-
Thông tin
-
Quiz
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giới trẻ hiện nay/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Mục tiêu nghiên cứu hướng đến thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, nâng cao nhận thức của giới trẻ về hành vi tự tử hoặc có ý định tự tử do nhiều yếu tố tác động đến tại Việt Nam. Cụ thể như sau:+ Thể hiện khái quát thực trạng, mức độ nghiêm trọng của vấn nạn tự tử.+ Làm rõ các khái niệm về bệnh tâm lý và hành vi liên quan đến bệnh tâm lý. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến giới trẻ hiện nay/ Trường đại học Nguyễn Tất Thành
Mục tiêu nghiên cứu hướng đến thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, nâng cao nhận thức của giới trẻ về hành vi tự tử hoặc có ý định tự tử do nhiều yếu tố tác động đến tại Việt Nam. Cụ thể như sau:+ Thể hiện khái quát thực trạng, mức độ nghiêm trọng của vấn nạn tự tử.+ Làm rõ các khái niệm về bệnh tâm lý và hành vi liên quan đến bệnh tâm lý. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng(MC) 880 tài liệu
Trường: Đại học Nguyễn Tất Thành 1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Nguyễn Tất Thành
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46454745
2.1. Lý do chọn đề tài
Giới trẻ là những người từ độ tuổi 15 đến 29, đây cũng là lứa tuổi được cho
là quan trọng bởi trong thời gian này, là lúc cơ thể và tâm lý phát triển một cách
rõ rệt. Trong độ tuổi này, tâm lý của họ rất nhạy cảm và phức tạp, đôi lúc chỉ vài
ảnh hưởng nhỏ tác động đến cũng có thể gây tổn thương đến họ. Bất cứ tác nhân
nào dù là lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, kéo dài hay bộc phát cũng để lại những ảnh hưởng
về mặt tâm lý cho giới trẻ. Những số liệu, nghiên cứu cho rằng, sức khỏe tâm thần của
giới trẻ thường gặp vấn đề tâm lý nói chung, có nhu cầu tìm đến sự giúp đỡ của y khoa
chuyên nghiệp. Gần đây, những trường hợp tự tử được thống kê cho thấy các con
số tử vong đã và đang tăng lên đáng báo động. Hằng năm, số người chết vì tự tử lên
đến hàng trăm ngàn người. Đồng thời, tự sát đứng thứ 2 trong những nguyên nhân
tử vong của giới trẻ trên toàn thế giới, và nguyên nhân chính dẫn đến hành vi tự sát
là căn bệnh trầm cảm. Mạng sống chính là món quà quý nhất mà Thượng Đế ban tặng,
bảo vệ mạng sống chính là một cách đáp trả lòng biết ơn. Vì thế, không có lý do nào để
tìm đến cái chết bằng cái này cách khác bởi nó sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng
cho chính bản thân gia đình và cả xã hội. Trên thực tế, tình trạng tự tử ngày càng trẻ
hóa và có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là ở giới trẻ hiện nay do họ chưa đủ chín chắn
trước khi thực hiện hành động tiêu cực ấy.
Trên thực tế, những số liệu các bạn trẻ mắc hội chứng trầm cảm không hề nhỏ
và xã hội vẫn đang tìm cách giải quyết triệt để, bởi nó dần trở thành một vấn đề nan giải
của cộng đồng, xã hội nói chung. Có nhiều nghiên cứu trên phạm vi nhóm nhỏ, điểm
nhỏ không thể phản ánh toàn diện xã hội nhưng có thể thấy rõ rằng tâm lý là thứ ảnh
hưởng rất nhiều đến suy nghĩ, tư tưởng của giới trẻ. Thời gian gần đây, tình trạng trẻ vị
thành niên tự tử liên tiếp do bị trầm cảm, áp lực học tập, thiếu điều kiện kinh tế, ... khiến
dư luận xã hội không ngừng xôn xao, bàn tán. Mỗi câu chuyện là một bài học, là một
kinh nghiệm nhằm thức tỉnh những bậc cha mẹ trong việc giáo dục và nuôi dưỡng con cái.
