Nghị luận bảo tàng chiến tranh/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành

Can thiệp lần đầu vào chiến tranh Việt Nam từ những năm 40 – 50 của thế kỷ XX, suốt gần 30 năm, đế quốc Mỹ đã gieo rắc biết bao tội ác đối với nhân dân ta. Trên những trang sách, trang vở được học tập trên ghế nhà trường, đã có ai có thể mường tượng được rằng, thì ra, chiến tranh ác liệt như thế, tàn khốc như thế, đau thương, mất mát nhiều như thế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 46351761
HỒ CHÍ MINH, 7/2023
Đề bài: Cảm nhận sâu sắc nhất của anh/chị sau khi tham quan những hiện vật được trưng
bày tại bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bài làm
Hai chữ “chiến tranh” bất kể mỗi khi được nhắc đến cũng gợi nên biết bao niềm đau
thương, biết bao nỗi niềm dân tộc. rằng, giờ đây chiến tranh đã lùi sâu quá khứ,
nhường chỗ cho hai chữ “hoà bình” được trải rộng trên khắp mảnh đất Việt Nam, song, những
nỗi đau để lại vẫn chẳng hề nguôi ngoai, vẫn luôn đau đáu âm trong lòng của mỗi
người dân trên mảnh đất này. Theo dòng môn học “Lịch Sử Đảng” tôi đã dịp đến thăm Bảo
tàng Chứng tích chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh, để rồi từ đó, trong tôi bùng lên biết bao
cảm xúc về một thời khói lửa đạn bom của toàn dân tộc.
Toạ lạc giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã trở thành địa
điểm tham quan không thể bỏ lỡ trong hành trình đến với Việt Nam, đến với thành phố mang
tên Bác của du khách quốc tế công chúng trong nước. Ra đời vào ngày 4 tháng 9 năm 1975
với tên gọi ban đầu Nhà trưng bày tội ác Nguỵ. Từ năm 1995 bảo tàng chính thức
mang tên gọi như hiện nay. Trải qua gần 50 năm hoạt động, bảo tàng Chứng tích chiến tranh
đã trở thành nơi lưu giữ những di sản ức quan trọng về chiến tranh hòa bình. Đặt chân
đến nơi đây, không chỉ tôicòn những khách tham quan khác đã thể hiểu hơn về
lịch sử đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, thấu hiểu hơn về giá trị tầm
quan trọng của hòa bình. Thông qua hơn 1.500 tài liệu hiện vật, hình ảnh, phim tư liệu được
sắp xếp trong 9 chuyên đề trưng bày với chủ đề đa dạng, mọi người có thể dần dần cảm nhận
được thông điệp mà bảo tàng mong muốn truyền tải một cách rõ ràng và chân thực nhất.
Tôi đến Bảo tàng vào một ngày nắng oi của Sài Gòn. Đập vào mắt tôi lúc ấy chính
những chiếc khẩu pháo, những chiếc máy bay phản lực, những chiếc xe tăng… được đặt trong
sân rộng lớn của Bảo tàng. Chúng, chính một phần rất nhỏ trong số những trang thiết b
hiện đại lúc bấy gimà đế quốc đã mang sang Việt Nam, nhằm với mục đích thâu tóm
mảnh đất hình chữ S Bán đảo Đông Dương, gieo rắc bao nỗi ám ảnh kinh hoàng suốt thời
khói lửa lên dân tộc ta.
lOMoARcPSD| 46351761
Đặt những bước chân đầu tiên vào bảo tàng,i dường như đã trải nghiệm hết những cung
bậc cảm xúc từ đơn sơ nhất cho đến tột cùng nỗi thương đau của cả dân tộc. Những hiện vật,
những chứng tích nới đây đã phần nào phơi bày hết tất cả những bằng chứng tội ác của đế
quốc Mỹ, cũng như sự khốc liệt của chiến tranh. Chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lược”
chính là chuyên đề để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tôi. Bởi lẽ, còn gì đớn đau hơn khi
chứng kiến cảnh đồng bào ta bị dày xéo, bị áp bức c lột, nhìn thấy dân tộc ta chìm trong
bóng tối của khổ đau, dù chỉ là những hiện vật, những chứng tích, những di ảnh còn lưu lại.
