Nghệ thuật phát biểu miệng bạo lực mạng | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Giải thích “Bạo lực” và “Bạo lực mạng”. Nhận diện bạo lực mạng. Nguồn gốc của bạo lực mạng. Hậu quả. Giải pháp. Ai cũng có quyền tự do ngôn luận, nhưng không ai có quyền xúc phạm danh dự. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: nghệ thuật phát biểu miệng
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NGHỆ THUẬT PHÁT BIỂU MIỆNG: BẠO LỰC TRÊN MXH I. Mở đầu 1. Giới thiệu bản thân
Xin chào tất cả mọi người, mình là Trần Thu Giang lớp Chính trị phát
triển K41.A2. Hôm nay rất vui khi có mặt tại đây và được mọi người
lắng nghe những chia sẻ của mình. 2. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, khi mà đời sống vật chất của con người trở nên đầy đủ
hơn thì con người ta bắt đầu quan tâm đến việc thoả mãn những
cảm xúc bằng cách khai thác các giá trị tinh thần. Và một bước tiến
thành công nhất trong việc thoả mãn những nhu cầu về tinh thần đó
là tạo ra mạng xã hội. Mạng xã hội là một không gian ảo được tạo ra
nhằm kết nối người với người bất chấp khoảng cách địa lí bằng
mạng lưới internet, ở đó con người ta có thể kết bạn giao lưu với
mọi người từ khắp mọi nơi, họ có thể chia sẻ, tiếp cận và trao đổi
những thông tin, những kiến thức từ rất nhiều lĩnh vực như y tế,
giáo dục, nghệ thuật, văn hoá,…thậm chí người dùng còn có thể sử
dụng mạng xã hội để quảng bá thương hiệu, để buôn bán, kinh
doanh và tạo ra mạng lưới khách hàng đa dạng, phong phú từ đó có
một nguồn thu nhập khổng lồ.
Tình huống: Mọi người cùng hướng lên màn hình, xem hình ảnh và
đoán mình định nói về chủ đề gì
Mạng xã hội đem lại nhiều lợi ích là thế nhưng đồng xu nào cũng có
2 mặt và bên cạnh những mặt tích cực mà mxh đem lại thì cũng có
không ít những vấn đề tiêu cực đang hiện hữu. Và một trong số
những vấn đề tiêu cực ấy là nạn bạo lực mạng, một vấn đề vô cùng
nhức nhối nhiều năm trở lại đây, nó thường xuyên được nhắc trên
các mặt báo và các kênh tin tức.
Dù biết vấn nạn bạo lực mạng là vô cùng nguy hiểm và đáng báo
động song người ta vẫn chưa tìm ra cách giải quyết mới cũng như
phối hợp các phương pháp giải quyết cũ để giảm thiểu bạo lực
mạng một cách tốt nhất. Do vậy tôi quyết định chọn Bạo lực mạng
là chủ đề để nói đến hôm nay II. Thân bài
1. Giải thích “Bạo lực” và “Bạo lực mạng” -
Bạo lực: là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây
thương vong, tổn hại đến một ai đó. -
Bạo lực mạng (Cuberbullying) : là một hình thức bạo lực hoặc bắt
nạt bằng các phương tiện điện tử trên internet và trong các không
gian kỹ thuật số khác, đặc biệt là trên các trang truyền thông xã hội.
Nó được thực hiện bởi một cá nhân hoặc nhóm người có ý đồ xấu
thông qua điện thoại thông minh, các trò chơi internet hoặc các trang mạng xã hội,…
2. Nhận diện Bạo lực mạng -
Quấy rối trên mạng – trực tuyến: Từ các mối đe doạ riêng lẻ đến
lạm dụng có phối hợp. Bao gồm trêu trọc, sử dụng ngôn từ kích
động, thù địch… Nó có thể ẩn danh hoặc từ một ai đó bạn biết. -
Chia sẻ hình ảnh nhạy cảm khi chưa có sự cho phép: Chia sẻ hình
ảnh thân mật để làm nhục và lợi dụng. Đôi khi được gọi là “khiêu
dâm trả thù” nhưng thực chất đó là bạo lực tình dục -
Ghi lại và phát tán các cuộc tấn công tình dục: Khi video và hình ảnh
về các cuộc tấn công tình dục được chia sẻ qua phương tiện truyền
thông xã hội. Đây không chỉ là một vấn đề riêng tư, đây là một dạng
bạo lực theo giới vì nó ảnh hưởng không cân đối đến phụ nữ và các giới tính khác -
Lạm dụng trên mạng và hẹn hò kỹ thuật số: Quấy rối, theo dõi, đe
doạ và kiểm soát đối tác trực tuyến khi không được đồng ý . Ví dụ:
ứng dụng theo dõi điện thoại GPS có thể dùng để theo dõi mọi hành
động của đối tượng bị theo dõi. -
Một số vụ việc nhức nhối đã xảy ra liên quan đến bạo lực mạng:
+ Nữ thần tượng Hàn Quốc Sulli là một ví dụ vô cùng điển hình của
nạn nhân bị bạo lực mạng. Nữ ca sĩ thường xuyên nhận được nhiều
bình luận tiêu cực trên mạng như “bệnh hoạn”, “thác loạn”, “vô
học”,… Cuối cùng cô đã chọn tự tử ở nhà riêng như một cách giải thoát.