Trước tình trạng đáng báo động trên, không thể dửng dưng, vô cảm và nhóm
nghiên cứu chúng tôi quyết định tìm hiểu làm rõ vấn đề. Do đó, những nghiên cứu và
phân tích số liệu trong bài tiểu luận dưới đây được khảo sát, tìm kiếm, tra cứu nhằm nêu lOMoAR cPSD| 46454745
ra hiện trạng, nguyên nhân cũng như đề ra biện pháp phù hợp với tình trạng “tự tử ngày
càng trẻ hóa và có dấu hiệu gia tăng”.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu hướng đến thực trạng, nguyên nhân, giải pháp, nâng
cao nhận thức của giới trẻ về hành vi tự tử hoặc có ý định tự tử do nhiều yếu tố tác
động đến tại Việt Nam. Cụ thể như sau:
+ Thể hiện khái quát thực trạng, mức độ nghiêm trọng của vấn nạn tự tử.
+ Làm rõ các khái niệm về bệnh tâm lý và hành vi liên quan đến bệnh tâm lý.
+ Xác định các yếu tố tiêu cực của xã hội ảnh hưởng đến tâm lý đối với giới trẻ.
+ Xác định các yếu tố văn hoá và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quá trình phát
triển của giới trẻ.
+ Kiến nghị các giải pháp để cải thiện tình trạng tự tử hiện đang có nguy cơ tăng cao.
+ Xây dựng kế hoạch thực hiện và các kiến nghị phối hợp với các ban ngành.
Sau cùng, quan trọng nhất vẫn là giá trị mà bài nghiên cứu mang lại một cách
thiết thực và hiệu quả nhất.
2.3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng bài nghiên cứu hướng đến là những yếu tố tác động đến giới trẻ
trước vấn nạn tự tử. Do đó, khách thể nghiên cứu được quan tâm nhất là giới trẻ Việt Nam.
3.1.2. Tình trạng tự tử xảy ra phổ biến đối với giới trẻ hiện nay ở Việt Nam
a. Khái quát thực trạng tự tử trên thế giới
Theo những số liệu khảo sát và thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
trong những năm vừa qua, hằng năm trên thế giới có đến khoảng 800.000 người
tử vong do tự tử và tương đương cứ 40 giây lại có một người chết. Những nước khó lOMoAR cPSD| 46454745
khăn có mức thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là có nguy cơ về tự tử chiếm đến
75% số các vụ tự tử trên toàn cầu theo dữ liệu thu thập được từ năm 2012. Nhưng đối
với khu vực Đông Nam Á, các nước có thu nhập thấp và trung bình tỉ lệ tự tử chiếm gần
40%, dù xảy ra ở tất cả độ tuổi, tự tử vẫn là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong chỉ
sau tai nạn giao thông và cứ trung bình mỗi ngày có khoảng 3.000 trẻ vị thành niên chết
do tự tử trên thế giới. Khi so sánh Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á
cũng như Tây Thái Bình Dương, tỷ lệ tự tử nước ta ở mức thấp, chỉ có 5 vụ trên 100.000
người theo số liệu năm 2012 và giảm từ 5 đến 7 vụ so với năm 2000, suy cho cùng tỷ lệ
tự tử ở Việt Nam cũng tương đối thấp so với các nước trong khu vực.
Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, vấn đề tự tử ở Việt Nam dần có
chiều hướng gia tăng và đòi hỏi yêu cầu cấp bách là cần phải có những hành động
thích hợp để ứng phó với vấn đề này. Và theo như số liệu của cuộc điều tra quốc gia
về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai do Bộ Y tế, Tổng cục Thống
kê, WHO tổ chức thì trên 10.000 thanh thiếu niên tại 63 tỉnh thành: có tới 409
người (4,1%) có ý định tự tử. Đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19 vừa
qua, vấn đề tự tử lại lên mức báo động khi tình trạng trầm cảm, lo âu và những
triệu chứng rối loạn tâm thần tăng gấp 3 – 5 lần so với bình thường. Như khảo sát
của WHO trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó 6 khu vực cho thấy số ca
tăng đáng kể và số người khám sàng lọc đáp ứng trầm cảm tăng 535%, theo đó
trong giai đoạn này, nhóm tuổi 11 - 17 có tỉ lệ tự tử cao nhất.