Can thiệp lần đầu vào chiến tranh Việt Nam từ những năm 40 – 50 của thế kỷ XX, suốt gần
30 năm, đế quốc Mỹ đã gieo rắc biết bao tội ác đối với nhân dân ta. Trên những trang sách,
trang vở được học tập trên ghế nhà trường, đã ai có thể mường tượng được rằng, thì ra,
chiến tranh ác liệt như thế, tàn khốc như thế, đau thương, mất mát nhiều như thế. Đế quốc
Mỹ, chúng tàn độc man, chúng gây nên cái chết thảm khốc cho hàng triệu người dân
Việt Nam vô tội cũng như biết bao chiến sĩ Việt Nam yêu nước. Để ri, tiếng khóc, tiếng oán
than vang lên trên khắp mọi miền tổ quốc dai dẳng suốt ngần ấy năm trời.
lOMoARcPSD| 46351761
Tôi như chết lặng trước cái gọi “máy chém”, thứ công cụ tàn độc khủng khiếp quân
Mỹ - Nguỵ đã sử dụng để cướp đi mạng sống của biết bao chiến sĩ yêu nước trên các tỉnh
miền Nam Việt Nam. Mỗi một con người tồn tại trên cõi đời y đều là một điều trân quý của
tạo hoá, ấy thế mà, chúng có thể nhẫn tâm như thế, tàn độc như thế. Tôi đau lòng tự hỏi “Đã
có biết bao thế hệ các chiến sĩ yêu nước đã ngã xuống dưới dàn máy chém của chúng thời kỳ
đó?”
lOMoARcPSD| 46351761
lẽ, bất cứ ai cũng phải rùng mình khi nhìn vào những minh chứng cho sự man, tàn
độc của quân đội Mỹ được trưng bày trong Bảo tàng. Đau đớn thay khi nhìn vào hình ảnh
những người n tội phải chịu những kiểu tra tấn, hành hình hết sức man, man rcủa
quân Mỹ. Trận càn quét từ 8 giờ đến 9 giờ vào ngày 25/09/1969 tại ấp 5 xã Thạch Phong –
Thạch Phú – Bến Tre, quân Mỹ đã cắt cổ ông Bùi Văn Vát và bà Bùi Thị Cảnh, rồi kéo ba em
bé là cháu nội của ông bà đang ẩn nấp tại ống cống, đâm chết hai cháu, mổ bụng một cháu.
Sau đó, quân lực Mỹ di chuyển đến hầm trú n của gia đình khác giết chết mười lăm người,
trong đó ba phụ nữ mang thai. Những hình ảnh xác người chồng chất bên bờ ruộng vào
ngày Mỹ tổ chức càn quét thảm sát Sơn Mỹ Quãng Ngãi. Quân Mỹ giết hơn năm trăm người
bết kể người già, phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ không có khả năng tự vệ. Nạn nhân duy nhất
còn sống sót là bé gái tên Bùi Thị Lượm 12 tuổi, bị thương ở chân.
Những hình ảnh trên đã phần nào phản ánh được những bóng đêm dày đặc quân Mbao
trùm lên dân tộc ta. Độc ác thay, với những con người đã từng cho rằng: “Tất mọi người
sinh ra đều quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai thể xâm phạm
lOMoARcPSD| 46351761
được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
thế nhưng giờ đây, họ lại đang trực tiếp nỗ lực tước đi những quyền ấy của một dân tộc, đem
những thương đau trải dài trên đất nước, gieo rắc nỗi ám nh kinh hoàng đến cùng cực đến
những người dân tội. Hình ảnh bọn lính Mỹ chụp hình “lưu niệm” để lưu giữ những “chiến
tích” sát hại những người dân vô tội, những người Việt Nam yêu nước như chạm đến nỗi đau
sâu thẳm nhất của mỗi người con Việt Nam nói riêng những du khách ớc ngoài nói
chung. Hàng loạt những suy nghĩ, những niềm đau lần lượt hiện lên trong tôi: Tại sao? Tại
sao cùng là con người, thế nhưng lại có thể tàn độc, dã man như thế?
