Ngày 26/3 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
1. Ngày 26/3 là ngày gì?
Ngày 26/3 là ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đông Dương, nay là Đoàn Thanh Niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh (ĐTNCS HCM). Vì vậy, ny 26/3 thường được gọi tắt là ngày Thành Lập
Đoàn. ĐTNCS HCM là một tổ chức chính trị – xã hội của các Thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng
sản Việt Nam và Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Ngày nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được tổ chức, vận hành theo mô hình hành
chính từ cấp Trung ương đến cấp xã, phường với đầy đủ các chức danh thuộc biên chế ởng
lương nhà nước.
Đoàn thanh niên bao gồm các bạn trẻ thanh niên ên ến, luôn phấn đấu vì lý tưởng, mục êu
dân tộc. Là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân chủ, văn minh, xã hội công bằng dân giàu,
ớc mạnh.
Tchức này được xem là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng
Cộng sản Việt Nam, là một cánh tay nối dài của cả nhà nước. Đoàn Thanh niên được tổ chức và
vận hành theo một mô hình hành chính từ trung ương xuống đến cấp xã, phường với đầy đủ
các chức danh thuộc biên chế ăn lương của nhà nước.
Vì vậy, tháng 3 còn được gọi là tháng thanh niên phấn đấu. Tất cả Đoàn viên, Thanh niên đều cố
gắng rèn luyện, thi đua đạt thành ch cao trong công tác học tập và làm việc để xứng đáng là
một Đoàn viên gương mẫu.
2. Lịch sử thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Những ngày tháng bôn ba m đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra được vai trò
và tm ảnh hưởng của thanh niên đối với sự nghip giải phóng, xây dựng đất nước.
Cụ thể, trong phần phụ lục nhan đề Thư gửi Thanh niên Việt Nam trong tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp, Người đã viết: “Đông Dương đáng thương hại. Người sẽ nguy mất nếu đám
Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”. Từ đó có thể thy rằng thế hệ thanh niên
luôn có vai trò to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thế hệ này luôn được Bác quan tâm
y dựng.
Tháng 6 năm 1925, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội được thành lập. Đây chính là
tổ chức đầu ên dành cho thanh niên Việt Nam. Lúc mới thành lập, tổ chức này chỉ bao gồm 9
đồng chí, tới cuối năm 1926 đã lên tới con số 26 đồng chí, êu biểu trong số đó có các đồng chí
như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu... Đây chính là những người thanh niên ưu tú, đã góp một
phần máu thịt của mình cho công cuộc giải phóng, bảo vệ đất nước.
Cho tới khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh thành công thì tổ
chức thanh niên này mới chính thức phát triển mạnh mẽ và trưởng thành hơn.
Cuối tháng 3 nǎm 1931, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị toàn thể
lần thứ hai tại Sài Gòn, dưới sự chtoạ của Tổng bí thư Trần Phú. Hội nghị đã đề ra những
nhiệm vụ cấp bách và tǎng cường thành phần công nhân trong Đảng. Cũng tại Hội nghị này,
nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra quyết định
"Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn" và chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương
quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên.
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn
về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ
Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở ớc ta xuất hin
nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ
chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những
đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với
cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương ĐảngBác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao
động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày
26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn
bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ny thành lập
Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trViệt Nam, của Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh. Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
- Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
- Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
- Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
- Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
- Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
- Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
- Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trải qua hơn 90 năm phát triển và trưởng thành. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
ngày thanh niên 26/3 đã mang lại một ý nghĩa vô cùng to lớn. Là một trong những tổ chức thực
hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong cả thời chiến và thời bình. Ngay từ khi mới ra
đời, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát huy được vai trò xung kích, sẵn sàng chiến đấu để hoàn
thành thắng li nhiệm vụ của Đảng. Cao trào nhất chính là cuộc đấu tranh vào những năm 1930
– 1931.
Trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8, năm 1945, Đoàn Thanh niên đã khích lệ, tuyên truyền để
tuổi trẻ cả ớc góp phần vào thành công to lớn của tổng khởi nghĩa. Đoàn Thanh niên đã tr
thành lc lưng xung kích cách mạng, là hạt nhân chính trị tập hợp đông đảo lực lượng quân và
dân Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chquyền của đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954, đã có rất nhiều Đoàn Thanh niên ưu tú như:
Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan, Trần Văn Ơn, đã hy sinh xương máu của mình, để đối lấy sự bình yên
và bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống giặc, nhiều thế hệ
trẻ đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Cùng với các tổ chức khác, tổ
chức Đoàn Thanh niên đã làm nên thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước.
26/3 được xem là ny mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không chỉ là một ngày lễ kỷ niệm vai
trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng cách mạng mà còn là ngày để tất cả nhìn
lại sự trưởng thành của thế hệ tương lai, thế hệ thanh niên tr trong sự nghiệp phát triển xây
dựng TQuốc ngày một tốt đẹp.
