Nghiên cứu về hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam | Bài tập nhóm môn kinh tế bảo hiểm

Nghiên cứu về hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam | Tiểu luận môn kinh tế bảo hiểm được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 44919514
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ BẢO HIỂM
Đề tài 5: Nghiên cứu về hoạt đng bảo hiểm thương mại ở Việt Nam
Thành viên nhóm : Trần Hương Thảo
Nguyễn Thị Anh Thư
Thùy Trang
Lớp học phần : BHKT1156(222)_03
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Định
Hà Nội - 2023
lOMoARcPSD| 44919514
M C L CỤ Ụ
1. Tổng quan về BHTM………………………………………………………….3
1.1. Bảo hiểm thương mại là gì?..................................................................................3
1.2. Những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm thương mại…………………………...3
1.3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thương mại………………………………....3
1.4. Các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay………………………………….4
2. Cơ sở pháp lý của BHTM……………………………………………………..6
2.1. Luật……………………………………………………………………………...6
2.2. Văn bản dưới luật……………………………………………………………….6
2.2.1. Nghị định số 73/2016/NĐ-CP…………………………………………….....6
2.2.2. Thông tư số 50/2017/TT-BTC………………………………………………7
3. Các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm tham gia trên
thị trường…………………………………………………………………………7
3.1. Doanh nghiệp bảo hiểm………………………………………………………...8
3.1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ………………………………………………………...8
3.1.2. Bảo hiểm nhân thọ…………………………………………………………….9
3.2. Doanh nghiệp tái bảo hiểm……………………………………………………..9
3.3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm……………………………………………….9
3.4. Một số nhận định………………………………………………………………10
4. Những đóng góp chủ yếu của ngành bảo hiểm thương mại cho nền kinh tế
nước ta…………………………………………………………………………………..11
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………..………………..14
1. Tổng quan về BHTM
Bảo hiểm thương mại có thể được gọi với tên tiếng Anh là Commercial Insurance với
nguyên tắc hoạt động số đông bù số ít. Khi ký kết hợp đồng, bên bảo hiểm cam kết
lOMoARcPSD| 44919514
bồi thường hoặc chi trả số tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm nếu bên được bảo hiểm đóng phí đầy đủ. Bảo hiểm thương mại còn được
hiểu là một hình thức bảo hiểm với mục đích chính là thu lợi nhuận. Những người
tham gia phải đóng các khoản phí cố định theo định kỳ để có thể hưởng toàn bộ quyền
lợi cũng như duy trì hợp đồng. Bảo hiểm thương mại sẽ phân phối thu nhập giữa
những người tham gia đến người được bảo hiểm khi họ gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ.
Phân phối thu nhập trong bảo hiểm thương mại thường là phân phối không mang tính
bồi hoàn.
1.1. Bảo hiểm thương mại là gì?
BHTM là loại hình bảo hiểm kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường, nhằm đáp
ứng nhu cầu về bảo hiểm cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
1.2. Những đặc trưng của BHTM:
- Là sự cam kết giữa 2 bên: bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm dựa trên cơ sở hợp
đồng.
- Bên bảo hiểm (người bảo hiểm) có thể là doanh nghiệp bảo hiểm. Bên bảo hiểm sẽ
là người đảm bảo trả tiền hoặc bồi thường nếu rủi ro được bảo hiểm xảy ra gây tổn
thất thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.
- Bên được bảo hiểm là người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Bên được bảo hiểm sẽ phải đóng một khoản chi p
bảo hiểm nhất định và được bảo đảm từ người bảo hiểm.
- Việc thực hiện cam kết bảo hiểm dựa trên nguyên tắc lấy nhiều bù ít. Điều này có
nghĩa là việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của người bảo hiểm phải dựa vào quỹ
tài chính được hình thành từ các khoản phí bảo hiểm đã nộp (quỹ bảo hiểm) trước đó.
1.3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thương mại:
* Đối với cá nhân:
Khi cá nhân tham gia bảo hiểm thương mại gặp sự cố như bệnh tật, tai nạn,... thì sẽ
được hỗ trợ tài chính để giải quyết các vấn đề tài chính như chi phí điều trị, viện
phí,...
* Đối với doanh nghiệp:
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải những khó khăn, rủi ro.
Khi đó, việc tham gia bảo hiểm thương mại sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng
tài chính khi đối phó với những rủi ro này. Phương án này được xem là an toàn và
thiết thực nhất cho các doanh nghiệp hiện nay ngay cả khi các sự cố xảy ra một cách
đột ngột, bất ngờ.
lOMoARcPSD| 44919514
* Đối với ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại cũng nhận được những lợi ích nhất định khi tham gia loại hình
bảo hiểm này. Theo đó, bảo hiểm thương mại sẽ giúp các ngân hàng chủ động giải
quyết các vấn đề tín dụng hơn khi làm việc với khách hàng.
Lựa chọn tham gia bảo hiểm thương mại là phương pháp tối ưu để các ngân hàng có
thể đảm bảo việc chi trả vốn cho doanh nghiệp khi chẳng may họ gặp các vấn đề phát
sinh trong kinh doanh.
1.4. Các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay:
Bảo hiểm thương mại trên thị trường được phân theo nhiều góc độ, phương thức và
theo tùy theo nhu cầu của khách hàng. Hiện nay để phân biệt bảo hiểm thương mại
rõ nhất, người ta sẽ phân theo đối tượng là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và
bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
* Bảo hiểm về tài sản: Bảo hiểm tài sản có mục đích là bồi thường những tổn
thất tài sản của người được bảo hiểm khi gặp phải sự cố, rủi ro như mất cắp, tai nạn
giao thông, cháy nổ,...
Các quy định cụ thể của bảo hiểm tài sản trong bảo hiểm thương mại là:
Đối tượng được bảo hiểm là tài sản (ô tô, xe máy, nhà cửa, máy móc thiết bị, nhà
xưởng, hàng hóa,...)
Thời hạn bảo hiểm thường kéo dài 1 năm và khách hàng có thể tái tục hợp đồng để
tiếp tục hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Khách hàng chỉ cần đóng phí 1 lần duy nhất.
Bảo hiểm tài sản không có đáo hạn hợp đồng.
Trong bảo hiểm tài sản còn được phân chia thành các loại bảo hiểm khác như:
Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại tài sản.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, thủy nội địa, đường
sắt và đường hàng không.
Bảo hiểm hàng không.
Bảo hiểm xe cơ giới: bảo hiểm hai chiều, bảo hiểm dân sự,...
Bảo hiểm cháy nổ.
Bảo hiểm thân tàu.
Bảo hiểm trách nhiệm.
Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
Bảo hiểm về các thiệt hại kinh doanh. Bảo hiểm nông nghiệp.
lOMoARcPSD| 44919514
* Bảo hiểm về con người: Trong bảo hiểm thương mại, bảo hiểm con người sẽ bao
gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Đối tượng của loại bảo hiểm này chính là
sức khỏe, thân thể, tính mạng của con người.