b. Tự tử nhiều nhất ở vị thành niên
Sau một vài nghiên cứu tại Việt Nam, số liệu cho thấy tỷ lệ trẻ vị thành niên
bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là
4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Tuy nhiên, đây chỉ là một nghiên cứu trên phạm vi
nhỏ mà đã cho thấy mức độ trầm trọng của vấn đề này, việc tự tử ở thanh thiếu niên
trong độ tuổi 15 – 24 đã tăng hơn 40% trong 10 năm qua, đối với hơn 10.000 người
trong độ tuổi này cho thấy 4,1% người nghĩ đến chuyện tự tử và 25% đã tìm cách
kết thúc cuộc sống. lOMoAR cPSD| 46454745
Theo như điều tra mới nhất vào năm 2020 cho thấy, trong số 6.407 học sinh
ở độ tuổi 11 – 17 thì có 11% cho biết đã có ý tưởng tự sát trong vòng 1 năm qua.
Trong đó, có 19,46% học sinh gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần, 15,94% học sinh có
rối nhiễu về tâm lý và việc lạm dụng chất gây nghiện đang tăng lên nhanh chóng trong
cộng đồng thanh thiếu niên. Trong số các vụ tự sát, thì 10% ở độ tuổi từ 10 – 17 và
những vấn đề liên quan đến phát triển trí tuệ, rối loạn nhân cách hành vi như rối loạn
cảm xúc, rối loạn tăng động, rối loạn ứng xử, bạo lực, nghiện rượu và ma túy, rối loạn
ăn uống dẫn tới béo phì, đều là các rối loạn báo hiệu sức khỏe tâm thần gặp khó khăn
và nó hoàn toàn có thể là nguy cơ của hiện tượng học sinh tự sát. Và những số liệu ấy
còn cho thấy, tỷ lệ tự tử ở lứa tuổi vị thành niên cao hơn so với người trưởng thành và
so với các lứa tuổi khác. Tại Việt Nam, thực trạng tự tử ngày càng trẻ hóa và có dấu
hiệu gia tăng, thậm chí con số có thể tăng hơn nhiều so với số liệu thống kê thực tế
và chính những con số này đã tạo nên một hồi chuông báo động về nạn tự tử ở lứa
tuổi vị thành niên ngày nay.
3.1.3. Phân tích thông qua khảo sát các bạn sinh viên TPHCM đến tình trạng tự tử
Nhằm muốn khai thác sâu hơn vấn đề này, chúng tôi đã tổ chức một cuộc
khảo sát với 60 bạn sinh viên đến từ các trường khác nhau trên địa bàn TPHCM
để có thể xem xét được thái độ quan tâm của các bạn. Từ đó, chúng tôi sẽ phân
tích và có được những số liệu thực tế hơn để đánh giá hiện tượng mang tính chất nghiêm trọng này.
Bảng 1: Mức độ hiểu biết đến vấn đề tự sát của giới trẻ hiện nay lOMoAR cPSD| 46454745
Theo như khảo sát, trong 60 bạn sinh viên tham gia thì có 29 bạn chọn mức
độ 4, tức mức độ quan tâm chiếm 48,3% trong tổng số các bạn, 19 bạn cho là rất
quan tâm chiếm tỉ lệ 31,7%, tuy nhiên có 1 sinh viên không quan tâm đến vấn đề này.
Qua đó, thấy được phần lớn các bạn sinh viên đều chú trọng đến tình trạng này.
Hơn nữa, trong khảo sát tỉ lệ các đã từng rơi vào tình trạng cảm thấy tiêu cực và
có ý định rằng sẽ tự tử chiếm con số khá lớn, 51,7% trên 60 bạn, nó đã phần nào
nói lên tính chất nghiêm trọng của tình trạng tự tử. Trong các nguồn tin tiếp cận,
phần lớn các bạn đều tìm hiểu thông tin này qua mạng xã hội, tiếp đến đó là thời sự,
truyền miệng và trên báo đài.