Tới nay, Đoàn đã tập hợp những thanh niên yêu nước nhiệt huyết được rèn luyện qua các thời
kỳ cùng cống hiến cho đất nước từ hành động nhỏ đến lớn, hết lòng phục vụ nhân dân và tuyệt
đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Không chỉ được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn chiến tranh tàn khốc, mà
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đến nay vẫn luôn tự rèn luyện và phát huy được những truyền thống
tốt đẹp, của thế hệ thanh niên đi trước. Đó là xây dựng được một thế h thanh niên yêu nước,
sẵn sàng xung phong trong mọi mặt trận khi đất nước cần đến.
“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Đây là câu nói như đã đi vào lịch sử của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đúng như vậy, không chỉ là trên chiến trường, thanh niên luôn sẵn
lòng với người dân trong mọi gian nan. Bão lụt, dịch bệnh, hiến máu nhân đạo, đâu đâu ta cũng
thy một màu áo xanh nh nguyện, luôn gắn bó với bà con để ợt qua mọi khó khăn, thách
thc.
Những thế hệ thanh niên kế ếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của TQuc, vì
chủ nghĩa xã hội đã liên ếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.

Preview text:

Ngày 26/3 là ngày gì? Lịch sử, ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
1. Ngày 26/3 là ngày gì?
Ngày 26/3 là ngày thành lập Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Đông Dương, nay là Đoàn Thanh Niên
Cộng Sản Hồ Chí Minh (ĐTNCS HCM). Vì vậy, ngày 26/3 thường được gọi tắt là ngày Thành Lập
Đoàn. ĐTNCS HCM là một tổ chức chính trị – xã hội của các Thanh niên Việt Nam do Đảng Cộng
sản Việt Nam và Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Ngày nay, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được tổ chức, vận hành theo mô hình hành
chính từ cấp Trung ương đến cấp xã, phường với đầy đủ các chức danh thuộc biên chế hưởng lương nhà nước.
Đoàn thanh niên bao gồm các bạn trẻ thanh niên tiên tiến, luôn phấn đấu vì lý tưởng, mục tiêu
dân tộc. Là độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân chủ, văn minh, xã hội công bằng dân giàu, nước mạnh.
Tổ chức này được xem là vườn ươm đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý tương lai cho Đảng
Cộng sản Việt Nam, là một cánh tay nối dài của cả nhà nước. Đoàn Thanh niên được tổ chức và
vận hành theo một mô hình hành chính từ trung ương xuống đến cấp xã, phường với đầy đủ
các chức danh thuộc biên chế ăn lương của nhà nước.
Vì vậy, tháng 3 còn được gọi là tháng thanh niên phấn đấu. Tất cả Đoàn viên, Thanh niên đều cố
gắng rèn luyện, thi đua đạt thành tích cao trong công tác học tập và làm việc để xứng đáng là
một Đoàn viên gương mẫu.
2. Lịch sử thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Những ngày tháng bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra được vai trò
và tầm ảnh hưởng của thanh niên đối với sự nghiệp giải phóng, xây dựng đất nước.
Cụ thể, trong phần phụ lục nhan đề Thư gửi Thanh niên Việt Nam trong tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp, Người đã viết: “Đông Dương đáng thương hại. Người sẽ nguy mất nếu đám
Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”. Từ đó có thể thấy rằng thế hệ thanh niên
luôn có vai trò to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và thế hệ này luôn được Bác quan tâm xây dựng.
Tháng 6 năm 1925, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội được thành lập. Đây chính là
tổ chức đầu tiên dành cho thanh niên Việt Nam. Lúc mới thành lập, tổ chức này chỉ bao gồm 9
đồng chí, tới cuối năm 1926 đã lên tới con số 26 đồng chí, tiêu biểu trong số đó có các đồng chí
như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu... Đây chính là những người thanh niên ưu tú, đã góp một
phần máu thịt của mình cho công cuộc giải phóng, bảo vệ đất nước.
Cho tới khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh thành công thì tổ
chức thanh niên này mới chính thức phát triển mạnh mẽ và trưởng thành hơn.
Cuối tháng 3 nǎm 1931, Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương đã triệu tập Hội nghị toàn thể
lần thứ hai tại Sài Gòn, dưới sự chủ toạ của Tổng bí thư Trần Phú. Hội nghị đã đề ra những
nhiệm vụ cấp bách và tǎng cường thành phần công nhân trong Đảng. Cũng tại Hội nghị này,
nhận thấy vai trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp cách mạng nên đã đề ra quyết định
"Cần kíp tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn" và chỉ thị cho các tổ chức Đảng ở các địa phương
quan tâm đến việc xây dựng tổ chức Đoàn thanh niên.
Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến ngày 26/3, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng
lần thứ 2, Trung ương Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn
về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt, như các cấp ủy Đảng từ
Trung ương đến địa phương phải cử ngay các ủy viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển lớn mạnh của Đoàn trên cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, ở nước ta xuất hiện
nhiều tổ chức Đoàn cơ sở với khoảng 1.500 đoàn viên và một số địa phương đã hình thành tổ
chức Đoàn từ xã, huyện đến cơ sở. Sự phát triển lớn mạnh của Đoàn đã đáp ứng kịp thời những
đòi hỏi cấp bách của phong trào thanh niên nước ta. Đó là sự vận động khách quan phù hợp với
cách mạng nước ta; đồng thời, phản ánh công lao trời biển của Đảng, của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vô cùng kính yêu - Người đã sáng lập và rèn luyện tổ chức Đoàn. Được Bộ Chính trị Ban chấp
hành Trung ương Đảng và Bác Hồ cho phép, theo đề nghị của Trung ương Đoàn thanh niên Lao
động Việt Nam, Đại hội toàn quốc lần thứ 3 họp từ ngày 22 - 25/3/1961 đã quyết định lấy ngày
26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 2, dành để bàn
bạc và quyết định những vấn đề rất quan trọng đối với công tác thanh niên) làm ngày thành lập
Đoàn hàng năm. Ngày 26/3 trở thành ngày vẻ vang của tuổi trẻ Việt Nam, của Đoàn Thanh niên
cộng sản Hồ Chí Minh quang vinh. Từ ngày 26/3/1931 đến nay, để phù hợp với yêu cầu nhiệm
vụ của từng thời kỳ cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
- Từ 1931 - 1936: Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
- Từ 1937 - 1939: Đoàn Thanh niên Dân chủ Đông Dương
- Từ 11/1939 - 1941: Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
- Từ 5/1941 - 1956: Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam
- Từ 25/10/1956 - 1970: Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
- Từ 2/1970 - 11/1976: Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
- Từ 12/1976 đến nay: Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
3. Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Trải qua hơn 90 năm phát triển và trưởng thành. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và
ngày thanh niên 26/3 đã mang lại một ý nghĩa vô cùng to lớn. Là một trong những tổ chức thực
hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong cả thời chiến và thời bình. Ngay từ khi mới ra
đời, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã phát huy được vai trò xung kích, sẵn sàng chiến đấu để hoàn
thành thắng lợi nhiệm vụ của Đảng. Cao trào nhất chính là cuộc đấu tranh vào những năm 1930 – 1931.
Trong cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8, năm 1945, Đoàn Thanh niên đã khích lệ, tuyên truyền để
tuổi trẻ cả nước góp phần vào thành công to lớn của tổng khởi nghĩa. Đoàn Thanh niên đã trở
thành lực lượng xung kích cách mạng, là hạt nhân chính trị tập hợp đông đảo lực lượng quân và
dân Việt Nam, trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954, đã có rất nhiều Đoàn Thanh niên ưu tú như:
Võ Thị Sáu, Cù Chính Lan, Trần Văn Ơn, đã hy sinh xương máu của mình, để đối lấy sự bình yên
và bảo vệ cho nền độc lập của nước nhà. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống giặc, nhiều thế hệ
trẻ đã cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp Cách mạng Việt Nam. Cùng với các tổ chức khác, tổ
chức Đoàn Thanh niên đã làm nên thắng lợi vẻ vang năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
26/3 được xem là ngày mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không chỉ là một ngày lễ kỷ niệm vai
trò của lực lượng thanh niên trong sự nghiệp xây dựng cách mạng mà còn là ngày để tất cả nhìn
lại sự trưởng thành của thế hệ tương lai, thế hệ thanh niên trẻ trong sự nghiệp phát triển xây
dựng Tổ Quốc ngày một tốt đẹp.
Tới nay, Đoàn đã tập hợp những thanh niên yêu nước nhiệt huyết được rèn luyện qua các thời
kỳ cùng cống hiến cho đất nước từ hành động nhỏ đến lớn, hết lòng phục vụ nhân dân và tuyệt
đối trung thành với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Không chỉ được hình thành và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn chiến tranh tàn khốc, mà
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đến nay vẫn luôn tự rèn luyện và phát huy được những truyền thống
tốt đẹp, của thế hệ thanh niên đi trước. Đó là xây dựng được một thế hệ thanh niên yêu nước,
sẵn sàng xung phong trong mọi mặt trận khi đất nước cần đến.
“Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”. Đây là câu nói như đã đi vào lịch sử của
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đúng như vậy, không chỉ là trên chiến trường, thanh niên luôn sẵn
lòng với người dân trong mọi gian nan. Bão lụt, dịch bệnh, hiến máu nhân đạo, đâu đâu ta cũng
thấy một màu áo xanh tình nguyện, luôn gắn bó với bà con để vượt qua mọi khó khăn, thách thức.
Những thế hệ thanh niên kế tiếp nhau đã chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì
chủ nghĩa xã hội đã liên tiếp lập nên những chiến công xuất sắc và trưởng thành vượt bậc.