-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nghiên cứu Marketing (Marketing research - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nghiên cứu Marketing (Marketing research - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Marketing căn bản (MK203DE01) 92 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Nghiên cứu Marketing (Marketing research - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
Nghiên cứu Marketing (Marketing research - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Marketing căn bản (MK203DE01) 92 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
Nghiên cứu Marketing (Marketing research)
Marketing research là một thiết kế có hệ thống, thu nhập, phân tích và
thông báo những số liệu mà kết quả ghi nhận được về một tình huống
Marketing cụ thể của tổ chức đối mặt phải
Vd: Trong năm 2013, Coca - Cola đã thực hiện một cuộc nghiên cứu
Marketing về về mối liên hệ giữa giá cả và nhu cầu tiêu dùng đồ uống
4 bước trong quá trình nghiên cứu Marketing
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu:
Đây là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng trong cả quá trình
nghiên cứu, nếu như vấn đề được xác định có phần chưa rõ ràng hoặc sai lệch,
thì toàn bộ kết quả nghiên cứu bị sai không phù hợp với vấn đề của tổ chức
3 loại mục tiêu trong dự án nghiên cứu Marketing: +
Nghiên cứu khám phá (Exploratory research): Nhằm thu thập thông tin sơ
bộ, cơ bản giúp xác định vấn đề và tạo bảng câu hỏi khảo sát +
Nghiên cứu mô tả (Descriptive research): Mô tả các sự vật, thị trường,
môi trường, cạnh tranh… +
Nghiên cứu nhân quả (Causal research): Xác định các yếu tố tác động đến
khách hàng và đánh giá yếu tố nào có ảnh hưởng nhiề nhất hoặc ít nhất.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu
Thu thập các thông tin, dữ liệu thứ cấp và sơ cấp: +
Dữ liệu thứ cấp (Secondary data): Bao gồm những thông tin đã được thu
thập từ các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nào, nguồn từ sách, báo, internet, tổ
chức nghiên cứu… và đã chúng được thu thập trong mục đích khác.
Vd: Doanh nghiệp muốn tìm hiểu về thị trường tiêu thụ ô tô tại Việt Nam,
thay vì tiến hành khảo sát riêng từng người, họ có thể sử dụng dữ liệu từ Tổng
cục Thống kê Việt Nam về số lượng ô tô được bán ra hàng năm. +
Dữ liệu sơ cấp (Primary data): bao gồm những thông tin được thu thập
cho kế hoạch nghiên cứu đặc biệt. Dữ liệu này được thu thập lần đầu, vì là thu
thập riêng cho mục đích nghiên cứu của mình, nên dữ liệu sơ cấp có phần chính
xác với mục tiêu cụ thể của nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: +
Nghiên cứu khảo sát: Phương pháp được sử dụng rộng rãi và phù hợp
nhất thể thu thập thông tin mô tả, kiến thức, thái độ, sở thích và hành vi của
người tiêu dùng trong môi trường hàng ngày của họ.
Vd: Nha hàng có thể tiến hành khảo sát độ hài lòng của khách hàng để
đánh giá trải nghiệm ăn uống tại nhà hàng. Thông tin thu thập giúp nhà hàng cải
thiện dịch vụ và tăng sự hài lòng của khách hàng. +
Nghiên cứu quan sát: Thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách quan sát khách
hàng, hành động và những tình huống có liên quan
Vd: Một trang web có thể giám sát hành vi của người dùng thông qua
thời gian họ lưu lại trên mỗi trang, cách họ điều hướng giữa các mục, và nơi họ
nhấp chuột. Thông tin này giúp cải thiện thiết kế trang web và trải nghiệm người dùng. +
Nghiên cứu thực nghiệm: là phương pháp tốt nhất để thu thập thông tin
khách hàng bằng cách cho họ trực tiếp thử nghiệm, sản phẩm để đưa ra quyết
định, đánh giá chính xác nhất.
Vd: Doanh nghiệp sản xuất thực phẩm phải tổ chức thử nghiệm sản phẩm
mới bằng cách cho khách hàng ăn thử và thu thập những đánh giá trực tiếp từ người ăn.
Phương pháp tiếp cận
Hiện nay có rất nhiều cách thức để tiếp cận với khách hàng để lấy được
những thông tin cho bài nghiên cứu như: +
Đặt những câu hỏi qua email, online
Ưu: Chí phí thấp, dễ tiếp cận với lượng lớn khách hàng
Nhược: Tỷ lể phản hồi thấp, thời gian thu thập lâu, khó thu thập được những
phản hồi đúng với yêu cầu +
Phỏng vấn qua điện thoại
Ưu: Tiếp cận nhanh và trực tiếp đến khách hàng, tiếp kiệm thời gian thu thập thông tin
Nhược: Tỷ lệ từ chối phỏng vấn cao, khiến khách hàng cảm thấy phiền phức,
nên chất lượng câu trả lời không được chắn chắn +
Phỏng vấn trực tiếp theo nhóm hoặc cá nhân
Ưu: Dữ liệu thu thập chi tiết và đáng tin cậy, đa dạng, dễ dàng quan sát được
biểu cảm của người trả lời
Nhược: Tốn nhiều chi phí do phải di chuyển, khó có thể tiếp cận với lượng lớn
người phỏng vấn trong thời gian ngắn. Mẫu nghiên cứu +
Ai là người được chọn để nghiên cứu (Là những người từng trải nghiệm
sản phẩm ít nhất 1 lần để hiểu về sản phẩm mới có thể đánh giá chân thật nhất) +
Phải cần bao nhiêu người để khảo sát (Chọn càng nhiều người để khảo sát
thì sẽ cho ra kết quả có độ chính xác cao hơn) + Làm sao để chọn
Bước 3: Triển khai kế hoạch nghiên cứu – thu nhập và phân tích dữ liệu
Đây là bước tốn nhiều công sức, thời gian, tiền bạc và cũng là bước dễ sai
nhất trong cả quá trình nghiên cứu.
Sau khi xây dựng được kế hoạch thì bắt đầu thu thập những dữ liệu từ
khách hàng và mọi người xung quanh
Xử lí dữ liệu: Sau khi thu thập được dữ liệu, cần tiến hành kiểm tra để
đảm bảo rằng các thông tin này phù hợp với yêu cầu nghiên cứu. Trong quá
trình thu thập, có thể xuất hiện nhiều trường hợp không hợp tác, dẫn đến việc
người tham gia trả lời không đúng hoặc cung cấp thông tin không liên quan đến
câu hỏi. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng dữ liệu. Do đó, việc lọc, xác
minh và mã hóa dữ liệu là rất cần thiết trước khi tiến hành phân tích.
Phân tích dữ liệu: Cuối cùng, Sau khi kiểm tra xong dữ liệu sẽ được phân
tích thông qua nhiều phương pháp thống kê khác nhau để đạt được kết quả.
Bước 4: Diễn giải và báo cáo kết quả thu được
Người nghiên cứu không chỉ dừng lại ở việc phân tích dữ liệu mà còn
phải thấu hiểu bản chất của những thông tin đó, từ đó đưa ra những kết luận có
cơ sở khoa học và logic. Các kết luận này cần được trình bày một cách hệ thống
và rõ ràng trong các báo cáo nghiên cứu, nhằm giúp các nhà quản lý và lãnh đạo
doanh nghiệp nắm bắt tình hình thực tế. Nhờ vào đó, các nhà quản lý có thể đưa
ra quyết định chiến lược và điều chỉnh các hoạt động cho phù hợp với mục tiêu
phát triển của tổ chức.