Mạng người không xứng đáng được trân quý hay sao?”
Những năm tháng đen tối của chiến tranh đã mang đi biết bao sinh mạng của người dân vô
tội. Đớn đau thay khi nhìn thấy những hình ảnh người mẹ mất con, người vợ mất chồng, con
mất cha, những đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, những ngôi làng thoáng chốc biến mất chỉ
sau một trận càn quét của quân thù. Để rồi, nhìn thấy những hình ảnh ấy, biết bao lớp thanh
niên lên đường với một trái tim nung nấu đem lại hoà bình cho dân tộc. Họ biết, họ hiểu rằng,
lần lên đường ấy có thể là lần cuối họ có thể nhìn thấy những người thương yêu của mình, là
lần cuối cùng họ thể sống cống hiến cho quê hương. Song, họ vẫn chọn lên đường, để
một lần “chết cho quê hương”. Thế nhưng, phải chỉ những người dân Việt Nam mới phải
lOMoARcPSD| 46351761
hứng chiu những đớn đau. Đã có mấy ai từng suy nghĩ đến những nỗi niềm của những người
lính Mỹ bị ép buộc phải rời xa quê hương, rời xa người thân bạn bè, đến một đất nước xa xôi,
để rồi thể phải nằm xuống đấy không kịp nói một lời cáo biệt, hay thể về nước,
nhưng phải chịu tổn thương về tinh thần cũng như thể xác đến cuối đời. Ấy vậy mà, tại sao
giới cầm quyền bấy giờ không thể nhận ra được, cuộc chiến tranh ấy chính là một chiến tranh
“phi nghĩa”, “vô nhân đạo”?
Hơn 30 năm đã trôi qua, chiến tranh giờ đây đã ngày càng lùi sâu vào quá khứ. Thế nhưng,
những nỗi đau chiến tranh, cả về thể xác lẫn tinh thần do chiến tranh để lại không thể nào
cân đo đong đếm được. Hàng loạt những quả bom đạn thuở ấy được thả xuống i mảnh đất
xinh đẹp hình chữ S, gây nên biết bao tổn thương cũng như hiểm hoạ khôn ờng cho đến
ngày nay. Và, loại chất độc tưởng chừng như mang màu sắc cùng tươi sáng của ánh bình
minh chất độc màu da cam, lại chính là một trong những nỗi đau o dài âm nhất mà quân
Mỹ đã lưu lại trên Việt Nam cho tới ngày nay. Một phần hậu quả do nỗi đau đó mang lại được
tái hiện thông qua những hình ảnh được trưng bày trong bảo tàng:
lOMoARcPSD| 46351761
Theo như một vài thống kê, ảnh hưởng của chất độc màu da cam lên Việt Nam có tỷ lệ cao
gây nên những bệnh thường thấy như: gây ch ứng da các bệnh ngoài da, rối loạn thần
kinh, gây sẩy thai, bệnh tiểu đường loại 2, dị tật bẩm sinh cho đời sau, gây các bệnh ung thư,
bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu, Thế nhưng, phải chăng chỉ những người dân Việt Nam là
những người phải hứng chịu những hậu quả nặng nề ấy? một sự thật là, chính những người
lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại của chất độc màu da cam do tiếp xúc
với chúng. Năm 1978, bộ cựu chiến binh Mỹ đã thành lập một chương trình giúp đỡ các cựu
chiến binh bnhiễm chất độc màu da cam. Chương trình đã kiểm tra sức khỏe của trên 300.000
cựu chiến binh đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Hầu như đa số họ đã được chăm sóc
sức khỏe, bồi thường thiệt hại do việc tiếp xúc với chất độc màu da cam, bên cạnh đó, con cái
của họ khi sinh ra bị dị tật cũng được chăm sóc y tế giáo dục đặc biệt. Mỗi chúng ta lúc
này đều hiểu rằng, binh lính Mỹ đã được bồi thường hưởng những chính sách đặc biệt do
tác hại của chất độc màu da cam gây ra. Song, còn những người lính nhân dân Việt Nam
thì sao? Tôi tự hỏi, những du khách nước ngoài đã đến đây, nhìn thấy những minh chứng tội
ác do chính đất nước mình gây ra cho một dân tộc đáng ra phải được hưởng đầy đủ những
quyền lợi của con người và rơi nước mắt, họ sẽ nghĩ gì khi những nỗi đau của dân tộc ấy cho
đến nay vẫn chưa được đền bù một cách thảo đáng? Đúng, có lẽ, cho tới giờ, chiến tranh Việt
nam vẫn luôn là một quá khứ đáng hổ thẹn của đế quốc Mỹ. Và chiến tranh, đối với toàn thế
giới, vẫn luôn là một sự tồn tại day dứt và dai dẳng.