Các quy định cụ thể của bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại là:
Đối tượng bảo hiểm là các trường hợp người được bảo hiểm bị ốm đau, bệnh tật,
hiểm nghèo, thương tật, cần chăm sóc sức khỏe.
Bảo hiểm sức khỏe có mục đích là chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tài chính cho
người được bảo hiểm. Còn bảo hiểm nhân thọ thì dự phòng tài chính trước những
rủi ro bất ngờ có liên quan đến chăm sóc sức khỏe, tích lũy, đầu tư cho tương lai.
Bảo hiểm sức khỏe có thời hạn thường là 1 năm và khách hàng có thể tái tục hàng
năm. Bảo hiểm nhân thọ thì linh hoạt hơn, thời hạn có thể kéo dài 10 năm, 20 năm
hoặc trọn đời.
Bảo hiểm sức khỏe không có đáo hạn hợp đồng trong khi đó người tham gia bảo
hiểm nhân thọ sẽ nhận đáo hạn khi hợp đồng hết thời hạn hoặc khi có rủi ro kết
thúc hợp đồng, dừng hợp đồng giữa chừng.
Hai loại bảo hiểm con người này cũng được chia thành nhiều loại khác nhau:
Bảo hiểm sức khỏe gồm: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế (health
insurance), bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
Bảo hiểm nhân thọ gồm: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo
hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí.
* Bảo hiểm về trách nhiệm dân sự: Đối tượng mà bảo hiểm trách nhiệm dân sự
hướng đến là trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường. Thông thường bảo hiểm trách nhiệm dân
sự cần được thực dưới hình thức bắt buộc.
Các quy định cụ thể của bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong bảo hiểm thương mại là:
Bảo hiểm thường có thời hạn 1 năm và khách hàng có thể lựa chọn tái tục hàng
năm nếu muốn tiếp tục tham gia.
Khách hàng có thể đóng phí 1 lần khi mua hoặc đóng nhiều kỳ. Hợp đồng không
có đáo hạn.
Hiện nay các sản phẩm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể kế đến như:
Bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự xe máy.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành
khách.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển.
lOMoARcPSD| 44919514
Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
Bảo hiểm trách nhiệm đối với các sản phẩm và của chủ lao động đối với người lao
động.
2. Cơ sở pháp lý của BHTM:
2.1. Luật:
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10.
- Điều 1 - 11 Chương I: Những quy định chung
- Điều 12 - 57 Chương II: Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 58 - 83 Chương III: Doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 84 - 93 Chương IV: Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 94 - 104 Chương V: Tài chính, hạch kế toán và báo cáo tài chính
- Điều 105 - 119 Chương VI: Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 120 - 122 Chương VII: Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
- Điều 123 - 126 Chương VIII: Khen thưởng và xử lý vi phạm
- Điều 127 - 129 Chương IX: Điều khoản thi hành
2.2. Văn bản dưới luật:
2.2.1.NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2016/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT
KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
- Điều 1 - 5 Chương I: Những quy định chung
- Điều 6 - 23 Chương II: Cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp mội giới bảo hiểm
- Điều 24 - 48 Chương III: Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 49 - 82 Chương IV: Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 83 - 89 Chương V: Đại lý bảo hiểm và cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm
lOMoARcPSD| 44919514
- Điều 90 - 94 Chương VI: Cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
- Điều 95 - 102 Chương VII: Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanhnghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
- Điều 103 - 109 Chương VIII: Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
- Điều 110 - 112 Chương IX: Quản lý giám sát
- Điều 113, 114 Chương X: Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
- Điều 115, 116 Chương XI: Điều khoản thi hành
2.2.2.THÔNG TƯ SỐ 50/2017/TT-BTC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH S
73/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
- Điều 1, 2 Chương I: Quy định chung
- Điều 3 - 13 Chương II: Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh nước
ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 14 - 28 Chương III: Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 29 - 30 Chương IV: Đại lý bảo hiểm và đào tạo đại lý bảo hiểm
- Điều 31 – 36 Chương V: Chế độ báo cáo , công bố thông tin của doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện
và các mẫu biểu
- Điều 37 - 46 Chương VI: Thành lập và hoạt động của ban kiểm soát khả năng
thanh toán
- Điều 47 Chương VII: Tổ chức thực hiện
3. Các doanh nghiệp bảo hiểm, i bảo hiểm, môi giới bảo hiểm tham gia
trên thị trường:
Theo Bộ Tài chính, hiện có 77 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường,
bao gồm: 31 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 19 công ty bảo hiểm nhân thọ, 2 công ty tái
bảo hiểm, 24 công ty môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh công ty bảo hiểm phi nhân thọ
nước ngoài.
3.1. Các doanh nghiệp bảo hiểm:
3.1.1. BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ
lOMoARcPSD| 44919514
Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt)
Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh)
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico)
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (Bảo Long)*
Tổng công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI)
Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine (BVTM)
Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC)
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)
Công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam
(Groupama)
Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần
Công thương
Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina)
Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS)
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIC)
Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA (AAA)
Công ty TNHH Bảo hiểm AIG Việt Nam (AIG)
Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam (QBE)
Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC)
Công ty cổ phần Bảo hiểm Phú Hưng (PAC)
Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty (Liberty)
Công ty TNHH Bảo hiểm Chubb (Chubb)
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)
Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không (VNI)
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH)
Công ty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương (BHV)
Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIG)
Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt Nam) (Fubon)
Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành (Xuân Thành)
Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay)
Chi nhánh Công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul tại Hà Nội (SGI Hà
Nội)
Công ty cổ phần bảo hiểm OPES
Công ty TNHH bảo hiểm HD
3.1.2. BẢO HIỂM NHÂN THỌ
Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam
lOMoARcPSD| 44919514
Công ty TNHH Manulife (Việt Nam)
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam)
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam Công ty
TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam Công ty TNHH bảo
hiểm nhân thọ FWD Việt Nam.
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Hanwha Life Việt Nam
Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Fubon (Việt Nam)
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Generali (Việt Nam)
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Aviva Việt Nam
Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam
Công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas
Công ty TNHH bảo hiểm Shinhan Life Việt Nam
3.2. Doanh nghiệp tái bảo hiểm: Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia
Việt Nam (Vinare) và Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re)
3.3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
Công ty TNHH Aon Việt Nam
Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Việt Quốc
Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Á Đông
Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Willis Towers Watson Việt Nam
Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam
Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương
Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Cimeco
Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm SPE Việt Nam
Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Jardine Lloyd Thompson Việt Nam
Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Nam Á
Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Toyota-Tsusho (Việt Nam)
Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Legacy
Công ty Cổ phần Môi giới bảo hiểm GINET Việt Nam
Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Integer Công ty TNHH môi giới Bảo hiểm
Bảo An
Công ty TNHH môi giới bảo hiểm LK Việt Nam
Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Pan Asia
lOMoARcPSD| 44919514
3.4. Một số nhận định:
Theo nhóm nghiên cứu, việc thị trường tái bảo hiểm còn nhỏ cũng ảnh hưởng tới khả
năng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung. Bởi, các doanh nghiệp tái
bảo hiểm có vai trò quan trọng trong phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công
ty bảo hiểm gốc, đặc biệt là trong những trường hợp xảy ra các sự cố thảm họa hay tích
lũy rủi ro.
