Nghiên cứu vấn nạn mê tín dị đoan trong xã hội học phần Xã hội học pháp luật
Nghiên cứu vấn nạn mê tín dị đoan trong xã hội học phần Xã hội học pháp luật của trường đại học Luật Hà Nội giúp sinh viên củng cố, ôn tập kiến thức và đạt kết quả cao trong bài thi kết thúc học phần. Mời bạn đón đón xem!
Môn: Xã hội học pháp luật (ĐHLHN)
Trường: Đại học Luật Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARc PSD|27879799
Theo dòng lịch sử, dân tộc nào cũng có tín ngưỡng, văn hóa, niềm tin tôn giáo của riêng
mình. Các tôn giáo hay tín ngưỡng dân gian, dù tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau,
nhưng đều có lịch sử hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ. Cho dù một số tôn giáo,
tín ngưỡng có những yếu tố huyền ảo, mang tính truyền thuyết, thì mục đích chung
hướng tới vẫn là niềm tin bất diệt về một đấng thiêng liêng, siêu nhiên, có quyền năng
ban thưởng cho những hành động đẹp, những con người tốt bụng, hay trừng phạt những
việc làm xấu, những kẻ độc ác…
Tuy nhiên, hiện nay có một nghịch lý là khi xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân
dân được nâng cao, thì “phú quý sinh lễ nghĩa”, đi kèm theo đó là không ít những tệ nạn
mê tín dị đoan cũng nở rộ như nấm sau mưa. Nhiều việc làm mang ý nghĩa tốt đẹp ban
đầu giờ bị biến tướng tinh vi dưới nhiều hình thức gây mất thời gian, tốn kém tiền bạc,
vừa “tiền mất tật mang”, vừa làm mất đi ý nghĩa trong sáng, tốt đẹp ban đầu của nghi
thức truyền thống… Nghiêm trọng hơn để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và
Nhà nước ta, lợi dụng sự mê muội, tin theo các luận điệu mê tín dị đoan để thực hiện
hành vi truyền bá tư tưởng, truyền đạo trái phép, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn, văn
minh của xã hội… Vậy nên việc nghiên cứu vấn nạn mê tín dị đoan trong xã hội, đặc biệt
là tại địa bàn Hà Nội là việc làm vô cùng cần thiết (nhấn mạnh cụm này) nhằm đánh giá
tình hình nhận thức, việc thực hiện pháp luật về phòng chống các hoạt động mê tín dị
đoan để hạn chế mức tối đa những hành vi mê tín dị đoan, trả lại sự trong sạch cho văn
hóa tín ngưỡng tôn giáo.
- Với đề tài nghiên cứu này, nhóm mình lựa chọn những phương pháp nghiên cứu
như sau: phương pháp chung bao gồm phương pháp phân tích và tổng hợp,
phương pháp thống kê, phương pháp số liệu và phương pháp anket là chủ đạo.
- Về chọn mẫu điều tra:
• Phương pháp chọn mẫu: Ngẫu nhiên
• Những người tham gia trả lời bảng hỏi: Là người dân trên địa bàn thành
phố Hà Nội và ở tất cả các lứa tuổi.
• Dung lượng mẫu: 100 người
• Số lượng phiếu phát ra: 100 phiếu
• Số lượng mẫu thu về: 100 phiếu
• Cách xử lý thông tin thu được: Tính toán và trình bày dưới dạng bảng và biểu đồ.
1. Ph n n i dung chính: ầ ộ
Chúng ta cùng đến với nội dung chính, ở phần này nhóm mình sẽ chia ra làm hai phần. Đó là:
- Vấn đề lý luận liên quan đến đề tài lOMoARc PSD|27879799
- Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trước tiên cần phải hiểu mê tín dị đoan là gì?
Mê tín dị đoan là việc đặt niềm tin mù quáng vào những điều mơ hồ, nhảm nhí, không có
thật, đi ngược với quy luật tự nhiên, không có căn cứ khoa học và không thể chứng minh
được. Mê tín dị đoan gây ra những hậu quả xấu về sức khỏe, tiền bạc, thời gian, tính
mạng cho cả cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội.
Mê tín dị đoan cũng cần được phân biệt với niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng văn hóa.
Đây là những khái niệm hoàn toàn khác biệt, và không thể đánh đồng làm một.
