-
Thông tin
-
Quiz
Ngân hàng lý thuyết ôn tập học phần - Tin học đại cương | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Ngân hàng lý thuyết ôn tập học phần - Tin học đại cương | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Tin Học Đại Cương (TH01) 33 tài liệu
Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Ngân hàng lý thuyết ôn tập học phần - Tin học đại cương | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Ngân hàng lý thuyết ôn tập học phần - Tin học đại cương | Học Viện Phụ Nữ Việt Nam
Môn: Tin Học Đại Cương (TH01) 33 tài liệu
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam 605 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Phụ nữ Việt Nam
Preview text:
MFN (Most favored nation): mọi lợi thế, biệt đãi, đặc quyền hay quyền miễn trừ
được bất kì thành viên nào dành cho bất cứ một sản phẩm có xuất xứ/ giao tới bất
kì một nước nào khác sẽ được áp dụng ngay lập tức và một cách vô điều kiện cho
sản phẩm tương tự có xuất xứ/ giao tới tất cả các thành viên khác
Is the principle based on the idea that: every countries should treat their
trade partners equally - that no one country should be more “favored”.
Any advantage, favour, privillege, immunity granted by any member to
any product originating in or destined for any country shall be accorded
immediatly and unconditionally to the like product originating in or
destined for the territoies of all other members.
NT (National treatment): hàng nhập khẩu của quốc gia thành viên sẽ không phải
chịu dù trực tiếp hay gián tiếp các khoản thuế nội địa hay các khoản thu nội địa
thuộc bất cứ loại nào vượt mức chúng được áp dụng, dù trực tiếp hay gián tiếp với
sản phẩm nội địa tương tự và sẽ được hưởng đãi ngộ không kém phần thuận lợi
hơn sự đãi ngộ dành cho sản phẩm tương tự có xuất xứ nội về mặt luật pháp, quy tắc hay các quy định
Is the principle of giving other the same treatment as one’s own
national. The products of members shall not be subject, directly or
indirectly to internal taxes or other internal charges of any kind in
excess of those applied, directly or indirectly to like domestic
products,...and shall be accorded treatment no less favourable than that
accorded to like products in respect of all laws, regulation and requirements...
Câu 1: ptich tác động tích cực của CPTPP?
Mở rộng thị trường xuất khẩu.
Hiệu quả lớn nhất ở đây chính là hoạt động thương mại xuất nhập khẩu
giữa Việt Nam với 10 nước thành viên còn lại của CPTPP, đặc biệt là
những nước mà Việt Nam chưa từng có các hiệp định thương mại tự do
trước đây (FTA) ở khu vực châu Mỹ như Canada và Mexico…
Năm 2021: tổng kim ngạch XK tăng 19%
Các thị trường thành viên CPTPP có nhu cầu lớn tiêu thụ dệt may, da giày,
đồ gỗ và nông thủy sản.
→ Khi CPTPP có hiệu lực, kim ngạch XK các mặt hàng này của VN tăng mạnh.
Dự báo đến 2030, XK sang các nước CPTPP tăng lên 80 tỷ đồng, chiếm
20% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Giúp việt nam có cơ hội cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn.
Các thị trường mới của Việt Nam trong cptpp (Canada, Mexico, Peru,...)
có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng. -> thị trường tiềm năng để phát triển
ưu đãi thuế quan mở ra cơ hội cho doanh nghiệp Việt → chuyên nghiệp
trên trường quốc tế.
Câu 2: ptich rủi ro do CPTPP mang lại với DN VN.
Hàng hóa chịu cạnh tranh lớn từ chất lượng và giá cả từ các nước
CPTPP khi hiệp định có hiệu lực.
doanh nghiệp cũng gặp phải một số khó khăn nhất định, đặc biệt đối với
các doanh nghiệp vừa và nhỏ
năng lực doanh nghiệp
yếu phải cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn từ
các nước phát triển như Nhật Bản,…
chịu nhiều rào cản kỹ thuật và yêu cầu xuất xứ nghiêm ngặt. Để đáp
ứng được điều kiện về xuất xứ hàng hóa, trong một số trường hợp doanh
nghiệp phải có được những thay đổi về chuỗi cung ứng, tìm các nguồn
nguyên phụ liệu đáp ứng được các tiêu chí về điều kiện cắt giảm thuế
quan hoặc thay đổi được quy trình sản xuất để đáp ứng các tiêu chí về
chuyển đổi mã số…
Có khả năng đối mặt với kiện chống bán phá giá chống trợ cấp khi tăng
xuất khẩu sang các nước CPTPP.
Câu 3: Ảnh hưởng của CPTPP với thu hút FDI của VN.