Bà Hoàng Tú Anh, Tởng ban Kinh doanh của PVI Re, cho biết năm 2020, thị phần
của hai nhà tái bảo hiểm VINARE và PVI Re đã tăng lên nhưng chưa đến 20% (VINARE
10% và PVI Re 7%). Toàn bộ thị phần còn lại thuộc về các nhà tái bảo hiểm nước ngoài.
Điều này dẫn đến tình trạng phụ thuộc nhiều vào các nhà tái bảo hiểm nước ngoài, làm
lệch cán cân lưu chuyển ngoại tệ. Tình trạng này không chỉ xuất hiện tại thị trường Việt
Nam mà còn diễn ra tại hầu hết các thị trường bảo hiểm đang phát triển trên thế giới.
Bà Hoàng Tú Anh chỉ ra hai lý do khiến thị phần của các công ty tái bảo hiểm trong
nước còn khiêm tốn.
Thị trường tái bảo hiểm còn sơ khai, phần lớn thị phần nằm trong tay các doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài, khiến cán cân lưu chuyển ngoại tệ mất cân đối.
Thứ nhất, cả PVI Re và VINARE đều tập trung vào mảng bảo hiểm thương mại vốn
chỉ chiếm khoảng 40% doanh thu thị trường bảo hiểm gốc, trong khi 60% còn lại là các
sản phẩm bán lẻ (nghiệp vụ con người, xe cơ giới, sức khỏe), vốn thuộc mức giữ lại của
doanh nghiệp bảo hiểm gốc và nếu có thu xếp tái bảo hiểm thì cũng chỉ dành cho một số
thị trường quốc tế (ví dụ như nghiệp vụ xe cơ giới). Dù vậy, lợi nhuận từ nghiệp vụ này
thường mỏng, thậm chí thua lỗ do có tỷ lệ tổn thất cao, chi phí khai thác lớn.
Thứ hai, do thị trường tái bảo hiểm Việt Nam chỉ có hai doanh nghiệp nội, lại không
có lợi thế về vốn nên việc thu xếp tái bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào các nhà tái bảo hiểm
nước ngoài, đặc biệt trong các rủi ro có trách nhiệm bảo hiểm lớn, vượt quá khả năng giữ
lại của các doanh nghiệp bảo hiểm/tái bảo hiểm trong nước, nhất là các nghiệp vụ đặc thù
như: hàng không, dầu khí. Ngoài ra, các công ty tái bảo hiểm trong nước cũng chưa đáp
ứng được các yêu cầu cao về xếp hạng tín nhiệm (rating) của khách hàng bảo hiểm gốc…
Cũng theo bà Tú Anh, thị trường Việt Nam vẫn đang thu xếp tái bảo hiểm theo các
phương pháp truyền thống, chủ yếu là tái bảo hiểm tỷ lệ. Các hình thức hợp đồng chịu rủi
ro chung (Pool), tái bảo hiểm tài chính hoặc chuyển giao rủi ro thay thế (ART) không ph
biến và chưa xuất hiện nhiều tại thị trường Việt Nam.
Với sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và tái bảo hiểm nói
riêng, các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước còn rất nhiều dư địa để mở rộng và phát
triển cũng như nâng cao thị phần.
lOMoARcPSD| 44919514
Trước tình hình đó, các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước cần nâng cao vị thế,
năng lực của mình qua việc đẩy mạnh tăng vốn, nâng mức xếp hạng tín nhiệm, cơ cấu tổ
chức quản lý theo chuẩn quốc tế, xây dựng chương trình quản trị rủi ro doanh nghiệp chặt
chẽ, đa dạng hóa danh mục rủi ro
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, bộ, ngành là yếu tố quan trọng góp
phần giúp các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước nâng cao cơ hội cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài, đẩy mạnh phát triển thị trường bảo hiểm/tái bảo hiểm phi nhân
thọ Việt Nam. Qua đó, giúp thị trường nâng cao tính chuyên môn hóa và hoạt động
chuyên nghiệp hơn.
4. Những đóng p chủ yếu của ngành bảo hiểm thương mại cho nền kinh tế
nước ta:
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, tính đến 12/12/2022, thị trường bảo hiểm
có 79 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) với tổng tài sản ước đạt 811.312 tỷ đồng, tăng
14,51% so với năm 2021. Trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 117.229 tỷ đồng, các
DNBH nhân thọ ước đạt 694.083 tỷ đồng.
Theo thống kê, tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 162.814 tỷ đồng, tăng 3,83% so
với năm 2021, trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 37.392 tỷ đồng, các DNBH
nhân thọ ước đạt 125.422 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 251.306 tỷ
đồng, tăng 15,09% so với năm 2021.
Về dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, trong năm 2022, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm ước đạt 526.559 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2021, trong đó, các DNBH phi
nhân thọ ước đạt 32.901 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 493.658 tỷ đồng.
* Đánh giá hoạt động kinh doanh từng loại hình bảo hiểm trong năm 2022 cụ thể như
sau:
Về Bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng doanh thu phí bảo
hiểm lớn nhất (khoảng 33,2%) với doanh thu đạt 22.414 tỷ đồng tăng 24,3 % so với cùng
kỳ, bồi thường 7.222 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 32,2%.
Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 18.101 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26,8% trong tổng
doanh thu toàn thị trường, tăng 11,9% so với cùng kỳ, bồi thường 9.015 tỷ đồng, tỷ lệ bồi
thường 49,8%. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bắt buộc chủ xe cơ
giới đạt 4.365 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,5%, tăng 10,6% so với cùng kỳ, bồi thường 854
tỷ, tỷ lệ bồi thường 19,6%. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 13.735 tỷ đồng,
tăng 12,4 % so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 20,3%, bồi thường 8.161 tỷ đồng, tỷ lệ bồi
thường 59,4 %.
Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 7.805 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11,5%, tăng
lOMoARcPSD| 44919514
1.3% so với cùng kỳ, bồi thường 2.404 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 30,8%
Bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 9.509 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,1%, tăng trưởng
27,6% so với cùng kỳ, bồi thường 2.123 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 22,3%. Doanh thu bảo
hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 7.281 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,8%, tăng 21,9%, bồi thường
1.058 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 14,5%. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện đạt 2.228
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,3%, tăng 50,2% so với cùng kỳ, bồi thường 1.064 tỷ đồng, tỷ lệ
bồi thường 47,8%.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 3.183 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,7%,
tăng trưởng so với cùng kỳ 15,8%, bồi thường 759 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 23,9%.
