


Preview text:
Ngày 3/12 là ngày gì? Ý nghĩa ngày Quốc tế Người khuyết tật 3/12
1. Ngày 03/12 là ngày gì?
Ngày 03/12 hàng năm được chọn làm Ngày Quốc tế Người khuyết tật (International Day of Persons with Disabilities).
Người khuyết tật chủ yếu do bẩm sinh, cũng có thể bị mắc phải (tai nạn) trong cuộc sống sinh hoạt. Khuyết
tật được chia làm 06 loại: Khuyết tật vận động, khuyết tật nghe nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật thần kinh –
tâm thần, khuyết tật trí tuệ, và khuyết tật khác.
- Khuyết tật về vận động: Là những người vẫn có khả năng nghe, nhìn và nói nhưng chân tay lại không thể hoạt động được.
- Khuyết tật nghe, nói: Là những người không thể phát ra âm, không thể trao đổi với nhau bằng âm thanh,
hoặc không thể nghe được những âm thanh bên ngoài; có trường hợp bị khuyết tật cả nghe và nói. Những
người khuyết tật nghe, chúng ta hay gọi là “điếc”, và khuyết tật nói là “câm”.
- Khuyết tật nhìn: Người suy giảm về thị giác.
- Khuyết tật về thần kinh – tâm thần: Là những người bị rối loạn thần kinh, không kiểm soát được hành vi, cảm xúc của mình.
- Khuyết tật về trí tuệ: Mất khả năng nhận thức đúng sai, cho dù có học cũng không thể hiểu được. Tư duy không phát triển
- Khuyết tật khác: Tình trạng người bị khiếm khuyết, mất đi các chức năng cơ thể không thể hoạt động bình thường.
2. Nguồn gốc Ngày Quốc tế Người khuyết tật
Năm 1976, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc công bố năm 1981 là Năm quốc tế về người khuyết tật, kêu gọi một
kế hoạch hành động ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, với trọng tâm là tăng cường các cơ hội, phục hồi
chức năng và phòng ngừa khuyết tật.
Để cung cấp một khung thời gian mà các chính phủ và tổ chức có thể thực hiện các hoạt động được đề
nghị trong Chương trình hành động, Đại hội đồng tuyên bố 1983 - 1992 là Thập kỷ của Liên hiệp quốc về
người khuyết tật và lấy ngày 03 tháng 12 hàng năm là Ngày người khuyết tật quốc tế.
Ngày Quốc tế Người khuyết tật (ngày 03/12) được công bố vào năm 1992 theo Nghị quyết 47/ của Đại hội
đồng Liên Hợp Quốc. Đến nay đã có 166 quốc gia phê chuẩn Công ước. Ngày 28 tháng 11 năm 2014 Quốc
hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chính thức phê chuẩn CRPD tại Việt Nam.
3. Ý nghĩa của Ngày Quốc tế Người khuyết tật
Ngày Quốc tế Người khuyết tật được ra đời nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết tật và
huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc lợi của người khuyết tật. Nó cũng tìm cách nâng cao nhận
thức lợi ích được bắt nguồn từ sự tích hợp của người khuyết tật trong mọi khía cạnh của đời sống chính trị,
xã hội, kinh tế và văn hóa. Mỗi năm sẽ có một chủ đề khác nhau.
Hàng năm, WHO quyết định một chủ đề và phát triển các tài liệu vận động dựa trên bằng chứng như tài liệu
quảng cáo, tờ rơi, áp phích, biểu ngữ, đồ họa thông tin và các bài thuyết trình, trong số những tài liệu khác.
Những tài liệu này được chia sẻ với các đối tác trong chính phủ và xã hội dân sự trên toàn thế giới cũng
như các văn phòng khu vực và quốc gia của WHO. Tại trụ sở chính ở Geneva, WHO tổ chức sự kiện IDPD
hàng năm nhằm giáo dục cộng đồng, nâng cao nhận thức, ủng hộ ý chí chính trị và các nguồn lực, cũng
như kỷ niệm những thành tựu của WHO.
