tại khách quan.
- Nguồn gốc xã hội nào được coi là trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời của ý thức? - Hoạt động thực tiễn.
- Trong lý luận về mâu thuẫn, quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sống được gọi là gì?
- Hai mặt đối lập.
7. Nhận định nào là đúng về phủ định biện chứng (PĐBC)?
- PĐBC có tính khách quan, tính kế thừa, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú.
8. Trong quy luật “Lượng - Chất”, tính quy định phản ánh quy mô, trình độ phát triển của sự vật, hiện tượng được gọi là gì?
- Lượng.
9. Quan niệm nào là đúng về “chất” của sự vật?
- Tổng hợp các thuộc tính cơ bản của sự vật
10. Nhận thức lý tính đem lại cho con người tri thức gì?
- Lý luận.
11. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, tiêu chuẩn của chân lý là gì?
- Hoạt động thực tiễn.
12. Theo thứ tự từ trái qua phải, các cấp độ nhận thức từ thấp đến cao, cách sắp xếp nào là đúng?
- Cảm tính - Lý tính.
13. Hình thức nhận thức nào được hình thành dựa trên sự liên kết các phán đoán?
- Suy luận.
- Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng và hành động cường điệu yếu tố nào - Cường điệu lý luận, coi nhẹ thực tiễn.
- Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan là quan niệm của trường phái triết học nào?
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
16. Sự tác động qua lại giữa các nguyên tố, quá trình hóa hợp, phân giải thuộc loại hình vận động nào?
- Hóa học
17. Theo Đêmôcrít, khởi nguyên của thế giới là gì?
- Nguyên tử.
18. Theo Talét, khởi nguyên của thế giới là gì?
- Nước.
19. “Cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là ở tính thống nhất vật chất của thế giới”. Luận điểm trên thuộc trường phái triết học nào?
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
20. Hoàn thiện luận điểm của Ph.Ăngghen: “Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những … của sự vận động và phát triển thế giới”?
- quy luật phổ biến.
21. Trong các cặp phạm trù dưới đây cặp phạm trù nào là quan hệ nhân quả?
- Bão - Cây đổ.
22. Khái niệm nào dùng để chỉ sự chuyển hóa về chất do sự biến đổi trước đó về lượng tới giới hạn điểm nút?
- Bước nhảy.
23. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ phổ biến có tính chất gì?
- Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng, phong phú.
24. Luận điểm của Lênin: “Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếp của vật đó”, thể hiện quan điểm nào trong nhận thức?
- Quan điểm toàn diện.
25. Chọn phương án đúng nhất từ ý nghĩa phương pháp luận phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên?
- Trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải dựa vào cái tất nhiên nhưng phải tính tới ngẫu nhiên.
26. Đặc điểm lý luận nhận thức mang tính siêu hình, máy móc là của trường phái triết học nào?
- Chủ nghĩa duy vật trước Mác.
27. Sự vận dụng các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan được gọi là gì?
- Phán đoán.
28. Những nguyên tắc đòi hỏi trong nhận thức sự vật, cần phải đặt nó trong một không gian, thời gian, bối cảnh nhất định mà sự vật đó tồn tại gọi là gì?
- Quan điểm lịch sử - cụ thể.
29. Theo quan điểm duy vật biện chứng, phản ánh nào dưới đây đạt tới hình thức cao nhất?
- Ý thức.
30. Luận điểm “Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người” thuộc trường phái nào?
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
31. Khi viết: “Loài vật giỏi lắm thì cũng chỉ biết hái lượm là cùng, con người thì biết sản xuất, con người chế tạo ra những tư liệu sinh sống” Ph.Ăngghen nhấn mạnh nhân tố gì đánh dấu sự khác biệt giữa con người với loài vật?
- Ý thức.
32. Tính chất đặc trưng của phép biện chứng mác xít là gì?
- Duy vật.
33. Chọn phương án đúng: Hoàn thành định nghĩa: “Cái riêng là phạm trù triết học dùng để chỉ…”?
- một sự vật, hiện tượng nhất định.
34. Phạm trù triết học dùng để chỉ những gì đang có, đang tồn tại thực sự, gọi là gì?
- Hiện thực.
35. Theo phép biện chứng duy vật, luận điểm nào dưới đây là KHÔNG đúng?
- Phát triển là sự tăng lên về lượng, ổn định về chất.
36. Phạm trù triết học dùng để chỉ tổng hợp sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây nên những biến đổi nhất định, gọi là gì?