Một số hình thức mê tín dị đoan đang tồn tại trong xã hội Việt Nam hiện nay có thể kể đến như:
- Các hình thức cúng tế, lễ bái, cầu xin: cúng cô hồn, cúng sao giải hạn, xin tài lộc,
xin số tử vi, cầu tình duyên,…
- Các hình thức bài trừ bênh tật: yểm bùa, trừ tà, đồng bóng,... (như hình ảnh trên là
trường hợp người phụ nữ tự lập điện thờ tự xưng là quan thầy để chữa bệnh…)
- Các hình thức kiêng cữ: không cho bà bầu đi xông đất đầu năm, ngày tết kiêng
quét nhà, kiêng mặc đồ màu đen màu trắng vào ngày tết,...
- Các hình thức hiến tế như lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chém lợn ở Bắc
Ninh… Mê tín dị đoan được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng đều
là những hành vi đi trái với thuần phong mỹ tục, giá trị đạo đức xã hội.
Nghiên cứu sâu hơn tác hại của mê tín dị đoan ta có thể thấy ảnh hưởng của mê tín dị
đoan vô cùng nghiêm trọng, nó để lại rất nhiều hệ lụy cho cá nhân cũng như toàn xã hội.
- Tâm lý không ổn định, tỉnh táo, nhạy cảm cỏ thể bị ảo tưởng thái quá mất nhận
thức về hành vi của mình. Điều này có thể dẫn đến suy giảm chất lượng cuộc sống
và khả năng phát triển cá nhân.
- Hoạt động mê tín dị đoan thường liên quan đến việc tiêu tốn tài nguyên quý báu,
bao gồm tiền bạc, thời gian và năng lượng.
- Hoạt động mê tín dị đoan có thể dẫn đến việc bỏ qua hoặc từ chối các phương
pháp y học và điều trị hiệu quả. Người tham gia có thể tự ý áp dụng các phương
pháp không an toàn hoặc có hại cho sức khỏe, gây nguy hiểm đến tính mạng và
sức khỏe của chính họ và người thân.
- Xã hội sẽ nhiều tệ nạn xã hội, mất trật tự an ninh, chậm phát triển kinh tế, kém văn minh, khó hội nhập. lOMoARc PSD|27879799
- Lợi dụng sự mê muội, tin theo các luận điệu mê tín dị đoan để thực hiện hành vi
truyền bá tư tưởng, truyền đạo trái phép, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhà nước ta.
Hiện nay, nước ta đã có những chế tài về hành vi mê tín dị đoan nhằm xử lý, răn đe
phòng trừ mê tín đối với người dân:
- Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
- Điều 320 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội hành nghề
mê tín, dị đoan: Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị
đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng
đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Điều 5 số 167/2013 NĐ-CP: phạt tiền từ 2tr – 3tr đồng đối với hành vi lợi dụng
quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm
lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Việc biến chuẩn mực pháp luật thành hành vi pháp luật thực tế của con người gắn liền với
việc thực hiện pháp luật và gắn liền với các nhân tố có ảnh hưởng đến việc thực hiện
pháp luật. Theo cách tiếp cận này, thực hiện pháp luật có các hình thức cơ bản là: (đọc trên slide)
Nhóm mình đã nghiên cứu về đề tài mê tín dị đoan và tìm hiểu chuyên sâu về hoạt
động mê tín dị đoan trên địa bàn Hà Nội và khảo sát nhận thức của người dân về vấn
đề này qua phương pháp anket và thu thập được số liệu như sau:
- Câu hỏi thứ nhất “Anh/chị có biết mức độ phổ biến của hoạt động mê tín dị đoan
trên địa bàn thành phố Hà Nội không?”, có (33%) Phổ biến, (33%) Bình thường và
(17.4%) Rất phổ biến, cho thấy mức độ hoạt động mê tín dị đoan còn khá phổ biến
và phân bố rộng rãi xung quanh khu vực sinh sống của người dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Câu hỏi thứ 2 “Theo anh/chị, việc tham gia vào Hội thánh đức chúa trời có phải
hoạt động mê tín dị đoan không?”, hoạt động của Hội đức thánh chúa trời một
trong những hội nhóm lớn, phổ biến và đông số lượng người tham gia nhiều khắp
các tỉnh thành nước ta đặc biệt là số lượng người tham gia trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Qua biểu đồ cho thấy, (90,4%) Có đồng ý rằng việc tham gia Hội thánh
đức chúa trời là hoạt động mê tín dị đoan và chỉ (9,6%) là Không, cho ta biết rằng, lOMoARc PSD|27879799
người dân đã có nhận thức về thực trạng hoạt động mê tín dị đoan đang diễn ra
trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
- Câu hỏi thứ 3, người dân đã từng chứng kiến hành vi vi phạm hoạt động phòng
chống mê tín dị đoan trên địa bàn thành phố Hà Nội lên đến 70.4% còn chưa từng
chứng kiến chỉ chiếm 29.6% từ đây ta có thể thấy hoạt động mê tín dị đoan trên
địa bàn thành phố Hà Nội diễn biến khá phức tạp.