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu đạt 2.801 tỷ đồng chiếm
tỷ trọng 4,1%, tăng trưởng 19,3%, bồi thường 1.051 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 37,5 %.
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 1.432 tỷ đồng tăng
trưởng 9% so với cùng kỳ; bảo hiểm hàng không 1.060 tỷ đồng, tăng 4,8%; bảo hiểm tín
dụng và rủi ro tài chính 845 tỷ đồng; tăng 11,3%; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 375 tỷ
đồng tăng 48,6%; bảo hiểm nông nghiệp đạt 41 tỷ đồng, giảm 31,9% so với cùng kỳ; bảo
hiểm bảo lãnh 36 tỷ đồng, tăng 24 % so với cùng kỳ.
Về Bảo hiểm nhân thọ: tính đến 31/12/2023, tổng số hợp đồng bảo hiểm nhân th
đang có hiệu lực khoảng 13,92 triệu hợp đồng, tăng 5,45% so với năm 2021, trong đó số
hơp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới trong năm 2022 đạt 3,4 triệu hợp đồng (giảm
khoảng 4,2% so với số lượng hợp đồng khai thác mới của năm 2021). Tổng phí bảo hiểm
nhân thọ đạt 178.269 tỷ đồng, tăng 11,8%, trong đó phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới
đạt 50.723 tỷ đồng, tăng khoảng 2,4% so với phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới năm
2021.
Các dòng sản phẩm liên kết đầu tư tiếp tục là các sản phẩm chủ đạo mang lại tỷ trọng
doanh thu phí bảo hiểm lớn nhất (khoảng 85% phí bảo hiểm nhân thọ), tuy nhiên, khẩu vị
lựa chọn đầu tư của khách hàng cũng có những sự thay đổi. Các sản phẩm bảo hiểm liên
kết đầu tư đơn vị (khách hàng chủ động lựa chọn các quỹ đầu tư của doanh nghiệp bảo
hiểm theo khẩu vị đầu tư của mình) có xu hướng tăng trưởng mạnh, trong khi sản phẩm
bảo hiêm liên kết đầu tư chung (khách hàng hưởng kết quả từ hoạt động kinh doanh đầu
chung của doanh nghiệp bảo hiểm) có xu hướng sụt giảm.
Năm 2022, khai thác mới xấp xỉ 1,24 triệu hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư chung
(giảm khoảng 20% so với 2021) với phí khai thác mới đạt 21.841 tỷ đồng (giảm khoảng
14%), trong khi dòng bảo hiểm liên kết đầu tư đơn vị đạt trên 747 nghìn hợp đồng số
hợp đồng khai thác mới (tăng 57% so với 2021) với doanh thu phí đạt khoảng 21,7 nghìn
tỷ đồng (tăng trên 31%).
lOMoARcPSD| 44919514
Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng có
sự tăng trưởng tốt, với trên 383 nghìn hợp đồng khai thác mới trong năm 2022, doanh thu
phí đạt trên 642 tỷ đồng, tăng trưởng 15,4%. Trong năm 2022, các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân tho chi trả quyền lợi bảo hiểm tổng cộng khoảng 40.600 tỷ đồng.
* DỰ BÁO NĂM 2023:
Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng (dự kiến
GDP tăng 6,5%). Nhu cầu về bảo hiểm tại Việt Nam tiếp tục tăng, nhận thức của người
dân và các tổ chức kinh tế về vai trò của bảo hiểm tiếp tục được nâng cao. Năm 2023
Luật Kinh doanh bảo hiểm mới sẽ có hiệu lực thi hành, cộng đồng doanh nghiệp cũng hy
vọng những chính sách mới của Nhà nước về bảo hiểm, những sửa đổi về chủ trương,
quy định pháp luật sẽ là một yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Bộ
Tài chính dự báo thị trường sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2022.
Về xu hướng của năm 2023, với nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao
về những rủi ro trong cuộc sống, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, các sản phẩm bảo hiểm
sức khỏe được dự báo sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng tốt...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 2000
2. LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM sửa đổi 2010
3. Kiến thức bảo hiểm, Generali - Bảo hiểm nhân thọ Italia
4. Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022, dự báo năm 2023, Ngô Trung Dũng, 2023
lOMoARcPSD| 44919514
5. Số liệu thống kê thị trường – Cổng thông tin điện tử bộ Tài chính, cục quản lý giám
sátbảo hiểm
6. Mở “xa lộ” cho thị trường bảo hiểm, Hoàng Lan, 2022
| 1/14

Preview text:

lOMoAR cPSD| 44919514
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM MÔN KINH TẾ BẢO HIỂM
Đề tài 5: Nghiên cứu về hoạt động bảo hiểm thương mại ở Việt Nam Thành viên nhóm
: Trần Hương Thảo
Nguyễn Thị Anh Thư Vũ Thùy Trang Lớp học phần : BHKT1156(222)_03
Giảng viên hướng dẫn : Phạm Thị Định Hà Nội - 2023 lOMoAR cPSD| 44919514 M C L CỤ Ụ
1. Tổng quan về BHTM………………………………………………………….3
1.1. Bảo hiểm thương mại là gì?..................................................................................3
1.2. Những đặc trưng cơ bản của bảo hiểm thương mại…………………………...3
1.3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thương mại………………………………....3
1.4. Các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay………………………………….4
2. Cơ sở pháp lý của BHTM……………………………………………………..6
2.1. Luật……………………………………………………………………………...6
2.2. Văn bản dưới luật……………………………………………………………….6
2.2.1. Nghị định số 73/2016/NĐ-CP…………………………………………….....6
2.2.2. Thông tư số 50/2017/TT-BTC………………………………………………7
3. Các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm tham gia trên
thị trường…………………………………………………………………………7
3.1. Doanh nghiệp bảo hiểm………………………………………………………...8
3.1.1. Bảo hiểm phi nhân thọ………………………………………………………...8
3.1.2. Bảo hiểm nhân thọ…………………………………………………………….9
3.2. Doanh nghiệp tái bảo hiểm……………………………………………………..9
3.3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm……………………………………………….9
3.4. Một số nhận định………………………………………………………………10
4. Những đóng góp chủ yếu của ngành bảo hiểm thương mại cho nền kinh tế
nước ta…………………………………………………………………………………..11
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………..………………..14
1. Tổng quan về BHTM
Bảo hiểm thương mại có thể được gọi với tên tiếng Anh là Commercial Insurance với
nguyên tắc hoạt động số đông bù số ít. Khi ký kết hợp đồng, bên bảo hiểm cam kết lOMoAR cPSD| 44919514
bồi thường hoặc chi trả số tiền bảo hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện
bảo hiểm nếu bên được bảo hiểm đóng phí đầy đủ. Bảo hiểm thương mại còn được
hiểu là một hình thức bảo hiểm với mục đích chính là thu lợi nhuận. Những người
tham gia phải đóng các khoản phí cố định theo định kỳ để có thể hưởng toàn bộ quyền
lợi cũng như duy trì hợp đồng. Bảo hiểm thương mại sẽ phân phối thu nhập giữa
những người tham gia đến người được bảo hiểm khi họ gặp rủi ro, tai nạn bất ngờ.