lOMoARcPSD| 46351761
Khép lại chuyến “Hành trình tìm về những ngày tháng đẫm máu nước mắt của chiến
tranh”, tôi mọi người đây, ai trong mỗi chúng tôi hẳn cũng tràn đầy những cảm xúc không
thể nói hết thành lời về thời kỳ đầy mưa bom bão đạn của dân tộc. Bóng tối đã đi qua, còn để
lại trong quá khứ là một thời kỳ đầy đau thương, mất mát nhưng cũng vô cùng hào hùng của
dân tộc. Và, sự hoà bình hiện có này chính là được đổi lấy từ u và nước mắt của bao thế hệ
ông bà, cha ông chúng ta, họ đã phải trải qua một cuộc chiến đẫm máu, biết bao sự hy sinh
quên mình. Một cuộc chiến được xây dựng bởi máu, bởi lòng đoàn kết và bởi một khao khát
tự do mãnh liệt thế hệ trước với mong muốn giành lại một bầu trời tự do cho thế hệ con
em mai sau. một trong những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, làm sao tôi thể
quên được nghĩa vụ của bản thân, đó là luôn nổ lực trau dồi về cả đạo đức lẫn tri thức, để
thể trở thành một công dân tốt, góp phần tạo nên sự giàu đẹp của nước nhà.
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46351761 HỒ CHÍ MINH, 7/2023
Đề bài: Cảm nhận sâu sắc nhất của anh/chị sau khi tham quan những hiện vật được trưng
bày tại bảo tàng Hồ Chí Minh. Bài làm
Hai chữ “chiến tranh” bất kể mỗi khi được nhắc đến cũng gợi nên biết bao là niềm đau
thương, biết bao là nỗi niềm dân tộc. Dù rằng, giờ đây chiến tranh đã lùi sâu và quá khứ,
nhường chỗ cho hai chữ “hoà bình” được trải rộng trên khắp mảnh đất Việt Nam, song, những
nỗi đau mà nó để lại vẫn chẳng hề nguôi ngoai, vẫn luôn đau đáu âm ỉ trong lòng của mỗi
người dân trên mảnh đất này. Theo dòng môn học “Lịch Sử Đảng” tôi đã có dịp đến thăm Bảo
tàng Chứng tích chiến tranh Thành phố Hồ Chí Minh, để rồi từ đó, trong tôi bùng lên biết bao
cảm xúc về một thời khói lửa đạn bom của toàn dân tộc.
Toạ lạc giữa lòng thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh đã trở thành địa
điểm tham quan không thể bỏ lỡ trong hành trình đến với Việt Nam, đến với thành phố mang
tên Bác của du khách quốc tế và công chúng trong nước. Ra đời vào ngày 4 tháng 9 năm 1975
với tên gọi ban đầu là Nhà trưng bày tội ác Mĩ – Nguỵ. Từ năm 1995 bảo tàng chính thức
mang tên gọi như hiện nay. Trải qua gần 50 năm hoạt động, bảo tàng Chứng tích chiến tranh
đã trở thành nơi lưu giữ những di sản ký ức quan trọng về chiến tranh và hòa bình. Đặt chân
đến nơi đây, không chỉ tôi mà còn có những khách tham quan khác đã có thể hiểu rõ hơn về
lịch sử đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc Việt Nam, thấu hiểu hơn về giá trị và tầm
quan trọng của hòa bình. Thông qua hơn 1.500 tài liệu hiện vật, hình ảnh, phim tư liệu được
sắp xếp trong 9 chuyên đề trưng bày với chủ đề đa dạng, mọi người có thể dần dần cảm nhận
được thông điệp mà bảo tàng mong muốn truyền tải một cách rõ ràng và chân thực nhất.
