-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nghiên cứu về tác động của nạn ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của sinh viên khoa quản trị kinh doanh |trường Đại học Huế
Hiện nay, ùn tắc giao thông là một vấn đề nhức nhói và rất đáng lo ngại tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh, sinh viên. Theo Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, việc ghi nhận điểm ùn tắc giao thông là căn cứ theo văn bản ngày 25/4/2017 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có đến 37 điểm tại khu vực bị ùn tắc giao giao thông bao gồm : Trung tâm thành phố có 6 điểm, sân bay Tân Sơn Nhất có 6 điểm, cảng Cát Lái có 3 điểm, cửa ngõ thành phố có 8 điểm và các khu vực khác có 14 điểm. Theo một số nghiên cứu (Trần Văn Tính và Nguyễn Thị Mơ, 2018) đã ước tính, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đã có 207.090 các loại xe ô tô, có hơn 1.921.822 xe máy và 1.000.000 chiếc xe đạp, 300 xe xích lô và chưa kể đến các phương tiện giao thông khác đăng kí ngoại tỉnh lưu hành tại thành phố. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Nghiên cứu khoa học (ĐHH) 6 tài liệu
Đại học Huế 272 tài liệu
Nghiên cứu về tác động của nạn ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của sinh viên khoa quản trị kinh doanh |trường Đại học Huế
Hiện nay, ùn tắc giao thông là một vấn đề nhức nhói và rất đáng lo ngại tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh, sinh viên. Theo Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, việc ghi nhận điểm ùn tắc giao thông là căn cứ theo văn bản ngày 25/4/2017 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có đến 37 điểm tại khu vực bị ùn tắc giao giao thông bao gồm : Trung tâm thành phố có 6 điểm, sân bay Tân Sơn Nhất có 6 điểm, cảng Cát Lái có 3 điểm, cửa ngõ thành phố có 8 điểm và các khu vực khác có 14 điểm. Theo một số nghiên cứu (Trần Văn Tính và Nguyễn Thị Mơ, 2018) đã ước tính, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đã có 207.090 các loại xe ô tô, có hơn 1.921.822 xe máy và 1.000.000 chiếc xe đạp, 300 xe xích lô và chưa kể đến các phương tiện giao thông khác đăng kí ngoại tỉnh lưu hành tại thành phố. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nghiên cứu khoa học (ĐHH) 6 tài liệu
Trường: Đại học Huế 272 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Huế
Preview text:
lO M oARcPSD| 45467232 lO M oARcPSD| 45467232
NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA NẠN ÙN TẮC GIAO THÔNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG
ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ùn tắc giao thông là một vấn đề nhức nhói và rất đáng lo ngại tại Thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống hằng ngày của người dân mà còn ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh, sinh
viên. Theo Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh, việc ghi nhận điểm ùn tắc giao
thông là căn cứ theo văn bản ngày 25/4/2017 của Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh có đến 37 điểm tại khu vực bị ùn tắc giao giao thông bao gồm : Trung tâm thành phố
có 6 điểm, sân bay Tân Sơn Nhất có 6 điểm, cảng Cát Lái có 3 điểm, cửa ngõ thành phố có
8 điểm và các khu vực khác có 14 điểm. Theo một số nghiên cứu (Trần Văn Tính và
Nguyễn Thị Mơ, 2018) đã ước tính, hiện nay Thành phố Hồ Chí Minh đã có 207.090 các
loại xe ô tô, có hơn 1.921.822 xe máy và 1.000.000 chiếc xe đạp, 300 xe xích lô và chưa
kể đến các phương tiện giao thông khác đăng kí ngoại tỉnh lưu hành tại thành phố. Với hiện
trạng giao thông hiện nay thì cứ 1 km đường ở Thành phố Hồ Chí Minh thì phải chịu tải
hơn 500 chiếc ô tô và hơn 6000 xe máy. Với tốc độ phát triển phương tiện là 12 - 15%/năm
như hiện nay thì tình trạng ùn tắc sẽ càng nghiêm trọng hơn. Ùn tắc giao thông mang đến
cho sinh viên nhiều khó khăn như là lãng phí thời gian, sức lực, ảnh hưởng đến sức khỏe
và quan trọng hơn hết đó là ảnh hưởng đến tinh thần học tập của học sinh , sinh viên khiến
cho việc học tập không đạt hiệu quả như mong đợi. Vấn đề này đã trở thành một trong
những mối quan tâm lớn nhất của các bạn học sinh, sinh viên. Vì vậy, nghiên cứu về ùn
tắc giao thông đã trở thành một trong những vấn đề được chú ý nhất hiện nay.
Từ những thực trạng nêu trên, nhóm đã nhận thức được những tác động tiêu cực tiềm
tàng của ùn tắc giao thông đối với hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là rất đáng kể. 1 lO M oARcPSD| 45467232
Do đó, nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu về tác động của ùn tắc giao thông đến
hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh” để đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu được các tác động tiêu cực này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chính:
Tìm hiểu về tác động của nạn ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của sinh viên
khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu nhận thức của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh về nạn ùn tắc giao thông.
- Tìm hiểu ảnh hưởng của nạn ùn tắc giao thông đối với hoạt động học tập của sinh viên
khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Đề xuất giải pháp giúp hạn chế ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập
của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Sinh viên khoa Quản trị kinh doanh trường tại Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh nhận thức như thế nào về ùn tắc giao thông ?