Phân phối thu nhập trong bảo hiểm thương mại thường là phân phối không mang tính bồi hoàn.
1.1. Bảo hiểm thương mại là gì?
BHTM là loại hình bảo hiểm kinh doanh, hoạt động theo cơ chế thị trường, nhằm đáp
ứng nhu cầu về bảo hiểm cho các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
1.2. Những đặc trưng của BHTM:
- Là sự cam kết giữa 2 bên: bên bảo hiểm và bên được bảo hiểm dựa trên cơ sở hợp đồng.
- Bên bảo hiểm (người bảo hiểm) có thể là doanh nghiệp bảo hiểm. Bên bảo hiểm sẽ
là người đảm bảo trả tiền hoặc bồi thường nếu rủi ro được bảo hiểm xảy ra gây tổn
thất thuộc trách nhiệm của bảo hiểm.
- Bên được bảo hiểm là người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người
thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Bên được bảo hiểm sẽ phải đóng một khoản chi phí
bảo hiểm nhất định và được bảo đảm từ người bảo hiểm.
- Việc thực hiện cam kết bảo hiểm dựa trên nguyên tắc lấy nhiều bù ít. Điều này có
nghĩa là việc bồi thường hay trả tiền bảo hiểm của người bảo hiểm phải dựa vào quỹ
tài chính được hình thành từ các khoản phí bảo hiểm đã nộp (quỹ bảo hiểm) trước đó.
1.3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thương mại: * Đối với cá nhân:
Khi cá nhân tham gia bảo hiểm thương mại gặp sự cố như bệnh tật, tai nạn,... thì sẽ
được hỗ trợ tài chính để giải quyết các vấn đề tài chính như chi phí điều trị, viện phí,... * Đối với doanh nghiệp:
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp cũng có thể gặp phải những khó khăn, rủi ro.
Khi đó, việc tham gia bảo hiểm thương mại sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng
tài chính khi đối phó với những rủi ro này. Phương án này được xem là an toàn và
thiết thực nhất cho các doanh nghiệp hiện nay ngay cả khi các sự cố xảy ra một cách đột ngột, bất ngờ. lOMoAR cPSD| 44919514 *
Đối với ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại cũng nhận được những lợi ích nhất định khi tham gia loại hình
bảo hiểm này. Theo đó, bảo hiểm thương mại sẽ giúp các ngân hàng chủ động giải
quyết các vấn đề tín dụng hơn khi làm việc với khách hàng.
Lựa chọn tham gia bảo hiểm thương mại là phương pháp tối ưu để các ngân hàng có
thể đảm bảo việc chi trả vốn cho doanh nghiệp khi chẳng may họ gặp các vấn đề phát sinh trong kinh doanh.
1.4. Các loại hình bảo hiểm thương mại hiện nay:
Bảo hiểm thương mại trên thị trường được phân theo nhiều góc độ, phương thức và
theo tùy theo nhu cầu của khách hàng. Hiện nay để phân biệt bảo hiểm thương mại
rõ nhất, người ta sẽ phân theo đối tượng là bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và
bảo hiểm trách nhiệm dân sự. *
Bảo hiểm về tài sản: Bảo hiểm tài sản có mục đích là bồi thường những tổn
thất tài sản của người được bảo hiểm khi gặp phải sự cố, rủi ro như mất cắp, tai nạn giao thông, cháy nổ,...
Các quy định cụ thể của bảo hiểm tài sản trong bảo hiểm thương mại là:
• Đối tượng được bảo hiểm là tài sản (ô tô, xe máy, nhà cửa, máy móc thiết bị, nhà xưởng, hàng hóa,...)
• Thời hạn bảo hiểm thường kéo dài 1 năm và khách hàng có thể tái tục hợp đồng để
tiếp tục hưởng quyền lợi bảo hiểm.
• Khách hàng chỉ cần đóng phí 1 lần duy nhất.
• Bảo hiểm tài sản không có đáo hạn hợp đồng.
Trong bảo hiểm tài sản còn được phân chia thành các loại bảo hiểm khác như:
• Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại tài sản.
• Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ, đường biển, thủy nội địa, đường
sắt và đường hàng không.
• Bảo hiểm hàng không.
• Bảo hiểm xe cơ giới: bảo hiểm hai chiều, bảo hiểm dân sự,... • Bảo hiểm cháy nổ. • Bảo hiểm thân tàu.
• Bảo hiểm trách nhiệm.
• Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
• Bảo hiểm về các thiệt hại kinh doanh. Bảo hiểm nông nghiệp. lOMoAR cPSD| 44919514 *
Bảo hiểm về con người: Trong bảo hiểm thương mại, bảo hiểm con người sẽ bao
gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Đối tượng của loại bảo hiểm này chính là
sức khỏe, thân thể, tính mạng của con người.
Các quy định cụ thể của bảo hiểm con người trong bảo hiểm thương mại là:
• Đối tượng bảo hiểm là các trường hợp người được bảo hiểm bị ốm đau, bệnh tật,
hiểm nghèo, thương tật, cần chăm sóc sức khỏe.
• Bảo hiểm sức khỏe có mục đích là chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tài chính cho
người được bảo hiểm. Còn bảo hiểm nhân thọ thì dự phòng tài chính trước những
rủi ro bất ngờ có liên quan đến chăm sóc sức khỏe, tích lũy, đầu tư cho tương lai.
• Bảo hiểm sức khỏe có thời hạn thường là 1 năm và khách hàng có thể tái tục hàng
năm. Bảo hiểm nhân thọ thì linh hoạt hơn, thời hạn có thể kéo dài 10 năm, 20 năm hoặc trọn đời.
• Bảo hiểm sức khỏe không có đáo hạn hợp đồng trong khi đó người tham gia bảo
hiểm nhân thọ sẽ nhận đáo hạn khi hợp đồng hết thời hạn hoặc khi có rủi ro kết
thúc hợp đồng, dừng hợp đồng giữa chừng.