Tôi đến Bảo tàng vào một ngày nắng oi ả của Sài Gòn. Đập vào mắt tôi lúc ấy chính là
những chiếc khẩu pháo, những chiếc máy bay phản lực, những chiếc xe tăng… được đặt trong
sân rộng lớn của Bảo tàng. Chúng, chính là một phần rất nhỏ trong số những trang thiết bị
hiện đại lúc bấy giờ mà đế quốc Mĩ đã mang sang Việt Nam, nhằm với mục đích thâu tóm
mảnh đất hình chữ S ở Bán đảo Đông Dương, gieo rắc bao nỗi ám ảnh kinh hoàng suốt thời
khói lửa lên dân tộc ta. lOMoAR cPSD| 46351761
Đặt những bước chân đầu tiên vào bảo tàng, tôi dường như đã trải nghiệm hết những cung
bậc cảm xúc từ đơn sơ nhất cho đến tột cùng nỗi thương đau của cả dân tộc. Những hiện vật,
những chứng tích nới đây đã phần nào phơi bày hết tất cả những bằng chứng tội ác của đế
quốc Mỹ, cũng như sự khốc liệt của chiến tranh. Chuyên đề “Tội ác chiến tranh xâm lược”
chính là chuyên đề để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng tôi. Bởi lẽ, còn gì đớn đau hơn khi
chứng kiến cảnh đồng bào ta bị dày xéo, bị áp bức bóc lột, nhìn thấy dân tộc ta chìm trong
bóng tối của khổ đau, dù chỉ là những hiện vật, những chứng tích, những di ảnh còn lưu lại.
Can thiệp lần đầu vào chiến tranh Việt Nam từ những năm 40 – 50 của thế kỷ XX, suốt gần
30 năm, đế quốc Mỹ đã gieo rắc biết bao tội ác đối với nhân dân ta. Trên những trang sách,
trang vở được học tập trên ghế nhà trường, đã có ai có thể mường tượng được rằng, thì ra,
chiến tranh ác liệt như thế, tàn khốc như thế, đau thương, mất mát nhiều như thế. Đế quốc
Mỹ, chúng tàn độc và dã man, chúng gây nên cái chết thảm khốc cho hàng triệu người dân
Việt Nam vô tội cũng như biết bao chiến sĩ Việt Nam yêu nước. Để rồi, tiếng khóc, tiếng oán
than vang lên trên khắp mọi miền tổ quốc dai dẳng suốt ngần ấy năm trời. lOMoAR cPSD| 46351761
Tôi như chết lặng trước cái gọi là “máy chém”, thứ công cụ tàn độc khủng khiếp mà quân
Mỹ - Nguỵ đã sử dụng để cướp đi mạng sống của biết bao là chiến sĩ yêu nước trên các tỉnh
miền Nam Việt Nam. Mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này đều là một điều trân quý của
tạo hoá, ấy thế mà, chúng có thể nhẫn tâm như thế, tàn độc như thế. Tôi đau lòng tự hỏi “Đã
có biết bao thế hệ các chiến sĩ yêu nước đã ngã xuống dưới dàn máy chém của chúng thời kỳ đó?” lOMoAR cPSD| 46351761
Có lẽ, bất cứ ai cũng phải rùng mình khi nhìn vào những minh chứng cho sự dã man, tàn
độc của quân đội Mỹ được trưng bày trong Bảo tàng. Đau đớn thay khi nhìn vào hình ảnh
những người dân vô tội phải chịu những kiểu tra tấn, hành hình hết sức dã man, man rợ của
quân Mỹ. Trận càn quét từ 8 giờ đến 9 giờ vào ngày 25/09/1969 tại ấp 5 – xã Thạch Phong –
Thạch Phú – Bến Tre, quân Mỹ đã cắt cổ ông Bùi Văn Vát và bà Bùi Thị Cảnh, rồi kéo ba em
bé là cháu nội của ông bà đang ẩn nấp tại ống cống, đâm chết hai cháu, mổ bụng một cháu.