- Ùn tắc giao thông ảnh hưởng như thế nào đối với hoạt động học tập của sinh viên khoa
Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh ?
- Giải pháp nào giúp hạn chế ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của
sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh ?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tác động của ùn tắc giao thông đến hoạt động
học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh. 2 lO M oARcPSD| 45467232
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu bắt đầu tiến hành và thực hiện từ tháng 06 năm 2023
- Phạm vi không gian: Đề tài này được thực hiện tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi nội dung: Nhóm tập trung nghiên cứu về tác động của ùn tắc giao thông đến
hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh trong một số khía cạnh như nhận thức của sinh viên
về ùn tắc giao thông, ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của sinh
viên và đề xuất những giải pháp giúp sinh viên khoa Quản trị kinh doanh hạn chế được
tình trạng ùn tắc giao thông.
- Đối tượng khảo sát: Tất cả sinh viên trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí
Minh bao gồm sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba và cả năm cuối bởi vì thông tin sẽ
được thu thập nhiều và đa dạng hơn, từ đó có thể tìm hiểu được những tác động khác
nhau của ùn tắc giao thông đối với hoạt động học tập sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh qua các năm.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
5.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu sẽ bổ sung thêm những hiểu biết về nhận thức của sinh viên đối với nạn
ùn tắc giao thông cũng như là những ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đối với hoạt động
học tập hiện nay của sinh viên Việt Nam. Cùng với đó, đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo
đối với các nhà nghiên cứu về đề tài ùn tắc giao thông.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Thông qua nghiên cứu này, sinh viên sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tác động của ùn
tắc giao thông và các yếu ảnh hưởng đến hoạt động học tập. Đồng thời nghiên cứu còn đề
ra những biện pháp, giải pháp giúp sinh viên có thể hạn chế cũng như là có thêm kinh
nghiệm về nạn ùn tắc giao thông đối với hoạt động học tập. Bên cạnh đó, người dân có thể
tham khảo kết quả nghiên cứu nhằm nâng cao nhận thức về nạn ùn tắc giao thông và có thể
áp dụng các biện pháp đề ra để cải thiện tình trạng này một cách tối ưu. 3 lO M oARcPSD| 45467232
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Các khái niệm
1.1. Khái niệm giao thông :
Giao thông, theo Luật giao thông đường bộ (2004), là một cụm từ chỉ tất cả các hoạt
động di chuyển của con người bằng đôi chân, di chuyển hàng hóa bằng các phương tiện
vận chuyển như ô tô, xe máy, tàu hỏa,.. hoặc trên các phương tiện giao thông bằng hệ thống
giao thông chạy dài khắp cả nước.
1.2. Khái niệm ùn tắc giao thông :
Ùn tắc giao thông , theo Phạm Tuấn Anh (2016) được định nghĩa là tình trạng xảy ra
khi lưu lượng phương tiện tham gia vào hoạt động giao thông vượt quá khả năng chịu đựng
của cơ sở hạ tầng giao thông. Điều này dẫn đến các phương tiện bị tắc đường và không thể
di chuyển đi được, gây ra sự cản trở cho các phương tiện khác cũng như làm chậm hoặc
dừng lại hoạt động giao thông bình thường.
1.3.Khái niệm học tập :
Bằng những kinh nghiệm và sự hiểu biết của mình, nhà tâm lý học người Anh, ông
Richard Gross (2010) cho rằng quá trình rèn luyện, đạt được sự hiểu biết, những kiến thức,
các hành vi, kỹ năng, thái độ, giá trị và sở thích mới được gọi là học tập, học hành hay học
hỏi và gọi một cách đơn giản hơn là học.
1.4.Khái niệm hoạt động học tập :
Hoạt động học tập, được Nguyễn Trọng Hoàn (2016) nhận định rằng nó là quá trình học
hỏi, biết cách tiếp thu và tích lũy kiến thức, cũng như là kỹ năng và trao dồi kinh nghiệm
thông qua các hoạt động giáo dục, đào tạo hoặc là tự học. Hoạt động học tập có thể bao
gồm việc đọc sách, xem video, tham gia các lớp học, thực hành, thảo luận và nghiên nghiên cứu.
2. Nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về ùn tắc giao thông
Tắc nghẽn giao thông , theo Tô Nhi A (2012), là một vấn đề đang gia tăng ở nhiều thành
phố trên thế giới. Nó không chỉ ảnh hưởng đến việc đi lại hàng ngày của mọi người mà còn
ảnh hưởng đến khả năng tham gia các lớp học và đến đúng giờ của họ. Nhiều sinh viên
nhận thức được tác động tiêu cực của giao thông đối với kết quả học tập của họ. Ùn tắc 4 lO M oARcPSD| 45467232
giao thông có thể dẫn đến căng thẳng gia tăng và giảm tập trung, điều này có thể tác động
tiêu cực đến trải nghiệm học tập của họ. Bài tiểu luận này sẽ thảo luận về nhận thức của
sinh viên về việc tắc đường ảnh hưởng đến chất lượng học tập và các giải pháp khả thi để
giảm thiểu tác động của nó.
Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng ùn tắc giao thông đó chính là việc sinh
viên có chấp hành đúng luật an toàn giao thông hay không. Qua nghiên cứu trên có thể
thấy rằng hầu hết học sinh khi tham gia các hoạt động giao thông đều có nhận thức đúng
về việc chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. Cụ thể, có tới 85% học sinh nhận thấy
việc chấp hành đúng quy tắc giao thông đường bộ là rất cần thiết và 15% học sinh cho rằng
cần thiết. Tin tốt là không sinh viên nào nghĩ rằng điều này là không cần thiết. Tuy nhiên,
còn 15% sinh viên cho rằng cần chấp hành luật giao thông khi tham gia các hoạt động giao
thông. Bởi con số này cũng đồng nghĩa với việc một số học sinh không phải lúc nào cũng
chấp hành tốt luật khi tham gia giao thông và không ít trường hợp học sinh có thể vi phạm
luật giao thông. Kết quả trên cũng hoàn toàn phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học
sinh. Đây là thời đại học sinh đã trưởng thành về mọi mặt, đặc biệt là sự phát triển về ý
thức tự giác của học sinh. Điều này làm cho học sinh tự nhận thức được thái độ, hành vi
của mình khi tham gia giao thông có vi phạm luật giao thông hay không. Tuy nhiên, thời
đại này vẫn không tránh khỏi sự non nớt trong suy nghĩ và hành động. Kết quả này cũng
cho thấy phù hợp với giả thuyết nghiên cứu mà nhóm nghiên cứu đề xuất: “Học sinh có
nhận thức tốt về hành vi đúng pháp luật khi tham gia giao thông”.
Nhưng bên cạnh đó nhiều sinh viên nhận thức được tác động tiêu cực của tắc đường đến
khả năng tham gia lớp học và đến đúng giờ. Trong một cuộc khảo sát gần đây được thực
hiện giữa nhóm với 200 sinh viên đang học tại trường Đại học Công Nghiệp
TP.HCM, chúng tôi thấy rằng phần lớn trong số họ phải đối mặt với tình trạng tắc nghẽn
giao thông trên đường đi làm hàng ngày đến trường cao đẳng hoặc đại học. Họ cho biết tắc
đường thường khiến họ đến lớp muộn hoặc vắng mặt hoàn toàn. Cuộc khảo sát cũng tiết lộ
rằng những sinh viên phải di chuyển quãng đường dài hơn có nhiều khả năng bị ảnh hưởng
bởi tắc nghẽn giao thông. Họ phải thức dậy sớm hơn để tránh bị trễ, dẫn đến việc họ bị
thiếu ngủ và làm việc kém hiệu quả hơn trong suốt cả ngày. 5 lO M oARcPSD| 45467232
Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của phó giáo sư TS.Nguyễn Văn Thủ - Bộ môn Quy
hoạch và Quản lý GTVT Viện Quy hoạch và Quản lý GTVT Trường ĐH GTVT cũng cho
chúng ta thấy nhiều phương tiện thông tin đại chúng, nhiều thảo luận liệt kê các nguyên
nhân từ nhiều góc độ khác nhau. Sự khác biệt là do cơ sở hạ tầng còn thiếu, vận tải hành
khách công cộng bằng xe buýt còn yếu, do lượng phương tiện cá nhân tăng mạnh (tính đến
tháng 9/2007, số lượng phương tiện cơ giới tại TP.HCM là 2.063.000 xe máy, 200.407 ô
tô, v.v.); Số lượng mô tô, xe máy đăng ký mới/tháng là 700 xe, ô tô 120-140 xe, riêng
TP.HCM là 3.228.288 mô tô, xe máy; 344.836 ô tô, bình quân 9 tháng có 960 xe đăng ký
mới/tháng. 37.790/tháng đối với xe máy) do người tham gia giao thông không chấp hành
luật giao thông, do vỉa hè lấn làn, do phân làn không hợp lý, do không có cảnh sát giao
thông chốt kiểm soát… và nhiều nguyên nhân khác, cuối cùng đổ lỗi cho cơ quan quản lý cả nước.
Tắc nghẽn giao thông cũng có thể dẫn đến gia tăng căng thẳng và giảm khả năng tập trung,
điều này có thể tác động tiêu cực đến kết quả học tập. Những sinh viên thường xuyên phải
đối mặt với tình trạng tắc đường thường rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, ảnh hưởng
đến khả năng tập trung vào việc học. Họ cũng có nhiều khả năng bị lo lắng và trầm cảm,
khiến họ khó đối phó với những đòi hỏi của cuộc sống đại học. Tiếng ồn và ô nhiễm do
giao thông đông đúc có thể làm trầm trọng thêm những vấn đề này, dẫn đến các vấn đề về
sức khỏe thể chất và tinh thần.
3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đối với hoạt động học tập củasinh viên
Cuộc khảo sát từ bảng câu hỏi từ tháng 12/2016 đến tháng 5/2017 của tác giả Phan Thy
Huỳnh, 2016 nhằm nghiên cứu “ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến sinh viên “ với sự
tham gia của 212 sinh viên năm hai và năm ba của trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, kết quả của cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng có đến 92,5% sinh viên thường bị ùn
tắc giao thông sẽ ảnh hưởng đến học tập và có 82,1% bị tác động đến tinh thần và sức khỏe,
có 60,5% sinh viên nam và 42,9% sinh viên nữ cho rằng việc ùn tắc giao thông là 1 vấn đề
rất quan trọng đối với hoạt động học tập. 6 lO M oARcPSD| 45467232
Một cuộc khảo sát từ bảng câu hỏi của tác giả Tô A Nhi, 2018 nhằm nghiên cứu “ảnh
hưởng của ùn tắc giao thông đến học tập của sinh viên “ với sự tham gia của 300 sinh viên
từ năm nhất đến năm tư của trường Đại học Tôn Đức Thắng, kết quả của cuộc khảo sát đã
chỉ ra rằng ùn tắc giao thông có một số ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập như dễ dàng
trễ giờ (chiếm 29%), làm mất quá nhiều thời gian cho việc di chuyển (chiếm 11,6%) và
thậm chí gây căng thẳng, làm suy nhược cơ thể (chiếm 11,7%).
Theo nghiên cứu về tác động của việc ùn tắc giao thông đến học tập và đời sống của
sinh viên hiện nay ở các trường Đại học ở Đồng Nai, Trần Lan Khuê, 2018 và các cộng sự
đã cùng nhau tiến hành một cuộc khảo sát với sự tham gia của 300 sinh viên ngẫu nhiên ở
trường Đại học Công Nghệ Đồng Nai. Kết quả của cuộc khảo sát cho thấy có đến 87,9%
sinh viên chịu ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến học tập. Không chỉ sinh viên chịu ảnh
hưởng của ùn tắc giao thông mà giảng viên cũng chịu các ảnh hưởng không nhỏ. Một cuộc
khảo sát từ bảng câu hỏi nhằm nghiên cứu tác động và hệ lụy của ùn tắc giao thông đến
thời gian, sức khoẻ, công việc của tác giả Vũ Đình Trọng, 2016 thực hiện với sự tham gia
của 200 sinh viên, nhân viên tại công viên phần mềm Quang Trung về tác động và hệ lụy
của ùn tắc giao thông đến sinh viên và nhân viên. Kết quả cho thấy rằng có đến 74% người
chịu ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến công việc, có 12% người chịu ảnh hưởng của ùn
tắc giao thông đến sức khỏe. Cuộc khảo sát đã cho thấy ùn tắc giao thông sẽ làm mất đi sự
tập trung trong công việc và ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
4. Nghiên cứu về giải pháp giúp hạn chế hạn chế ảnh hưởng của ùn tắc giao
thôngđến hoạt động học tập của sinh viên
Theo Hoàng Thị Thanh Hà và cộng sự (2015), nghiên cứu về mô phỏng giao thông được
xem là một phương pháp hỗ trợ cho việc phân tích và giải quyết các vấn đề về giao thông,
nghiên cứu đã đề xuất mô hình đa tác tử để mô hình hóa và mô phỏng giao thông vào giờ
cao điểm tại cổng trường Đại học Kinh tế Đà nẵng với mong muốn dưa ra các giải pháp
giảm ùn tắc giao thông. Mô hình tập trung vào việc nghiên cứu hành vi di chuyển trong
môi trường hỗn độn, không có luật lệ giao thông cũng như làn đường, đèn tín hiệu. Các tác
tử di chuyển hướng đến mục tiêu xác định trước. Trong quá trình di chuyển, mục tiêu có thể không còn phù hợp. 7 lO M oARcPSD| 45467232
Theo Đinh Văn Hiệp và các cộng sự (2020) đã nghiên cứu và đưa ra được giải pháp cho
nạn ùn tắc giao thông là việc tổ chức giao thông xung quanh khu vực trường học như tổ
chức đường một chiều khu vực trường học trong giờ cao điểm, tổ chức cấm xe ô tô đi qua
khu vực cổng trường trong giờ cao điểm, bố trí tín hiệu, báo hiệu khu vực trường học và
vạch sơn cấm đỗ xe trên lòng đường, tổ chức các tuyến đường đi bộ dành cho học sinh
(phụ huynh) sống ở khu vực gần trường có thể đi bộ tới trường một cách an toàn, bố trí các
điểm sang đường cho người đi bộ, đồng bộ hóa hệ thống tín hiệu theo hướng tích hợp với
nhu cầu khi học sinh tan học.
Theo Hoàng Bá Đại Nghĩa và Phạm Duy Dưởng (2023) đã nghiên cứu xây dựng hệ
thống cảnh báo sớm ùn tắc giao thông và định hướng phân luồng cho người tham gia giao
thông như ước lượng lưu lượng và tốc độ dòng xe thông qua hình ảnh từ camera giao thông
của thành phố Đà Nẵng, xây dựng thuật toán định hướng phân luồng giao thông, xây dựng
phần mềm gửi cảnh báo và phân luồng đến phương tiện tham gia giao thông. Theo báo
cáo khoa học: "Nguyên nhân ùn tắc giao thông và những hạn chế " (2011), hạn chế số
lượng phương tiện giao thông vào giờ cao điểm, trước mắt vào giờ cao điểm cần cấm lưu
thông và dừng đỗ xe tại các địa điểm dễ gây ùn tắc. Nghiên cứu xem xét về việc xây dựng
bãi đỗ xe tránh xảy ra hiện tượng cản trở giao thông do đường bị hẹp và ảnh hưởng đến sự
ra vào của các phương tiện. Khuyến khích, tuyên truyền ý thức sử dụng phương tiện giao
thông công cộng, xe đạp, đi bộ hoặc đi chung xe để giảm tối ta tình trạng ùn tắc giao thông.
5. Những khía cạnh chưa được đề cập trong các nghiên cứu trước đó
Những nghiên cứu trước đây chưa có nghiên cứu nào làm sáng tỏ được tác động của ùn
tắc giao thông đến hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường
Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Các bài nghiên cứu của họ chủ yếu phân
tích và đưa ra hướng giải quyết chung về ùn tắc giao thông. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục
kế thừa và tiến hành nghiên cứu vấn đề này nhằm đưa ra các giải pháp hợp lý để giải quyết
vấn đề về ùn tắc giao thông tác động đến hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản trị
kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP 8 lO M oARcPSD| 45467232
1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu được lựa chọn do các lý do sau đây:
- Thiết kế cắt ngang: Tiến hành nhanh, ít tốn kém, chỉ cần thu thập thông tin một lần
trên mỗi đối tượng nên khá hữu dụng và không cần phải theo dõi theo thời gian.
- Thiết kế nghiên cứu định lượng: Khi sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng thường
sử dụng khảo sát bằng phiếu câu hỏi, hình thức này sẽ ít tốn kém và sẽ tiết kiệm được
khá nhiều thời gian nhưng đồng thời chúng ta lại thu thập được lượng lớn thông tin để
phục vụ cho việc nghiên cứu.
- Thiết kế phi thực nghiệm: Không có bất kỳ những tác động nào làm ảnh hưởng và thay
đổi trạng thái, môi trường đối với đối tượng mà nhóm sẽ tiến hành khảo sát. 2. Chọn mẫu
- Dân số nghiên cứu: Những sinh viên hiện đang theo học tại Khoa Quản trị Kinh doanh
của Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM.
- Kích cỡ dân số: Với số lượng sinh viên hàng năm hơn 6.000 sinh viên (từ trang web khoa Quản trị Kinh doanh)
- Kích cỡ mẫu:Theo số lượng sinh viên mà nhóm tìm được là 450 sinh viên. Do kích cỡ
dân số là 6.000 sinh viên nên sử dụng công thức Slovin: N= Trong đó:
+ N : số lượng doanh số + n : kích cỡ mẫu
+ e : sai số cho phép ( e = 5% là tỷ lệ thông thường được sử dụng )
- Chiến lược chọn mẫu: Chọn mẫu phi xác suất thuận tiện.
Lý do: chọn mẫu dựa trên sự thuận tiện, dễ thu thập thông tin, không tốn kém quá nhiều
chi phí và thời gian so với chọn mẫu xác suất, không cần phải có khung mẫu. Nhóm có thể
tiếp cận đối tượng khảo sát ở các trang hội nhóm nào của sinh viên Khoa
Quản trị Kinh doanh IUH trên facebook. Bất kỳ các sinh viên hiện đang theo học tại Khoa
Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM đều có thể được chọn. 9 lO M oARcPSD| 45467232
- Cách tiếp cận mẫu:
Do đối tượng thu thập dữ liệu của nhóm là các sinh viên hiện đang theo học tại Khoa
Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM nên nhóm sẽ tiến hành
khảo sát bằng cách gửi các link form khảo sát vào các nhóm có đông đảo sinh viên đang
theo học tại Khoa Quản trị Kinh doanh IUH trên facebook như (Sinh viên IUH, IUH Chào Tân Sinh Viên)
3. Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát
- Công cụ thu thập dữ liệu: bảng câu hỏi khảo sát. Vì khảo sát thực hiện trên số lượng
lớn sinh viên nên nhóm chúng em sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập được một
khối lượng lớn thông tin mà không mất nhiều thời gian và ít tốn kém.
- Quy trình thiết kế:
+ Bước 1: Xác định những thông tin cần thu thập.
Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu, nhóm em xác định ra các thông tin cần thu thập bao
gồm: Tìm hiểu nhận thức của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh về ùn tắc giao thông, tìm hiểu ảnh hưởng của
ùn tắc giao thông đối với hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại
trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh, đề xuất giải pháp giúp hạn chế
ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản trị
kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
+ Bước 2: Viết các câu hỏi cho các thông tin cần thu thập.
Ví dụ đối với thông tin: Tìm hiểu ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đối với hoạt động
học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh .
Xin bạn vui lòng cho biết ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đối với hoạt động học tập
của viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh ra sao ?
1. Giảm số lượng và độ nghiêm trọng của các vụ tai nạn xe cộ. 10 lO M oARcPSD| 45467232
o Hoàn toàn không đồng ý o Không đồng ý o Phân vân o Đồng ý o Hoàn toàn đồng ý
2. Phát sinh các hành vi xô đẩy, leo lên vỉa hè làm mất an toàn giao thông.
o Hoàn toàn không đồng ý o Không đồng ý o Phân vân o Đồng ý o Hoàn toàn đồng ý
3. Lãng phí thời gian của bạn, gây ảnh hưởng đến kết quả học tập.
o Hoàn toàn không đồng ý o Không đồng ý o Phân vân o Đồng ý o Hoàn toàn đồng ý
4. Ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe của sinh viên.
o Hoàn toàn không đồng ý o Không đồng ý o Phân vân o Đồng ý o Hoàn toàn đồng ý
5. Dễ bị trộm cắp, móc túi.
o Hoàn toàn không đồng ý o Không đồng ý o Phân vân o Đồng ý o Hoàn toàn đồng ý
6. Ùn tắc giao thông khuyến khích sinh viên kiểm soát giờ ra đường của mình để
qua đó tăng hiệu suất lao động mỗi ngày. 11 lO M oARcPSD| 45467232
o Hoàn toàn không đồng ý o Không đồng ý o Phân vân o Đồng ý o Hoàn toàn đồng ý
+ Bước 3: Kiểm tra thử:
Nhóm tiến hành kiểm tra thử đối với 20 bạn sinh viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Trường
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Cách tiến hành: Nhóm em sẽ đưa link khảo sát
cho 20 bạn sinh viên thuộc Khoa Quản Trị Kinh Doanh và khi điền đủ số lượng khảo sát sẽ
đóng lại link khảo sát. Sau đó, nhóm sẽ gửi email đến các bạn sinh viên đã được khảo sát để
nhờ các bạn đánh giá cũng như đóng góp ý kiến về mặt nội dung và hình thức để bảng khảo
sát đủ độ tin cậy và hoàn thiện hơn. -
Nội dung bảng câu hỏi khảo sát: Bảng câu hỏi khảo sát gồm 5 phần, 37 câu hỏi.
+ Phần 1: Thông tin cá nhân: 4 câu hỏi.
+ Phần 2: Vấn đề liên quan với nội dung : 10 câu hỏi.
+ Phần 3: Nhận thức của sinh viên về ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến hoạt động học tập: 5 câu hỏi.
+ Phần 4: Những ảnh hưởng nạn ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập: 6 câu hỏi. +
Phần 5: Giải pháp giúp hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động học tập của
sinh viên do vấn đề ùn tắc giao thông gây ra: 12 câu hỏi. 4.
Phương pháp nghiên cứu
4.1.Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này có tất cả ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể, nhóm quyết định sử dụng
phương pháp nghiên cứu được trình bày dưới bảng đây:
Mục tiêu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu nhận thức của sinh viên khoa
Quản Trị Kinh Doanh tại trường Đại Học
Khảo sát bằng bảng hỏi
Công Nghiệp TPHCM về ùn tắc giao thông.
Tìm hiểu ảnh hưởng nạn ùn tắc giao thông đến
hoạt động học tập của sinh viên khoa 12 lO M oARcPSD| 45467232
Khảo sát bằng bảng hỏi
Quản trị kinh doanh tại trường Đại học
Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp giúp hạn chế ảnh hưởng
của nạn ùn tắc giao thông đến hoạt động
Suy luận logic dựa trên cơ sở lý thuyết và
học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh kết quả nghiên cứu.
doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
4.2.Quy trình thu thập dữ liệu
- Khảo sát sẽ được thực hiện bởi sự đóng góp và tham gia của 450 sinh viên trường Đại học Công Nghiệp TPHCM
- Thời gian: Bắt đầu tiến hành vào ngày 29/3/2023 đến 29/4/2023 (cụ thể thời gian mở
link khảo sát là từ 0h00’ ngày 29/3/2023 và đóng link khảo sát là 23h59’ ngày 29/4/2023)
- Tiếp cận mẫu: Online (Vì đối tượng thu thập dữ liệu là các sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh đang theo học tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nên
nhóm lựa chọn tiếp cận mẫu bằng bảng câu hỏi khảo sát thông qua việc gửi link Google
Forms khảo sát tới 450 sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tình nguyện đang học tại
trường và các nhóm có đông đảo sinh viên qua trạng mạng facebook cụ thể như là các
nhóm: Sinh viên IUH, IUH Chào Tân Sinh Viên. Họ sẽ mất khoảng 5-10 phút để hoàn
thành bảng khảo sát. Sau đó nhóm sẽ thu lại những phiếu câu hỏi khảo sát bằng cách
mở dữ liệu bằng Google Sheet rồi lưu thành tập tin Excel và tải về máy tính.)
4.3.Xử lý dữ liệu
- Mục tiêu 1: Để xử lý thông tin đã thu thập được từ cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu sử
dụng phép tính thống kê mô tả như tính số lượng, tỉ lệ phần trăm,…. Từ đó sẽ xác định
được nhận thức của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh tại trường Đại Học Công
Nghiệp TPHCM về ùn tắc giao thông hiện nay. 13 lO M oARcPSD| 45467232
- Mục tiêu 2: Để xử lý thông tin đã thu thập được từ cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu sử
dụng phép tính thống kê mô tả như tính số lượng, tỉ lệ phần trăm,…. Từ đó sẽ tìm hiểu
được các yếu tố ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của sinh viên
khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Mục tiêu 3: Để đề xuất các giải pháp giúp hạn chế ảnh hưởng của nạn ùn tắc giao thông
đến hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công
Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp
suy luận logic dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu
CẤU TRÚC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN
Luận văn sẽ có 5 chương chính với các nội dung như sau:
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Chương này sẽ giới thiệu những tổng quan tài liệu bao gồm các phần như những khái
niệm giao thông, ùn tắc giao thông, học tập, hoạt động học tập, nhận thức của sinh viên
Việt Nam về ùn tắc giao thông, ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đối với hoạt động học tập
của sinh viên Việt Nam, các giải pháp giúp hạn chế ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến
hoạt động học tập của sinh viên Việt Nam hiện nay. Và các khía cạnh chưa được đề cập
trong các nghiên cứu trước đó.
Chương 2: Nội dung - phương pháp
Mô tả quy trình nghiên cứu về tác động của nạn ùn tắc giao thông đến hoạt động học
tập của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh tại Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM
bao gồm thiết kế nghiên cứu, chọn mẫu, thiết kế bảng câu hỏi khảo sát, phương pháp nghiê n
cứu, quy trình thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu.
Chương 3: Kết quả
Chương này sẽ trình bày về kết quả nghiên cứu và có những trao đổi, thảo luận về kết
quả nghiên cứu. Nhóm nghiên cứu sẽ dựa vào những kết quả từ phiếu khảo sát và những
thông tin mà nhóm đã thu thập được để từ đó đưa ra những kết luận về tác động của nạn
ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh tại
Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM hiện nay, nhận thức của sinh viên Việt Nam về ùn
tắc giao thông, những ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đối với hoạt động học tập của sinh 14 lO M oARcPSD| 45467232
viên Việt Nam. Từ đó sẽ có sự so sánh của nghiên cứu với những nghiên cứu trước đó, tìm
hiểu được những điểm giống và khác, củng cố và bổ sung thêm thông tin giữa các nghiên cứu.
Chương 4: Đề xuất giải pháp
Đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên khoa Quản trị Kinh doanh tại trường Đại học
Công nghiệp TPHCM hạn chế được nạn ùn tắc giao thông ảnh hưởng đến hoạt động học tập.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Tổng hợp lại những nội dung nghiên cứu, rút ra các các kết quả nghiên cứu quan trọng.
Và đưa ra một số ý kiến, quan điểm, giải pháp giúp người dân tham khảo nhằm cải thiện
và nâng cao nhận thức về tình trạng của ùn tắc giao thông ở Việt Nam hiện nay.
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu sẽ được tiến hành bắt đầu tiến hành vào tháng 6 năm 2023
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Sở GTVT TPHCM, 2017. Văn bản việc ghi nhận điểm ùn tắc giao thông là căn cứ theo
văn bản ngày 25/4/2017. [Truy cập ngày 7/11/2022] Truy cập tại:
https://sgtvt.hochiminhcity.gov.vn/ 15 lO M oARcPSD| 45467232
2. Phan Thy Huỳnh, 2016. Tác động của ùn tắc giao thông đến sinh viên hiện nay: Thực
trạng và đề xuất giải pháp. Tạp chí Môi trường Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, số 4, trang 32 – 40.
3. Tô A Nhi, 2018. Ảnh hưởng của ùn tắc giao thông đến học tập và áp dụng học tập trực
tuyến để giảm ảnh hưởng của ùn tắc giao thông. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Tôn Đức Thắng.
4. Quốc hội, Luật giao thông đường bộ. Chương 2, điều 5, 2004. [Truy cập ngày 13/11/2022].
Truy cập tại: https://www.mt.gov.vn/vn/Pages/Trangchu.aspx
5. Cổng thông tin chính phủ. Tin tức. [Truy cập ngày 14/11/2022]
Truy cập tại https://vanban.chinhphu.vn/
6. Trần Lan Khuê, 2018. Tác động của việc ùn tắc giao thông đến học tập và đời sống của
sinh viên hiện nay ở các trường đại học ở Đồng Nai. Tạp chí khoa học – Trường Đại
học Đồng Nai, số 22, trang 23 – 30.
7. Vũ Đình Trọng, 2016. Tác động và hệ lụy của ùn tắc giao thông đến thời gian, sức
khỏe, công việc. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Lao Động – Xã Hội TPHCM.
8. Nguyễn Trọng Hoàn, 2016. Hoạt động học tập môn Ngữ Văn trong dạy định hướng
năng lực. Tạp chí khoa học, số 7, trang 84.
9. Thư viện số - Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Việt - Hàn.
Ứng dụng công cụ gama để mô phỏng tình trạng tắc nghẽn tại nút giao thông Ngô
Quyền – Phạm Văn Đồng dịp lễ hội 2016. [ Truy cập ngày 1/5/2023]
Truy cập tại: http://elib.vku.udn.vn/handle/123456789/73
10. PGS TS Doãn Minh Tâm (2011). Tình hình và các giải pháp nhằm tăng cường an toàn
giao thông đường bộ và an toàn giao thông đô thị ở Việt Nam. Báo cáo khoa học – công
nghệ giao thông vận tải, trang 198.
11. Thư viện số - Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông Việt - Hàn.
Giải pháp giảm ùn tắc giao thông tại cổng trường Đại học Kinh Tế Đà Nẵng bằng
phương pháp mô phỏng dựa trên tác tử 2015. [Truy cập ngày 1/5/2023]
Truy cập tại: http://elib.vku.udn.vn/handle/123456789/73
12.Hoàng Bá Đại Nghĩa và Phạm Duy Dưởng, 2023.Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh
báo ùn tắc giao thông dựa trên nền tảng hệ thống camera 0511 thành phố Đà Nẵng. Báo
cáo khoa học – Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật. 16 lO M oARcPSD| 45467232
13.Huỳnh Hân, Nguyễn Văn Tuyên, Trần Mạnh Hùng, Vũ Văn Huy, Đinh Văn Hiệp, 2020.
Nghiên cứu giải pháp tổ chức và quản lý giao thông nhằm giảm thiểu ùn tắc trong giờ
cao điểm khu vực cổng trường tiểu học trong nội thành Hà Nội. Tạp chí Khoa học Công
nghệ Xây Dựng (KHCNXD) – ĐHXDHN, trang 77 – 86.
14.Tô Nhi A, 2012. Hành vi tham gia giao thông của sinh viên một số trường Đại học tại
Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ tâm lý học. Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tài liệu Tiếng Anh
1. Richard, G., 2010. Psychology: The Science of Mind and Behaviour Sixth Edition.
Hachette UK: Hodder Education. PHỤ LỤC A
Phiếu khảo sát về tác động của nạn ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của
sinh viên khoa Quản trị kinh doanh tại trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh Xin chào anh/chị,
Trước hết, nhóm xin tự giới thiệu, nhóm chúng tôi đến từ Khoa Quản Trị Kinh Doanh
tại trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay, ùn tắc giao thông là
một vấn đề nhức nhói và rất đáng lo ngại tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước
nói chung, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người dân mà
còn ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh, sinh viên. Do đó, nhóm quyết định
chọn đề tài “Nghiên cứu về tác động của ùn tắc giao thông đến hoạt động học tập của sinh
viên khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh” để
đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm giảm thiểu được các tác động tiêu cực này. Kính
mong quý аnh/chị dành chút ít thời giаn để trả lời những câu hỏi dưới đây. Các thông tin
аnh/chị cung cấp là rất đáng tin cậy và cần thiết cho nghiên cứu củа nhóm chúng tôi. Nhóm
chúng tôi cаm kết đảm bảo tính riêng tư cho аnh/chị khi thаm giа khảo sát này. Mọi thông
tin dữ liệu thu được trong phiếu hỏi sẽ chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn anh/chị!
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Anh/chị vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân bằng cách chọn vào các câu trả
lời tương ứng cho những câu hỏi dưới đây. 17 lO M oARcPSD| 45467232
1. Bạn là sinh viên năm mấy? o Năm 1 o Năm 2 o Năm 3 o Năm 4
2. Bạn thuộc giới tính nào? o Nam o Nữ
3. Bạn đang là sinh viên thuộc khoa nào? o Quản trị kinh doanh o Tài chính ngân hàng o Công nghệ cơ khí o Công nghệ thông tin o Khác (Ghi rõ:..........)
4. Bạn đang tham gia giao thông chủ yếu bằng phương tiện gì?
o Xe máy o Xe đạp o Xe ô tô o Xe buýt o Phương tiện khác
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
I. Bạn vui lòng đọc kỹ và chọn vào ô tương ứng với ý kiến đánh giá của mình cho
những phát biểu dưới đây:
1. Bạn có bị ùn tắc giao thông bao giờ chưa ? o Rồi o Thỉnh thoảng o Chưa 18 lO M oARcPSD| 45467232
2. Theo bạn nguyên nhân ùn tắc giao thông là do
đâu?o Giờ giấc ( Thời gian cao điểm sau giờ làm,…)
o Lấn chiếm làn đường (Tụ tập mua bán hàng
rong,…) o Quản lí giao thông chưa chặt chẽ o Ý
thức người tham gia giao thông o Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế
3. Bạn có bao giờ bị trễ học do ùn tắc giao thông không ? o Có o Không
4. Tầng suất của bạn bị ùn tắc giao thông trong tuần là bao nhiêu lần? o Luôn luôn o Thường xuyên o Thỉnh thoảng o Rất ít o Không bao giờ
5. Ý thức tham gia giao thông của mỗi người ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề xảy
raùn tắc giao thông? o Đồng ý o Phân vân o Không đồng ý
6. Đoạn đường ùn tắc nhiều nhất từ nhà đến trường bạn là ở đâu ?
……………………………………………………………………………………………… ….
7. Thời gian ùn tắc giao thông khoảng bao lâu ?
…………………………………………………………………………………………........ ..... 19 lO M oARcPSD| 45467232
8. Điều bạn khó chịu nhất khi bị ùn tắc giao thông ? .............
…………………………………………………………………………………………
9. Bạn đánh giá như thế nào về chất lượng giao thông ở TP Hồ Chí Minh?
(1 - Rất kém; 2 – Kém; 3 – Bình thường; 4 – Tốt; 5 - Rất tốt) o 1 o 2 o 3 o 4 o 5
10.Theo bạn, chúng ta nên làm gì để hạn chế nạn ùn tắc giao thông hiện nay?
……………………………………………………………………………………………… ….
II. Anh/chị vui lòng đọc kỹ và đánh dấu X vào ô tương ứng với ý kiến đánh giá của
mình cho những phát biểu dưới đây? (Trong đó: 1 – Hoàn toàn không đồng ý; 2 –
Không đồng ý; 3 – Phân vân; 4 – Đồng ý; 5 – Hoàn toàn đồng ý) 20