- Nguyên nhân.
37. Quy luật phủ định của phủ định trong phép biện chứng duy vật chỉ ra phương diện nào của sự phát triển?
- Khuynh hướng của sự phát triển.
38. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khái niệm là gì?
- Hình thức tư duy trừu tượng.
39. Hình thái nào KHÔNG thuộc nhận thức lý tính?
- Cảm giác.
40. Quan điểm triết học về nhận thức của chủ nghĩa hoài nghi là như thế nào?
- Nghi ngờ khả năng nhận thức của con người.
41. Trình độ nhận thức nào được hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên, xã hội hoặc qua các thí nghiệm khoa học?
- Nhận thức kinh nghiệm.
- Theo cách phân chia của Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào dưới đây là thấp nhất? - Vận động vật lý.
- Luận điểm nào dưới đây thể hiện quan điểm duy vật biện chứng về không gian (KG) và thời gian (TG)?
- KG và TG là hình thức tồn tại của vật chất.
44. Nguyên tắc nào KHÔNG phải là ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ chủ nghĩa duy vật biện chứng?
- Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tuyệt đối hóa phương diện lý luận.
45. Sự thống nhất giữa lượng và chất trong phép biện chứng duy vật được thể hiện thông qua phạm trù nào?
- Độ.
46. Sự tự phủ định để đưa sự vật dường như quay lại điểm xuất phát ban đầu trong phép biện chứng được gọi là gì?
- Phủ định của phủ định.
46. Với tư cách là một phạm trù triết học, phương diện nào sau đây của bức tranh biểu hiện về mặt nội dung của nó?
- Chủ đề phản ánh.
47. Sự vận dụng các khái niệm để khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan được gọi là gì?
- Phán đoán.
48. Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm nào về chân lý là đúng?
- Chân lý là tri thức phù hợp với hiện thực khách quan và được thực tiễn kiểm nghiệm.
49. Yếu tố nào sau đây KHÔNG phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong quá trình nhận thức?
- Hình thức nhận thức.
50. Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, sự ra đời của ý thức có nguồn gốc sâu xa là gì?
- Sự phát triển của giới tự nhiên.
51. Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, các mặt đối lập do đâu mà có?
- Vốn có của thế giới vật chất, không do ai sinh ra.
52. Hoạt động thực tiễn khác với hoạt động nhận thức ở tính chất nào?
- Tính vật chất.
53. Trình độ nhận thức nào gián tiếp, trừu tượng, có tính hệ thống trong việc khái quát bản chất, quy luật của các sự vật, hiện tượng?
- Nhận thức lý luận.
54. Chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan niệm “khái niệm” là gì?
- Một hình thức tư duy trừu tượng.
- Theo lý luận nhận thức của triết học Mác - Lênin, hình ảnh gián tiếp trong giai đoạn nhận thức cảm tính gọi là gì - Biểu tượng.
- Sai lầm của chủ nghĩa duy vật cổ đại là ở chỗ đã đồng nhất vật chất nói chung với yếu tố nào? - Sự vật cảm tính.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự thống nhất giữa các mặt đối lập có những biểu hiện gì?
- Sự cùng tồn tại, nương tựa nhau.
58. Những yếu tố nào đóng vai trò quyết định trong sự hình thành biểu tượng?
- Cảm giác, tri giác.
59. Nhận định nào về phủ định biện chứng là KHÔNG đúng?
- Phủ định là chấm dứt sự phát triển.
- Trường phái triết học nào cho rằng: Sự vật chỉ là kết quả của sự phức hợp các cảm giác của con người? - Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
- Yếu tố nào sau đây KHÔNG phản ánh mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong quá trình nhận thức?
- Hình thức nhận thức.
62. Khi đề cập tới vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, nhận định nào dưới đây là KHÔNG đúng?
- Thực tiễn là hình thức của nhận thức.
63. Quan điểm toàn diện là ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ cơ sở nào của phép biện chứng duy vật?
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
64. Hạn chế cơ bản trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học duy vật cận đại là gì?
- Đồng nhất vật chất với khối lượng.
CHƯƠNG 3
1. Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là bộ phận cấu thành của quan hệ sản xuất?
- Quan hệ sở hữu sức lao động.
2. Theo C. Mác, yếu tố đầu tiên đảm bảo sự tồn tại của con người và của xã hội là gì?
- Sản xuất vật chất.