- Câu hỏi thứ 4, khi được hỏi về mức độ quan tâm của mình đối với các thông tin
phòng, chống các hoạt động mê tín dị đoan trên địa bàn thành phố Hà Nội thì tỉ lệ
rất quan tâm và quan tâm chiếm hơn nửa với 63.4% còn lại lần lượt là ít quan tâm,
không quan tâm, rất không quan tâm chiếm 36.6%. Cho thấy người dân khá quan
tâm tới hoạt động phòng, chống mê tín dị đoan.
- Qua câu hỏi thứ 5 ta có thể thấy phản ứng của mọi người khi phát hiện có hành vi
tổ chức,tham gia hoạt động mê tín dị đoan như sau: Ngăn cản (49,6%), Không làm
gì (21,7%), ủng hộ tham gia cùng (6.1%), báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng
(62,6%) và các ý kiến khác (0%). Như vậy có thể thấy rằng chủ yếu mọi người lựa
chọn phương án báo cáo sự việc cho cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn và đẩy
lùi tệ nạn một cách kịp thời và hiệu quả, ngoài ra còn tỉ lệ không nhỏ sử dụng
phương pháp ngăn cản tệ nạn ngay tại chỗ nhưng chỉ có tác dụng nhất thời khó có
thể dập tắt được hoàn toàn. Cũng vẫn còn các phản ứng như không làm gì hoặc
ủng hộ tham gia cùng có thể do chưa nắm rõ được tính nghiêm trọng của mê tín dị
đoan hoặc ý thức pháp luật chưa cao.
- Câu hỏi thứ 6 ta có thể thấy các nguồn thông tin về phòng, chống mê tín dị đoan
thông qua các phương tiện như: Các trang mạng xã hội như facebook,
tiktok,...(65,2%), sách báo (31,3%), trong nhà trường (39,1%), người thân, bạn bè
(53,9%), không tiếp cận hoàn toàn thông tin (24,3%). Như vậy chủ yếu các nguồn
thông tin tiếp cận gần nhất tới mọi người chủ yếu là thông qua các trang mạng xã
hội bởi nguồn thông tin được cập nhật liên tục và nhanh chóng ngoài ra còn có các
phương tiện như sách, các trang báo điện tử hoặc báo giấy, các hoạt động tuyên
truyền trong nhà trường và nghe từ người thân, bạn bè. Nhiều các phương tiện để
nắm bắt thông tin thì cũng đi đôi với việc tin giả tin xuyên tạc trôi nổi khó kiểm
soát chính vì vậy ngoài việc tìm hiểu thông tin hằng ngày cần phải biết chọn lọc
nguồn thông tin chính thống và chuẩn xác.
- Câu hỏi thứ 7 là: Theo anh/chi, những hành vi nào sau đây được coi là vi phạm các
hoạt động phòng, chống mê tín dị đoan? ta có thể thấy các hoạt động mê tín dị
đoan được nhiều người biết đến nhất là Xem bói (20,9%) theo sau đó là các hoạt
động như yểm bùa (20,9%), gọi hồn, thắp hương cúng tổ tiên (0%), đi lễ ở chùa và
nhà thờ (2,6%), Chữa bệnh bằng những khả năng thần bí, tâm linh, phù phép
(75,7%), còn lại là các hoạt động khác chiếm 2,6% (Tham gia hội Thánh đức chúa lOMoARc PSD|27879799
trời, chơi bùa ngải, sùng bái tà đạo,..). Từ đây ta có thể thấy mức độ nhận biết các
hoạt động mê tín dị đoan của mọi người tương đối cao khi tìm hiểu và nắm được
khá nhiều hoạt động đa dạng khác nhau.
- Câu hỏi thứ 8, người dân cũng có sự tìm hiểu nhất định về kiến thức pháp luật về
mê tín dị đoan. Thông qua số liệu trên, số lượng người dân đã tìm hiểu chiếm tới
(65,2%) và số lượng người dân chưa tìm hiểu chiếm (34,8%). Từ đó, cho thấy
người dân khá quan tâm đến vấn đề mê tín dị đoan.