4. Ngày Quốc tế Người khuyết tật tại Việt Nam
Tại Việt Nam, nhằm hưởng ứng lời kêu gọi của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1976 lấy năm 1981 là
năm Quốc tế đầu tiên về người khuyết tật, kêu gọi một kế hoạch hành động ở cấp quốc gia, khu vực và
quốc tế, với trọng tâm là tăng cường các cơ hội, phục hồi chức năng và phòng ngừa khuyết tật. Ngày 18
tháng 4 năm 1980, Chính phủ Việt Nam đã thành lập Ủy ban Năm quốc tế những người tàn tật của Việt
Nam. Ngày 30 tháng 7 năm 1998, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số 06/1998/PL-
UBTVQH10 về người tàn tật. Tại Điều 31 của Pháp lệnh này có quy định lấy ngày 18/4 hàng năm là Ngày
bảo vệ, chăm sóc người tàn tật. Sau này, khi Luật người khuyết tật Việt Nam năm 2010 được ban hành, tại
Điều 11 đã chính thức ghi nhận ngày 18 tháng 4 hàng năm là Ngày Người khuyết tật Việt Nam.
5. Chủ đề cho Ngày Quốc tế Người khuyết tật qua các năm
Năm 1998: Nghệ thuật, Văn hóa và Sống độc lập
Năm 1999: Khả năng tiếp cận cho tất cả cho Thiên niên kỷ mới
Năm 2000: Công nghệ thông tin làm việc cho tất cả
Năm 2001: Họ tham gia và bình đẳng: Các cuộc gọi cho các cách tiếp cận mới để đánh giá tiến độ và đánh giá kết quả
Năm 2002: Sống độc lập và sinh kế bền vững
Năm 2003: Tiếng nói của chúng tôi
Năm 2004: Không có gì về chúng tôi, Nếu không có chúng tôi
Năm 2005: Quyền của Người khuyết tật: Hành động trong phát triển
Năm 2006: E-Khả năng tiếp cận
Năm 2007: Thập kỷ việc làm dành cho người khuyết tật
Năm 2008: Công ước về Quyền của Người khuyết tật: Phẩm giá và công lý cho tất cả chúng ta
Năm 2009: Làm các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ hòa nhập: Nâng cao năng lực lãnh đạo cho
người khuyết tật và cộng đồng của họ trên toàn thế giới
Năm 2010: Giữ lời hứa: Lồng ghép vấn đề khuyết tật trong các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ
hướng đến năm 2015 và xa hơn nữa
Năm 2011: Cùng một thế giới tốt đẹp hơn cho tất cả: Bao gồm người khuyết tật trong phát triển
Năm 2012: Gạt bỏ rào cản để xây dựng một xã hội hòa nhập và tiếp cận cho tất cả mọi người
Năm 2013: Phá bỏ rào cản, mở rộng cửa: Vì một xã hội hoà nhập và phát triển cho tất cả
Năm 2014: Phát triển bền vững: Sự hứa hẹn của công nghệ
Năm 2015: Vấn đề hoà nhập: tiếp cận và tăng cường năng lực/trao quyền cho những người có khả năng
Năm 2016: Hoàn thành 17 mục tiêu phát triển bền vững! Cho một Tương Lai Chúng Ta Mong Muốn
Năm 2017: Thay đổi hướng tới một xã hội bền vững và tiến bộ cho tất cả
Năm 2018: Tăng cường năng lực của người khuyết tật, đảm bảo hòa nhập và công bằng
Năm 2019: Thúc đẩy sự tham gia và lãnh đạo của người khuyết tật: Thực hiện Chương trình nghị sự
2030 vì sự phát triển bền vững
Năm 2020: Bắt đầu lại tốt hơn: Hướng tới một thế giới sau COVID-19 hòa nhập, tiếp cận và bền vững
Năm 2021: Đấu tranh giành quyền lợi trong thời kỳ hậu COVID-19
Năm 2022, chủ đề của Ngày Quốc tế Người khuyết tật là "Không phải tất cả khuyết tật đều có thể
nhìn thấy được". Một số khuyết tật như rối loạn sức khỏe tâm thần, đau mãn tính và mệt mỏi... đều là
những dạng khuyết tật vô hình. Những khuyết tật này không thể phát hiện ra ngay lập tức nên một số
người cho rằng nó không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tuy nhiên về lâu dài nó sẽ làm suy
giảm chất lượng cuộc sống của người khuyết tật.
6. Thực trạng người khuyết tật trên thế giới
Theo Báo cáo quốc tế về người khuyết tật của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 1 tỉ người (chiếm 15%
dân số thế giới) đang sống trong tình trạng khuyết tật. Đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng
toàn cầu, nới rộng khoảng cách và làm trầm trọng hơn vấn đề bất bình đẳng đối với người khuyết tật. Nhìn
vào số người tử vong có thể thấy người khuyết tật là một trong những nhóm bị bỏ quên và chịu ảnh hưởng
nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng này.