Trong năm đầu thực thi CPTPP, FDI không mấy khả quan. Sau 2 năm
tham gia và cho đến nay, thì nguồn vốn đầu tư FDI đã ổn định và tăng trưởng rõ rệt
Các thành viên của CPTPP như Canada Mexico tăng đầu tư vào Việt Nam.
môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều
cttp không tác động quá nhiều tới luôn việc đầu tư của Việt Nam với các
nc thành viên của CPTPP chủ yếu đã là nhà đầu tư lớn của Việt Nam từ
trước đó (Australia, Nhật Bản, Singapore), nhưng tăng nhanh đối với các
đối tác mới, như: Canada, Mexico, tuy vậy, quy mô dự án khá nhỏ.
những cam kết của Việt Nam trong cttp là động
lực quan trọng đối với
niềm tin của các nhà đầu tư tăng đầu tư khi quyết định đến Việt Nam.
từ những cơ hội mà cttp mang lại cho Việt Nam khiến các nhà đầu tư
tăng đầu tư đến Việt Nam.
Câu 4: phân tích tác động của EVFTA tới xuất khẩu VN.
Hiệp định EVFTA giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU đạt
45,8 tỷ USD, tăng 14,2% (2021); Dự báo xuất khẩu của Việt Nam sáng EU
sẽ tăng 42,7% (2025) và 44,37% (2030) => tăng trưởng mạnh
Các ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ evfta là ngành chủ lực của Việt
Nam như dệt may giày dép, … bị EU đánh thuế cao
tiếp cận EU là bước đệm để Việt Nam có thể tiếp cận với nhiều thị trường khác
mở rộng thị trường tăng tiêu thụ hàng hóa.
Câu 5: phân tích tác động của EVFTA tới nhập khẩu VN.
Tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành thị trường ô tô phát triển nhanh
nhất trong khu vực Asean.
kết quả nghiên cứu cho thấy EVFTA sẽ thúc đẩy và gia tăng nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam từ EU khoảng 0.21% và dẫn tới tổng giá trị
thương mại song phương tăng 0.16%
hàng hóa nguyên vật liệu với chất lượng và mức giá ổn định hợp lý từ
EU đặc biệt là máy móc công nghệ cao
gia tăng hàng hóa EU sau khi evfta có hiệu lực
nhập khẩu từ EU tăng do những cắt giảm rào cản thuế.
Câu 6: Đánh giá tác động của CSTMQT Việt Nam giai đoạn phục hồi kinh tế sau Covid 19.
Năm 2020 tổng trị giá kim ngạch xuất nhập khẩ ,
u cả nước vượt 500 sâu mốc
tỷ USD, đạt 545,4 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2019. Trong đó, tổng kim ngạch
xuất khẩu đạt 282,66 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2019 và tổng kim ngạch nhập
khẩu đạt 262,7 tỷ USD, tăng 3,7% so với năm 2019. Trong bối cảnh xuất khẩu ở
một số thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt nam bị ảnh hưởng do đại dịch
Covid-19 như xuất khẩu sang ASEAN giảm 8,4% so với năm 2019; xuất khẩu
sang thị trường châu Âu giảm 5,3%, thì kim ngạch xuất khẩu chung vẫn đạt
tăng trưởng dương.
Trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19, Việt Nam đã đưa ra các chính sách hạn chế
việc xuất, nhập khẩu ví dụ như hạn chế xuất khẩu mặt hàng khẩu trang, dược
phẩm và các vật dụng y tế; máy thở còn
thậm chí đối với mặt hàng nhập khẩu
được miễn thuế để đảm bảo cho khả năng kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh
trong nước. Trong khi đó có cho đến thời
những chính sách vẫn còn hiệu lực
điểm hiện tại và một số đã được chấm dứt. Các sản phẩm lương thực như gạo
được đưa ra mức hạn ngạch xuất khẩu để đảm bảo lượng lương thực duy trì
cho người dân khi dịch bệnh còn phức tạp.
Câu 7: Thực trạng phòng vệ thương mại của Việt Nam đối với hàng nhập khẩu năm 2021:
Năm 2021, Bộ Công Thương đã hoàn thành điều tra đối với 06 vụ việc, trong
đó có 05 vụ việc Bộ Công Thương đã quyết định áp dụng biện pháp PVTM đối
với hàng nhập khẩu. Đồng thời, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra 03 vụ
việc mới. Dưới đây là 1 số vụ điều tra nổi bật:
1, một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Thái Lan bị cáo buộc lẩn tránh thông
qua 05 nước ASEAN gồm: Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar.
Một số thông tin vụ việc:
1. Ngày khởi xướng điều tra: ngày 21 tháng 09 năm 2021
2. Mặt hàng bị điều tra: Một số sản phẩm đường mía có nguồn gốc từ
Campuchia, Lào, Malaysia, Myanmar và Indonesia.
3. Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La, Công ty Cổ phần Mía đường
Sơn Dương, Công ty TNHH Công nghiệp KCP Việt Nam, Công ty Cổ phần Mía
đường Cần Thơ, Công ty Cổ phần Mía đường 333, Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng
4. Vấn đề: các sản phẩm đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, bao gồm đường tinh
luyện và đường thô, đã được trợ cấp, bán phá giá. Đồng thời, ngành sản xuất
đường mía trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề, thể hiện ở các yếu tố như hàng
hóa nhập khẩu bị điều tra tăng mạnh, có tác động kìm giá, suy giảm sản lượng,
công suất, lượng bán hàng, thị phần, doanh thu, lợi nhuận, v.v.Nguyên nhân chính
dẫn đến tình trạng trên là do đường nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá từ Thái
Lan tăng mạnh trong năm 2020, lên tới gần 1,3 triệu tấn, tăng 330,4% so với năm 2019.
5. Quyết định áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế PVTM:
Ngày 01/08/2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng biện pháp chống
lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại (CBPG, CTC) đối với sản phẩm đường
mía có xuất xứ từ Thái Lan bị cáo buộc lẩn tránh thông qua 05 nước ASEAN gồm:
Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar.)
2, Sản phẩm vật liệu hàn
Ngày 18 tháng 3 năm 2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc tiến
hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản
phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
1. Ngày khởi xướng điều tra: Ngày 18 tháng 3 năm 2021
2. Mặt hàng bị điều tra: một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia.
4. Nguyên đơn: Công ty Cổ phần Tập đoàn Kim Tín
5. Kết luận chính thức:
Ngày 15 tháng 8 năm 2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định áp dụng thuế
chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ
Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Quốc.
Đối với que hàn inox 308 có bọc thuốc: Malaysia: 0-12.78%; Thái Lan: 36,11%; Trung Quốc: 11,43%.
Đối với dây hàn thép đặc không lõi thuốc: Malaysia: 14,11 - 34,37%; Trung Quốc: 22,77 - 36,56%.
3, Sản phẩm bàn, ghế
Ngày 01 tháng 9 năm 2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc điều tra
áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm bàn, ghế có
xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Malaysia.
I. Một số thông tin vụ việc:
1. Ngày khởi xướng điều tra: Ngày 01 tháng 9 năm 2021
2. Mặt hàng bị điều tra: một số sản phẩm bàn, ghế có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Malaysia.
3. Quyết định áp thuế CBPG tạm thời
Ngày 30 tháng 9 năm 2022, Bộ Công Thương ban hành Quyết định về việc áp
dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm bàn, ghế từ
Ma-lai-xi-a và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
Đối với sản phẩm ghế: 21,4%
Đối với sản phẩm bàn: 35,2% Ngoài ra:
- Điều tra CBPG đối với một số sản phẩm thép hình chữ H nhập khẩu có xuất xứ từ Malaysia
- Điều tra CBPG đối với một số sản phẩm đường lỏng chiết xuất từ tinh bột ngô
nhập khẩu có xuất xứ từ Trung Quốc và Hàn Quốc
- Điều tra CBPG đối với một số sản phẩm sợi dài làm từ polyester nhập khẩu có
xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia
- Điều tra CBPG đối với một số sản phẩm sorbitol có xuất xứ từ Ấn Độ, Indonesia và Trung Quốc
Câu 8: 1 số biện pháp phòng vệ thương mại nước ngoài áp dụng cho hàng
xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2020- 2021: 2020:
Cho đến hết năm 2020, đã có 201 vụ việc PVTM do nước ngoài khởi xướng điều tra
đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, tác động đến khoảng 12 tỷ USD kim
ngạch và hàng chục nghìn doanh nghiệp xuất khẩu. Trong đó, số lượng vụ việc năm
2020 là 39 vụ, cao gấp hơn 2,5 lần tổng số vụ việc trong cả năm 2019. Hoa Kỳ vẫn là
nước điều tra PVTM nhiều nhất với hàng xuất khẩu Việt Nam trong năm 2020 với 08
vụ việc, bao gồm 05 vụ việc chống bán phá giá (CBPG), 01 vụ việc chống trợ cấp (CTC)
và 02 vụ việc chống lẩn tránh thuế.