+ Tiktoker Lê Quỳnh Như tự tử do không chịu được áp lực từ cư dân
mạng khi miệt thị cô từ ngoại hình, phong cách,…
3. Nguồn gốc của bạo lực mạng -
Hình thức trả thù gián tiếp: Một số người do áp lực cuộc sống hàng
ngày phải đối mặt với căng thẳng, mệt mỏi, vất vả, hay bị trù dập
làm ảnh hưởng đến tâm lý và có xu hướng trút giận lên người khác.
Họ có thể sử dụng mạng xã hội như một công cụ để trả đũa những
người bắt nạt hoặc gián tiếp bắt nạt họ. Cũng bởi họ nghĩ rằng họ
đã phải chịu quá nhiều điều tiêu cực trong cuộc sống, tinh thần và
thể chất của họ bị tổn thương nên họ muốn người khác cũng phải
trải qua những điều tương tự như mình -
Do không bị phát hiện: Thông thường, những kẻ bắt nạt trên mạng
cố tình che giấu danh tính của mình, và họ tạo nhiều tài khoản ảo để
hạn chế những rủi ro khi bị phát hiện. Đồng thời, đe doạ trực tuyến
gây khó khăn cho việc xác định thủ phạm vì những kẻ xấu không bao
giờ sử dụng thông tin chính xác của họ.
Vì thế những kẻ bạo hành luôn cảm thấy an toàn vì họ hiếm khi bị lộ
và họ được tự do làm bất cứ điều gì họ muốn để đáp ứng nhu cầu
của họ. Ngoài ra, nhiều người cảm thấy vô cùng thoải mái khi nạn
nhân bị lạc, sợ hãi và liên tục tìm kiếm hung thủ. Nó đôi khi là chất
kích thích tăng sự hưng phấn của họ, tăng mức độ nghiêm trọng của
việc thực hiện hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác -
Do khao khát quyền lực: Những kẻ bắt nạt người khác thông qua
mạng xã hội luôn nghĩ rằng họ đúng và họ luôn tự trao quyền cho
mình để phán xét, chỉ trích và xúc phạm người khác. Họ nghĩ họ có
khả năng phân biệt đúng sai hoặc họ nghĩ bản ngã của nạn nhân
đáng bị tổn thương như vậy. -
Khao khát thể hiện bản thân: Dựa trên số liệu thống kê, cho thấy
rằng thủ phạm quấy rối trực tuyến là thanh niên, thiếu niên.
Ở lứa tuổi này, người trẻ đang có khát vọng trở thành người lớn,
khát khao được khẳng định bản thân thông qua bạo lực và đe doạ người khác.
Cụ thể, khi các hành vi của họ được cổ xuý họ càng trở nên tự mãn hơn -
Xem như trò tiêu khiển trên mạng: Nhiều người tham gia vào hành vi
thách thức nhưng không biết rằng những điều tồi tệ sẽ làm tổn thương người khác.