3. Yếu tố nào sau đây là thước đo trình độ cải biến tự nhiên của con người và tiêu chuẩn để phân biệt các thời đại kinh tế?
- Công cụ lao động.
4. Theo quan điểm của triết học Mác -Lênin, xã hội có những loại hình sản xuất cơ bản nào?
- Sản xuất của cải vật chất, tinh thần và con người.
5. Vai trò của đấu tranh giai cấp trong xã hội có đối kháng giai cấp là gì?
- Là động lực trực tiếp quan trọng của sự phát triển xã hội.
6. Theo triết học Mác - Lênin, giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là những giai cấp nào?
- Tư sản và công nhân.
7. Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp?
- Quy luật đấu tranh giai cấp.
8. Kết cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp bao gồm các bộ phận nào?
- Các giai cấp cơ bản, giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian.
9. Theo trật tự từ trái qua phải, hình thức sắp xếp nào là đúng với sự phát triển của cộng đồng người trong lịch sử?
- Thị tộc - bộ lạc - bộ tộc - dân tộc.
10. Vấn đề cốt lõi nhất của mọi cuộc cách mạng xã hội là gì?
- Giành chính quyền nhà nước.
11. Nhà nước nào xuất hiện đầu tiên trong lịch sử?
- Nhà nước chủ nô quý tộc.
12. Cuộc cách mạng ở Anh giữa thế kỷ XVII và cuộc cách mạng ở Pháp cuối thế kỷ XVIII đánh dấu sự thay thế của trật tự xã hội nào và cho xã hội nào?
- Trật tự xã hội tư bản thay cho trật tự xã hội phong kiến.
13. Theo V.I.Lênin, nguyên nhân chủ yếu xuất hiện nhà nước là gì?
- Mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa.
14. Vai trò của cải cách xã hội đối với cách mạng xã hội?
- Cải cách xã hội thúc đẩy quá trình tiến hóa xã hội, từ đó tạo tiền đề cho cách mạng xã hội.
15. Nhà nước là thiết chế tương ứng với hình thái ý thức xã hội nào sau đây?
- Chính trị.
16. Hình thái ý thức chính trị KHÔNG tồn tại trong chế độ nào?
- Công xã nguyên thủy.
17. Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng là hai cấp độ phản ánh khác nhau của khái niệm nào?
- Ý thức xã hội.
18. Trong các hình thái ý thức xã hội, hình thái ý thức xã hội nào tác động đến kinh tế một cách trực tiếp?
- Ý thức chính trị.
19. Triết học nào cho rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, nó có thể tác động trở lại tồn tại xã hội?
- Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
20. Đặc trưng phản ánh hiện thực của khoa học là gì?
- Khoa học phản ánh hiện thực bằng hệ thống phạm trù, quy luật.
21. Đặc điểm nào KHÔNG phải là của tâm lý xã hội?
- Phản ánh gián tiếp đời sống.
22. Theo triết học Mác - Lênin, con người là thực thể tự nhiên mang bản tính gì?
- Xã hội.
23. “Nhân chi sơ, tính bản ác” (người sinh ra, tính vốn ác) là câu nói của triết gia nào?
- Tuân Tử.
24. Câu nào sau đây là đúng?
- Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội.
25. Nền tảng của quan hệ giữa cá nhân và xã hội là gì?
- Quan hệ lợi ích.
26. Bản tính sinh học trong con người về cơ bản được hình thành do yếu tố nào?
- Di truyền.
27. Phẩm chất nào KHÔNG thuộc về một lãnh tụ vĩ đại?
- Có tri thức, đạo đức, giáo điều.
28. Trong các yếu tố sau, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất đối với sản xuất?
- Người lao động.
29. Theo C.Mác, quy luật nào được coi là cơ bản nhất, chi phối toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội loài người?
- Quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất.
- Yếu tố nào sau đây KHÔNG phải là bộ phận cấu thành lực lượng sản xuất? - Phân phối sản phẩm.
- Kết cấu giai cấp trong xã hội có giai cấp bao gồm các bộ phận nào? - Các giai cấp cơ bản, giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian.
- Chọn phương án trả lời đúng về nguyên nhân trực tiếp của sự ra đời giai cấp trong xã hội?
- Sự xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
33. Theo quan điểm của V.I.Lênin, yếu tố cơ bản quyết định sự phân hóa giai cấp là gì?
- Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
34. Ai là người đầu tiên phát hiện ra quy luật đấu tranh giai cấp?
- C.Mác.