Hai loại bảo hiểm con người này cũng được chia thành nhiều loại khác nhau:
• Bảo hiểm sức khỏe gồm: bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế (health
insurance), bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
• Bảo hiểm nhân thọ gồm: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo
hiểm hỗn hợp, bảo hiểm liên kết đầu tư, bảo hiểm hưu trí. *
Bảo hiểm về trách nhiệm dân sự: Đối tượng mà bảo hiểm trách nhiệm dân sự
hướng đến là trách nhiệm, nghĩa vụ bồi thường. Thông thường bảo hiểm trách nhiệm dân
sự cần được thực dưới hình thức bắt buộc.
Các quy định cụ thể của bảo hiểm trách nhiệm dân sự trong bảo hiểm thương mại là:
• Bảo hiểm thường có thời hạn 1 năm và khách hàng có thể lựa chọn tái tục hàng
năm nếu muốn tiếp tục tham gia.
• Khách hàng có thể đóng phí 1 lần khi mua hoặc đóng nhiều kỳ. Hợp đồng không có đáo hạn.
Hiện nay các sản phẩm trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự có thể kế đến như:
• Bảo hiểm bắt buộc về trách nhiệm dân sự xe máy.
• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.
• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với hành khách trên xe.
• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người vận chuyển hàng không đối với hành khách.
• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển. lOMoAR cPSD| 44919514
• Bảo hiểm trách nhiệm đối với hàng hóa vận chuyển trên xe.
• Bảo hiểm trách nhiệm đối với các sản phẩm và của chủ lao động đối với người lao động. 2.
Cơ sở pháp lý của BHTM: 2.1. Luật:
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm số 24/2000/QH10.
- Điều 1 - 11 Chương I: Những quy định chung
- Điều 12 - 57 Chương II: Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 58 - 83 Chương III: Doanh nghiệp bảo hiểm
- Điều 84 - 93 Chương IV: Đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 94 - 104 Chương V: Tài chính, hạch kế toán và báo cáo tài chính
- Điều 105 - 119 Chương VI: Doanh nghiệp bảo hiểm và doanh nghiệp môi
giới bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 120 - 122 Chương VII: Quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm
- Điều 123 - 126 Chương VIII: Khen thưởng và xử lý vi phạm
- Điều 127 - 129 Chương IX: Điều khoản thi hành
2.2. Văn bản dưới luật:
2.2.1.NGHỊ ĐỊNH SỐ 73/2016/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT
KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA
LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
- Điều 1 - 5 Chương I: Những quy định chung
- Điều 6 - 23 Chương II: Cấp giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp mội giới bảo hiểm
- Điều 24 - 48 Chương III: Tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi
nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 49 - 82 Chương IV: Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 83 - 89 Chương V: Đại lý bảo hiểm và cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm lOMoAR cPSD| 44919514
- Điều 90 - 94 Chương VI: Cung cấp và sử dụng dịch vụ bảo hiểm qua biên giới
- Điều 95 - 102 Chương VII: Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm,
doanhnghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài
- Điều 103 - 109 Chương VIII: Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
- Điều 110 - 112 Chương IX: Quản lý giám sát
- Điều 113, 114 Chương X: Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
- Điều 115, 116 Chương XI: Điều khoản thi hành
2.2.2.THÔNG TƯ SỐ 50/2017/TT-BTC HƯỚNG DẪN THI HÀNH NGHỊ ĐỊNH SỐ
73/2016/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 7 NĂM 2016 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH
CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ
SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM
- Điều 1, 2 Chương I: Quy định chung
- Điều 3 - 13 Chương II: Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh nước
ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 14 - 28 Chương III: Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh
nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm
- Điều 29 - 30 Chương IV: Đại lý bảo hiểm và đào tạo đại lý bảo hiểm
- Điều 31 – 36 Chương V: Chế độ báo cáo , công bố thông tin của doanh nghiệp bảo
hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, văn phòng đại diện và các mẫu biểu
- Điều 37 - 46 Chương VI: Thành lập và hoạt động của ban kiểm soát khả năng thanh toán
- Điều 47 Chương VII: Tổ chức thực hiện 3.
Các doanh nghiệp bảo hiểm, tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm tham gia trên thị trường:
Theo Bộ Tài chính, hiện có 77 doanh nghiệp bảo hiểm đang hoạt động trên thị trường,
bao gồm: 31 công ty bảo hiểm phi nhân thọ, 19 công ty bảo hiểm nhân thọ, 2 công ty tái
bảo hiểm, 24 công ty môi giới bảo hiểm và 1 chi nhánh công ty bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
3.1. Các doanh nghiệp bảo hiểm:
3.1.1. BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ lOMoAR cPSD| 44919514
• Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt (Bảo hiểm Bảo Việt)
• Tổng công ty cổ phần Bảo Minh (Bảo Minh)
• Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico)
• Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Long (Bảo Long)*
• Tổng công ty Bảo hiểm PVI (Bảo hiểm PVI)
• Công ty TNHH Bảo hiểm Bảo Việt - Tokio Marine (BVTM)
• Công ty bảo hiểm Liên hiệp (UIC)
• Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)
• Công ty TNHH Bảo hiểm tổng hợp Groupama Việt Nam (Groupama)
• Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương
• Công ty TNHH Bảo hiểm Samsung Vina (Samsung Vina)
• Công ty cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông (VASS)
• Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC)
• Công ty cổ phần Bảo hiểm AAA (AAA)
• Công ty TNHH Bảo hiểm AIG Việt Nam (AIG)
• Công ty Bảo hiểm QBE Việt Nam (QBE)
• Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC)
• Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC)
• Công ty cổ phần Bảo hiểm Phú Hưng (PAC)
• Công ty TNHH Bảo hiểm Liberty (Liberty)
• Công ty TNHH Bảo hiểm Chubb (Chubb)
• Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC)
• Công ty cổ phần Bảo hiểm Hàng Không (VNI)
• Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn - Hà Nội (BSH)
• Công ty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương (BHV)
• Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ MSIG Việt Nam (MSIG)
• Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt Nam) (Fubon)
• Tổng công ty cổ phần Bảo hiểm Xuân Thành (Xuân Thành)
• Công ty TNHH Bảo hiểm phi nhân thọ Cathay Việt Nam (Cathay)
• Chi nhánh Công ty bảo hiểm bảo lãnh Seoul tại Hà Nội (SGI Hà Nội)
• Công ty cổ phần bảo hiểm OPES
• Công ty TNHH bảo hiểm HD
3.1.2. BẢO HIỂM NHÂN THỌ
• Tổng công ty Bảo Việt Nhân thọ
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam lOMoAR cPSD| 44919514
• Công ty TNHH Manulife (Việt Nam)
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ AIA (Việt Nam)
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Chubb Việt Nam
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Prévoir Việt Nam
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Dai-ichi Việt Nam Công ty
TNHH bảo hiểm nhân thọ Cathay Việt Nam Công ty TNHH bảo
hiểm nhân thọ FWD Việt Nam.