Có thể cuộc sống của họ không nhận được nhiều sự quan tâm, chia
sẻ nên họ có xu hướng mắng mỏ người khác và xem đó là “thành công” trong sạch -
Do thù ghét, ganh tị: Hành vi bắt nạt trực tuyến đôi khi xuất phát từ
cảm giác ghen tị và đố kỵ với những gì người khác có. Họ thường
nhằm vào mục tiêu là những người có nhan sắc, tiền bạc và địa vị cao để hạ nhục họ 4. Hậu quả
Bạo lực mạng gây ra rất nhiều hậu quả, ảnh hưởng của nó đến người bị bạo
lực cũng như người gây ra bạo lực là không hề nhỏ, đặc biệt là nạn nhân,
những người hứng chịu bạo lực mạng
- Ảnh hưởng đến nạn nhân: Khi bị bạo lực qua mạng, những thông
tin cá nhân hay đời tư của nạn nhân rất dễ bị lộ ra ngoài. Điều này
tiếp tay cho kẻ xấu giấu mặt trên internet. Nạn nhân có thể bị ảnh
hưởng đến sức khoẻ trên cả phương diện tinh thần lẫn thể chất:
+ Trên phương diện tinh thần: Họ sẽ cảm thấy bị vũ nhục, mất mặt,
nặng hơn là sợ hãi, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tâm lý. Có một số
người cho biết, họ cảm thấy bị áp lực, chán nản mọi thứ và cho rằng
sống là một “địa ngục trần gian”. Họ cảm thấy chán ghét bản thân
mình. Nếu việc bị bạo lực mạng tiếp tục tiếp diễn, nạn nhân rất dễ
rơi vào khủng hoảng, trầm cảm, có xu hướng tự làm đau chính mình
(self-harm) thậm chí tìm đến tự tử. Một điều tra viên tội phạm mạng
thuộc Sở cảnh sát Seoul nói rằng: “Bạo lực mạng không đơn giản
như bạo hành thể chất, nạn nhân có thể đến bác sĩ xem xét thương
tật của mình và có số liệu cụ thể. Còn bạo lực mạng không có cách
nào để giám định tổn thương hay chữa trị thì sẽ có hiệu quả tức thì, rất khó xử lý”
+ Trên phương diện thể chất: Tinh thần ảnh hưởng rất lớn tới thể
chất và ngược lại. Khi bị bạo lực mạng nạn nhân có xu hướng tự làm
đau chính mình: rạch tay, chân, tạo ra những vết thương trên cơ
thể. Họ cho rằng nỗi đau thể chất có thể làm dịu đi những suy nghĩ
đang đè lên họ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nạn nhân mà
còn là gia đình, người thân của họ.
- Ảnh hưởng đến người gây ra bạo lực mạng :
Có thể nhiều người sẽ không cho rằng, thủ phạm gây ra bạo lực
mạng có thể chịu ảnh hưởng ngược lại từ những gì họ làm. Nhưng
điều này là hoàn toàn có thể.
Có những người bạo lực mạng cho biết họ cũng từng là nạn nhân
của bạo lực mạng. Họ cảm thấy bất lực sợ hãi khi chỉ có mình họ
trong trạng thái ấy. Vì vậy, họ muốn người khác cũng hiểu được
cảm giác đó. Điều này vô hình đã khiến cho bạo lực mạng tăng lên,
ngày càng có nhiều nạn nhân bị ảnh hưởng.
Theo nghiên cứu của Sammer Hinduja và Justin Pachin được đăng
lên tạp chí Archives of Suicide Research cho thấy, người gây ra bạo
lực mạng cũng có nguy cơ tìm đến cái chết gần như nạn nhân. 5. Giải pháp
Chúng ta cần những “vaccin virus” cho vấn nạn này -
Hiện nay pháp luật đã ban hành luật xử phạt đối với hành vi xúc
phạm người khác trên mạng xã hội. Hành vi xúc phạm có thể tuỳ vào
mức độ mà bị xử lý hình sự. -
Cần phải giữ một cái đầu lạnh để sinh hoạt và làm việc. Không nên
chia sẻ quá nhiều về đời tư hoặc thông tin cá nhân lên mạng xã hội.
Điều này giúp những hacker, những người có ý đồ xấu xâm nhập
được vào thông tin của bạn trên mxh. -
Nâng cao trình độ, nắm rõ luật an ninh mạng và nắm rõ xem mình có
đang bị bạo lực mạng hay không để kịp thời tìm cách giải quyết -
Kêu gọi mọi người không tham gia vào các hành vi bạo lực mạng,
cần phản đối, phê phán những hành vi xúc phạm người khác. Đồng
thời, bảo vệ và tôn trọng quyền tồn tại của người khác -
Nếu bản thân là nạn nhân của bạo lực mạng, hãy mạnh dạn chia sẻ
với bạn bè, người thân, không nên giữ trong lòng và có xu hướng tự
làm hại bản thân. Điều này chỉ khiến những người làm hại bạn
được hả hê và đạt được mục đích của họ. Bên cạnh đó hãy lưu giữ
những bằng chứng, chúng sẽ giúp ích chúng ta rất nhiều. III. Kết luận
Ai cũng có quyền tự do ngôn luận, nhưng không ai có quyền xúc
phạm danh dự, nhân phẩm và xâm phạm thân thể của người khác.
Mạng là ảo nhưng ảnh hưởng là thật nên ãy là những người hành
xử văn minh, tôn trọng người khác như với chính mình. Thêm vào
đó mỗi người cần nâng cao nhận thức, đẩy lùi mặt tối, một con dao
vô hình mang tên bạo lực mạng để xây dựng môi trường xã hội
mạng văn hoá, an toàn, lành mạnh và phát triển. IV. Kết bài
Trên đây là những chia sẻ của tôi về vấn đề bạo lực mạng. Cảm ơn các bạn đã
lắng nghe, tôi xin nhận mọi ý kiến đóng góp, thắc mắc từ các bạn.