Điều đáng lưu ý, trong năm 2020 Australia nổi lên là nước kiện PVTM nhiều thứ ,
hai (sau Hoa Kỳ) với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam với 07 vụ việc, bao gồm 04
vụ việc CBPG và 03 vụ việc CTC. Trong tất cả các vụ việc này, Australia đều điều tra
rất nhiều chương trình trợ cấp và cáo buộc tình hình thị trường đặc biệt - một biến
thể khác của cáo buộc nền kinh tế phi thị trường. 2021:
Năm 2021 ghi nhận nhiều vụ việc Việt Nam thành công trong việc chứng minh
doanh nghiệp không bán phá giá hay Chính phủ không trợ cấp, không can thiệp vào
thị trường để tạo lợi thế bất bình đẳng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị
trường như Hoa Kỳ, Canada, Australia, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia,... Chẳng hạn
như trong một số vụ việc Hoa Kỳ điều tra CBPG đối với các doanh nghiệp Việt Nam,
hầu hết các doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu lớn đều không bị áp thuế CBPG
(như cá tra-basa, tôm, lốp xe). Trong hầu hết các vụ việc Canada điều tra CTC đối với
doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan điều tra của Canada đều có kết luận chung là doanh
nghiệp của Việt Nam không nhận trợ cấp hoặc nhận được trợ cấp với mức độ không
đáng kể. Australia đã chấm dứt nhiều vụ việc như vụ việc điều tra CBPG, CTC ống
thép chính xác, chống bán phá giá dây đai thép phủ màu, ống đồng... Ấn Độ,
Malaysia, Indonesia cũng lần lượt chấm dứt các vụ việc điều tra CBPG đối với ván
gỗ MDF, nhựa PET, tôn lạnh …
doanh nghiệp xuất khẩu không bị áp thuế PVTM hoặc bị áp thuế ở mức thấp,
góp phần giữ vững và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Câu 9: Đặc điểm xuất khẩu VN 2021-2022
Kim ngạch xuất khẩu đạt tăng trưởng ở mức cao dù nền kinh tế đối
diện với nhiều khó khăn: Kim ngạch xuất khẩu cả năm 2021 đạt 336,3 tỷ
USD, tăng 19% so với năm trước. Trong đó, cả khu vực doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp 100% vốn trong nước
đều tăng cao so với năm trước, lần lượt đạt 245,2 tỷ USD, tăng 20% và 91,1 tỷ USD, tăng 16,5%.
Cơ cấu xuất khẩu chuyển dịch tích cực và diện mặt hàng xuất khẩu
ngày càng đa dạng: Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực
cho tăng trưởng chung của xuất khẩu. Tỷ trọng tr ong tổng kim ngạch
của nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản và nông, thủy sản giảm. Năm
2021, có 35 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, tăng 3 mặt hàng so với năm 2020.
Nhóm hàng nông sản, thủy sản: chiếm 8,3% tổng kim ngạch xuất
khẩu. Điểm tích cực là giá xuất khẩu bình quân các mặt hàng nông, thủy
sản đều ghi nhận tăng so với năm trước.
Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản: tăng 27,4% so với năm 2020,
chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Nhóm hàng công nghiệp chế biến: chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2021 đã có 33 thị trường xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD
(tăng 2 thị trường so với năm 2020), 5 thị trường trên 10 tỷ USD, 11 thị
trường trên 5 tỷ USD (tăng 3 thị trường so với năm 2020).
Xuất khẩu đạt mức cao nhất ghi nhận trong một tháng vào tháng 12 với
kim ngạch 34,6 tỷ USD. Cán cân thương mại vì vậy chuyển từ nhập siêu
2,55 tỷ USD thời điểm cuối quý III sang xuất siêu 4,1 tỷ USD thời điểm cuối năm.
Câu 10: Đặc điểm nhập khẩu VN 2021-2022
Kim ngạch nhập khẩu năm 2021 đạt 332,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với năm 2020.
Nhập khẩu đáp ứng nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp,
không có tình trạng thiếu hụt hay đứt gãy nguồn cung. Nhóm hàng cần nhập
khẩu chiếm tỷ trọng cao, đạt 294,6 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 88,7% trong tổng kim ngạch nhập khẩu.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước trong 9 tháng đầu năm 2022 ước tính
đạt 558,52 tỷ USD, tăng 15,1%, tương ứng tăng 73,32 tỷ USD về số tuyệt đối so
với cùng kỳ năm 2021.
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu 9 tháng năm 2022, nhóm hàng tư liê y u sản xuất
chiếm 93,9%, tăng 0,1 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa Hoa Kỳ là thị 9 tháng năm 2022,
trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 86,3 tỷ USD.
Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước
đạt 91,6 tỷ USD. Trong 9 tháng năm 2022, xuất siêu sang EU ước đạt 24,3 tỷ USD,
tăng 48,2% so với cùng kỳ năm trước; nhập siêu từ Trung Quốc 51,5 tỷ USD, tăng 21,3%.
Tính chung 9 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 276 tỷ
USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.