Sau đó, quân lực Mỹ di chuyển đến hầm trú ẩn của gia đình khác giết chết mười lăm người,
trong đó có ba phụ nữ mang thai. Những hình ảnh xác người chồng chất bên bờ ruộng vào
ngày Mỹ tổ chức càn quét thảm sát Sơn Mỹ – Quãng Ngãi. Quân Mỹ giết hơn năm trăm người
bết kể người già, phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ không có khả năng tự vệ. Nạn nhân duy nhất
còn sống sót là bé gái tên Bùi Thị Lượm 12 tuổi, bị thương ở chân.
Những hình ảnh trên đã phần nào phản ánh được những bóng đêm dày đặc mà quân Mỹ bao
trùm lên dân tộc ta. Độc ác thay, với những con người đã từng cho rằng: “Tất cà mọi người
sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm lOMoAR cPSD| 46351761
được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”
thế nhưng giờ đây, họ lại đang trực tiếp nỗ lực tước đi những quyền ấy của một dân tộc, đem
những thương đau trải dài trên đất nước, gieo rắc nỗi ám ảnh kinh hoàng đến cùng cực đến
những người dân vô tội. Hình ảnh bọn lính Mỹ chụp hình “lưu niệm” để lưu giữ những “chiến
tích” sát hại những người dân vô tội, những người Việt Nam yêu nước như chạm đến nỗi đau
sâu thẳm nhất của mỗi người con Việt Nam nói riêng và những du khách nước ngoài nói
chung. Hàng loạt những suy nghĩ, những niềm đau lần lượt hiện lên trong tôi: “Tại sao? Tại
sao cùng là con người, thế nhưng lại có thể tàn độc, dã man như thế?
Mạng người không xứng đáng được trân quý hay sao?”
Những năm tháng đen tối của chiến tranh đã mang đi biết bao sinh mạng của người dân vô
tội. Đớn đau thay khi nhìn thấy những hình ảnh người mẹ mất con, người vợ mất chồng, con
mất cha, những đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, … những ngôi làng thoáng chốc biến mất chỉ
sau một trận càn quét của quân thù. Để rồi, nhìn thấy những hình ảnh ấy, biết bao lớp thanh
niên lên đường với một trái tim nung nấu đem lại hoà bình cho dân tộc. Họ biết, họ hiểu rằng,
lần lên đường ấy có thể là lần cuối họ có thể nhìn thấy những người thương yêu của mình, là
lần cuối cùng họ có thể sống và cống hiến cho quê hương. Song, họ vẫn chọn lên đường, để
một lần “chết cho quê hương”. Thế nhưng, có phải chỉ những người dân Việt Nam mới phải lOMoAR cPSD| 46351761
hứng chiu những đớn đau. Đã có mấy ai từng suy nghĩ đến những nỗi niềm của những người
lính Mỹ bị ép buộc phải rời xa quê hương, rời xa người thân bạn bè, đến một đất nước xa xôi,
để rồi có thể phải nằm xuống ở đấy mà không kịp nói một lời cáo biệt, hay có thể về nước,
nhưng phải chịu tổn thương về tinh thần cũng như thể xác đến cuối đời. Ấy vậy mà, tại sao
giới cầm quyền bấy giờ không thể nhận ra được, cuộc chiến tranh ấy chính là một chiến tranh
“phi nghĩa”, “vô nhân đạo”?