35. Để đi đến tiêu vong hoàn toàn thì Nhà nước vô sản phải hoàn thành nhiệm vụ lịch sử vĩ đại của mình là gì?
- Xây dựng thành công xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Cách mạng diễn ra ở nước Pháp năm 1789 được gọi là cuộc cách mạng gì? - Cách mạng tư sản.
- Ý thức pháp quyền KHÔNG xuất hiện trong điều kiện lịch sử nào sau đây? - Xã hội chưa xuất hiện giai cấp.
- Tư tưởng “Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa” thể hiện tri thức con người ở trình độ nào?
- Kinh nghiệm.
- Hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp nào? - Giai cấp công nhân.
- Ai là người đưa ra luận điểm: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên”? - C.Mác.
- Yếu tố nào trong phương thức sản xuất được coi là mặt xã hội của quá trình sản xuất?
- Quan hệ sản xuất.
42. Trong triết học Mác - Lênin, sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất gọi là gì?
- Phương thức sản xuất.
- Sự phân chia giai cấp trong xã hội bắt đầu từ hình thái kinh tế - xã hội nào? - Chiếm hữu nô lệ.
- Chọn phương án trả lời đúng theo quan điểm của triết học Mác - Lênin về địa vị của các giai cấp có sự khác nhau căn bản nào? - Quyền sở hữu tư liệu sản xuất.
- Về phương diện xã hội, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện thành mâu thuẫn gì?
- Mâu thuẫn giữa các giai cấp.
46. Giai cấp nào lãnh đạo cuộc cách mạng thời kỳ cận đại?
- Giai cấp tư sản.
47. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử là ai?
- Quần chúng nhân dân.
48. Trong tư tưởng truyền thống Việt Nam, vấn đề nào về con người được quan tâm nhiều nhất?
- Vấn đề đạo lý làm người.
49. Triết học Ấn Độ cổ đại nhấn mạnh yếu tố gì trong con người?
- Tâm linh.
50. Hình thức cộng đồng người nào hình thành khi xã hội loài người đã bắt đầu có sự phân chia thành giai cấp?
- Bộ tộc.
51. Trong các cuộc cách mạng xã hội sau đây, cuộc cách mạng nào là cách mạng xã hội?
- Cách mạng ở Nga năm 1917.
52. Chọn phương án trả lời đúng về vai trò của cách mạng xã hội đối với tiến hóa xã hội?
- Cách mạng xã hội mở đường cho quá trình tiến hoá xã hội lên giai đoạn cao hơn.
53. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội thể hiện ở những điểm nào?
- Tính lạc hậu, tính vượt trước, tính kế thừa, tính tác động lẫn nhau, tính tác động trở lại của ý thức xã hội với tồn tại xã hội.
54. Đặc điểm nổi bật của tâm lý xã hội là gì?
- Phản ánh trực tiếp điều kiện sinh sống hàng ngày.
55. Dưới góc độ tính chất phản ánh thì hệ tư tưởng được phân chia thành bao nhiêu loại?
- 2 loại.
- Câu nói: “Con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” là của ai? - C. Mác.
- Bản tính xã hội trong con người về cơ bản được hình thành do yếu tố nào? - Giáo dục.
58.Theo triết học Mác - Lênin, con người là khái niệm dùng để chỉ cái gì trong bản chất con người của tất cả cá nhân? - Tính phổ biến.
- Phương thức sản xuất bao gồm những yếu tố nào? - Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Lực lượng sản xuất bao gồm những yếu tố nào? - Người lao động và tư liệu sản xuất.
- Theo triết học Mác - Lênin, giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản là những giai cấp nào?
- Tư sản và công nhân.
- Yếu tố nào sau đây là điều kiện tiên quyết sáng tạo ra bản thân con người? - Sản xuất vật chất.
- Theo quan điểm duy vật lịch sử, để giải thích đời sống tinh thần của xã hội phải xuất phát từ cơ sở nào? - Nền sản xuất vật chất.
- Ý thức pháp quyền bao gồm những yếu tố nào? - Tâm lý pháp quyền và hệ tư tưởng pháp quyền.
- Triết học nào cho rằng: tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, đồng thời ý thức xã hội có tính độc lập tương đối, nó có thể tác động trở lại tồn tại xã hội? - Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Theo quan điểm của triết học Mác - Lênin, đời sống tinh thần của mỗi con người được diễn đạt bằng phạm trù nào? - Ý thức cá nhân.
- Lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội thống nhất trong xã hội nào?- Xã hội cộng sản chủ nghĩa.
- Khi một phương thức sản xuất mới hình thành, trạng thái vận động mâu thuẫn biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất diễn ra như thế nào? - Từ phù hợp đến không phù hợp.
- Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự vận động, phát triển ủa xã hội có đối kháng giai cấp?
- Quy luật đấu tranh giai cấp.
70. Đặc trưng quan trọng nhất trong định nghĩa về giai cấp của V.I.Lênin là gì?
- Tập đoàn người có mối quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất.
- Nhà nước nào xuất hiện đầu tiên trong lịch sử?- Nhà nước chủ nô quý tộc.
- Hình thức phát triển của xã hôi diễn ra mộ t cách tuần tự, với những biến đổi ̣ cục bô trong mộ t hình thái kinh tế - xã hộ i nhất định được gọi là gì?̣
- Tiến hóa xã hôi.̣
73. Hình thức cộng đồng người đầu tiên của nhân loại là gì?
- Thị tộc.
74. Luận điểm nổi tiếng: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” là của ai? được trích trong tác phẩm nào?
- Ph. Ăngghen - Biện chứng của tự nhiên.
75. Cá nhân là sản phẩm của xã hội theo nghĩa nào?
- Xã hội quy định nhu cầu, phương hướng phát triển của cá nhân.
76. Luận đề nào sau đây là đúng?
- Con người là một thực thể thống nhất giữa “cái sinh vật” và “cái xã hội”.
- Bản chất con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?- Tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng.
- Chọn phương án điền vào chỗ trống hoàn thiện luận điểm của C. Mác: “Tôi coi sự phát triển của những hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử -…”?
- Tự nhiên.
79. Phạm trù nào dùng để chỉ toàn bộ những quan điểm tư tưởng về chính trị, pháp quyền, tôn giáo… cùng với những thiết chế xã hội tương ứng, tồn tại trên một cơ sở kinh tế xã hội nhất định?
- Kiến trúc thượng tầng.
80. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, nguyên nhân sâu xa dẫn tới sự ra đời của giai cấp là gì?
- Lực lượng sản xuất phát triển, xuất hiện “của dư”.
81. Những cuộc cách mạng nổ ra ở Hà Lan, Anh, Pháp,… thời kỳ cận đại gọi là những cuộc cách mạng nào?
- Cách mạng tư sản.
82. Trong các yếu tố cấu thành tồn tại xã hội, yếu tố nào là cơ bản nhất?
- Phương thức sản xuất.
83. “Con người là động vật chính trị” là câu nói của triết gia nào?
- Arixtốt.
84. Mục đích cuối cùng trong tư tưởng về con người của chủ nghĩa Mác - Lênin là gì?
- Giải phóng con người toàn diện
85. Trong quan hệ sản xuất, mặt quan hệ nào là cơ bản, giữ vai trò quyết định?
- Quan hệ sở hữu TLSX.
86. Theo V.I.Lênin, sự phân chia giai cấp dựa trên tiêu chí nào?
- Kinh tế.
87. Yếu tố nào quyết định sự liên minh giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức?
- Do có những lợi ích cơ bản thống nhất với nhau.
88. Cơ sở của liên minh công - nông trong cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân chống giai cấp tư sản là gì?
- Thống nhất về lợi ích cơ bản.
89. Xét đến cùng, vai trò của cách mạng xã hội là gì?
- Giải phóng lực lượng sản xuất.
90. Theo chủ nghĩa duy vật lịch sử, yếu tố nào dưới đây KHÔNG phải là đặc trưng cơ bản của nhà nước?
- Nhà nước có hệ thống an sinh-xã hội.
- Cuộc cách mạng nào ở Tây Âu thời kỳ cận đại được C. Mác gọi là cuộc cách mạng có quy mô toàn Châu Âu và có ý nghĩa lớn đối với sự ra đời trật tự mới? - Cuộc cách mạng ở Anh giữa thế kỷ XVII và cách mạng Pháp cuối thế kỷ XVIII.
- Theo quan điểm của triết học Mác -Lênin, yếu tố nào dưới đây quyết định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội?
- Các quy luật khách quan.
93. Khi xem xét mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất (LLSX) và quan hệ sản xuất (QHSX), nhận định nào dưới đây là đúng?
- QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
94. Nhận định nào là đúng theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?
- Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.