Ngoại giao của nhà Mạc với Lê- Trịnh - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Ngoại giao của nhà Mạc với Lê- Trịnh - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Ngoại giao của nhà Mạc với Lê-Trịnh (Sau khi Lê-Trịnh phục dựng)
Hai nhà giao chiến không ngừng •
Nhà Mạc vẫn tổ chức các kỳ thi Hội hàng năm. •
Sau khi nhà Mạc lên nắm quyền thì có rất nhiều triều thần cũ của nhà Lê không
phục nên đã có rất nhiều hoạt động mang tính chống đối như mở các cuộc nổi dậy,
“phù Lê diệt Mạc”, cầu cứu nhà Minh nhưng đều không thành. •
Đến khi tìm được hậu thế của nhà Hậu Lê là Lê Duy Ninh (hiệu là Lê Trang
Tông) thì các cuộc chiến tranh quy mô lớn mới thực sự bắt đầu. •
1543, nhà Lê đánh chiếm Tây Đô ( Thanh Hóa), Dương Chấp Nhất đầu hàng. •
1545, Chấp Nhất dâng dưa độc cho Nguyễn Kim, Nguyễn Kim chết và con rể là
Trịnh Kiểm lên nắm binh quyền. •
11/1592 Trịnh Tùng tiến đánh Thăng Long, Mạc Mậu Hợp phải bỏ chạy về huyện
Phượng Nhãn sau đó bị bắt sống và hành hình. •
Ngay từ khi Mạc Mậu Hợp bị thua lớn ở Thăng Long đầu năm 1592, nhiều hoàng
thân nhà Mạc thuộc chi Mạc Kính Điển đã tìm cách lập nghiệp riêng để khôi
phục. Đồng thời, quyền lực của họ Trịnh cũng được xác lập lên hàng chúa và được thế tập. •
Sau đó các thân vương còn lại của nhà Mạc tiếp tục tái chiếm cứ nhiều nơi ở Bắc
Bộ. Theo kế dặn lại của Mạc Ngọc Liễn trước khi mất (1594), khi đại quân Lê
Trịnh kéo đến, họ Mạc thường tránh, tản vào rừng núi hoặc chạy sang bên kia
biên giới. Khi quân Lê Trịnh rút về, quân Mạc lại tụ tập. Đây là chiến thuật chính
của nhà mạc lúc đó, Đại Việt Thông Sử cũng viết lại về chiến thuật này :"Quan
quân tới đâu, quân giặc (tức quân Mạc) lập tức tản ra, quan quân đi thì chúng lại
tụ lại, các huyện ở Thái Nguyên, Lạng Sơn khổ vì chúng". •
Tháng 5 năm 1600, ba viên Quận công Phạm Ngạn, Bùi Văn Khuê, Ngô Đình
Nga chạy về hàng nhà Mạc. Nguyễn Hoàng nhân cơ hội đó đã về Nam ly khai họ
Trịnh, kinh thành rối loạn, Trịnh Tùng mang Lê Kính Tông tháo chạy. Mẹ của
Mạc Mậu Hợp nhân đó tự xưng Quốc mẫu, cùng tông thất nhà Mạc trở về Thăng
Long. Tướng Ngô Đình Nga mang quân lại hàng. Lực lượng của nhà Mạc lại
mạnh lên, có vài vạn người. •
8/1600 - 1625, quân Trịnh nhiều lần đem quân ra đánh Mạc song nhà Mạc thua
nhưng liên tiếp tháo chạy. Năm 1625, Trịnh Tráng đốc binh đánh nhà Mạc. Quân
Lê Trịnh dùng kế hỏa cung đánh thắng quân Mạc, cuối cùng bắt được Mạc Kính
Cung tại Cao Bằng, đem về giết tại kinh đô. •
Sau khi Kính Cung bị bắt, Mạc Kính Khoan chạy vào lẩn trốn trong vùng người
dân tộc Dao, tiếp tục tập hợp lực lượng. Sau đó Kính Khoan sai người dâng biểu
về triều xin quy thuận. Chúa Trịnh cũng thấy không thể diệt ngay hết được nhà
Mạc nên nhân danh Lê Thần Tông phong Mạc Kính Khoan chức Thống quốc
công và giao trấn giữ vùng biên giới. •
Nhà Minh, vì muốn duy trì thế Nam Bắc triều ở Việt Nam để có lợi cho Trung
Quốc, nên đã can thiệp để họ Mạc được cát cứ ở Cao Bằng. Khi nhà Minh mất
(1644), các vua Nam Minh - tàn dư nhà Minh - vẫn ủng hộ họ Mạc. Từ Mạc Kính
Khoan, họ Mạc nối nhau trấn giữ ở đây trong nhiều năm. •
Năm 1638, Kính Khoan chết, con là Mạc Kính Vũ lại xưng hiệu là Thuận Đức,
tiếp tục cát cứ tại đây chống triều đình Lê Trịnh. Đến khi nhà Minh mất hẳn
(1662) về tay nhà Thanh, họ Mạc vẫn nhờ can thiệp của nhà Thanh để cát cứ ở
đây. Lực lượng Lê Trịnh nhiều lần lên đánh đều không tiêu diệt được. •
Năm 1643, Mạc Kính Vũ nhân lúc Trịnh Tráng đi đánh Nguyễn Phúc Nguyên ở
Thuận Hóa đã đánh phá ra Thái Nguyên, Bắc Cạn. Khi chiến tranh với họ Nguyễn
tạm ngưng, chúa Trịnh 3 lần điều quân lên Cao Bằng năm 1662, 1666 và 1667
nhưng Mạc Kính Vũ khi thua trận thường chạy sang Long châu (Trung Quốc),
khi quân Trịnh lui thì Kính Vũ lại trở về Cao Bằng khiến chúa Trịnh không thôi đau đầu. •
Tuy nhiên sau đó Mạc Kính Vũ lại giúp phản thần Ngô Tam Quế chống lại nhà
Thanh nên từ đó không còn nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài nữa. Nhà Mạc mất
chỗ dựa, họ Trịnh nhân cơ hội đó bèn ra tay dẹp họ Mạc. •
Tới năm 1677, nhà Mạc thua trận trước sự tấn công của quân nhà Trịnh. Mạc
Kính Vũ thua trận phải tháo chạy sang Trung Quốc. Việc trấn giữ Cao Bằng của
nhà Mạc lúc đó mới hoàn toàn chấm dứt. Nhà Mạc sụp đổ. •
Những người họ Mạc còn sót lại bị đổi sang họ khác. Về sau, nhân khi chính sự
Đàng Ngoài dưới thời Trịnh Giang rối ren, năm 1739, hậu duệ của họ Mạc là
Nguyễn Cừ, Nguyễn Tuyển lại nổi dậy, mở đầu trong phong trào khởi nghĩa nông
dân Đàng Ngoài chống Trịnh trong vài năm.
Tài liệu tham khảo: * Đại Việt sử kí toàn thư (Đại Việt sử kí Bản thực lục 15 phần 2 –
Đại Việt sử kí Bản kỉ tục biên 17 phần 2, Đại Việt sử kí toàn thư quyển 18). * Đại Việt thông sử.