Hơn 30 năm đã trôi qua, chiến tranh giờ đây đã ngày càng lùi sâu vào quá khứ. Thế nhưng,
những nỗi đau chiến tranh, cả về thể xác lẫn tinh thần do chiến tranh để lại là không thể nào
cân đo đong đếm được. Hàng loạt những quả bom đạn thuở ấy được thả xuống nơi mảnh đất
xinh đẹp hình chữ S, gây nên biết bao tổn thương cũng như hiểm hoạ khôn lường cho đến
ngày nay. Và, loại chất độc tưởng chừng như mang màu sắc vô cùng tươi sáng của ánh bình
minh – chất độc màu da cam, lại chính là một trong những nỗi đau kéo dài âm ỉ nhất mà quân
Mỹ đã lưu lại trên Việt Nam cho tới ngày nay. Một phần hậu quả do nỗi đau đó mang lại được
tái hiện thông qua những hình ảnh được trưng bày trong bảo tàng: lOMoAR cPSD| 46351761
Theo như một vài thống kê, ảnh hưởng của chất độc màu da cam lên Việt Nam có tỷ lệ cao
gây nên những bệnh thường thấy như: gây kích ứng da và các bệnh ngoài da, rối loạn thần
kinh, gây sẩy thai, bệnh tiểu đường loại 2, dị tật bẩm sinh cho đời sau, gây các bệnh ung thư,
bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu, … Thế nhưng, phải chăng chỉ những người dân Việt Nam là
những người phải hứng chịu những hậu quả nặng nề ấy? Có một sự thật là, chính những người
lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại của chất độc màu da cam do tiếp xúc
với chúng. Năm 1978, bộ cựu chiến binh Mỹ đã thành lập một chương trình giúp đỡ các cựu
chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam. Chương trình đã kiểm tra sức khỏe của trên 300.000
cựu chiến binh đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Hầu như đa số họ đã được chăm sóc
sức khỏe, bồi thường thiệt hại do việc tiếp xúc với chất độc màu da cam, bên cạnh đó, con cái
của họ khi sinh ra bị dị tật cũng được chăm sóc y tế và giáo dục đặc biệt. Mỗi chúng ta lúc
này đều hiểu rằng, binh lính Mỹ đã được bồi thường và hưởng những chính sách đặc biệt do
tác hại của chất độc màu da cam gây ra. Song, còn những người lính và nhân dân Việt Nam
thì sao? Tôi tự hỏi, những du khách nước ngoài đã đến đây, nhìn thấy những minh chứng tội
ác do chính đất nước mình gây ra cho một dân tộc đáng ra phải được hưởng đầy đủ những
quyền lợi của con người và rơi nước mắt, họ sẽ nghĩ gì khi những nỗi đau của dân tộc ấy cho
đến nay vẫn chưa được đền bù một cách thảo đáng? Đúng, có lẽ, cho tới giờ, chiến tranh Việt
nam vẫn luôn là một quá khứ đáng hổ thẹn của đế quốc Mỹ. Và chiến tranh, đối với toàn thế
giới, vẫn luôn là một sự tồn tại day dứt và dai dẳng. lOMoAR cPSD| 46351761
Khép lại chuyến “Hành trình tìm về những ngày tháng đẫm máu và nước mắt của chiến
tranh”, tôi và mọi người ở đây, ai trong mỗi chúng tôi hẳn cũng tràn đầy những cảm xúc không
thể nói hết thành lời về thời kỳ đầy mưa bom bão đạn của dân tộc. Bóng tối đã đi qua, còn để
lại trong quá khứ là một thời kỳ đầy đau thương, mất mát nhưng cũng vô cùng hào hùng của
dân tộc. Và, sự hoà bình hiện có này chính là được đổi lấy từ máu và nước mắt của bao thế hệ
ông bà, cha ông chúng ta, họ đã phải trải qua một cuộc chiến đẫm máu, biết bao sự hy sinh
quên mình. Một cuộc chiến được xây dựng bởi máu, bởi lòng đoàn kết và bởi một khao khát
tự do mãnh liệt mà thế hệ trước với mong muốn giành lại một bầu trời tự do cho thế hệ con
em mai sau. Là một trong những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường, làm sao tôi có thể
quên được nghĩa vụ của bản thân, đó là luôn nổ lực trau dồi về cả đạo đức lẫn tri thức, để có
thể trở thành một công dân tốt, góp phần tạo nên sự giàu đẹp của nước nhà.