Họ ý thức được vấn đề xã hội gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bản thân, gia
đình và xã hội. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người còn chưa thật sự quan tâm đến
nguồn gốc vấn đề và tầm ảnh hưởng của hoạt động này.
- Câu hỏi thứ 9, tỷ lệ người biết tới các điều luật liên quan tới phòng, chống mê tín
dị đoan chiếm tỷ lệ cực kì cao lên tới hơn 90% từ đó ta có thể thấy ý thức tìm hiểu
pháp luật của mọi người tương đối cao điều này mang tới tác động tích cực giúp
hoạt động phòng,chống mê tín dị đoan trở nên có hiệu quả hơn.
- Câu hỏi thứ 10, số người biết tới Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021
của Chính phủ về phòng, chống mê tín dị đoan lên tới 64,3% còn tỷ lệ người
không biết chỉ chiếm 35,7%.Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành
chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm
quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn
hóa và quảng cáo. Mỗi người dân cần trang bị cho bản thân và gia đình sự hiểu
biết về pháp luật cần thiết để phòng tránh cũng như đẩy lùi tệ nạn ra khỏi xã hội.
- Câu hỏi thứ 11, về mức xử lý hình sự về các hành vi vi phạm phòng, chống các
hoạt động mê tín dị đoan tỷ lệ chọn khung hình phạt từ dưới 6 tháng đến 3 năm là
54,8%, từ 3 năm đến 10 năm là 53% các khung hình phạt còn lại tỷ lệ chọn là
24,45%. Đối với hình thức tổ chức hoạt động mê tín dị đoan ở mức độ nhẹ sẽ là
khung hình phạt cải tạo không giam giữ tới 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng tới 3
năm còn đối với mức độ nặng gây hậu quả nghiêm trọng sẽ là khung hình phạt từ
3 năm đến 10 năm từ đó ta có thể thấy mọi người nhận thức khá đúng về mức xử
lý hình sự đối với hoạt động vi phạm phòng, chống mê tín dị đoan.
- Câu hỏi thứ 12, qua số liệu thống kê với (48,7%) Bình thường, (19,1%) Cao,
(9,6%) Rất cao và chỉ (13,9%) Thấp và rất thấp là 8,7% cho thấy mức độ thực
hiện pháp luật về phòng chống mê tín dị đoan trên địa bàn Hà Nội hiện nay khá
được quan tâm và nó không chỉ được nhận thức mà đã được chuyển biến thành
hành động thực tiễn, thể hiện sự quan tâm của người dân đến vấn đề này trong cuộc sống.
- Câu hỏi thứ 13, ta có thể thấy các khó khăn chủ yếu khi thực hiện phòng, chống
mê tín dị đoan trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau: ý thức người dân chưa
được cao (68,7%%), hành vi tội phạm ngày càng tinh vi và nâng cao (42,6%), lOMoARc PSD|27879799
nhận thức chưa đúng về tôn giáo và tín ngưỡng là 35,7%. Các biện pháp xử lý
chưa đủ sức răn đe (36,5%). Như vậy chủ yếu là xuất phát từ ý thức của cộng đồng
trong việc bài trừ nạn mê tín dị đoan ngoài ra các hình thức lôi kéo, dụ dỗ của các
đối tượng ngày càng mới và khó nhận biết và một phần các biện pháp xử lý các
đối tượng còn thiếu tính răn đe khiến việc phòng chống còn khó khăn, phức tạp.
- Câu hỏi thứ 14, tỷ lệ ủng hộ hành vi vi phạm phòng, chống mê tín di đoạn trên địa
bàn thành phố Hà Nội sẽ bị xử phát nghiêm khắc lần lượt là rất ủng hộ (54,8%),
ủng hộ(25,2%),thế nào cũng được (14,8%), không ủng hộ 2,6% và rất không ủng
hộ là 2,6%. Như vậy dựa vào bảng số liệu ta có thể thấy chủ yếu mọi người đều
ủng hộ xử phạt các hành vi vi phạm đến hoạt động phòng chống mê tín dị đoan -
vì một xã hội văn minh, không tệ nạn.
- Qua câu hỏi cuối cùng, ta có thể thấy chủ yếu mọi người đề xuất các biện pháp
như tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân và tăng mức phạt
đối với tệ nạn mê tín dị đoan nhằm đẩy lùi mê tín dị đoan một cách triệt để và có hiệu quả cao.
Qua khảo sát vừa rồi thì chúng ta đã phần nào nắm được thực trạng của mê tín dị
đoan hiện nay. Vậy thì nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng trên?