Bảng 2: Tỉ lệ sinh viên từng rơi vào suy nghĩ tiêu cực lOMoAR cPSD| 46454745
a. Những tác động đến tình trạng tự tử ở giới trẻ
Theo như ý kiến riêng của các bạn, trong ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến
việc tự tử thì nguyên nhân đứng đầu xuất phát do áp lực từ gia đình chiếm tỉ lệ
88,3%, tiếp đến là học tập chiếm 86,7% và thấp nhất là xuất phát từ yếu tố tình
cảm, chiếm 58,3%. Tuy nhiên, đây chỉ là ba nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình
trạng tự tử, ngoài ra còn rất nhiều tác nhân khác tác động khiến cho tình trạng
này ngày càng có xu hướng gia tăng.
Bảng 3: Áp lực chủ yếu dẫn đến tự tử của giới trẻ lOMoAR cPSD| 46454745 b. Về mặt tâm lý
Trong 5 nguyên nhân xuất phát từ mặt tâm lý: áp lực học tập, bị xâm hại
tình dục, mặc cảm về ngoại hình, mặc cảm do hoàn cảnh khó khăn, không có ai
tâm sự bầu bạn thì các bạn cho rằng áp lực từ học tập là nguyên nhân đứng đầu
trong các tác nhân tâm lý dẫn đến sự việc này và áp lực do mặc cảm về hoàn cảnh chỉ
là tác nhân thứ yếu dẫn đến việc tự tử của giới trẻ. Và việc áp lực từ học tập là tác
nhân nhân đến tình trạng tự tử nhiều nhất theo như kết quả thống kê trên thực tế
hiện nay trên đất nước Việt Nam, nó đã làm cho nhiều bạn học sinh tự vẫn rất
nhiều và đang luôn được quan tâm hạn chế nhất có thể.
c. Về mặt xã hội
Trong 5 nguyên nhân xuất phát từ mặt xã hội: vấn đề tình cảm nam nữ; kì
thị giới tính; bạo lực gia đình; bạo lực gia đình; bị dụ dỗ dẫn đến ăn chơi, thiếu nợ
thì các bạn cho là tác nhân chính xuất phát từ việc bạo lực gia đình, còn vấn đề về lOMoAR cPSD| 46454745
tình cảm là tác nhân dẫn đến tình trạng tự tử ở mức thấp. Ngày nay, việc rộng mở về
giới tính cũng không còn là vấn đề đáng lo ngại, nhưng chính việc kì thị giới tính
từ gia đình, bạn bè, người thân và xã hội đã làm cho nhiều người mặc cảm, tủi thân
dẫn đến việc tự tử để kết thúc mạng sống, làm cho con số tử vong ngày càng cao
trong những năm qua.
d. Về chính bản thân cá nhân
Về chính bản thân của từng cá nhân, trong 3 nguyên nhân chủ yếu thì các
bạn cho rằng việc tự cho mình là gánh nặng của mọi người xung quanh là yếu tố
chủ yếu dẫn đến tình trạng tự tử, tiếp theo là việc phát hành các phim ảnh, báo chí
không lành mạnh là tác nhân đứng vị trí thứ hai và sau cùng là do việc ít có cơ hội giao
tiếp với bạn bè và cộng đồng.
Và trong số các bạn khảo sát, khi suy nghĩ tiêu cực thì phần lớn các bạn lựa
chọn tâm sự với bạn thân để có thể xoa dịu những suy nghĩ tiêu cực của mình, tâm sự
với cha mẹ để họ có thể lắng nghe, khuyên bảo bản thân hướng đến những điều tích cực
hơn, ra ngoài chơi để giảm bớt stress trong đầu, một phần nhỏ các bạn lựa chọn tự nhốt
bản thân trong phòng, nhưng có một số bạn lại cho đây cũng không phải là một giải
pháp tốt nhất, vì đôi khi chúng càng dễ khiến ta dễ rơi vào trạng thái tiêu cực hơn khi
không có ai lắng nghe và khuyên bảo mình.
Thông qua cuộc khảo sát, số liệu này đã cho thấy các bạn đều có thái độ
quan tâm đến tình trạng tự tử, những tác động dẫn đến việc tự tử của giới trẻ hiện
nay. Chính vì thế mà nhà nước, mọi người càng phải biết quan tâm hơn, đồng thời
càng có những giải pháp tích cực để con số tự tử này xuống mức thấp và giảm nhẹ nhất có thể.