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Hanwha Life Việt Nam
• Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Fubon (Việt Nam)
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Generali (Việt Nam)
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ Aviva Việt Nam
• Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam
• Công ty cổ phần bảo hiểm nhân thọ Phú Hưng
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife
• Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ MB Ageas
• Công ty TNHH bảo hiểm Shinhan Life Việt Nam
3.2. Doanh nghiệp tái bảo hiểm: Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm quốc gia
Việt Nam (Vinare) và Tổng công ty cổ phần Tái bảo hiểm PVI (PVI Re)
3.3. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
• Công ty TNHH Aon Việt Nam
• Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Việt Quốc
• Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Á Đông
• Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Willis Towers Watson Việt Nam
• Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Marsh Việt Nam
• Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Thái Bình Dương
• Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Cimeco
• Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm SPE Việt Nam
• Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Jardine Lloyd Thompson Việt Nam
• Công ty cổ phần Môi giới bảo hiểm Nam Á
• Công ty TNHH Môi giới bảo hiểm Toyota-Tsusho (Việt Nam)
• Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Legacy
• Công ty Cổ phần Môi giới bảo hiểm GINET Việt Nam
• Công ty cổ phần môi giới bảo hiểm Integer Công ty TNHH môi giới Bảo hiểm Bảo An
• Công ty TNHH môi giới bảo hiểm LK Việt Nam
• Công ty TNHH môi giới bảo hiểm Pan Asia lOMoAR cPSD| 44919514
3.4. Một số nhận định:
Theo nhóm nghiên cứu, việc thị trường tái bảo hiểm còn nhỏ cũng ảnh hưởng tới khả
năng phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung. Bởi, các doanh nghiệp tái
bảo hiểm có vai trò quan trọng trong phân tán rủi ro, góp phần ổn định tài chính cho công
ty bảo hiểm gốc, đặc biệt là trong những trường hợp xảy ra các sự cố thảm họa hay tích lũy rủi ro.
Bà Hoàng Tú Anh, Trưởng ban Kinh doanh của PVI Re, cho biết năm 2020, thị phần
của hai nhà tái bảo hiểm VINARE và PVI Re đã tăng lên nhưng chưa đến 20% (VINARE
10% và PVI Re 7%). Toàn bộ thị phần còn lại thuộc về các nhà tái bảo hiểm nước ngoài.
Điều này dẫn đến tình trạng phụ thuộc nhiều vào các nhà tái bảo hiểm nước ngoài, làm
lệch cán cân lưu chuyển ngoại tệ. Tình trạng này không chỉ xuất hiện tại thị trường Việt
Nam mà còn diễn ra tại hầu hết các thị trường bảo hiểm đang phát triển trên thế giới.
Bà Hoàng Tú Anh chỉ ra hai lý do khiến thị phần của các công ty tái bảo hiểm trong nước còn khiêm tốn.
Thị trường tái bảo hiểm còn sơ khai, phần lớn thị phần nằm trong tay các doanh
nghiệp bảo hiểm nước ngoài, khiến cán cân lưu chuyển ngoại tệ mất cân đối.
Thứ nhất, cả PVI Re và VINARE đều tập trung vào mảng bảo hiểm thương mại vốn
chỉ chiếm khoảng 40% doanh thu thị trường bảo hiểm gốc, trong khi 60% còn lại là các
sản phẩm bán lẻ (nghiệp vụ con người, xe cơ giới, sức khỏe), vốn thuộc mức giữ lại của
doanh nghiệp bảo hiểm gốc và nếu có thu xếp tái bảo hiểm thì cũng chỉ dành cho một số
thị trường quốc tế (ví dụ như nghiệp vụ xe cơ giới). Dù vậy, lợi nhuận từ nghiệp vụ này
thường mỏng, thậm chí thua lỗ do có tỷ lệ tổn thất cao, chi phí khai thác lớn.
Thứ hai, do thị trường tái bảo hiểm Việt Nam chỉ có hai doanh nghiệp nội, lại không
có lợi thế về vốn nên việc thu xếp tái bảo hiểm phụ thuộc nhiều vào các nhà tái bảo hiểm
nước ngoài, đặc biệt trong các rủi ro có trách nhiệm bảo hiểm lớn, vượt quá khả năng giữ
lại của các doanh nghiệp bảo hiểm/tái bảo hiểm trong nước, nhất là các nghiệp vụ đặc thù
như: hàng không, dầu khí. Ngoài ra, các công ty tái bảo hiểm trong nước cũng chưa đáp
ứng được các yêu cầu cao về xếp hạng tín nhiệm (rating) của khách hàng bảo hiểm gốc…
Cũng theo bà Tú Anh, thị trường Việt Nam vẫn đang thu xếp tái bảo hiểm theo các
phương pháp truyền thống, chủ yếu là tái bảo hiểm tỷ lệ. Các hình thức hợp đồng chịu rủi
ro chung (Pool), tái bảo hiểm tài chính hoặc chuyển giao rủi ro thay thế (ART) không phổ
biến và chưa xuất hiện nhiều tại thị trường Việt Nam.
Với sự phát triển của thị trường bảo hiểm phi nhân thọ nói chung và tái bảo hiểm nói
riêng, các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước còn rất nhiều dư địa để mở rộng và phát
triển cũng như nâng cao thị phần. lOMoAR cPSD| 44919514
Trước tình hình đó, các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước cần nâng cao vị thế,
năng lực của mình qua việc đẩy mạnh tăng vốn, nâng mức xếp hạng tín nhiệm, cơ cấu tổ
chức quản lý theo chuẩn quốc tế, xây dựng chương trình quản trị rủi ro doanh nghiệp chặt
chẽ, đa dạng hóa danh mục rủi ro…
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý, bộ, ngành là yếu tố quan trọng góp
phần giúp các doanh nghiệp tái bảo hiểm trong nước nâng cao cơ hội cạnh tranh với các
doanh nghiệp nước ngoài, đẩy mạnh phát triển thị trường bảo hiểm/tái bảo hiểm phi nhân
thọ Việt Nam. Qua đó, giúp thị trường nâng cao tính chuyên môn hóa và hoạt động chuyên nghiệp hơn.
4. Những đóng góp chủ yếu của ngành bảo hiểm thương mại cho nền kinh tế nước ta:
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, tính đến 12/12/2022, thị trường bảo hiểm
có 79 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) với tổng tài sản ước đạt 811.312 tỷ đồng, tăng
14,51% so với năm 2021. Trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 117.229 tỷ đồng, các
DNBH nhân thọ ước đạt 694.083 tỷ đồng.
Theo thống kê, tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 162.814 tỷ đồng, tăng 3,83% so
với năm 2021, trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 37.392 tỷ đồng, các DNBH
nhân thọ ước đạt 125.422 tỷ đồng. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 251.306 tỷ
đồng, tăng 15,09% so với năm 2021.
Về dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, trong năm 2022, tổng dự phòng nghiệp vụ bảo
hiểm ước đạt 526.559 tỷ đồng, tăng 14,6% so với năm 2021, trong đó, các DNBH phi
nhân thọ ước đạt 32.901 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 493.658 tỷ đồng.
* Đánh giá hoạt động kinh doanh từng loại hình bảo hiểm trong năm 2022 cụ thể như sau:
Về Bảo hiểm phi nhân thọ, Bảo hiểm sức khỏe chiếm tỷ trọng doanh thu phí bảo
hiểm lớn nhất (khoảng 33,2%) với doanh thu đạt 22.414 tỷ đồng tăng 24,3 % so với cùng
kỳ, bồi thường 7.222 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 32,2%.
Bảo hiểm xe cơ giới doanh thu đạt 18.101 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 26,8% trong tổng
doanh thu toàn thị trường, tăng 11,9% so với cùng kỳ, bồi thường 9.015 tỷ đồng, tỷ lệ bồi
thường 49,8%. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm bắt buộc chủ xe cơ
giới đạt 4.365 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,5%, tăng 10,6% so với cùng kỳ, bồi thường 854
tỷ, tỷ lệ bồi thường 19,6%. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 13.735 tỷ đồng,
tăng 12,4 % so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 20,3%, bồi thường 8.161 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 59,4 %.
Bảo hiểm tài sản thiệt hại doanh thu đạt 7.805 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 11,5%, tăng lOMoAR cPSD| 44919514
1.3% so với cùng kỳ, bồi thường 2.404 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 30,8%
Bảo hiểm cháy nổ doanh thu đạt 9.509 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 14,1%, tăng trưởng
27,6% so với cùng kỳ, bồi thường 2.123 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 22,3%. Doanh thu bảo
hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 7.281 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 10,8%, tăng 21,9%, bồi thường
1.058 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 14,5%. Doanh thu bảo hiểm cháy nổ tự nguyện đạt 2.228
tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,3%, tăng 50,2% so với cùng kỳ, bồi thường 1.064 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 47,8%.
Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển doanh thu đạt 3.183 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4,7%,
tăng trưởng so với cùng kỳ 15,8%, bồi thường 759 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 23,9%.
Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu doanh thu đạt 2.801 tỷ đồng chiếm
tỷ trọng 4,1%, tăng trưởng 19,3%, bồi thường 1.051 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 37,5 %.
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác gồm bảo hiểm trách nhiệm đạt 1.432 tỷ đồng tăng
trưởng 9% so với cùng kỳ; bảo hiểm hàng không 1.060 tỷ đồng, tăng 4,8%; bảo hiểm tín
dụng và rủi ro tài chính 845 tỷ đồng; tăng 11,3%; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh 375 tỷ
đồng tăng 48,6%; bảo hiểm nông nghiệp đạt 41 tỷ đồng, giảm 31,9% so với cùng kỳ; bảo
hiểm bảo lãnh 36 tỷ đồng, tăng 24 % so với cùng kỳ.
Về Bảo hiểm nhân thọ: tính đến 31/12/2023, tổng số hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
đang có hiệu lực khoảng 13,92 triệu hợp đồng, tăng 5,45% so với năm 2021, trong đó số
hơp đồng bảo hiểm nhân thọ khai thác mới trong năm 2022 đạt 3,4 triệu hợp đồng (giảm
khoảng 4,2% so với số lượng hợp đồng khai thác mới của năm 2021). Tổng phí bảo hiểm
nhân thọ đạt 178.269 tỷ đồng, tăng 11,8%, trong đó phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới
đạt 50.723 tỷ đồng, tăng khoảng 2,4% so với phí bảo hiểm nhân thọ khai thác mới năm 2021.
Các dòng sản phẩm liên kết đầu tư tiếp tục là các sản phẩm chủ đạo mang lại tỷ trọng
doanh thu phí bảo hiểm lớn nhất (khoảng 85% phí bảo hiểm nhân thọ), tuy nhiên, khẩu vị
lựa chọn đầu tư của khách hàng cũng có những sự thay đổi. Các sản phẩm bảo hiểm liên
kết đầu tư đơn vị (khách hàng chủ động lựa chọn các quỹ đầu tư của doanh nghiệp bảo
hiểm theo khẩu vị đầu tư của mình) có xu hướng tăng trưởng mạnh, trong khi sản phẩm
bảo hiêm liên kết đầu tư chung (khách hàng hưởng kết quả từ hoạt động kinh doanh đầu
tư chung của doanh nghiệp bảo hiểm) có xu hướng sụt giảm.
Năm 2022, khai thác mới xấp xỉ 1,24 triệu hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư chung
(giảm khoảng 20% so với 2021) với phí khai thác mới đạt 21.841 tỷ đồng (giảm khoảng
14%), trong khi dòng bảo hiểm liên kết đầu tư đơn vị đạt trên 747 nghìn hợp đồng số
hợp đồng khai thác mới (tăng 57% so với 2021) với doanh thu phí đạt khoảng 21,7 nghìn
tỷ đồng (tăng trên 31%). lOMoAR cPSD| 44919514
Các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng có
sự tăng trưởng tốt, với trên 383 nghìn hợp đồng khai thác mới trong năm 2022, doanh thu
phí đạt trên 642 tỷ đồng, tăng trưởng 15,4%. Trong năm 2022, các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân tho chi trả quyền lợi bảo hiểm tổng cộng khoảng 40.600 tỷ đồng. * DỰ BÁO NĂM 2023:
Năm 2023, nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng (dự kiến
GDP tăng 6,5%). Nhu cầu về bảo hiểm tại Việt Nam tiếp tục tăng, nhận thức của người
dân và các tổ chức kinh tế về vai trò của bảo hiểm tiếp tục được nâng cao. Năm 2023
Luật Kinh doanh bảo hiểm mới sẽ có hiệu lực thi hành, cộng đồng doanh nghiệp cũng hy
vọng những chính sách mới của Nhà nước về bảo hiểm, những sửa đổi về chủ trương,
quy định pháp luật sẽ là một yếu tố tích cực thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển. Bộ
Tài chính dự báo thị trường sẽ đạt mức tăng trưởng khoảng 15% so với năm 2022.
Về xu hướng của năm 2023, với nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao
về những rủi ro trong cuộc sống, đặc biệt sau đại dịch Covid-19, các sản phẩm bảo hiểm
sức khỏe được dự báo sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng tốt...
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM 2000
2. LUẬT KINH DOANH BẢO HIỂM sửa đổi 2010
3. Kiến thức bảo hiểm, Generali - Bảo hiểm nhân thọ Italia
4. Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2022, dự báo năm 2023, Ngô Trung Dũng, 2023 lOMoAR cPSD| 44919514
5. Số liệu thống kê thị trường – Cổng thông tin điện tử bộ Tài chính, cục quản lý giám sátbảo hiểm
6. Mở “xa lộ” cho thị trường bảo hiểm, Hoàng Lan, 2022