- Có thể nói nguyên nhân đầu tiên và cơ bản nhất là do nhận thức chưa đúng đắn về
tín ngưỡng, tôn giáo, mê tín dị đoan. Người dân chưa hiểu rõ và không phân biệt
rạch ròi những khái niệm về tôn giáo, tín ngưỡng và mê tín dị đoan dẫn đến tình
trạng nhầm lẫn các hoạt động sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng lành mạnh với các
hoạt động mê tín dị đoan.
- Niềm tin mê muội vào những “thế lực siêu nhiên” cũng là nguyên nhân gây nên
tình trạng mê tín dị đoan. Khi con người có những khao khát vượt trên năng lực
thực tế của mình, họ cũng tìm đến tâm linh như một giải pháp để có thêm niềm tin.
Niềm tin bất chấp đấy rất dễ bị lợi dụng bởi những thành phần xấu. Thành phần ấy
đánh vào tâm lý của người bị hại nhằm trục lợi phi pháp.
- Mê tín dị đoan còn được hình thành do nỗi sợ hãi trước những hiện tượng thiên
nhiên mà khoa học chưa nghiên cứu và lý giải được, thay vào đó con người sẽ
dùng thần linh hay một thế lực siêu nhiên nào đó để giải thích.
- Và một nguyên nhân quan trọng khiến con người ngày càng tin vào các hiện tượng
mê tín dị đoan, đó là do công nghệ thông tin ngày càng phát triển giúp cho hành vi
phạm tội thêm tinh vi và khó phát hiện hơn. Những video đã bị chỉnh sửa, cắt ghép
với nội dung về vấn đề tâm linh tràn ngập trên các trang mạng xã hội dù chính lOMoARc PSD|27879799
người xem cũng không thể phân biệt thông qua màn hình máy tính, điện thoại liệu
những hiện tượng này có thật hay không.
Mê tín dị đoan là một tệ nạn xã hội và tệ nạn ấy sẽ không mất đi nếu vẫn còn nhu cầu,
vẫn có người dân mù quáng tin tưởng đi theo. Vì thế, để nâng cao nhận thức cũng
như thực hiện pháp luật về phóng, chống các hoạt động mê tín dị đoan của người dân
trên địa bàn Hà Nội, nhóm chúng em đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
- Biện pháp quan trọng nhất để phòng chống hoạt động mê tín dị đoan là phải nâng
cao ý thức và trình độ hiểu biết của người dân. Thành phố Hà Nội có thể tổ chức
những buổi tuyên truyền trong phạm vi từng tổ dân phố, từng phường để giúp
người dân nâng cao nhận thức về bài trừ mê tín dị đoan đồng thời nắm rõ các quy
định xử phạt mà pháp luật VN ban hành đối với hành vi tham gia, tổ chức, truyền bá mê tín dị đoan.
- Thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã hội như tổ chức tôn giáo, đoàn thể thanh niên,
câu lạc bộ văn hóa có vai trò cung cấp thông tin chính xác cho cộng đồng từ đó
ngăn chặn sự lan truyền của mê tín dị đoan.
- Tăng cường sự kiểm tra kiểm soát từ chính quyền địa phương hay địa bàn Hà Nội,
thiết lập hình phạt nghiêm khắc cho những ai tham gia hoạt động mê tín dị đoan.
- Tăng cường truyền thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông đại
chúng, mạng xã hội thúc đẩy mạnh mẽ nhận thức cộng đồng.
- Xây dựng mạng lưới hỗ trợ để kịp thời giúp những người bị ảnh hưởng bởi mê tín
dị đoan, nâng cao khả năng phục hồi và tái hợp xã hội của họ. 2. K t lu n: ế ậ
Thông qua cuộc khảo sát, ta thấy rằng mê tín dị đoan không chỉ gây thiệt hại cho riêng
một cá nhân mà còn cho cả xã hội nhưng người dân vẫn chưa quan tâm và tìm hiểu kỹ
càng về các biện pháp phòng chống cũng như các quy định pháp luật về hoạt động mê tín
dị đoan. Chính vì vậy, việc bài trừ tận gốc mê tín dị đoan ra khỏi cuộc sống là một cuộc
chiến lâu dài, khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn. Cuộc chiến ấy cần sự phối hợp
giữa mỗi người dân với cơ quan chức năng đồng thời là sự đoàn kết của cả cộng đồng.
Phần trình bày của nhóm mình đến đây là kết thúc. Trong quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài này khó tránh khỏi những hạn chế, chúng em rất mong nhận được sự đóng góp
của cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn!