-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ngoại giao Nhà Mạc - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Bối cảnh Đại Việt trước khi nhà Mạc ra đời là sự cấu thành những mâu thuẫn sâu sắc trong lòng 1 xã hộiquân chủ kéo dài từ thế kỷ XV – XVII. Sự ra đời của nhà Mạc chấm dứt 20 năm đại khủng hoảng nội bộ ĐạiViệt
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:57 6/8/24 NHÀ MẠC - Nhà Mạc NGOẠI GIAO NHÀ MẠC
I. Sơ lược bối cảnh:
+) Bối cảnh Đại Việt trước khi nhà Mạc ra đời là sự cấu thành những mâu thuẫn sâu sắc trong lòng 1 xã hội
quân chủ kéo dài từ thế kỷ XV – XVII. Sự ra đời của nhà Mạc chấm dứt 20 năm đại khủng hoảng nội bộ Đại Việt.
+) Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê sơ sau một thời gian phát triển cực thịnh dưới thời vua Lê Thánh Tông đã bắt
đầu suy thoái. Chính sử nhà Lê cũng đã phải thừa nhận: "Từ vua Uy Mục trở đi, cơ nghiệp nhà Lê mỗi ngày
một suy dần, không có vua nào làm được việc nhân chính…”
+) Thế kỉ XVI, xã hội rối ren, hỗn loạn và đầy bất ổn:
+) Nông nghiệp sa sút, tiêu điều, thiên tai hạn hán, lũ lụt hoành hành, nạn đói kém thường xuyên xảy ra
5 vua bị giết, 2 vụ tiếm ngôi xưng vương; Nam - Bắc phân tranh, các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi, nhiều
phe phái tiêu diệt lẫn nhau khiến sức lực suy tàn, nhân tài cạn kiệt. Binh sĩ nhiều người bỏ thân nơi chiến địa
không vì lợi ích quốc gia
→ Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc có sự khủng hoảng diễn ra lâu dài và trầm trọng như lần này.
+) Các tập đoàn phong kiến Mạc – Lê – Trịnh, Nguyễn tranh chấp nội bộ.
-Từ Sơn Nam trở ra Bắc: nhà Mạc.
-Từ Thanh Hoá đến sông Linh Tích: vua Lê chúa Trịnh.
-Từ sông Linh Tích trở vào: thuộc chúa Nguyễn
Tồn tại các thế lực thân Lê nổi dậy lật đổ.
-> Lựa chọn con đường bang giao với phương Bắc → Rất phức tạp và khó khăn do xuất hiện các thế lực
thân Lê thường xuyên cử sứ bộ sang Trung Quốc xin nhà Minh cất quân “hỏi tội”
-> Rơi vào thế vô cùng hỗn loạn: “NGŨ ĐẦU THỌ ĐỊCH”
-> Lịch sử đang cần có một nhân vật đứng ra giải quyết khủng hoảng để yên dân, dựng nước. Lịch sử đã lựa
chọn Mạc Đăng Dung - một người có tài thao lược thâu tóm quyền binh, giữ chức Thái sư đứng đầu triều đình
+) Sau khi dẹp được các bè phái trong cung đình, Mạc Đăng Dung đã ép vua Lê Cung Hoàng nhà Hậu Lê
nhường ngôi tháng 6 năm 1527. Việc nhà Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực và bị thiên
hạ chán ghét được nhiều nhà sử học đánh giá là hợp quy luật hưng vong của lịch sử. Nếu dòng họ Mạc
không nổi dậy thì các dòng họ thế tộc khác cũng làm điều tương tự trong bối cảnh lúc đó
-> Tháng 06 năm Đinh Hợi (1527): Mạc Đăng Dung lên ngôi, lấy niên hiệu là Minh Đức.
II, Lược sử về thời kỳ nhà Mạc và lược sử đối ngoại triều Minh:
*Lược sử nhà Mạc:
1. Về sự chuyển giao quyền lực và tình hình xã hội, xu hướng đối ngoại của nhà Mạc
+) Giữa thế kỷ XV, nhà Lê Sơ phát triển đến đỉnh cao dưới thời vua Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, bước vào
đầu thế XVI, hào quang của một thời oanh liệt thịnh Lê dần bước đến lụi tàn, để lại hậu quả không nhỏ.
Ruộng đất tập trung vào tay tầng lớp địa chủ lớn nhỏ, đặc biệt là quan lại đặc quyền đặc lợi được nhà nước
ban cấp đã tạo điều kiện cho cát cứ phong kiến phát triển. Đội ngũ quan liêu ngày càng sa đọa, vua kém đức, 1 about:blank 1/8 23:57 6/8/24 NHÀ MẠC - Nhà Mạc
kém tài, các phe phái tranh giành quyền lực liên tiếp diễn ra. Chính sử nhà Lê đã phải thừa nhận: “Giặc bên
ngoài chưa yên, quyền thần đánh lẫn nhau, chém giết nhau dưới cửa khuyết, chốn Kinh sư đẫm máu”. Nhà
Lê Sơ suy yếu và lâm vào khủng hoảng triền miên, sự sụp đổ của nhà Lê là không thể tránh khỏi. Bởi vậy,
sự thay thế bởi nhà Mạc là một tất yếu lịch sử.
+) Nhà Mạc sau khi lên ngôi đã có nhiều nỗ lực để duy trì một xã hội ổn định. Về mặt tổ chức bộ máy nhà
nước từ trung ương đến địa phương, nhà Mạc đã quản lý được xã hội Đại Việt và làm chủ trên một lãnh thổ
rộng lớn từ trung ương đến địa phương, chi phối đến tận cơ sở là làng xã và những vùng biên viễn.
+) Đây cũng là triều đại không có chiến tranh xâm lược, “không có bóng dáng một tên xâm lược nào trên đất
nước ta, quan bảo hộ dù hình thức như chức “Đạt lỗ hoa xích” ở Thăng Long triều Trần cũng không”.
+) Nhà Mạc bằng sách lược ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo đã tránh được những cuộc chiến không cân sức
để tập trung cho việc khôi phục, ổn định lại đất nước.
+) Triều Mạc được thiết lập trong bối cảnh xã hội khủng hoảng trầm trọng, một trong những nhiệm vụ hàng
đầu của nhà Mạc là khôi phục lại nền kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Với hai điểm sáng là chính sách
binh điền và ruộng đất tư hữu, có thể nói nhà Mạc đã ổn định được hoạt động sản xuất nông nghiệp và
đảm bảo lương thực cho nhân dân.
+) Về kinh tế thương nghiệp, khác với thời Lê sơ với chính sách “trọng nông, ức thương”, hoạt động
thương mại trong và ngoài nước diễn ra tấp nập, mang lại quang cảnh phồn thịnh cho nhiều vùng miền
trên cả nước và nhiều tầng lớp nhân dân.
+) Về giáo dục, mặc dù chiến tranh liên miên, nhà Mạc vẫn rất chú trọng việc tổ chức các kỳ thi. Một
trong những nhân vật tiêu biểu nhất trong thời Mạc là trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, “một bậc kỳ tài,
hiền danh muôn thuở” (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí).
+) Về tôn giáo, tín ngưỡng, sau một thời gian độc tôn Nho giáo dưới thời Lê Sơ, nhà Mạc mặc dù vẫn trọng
Nho, coi Nho giáo là học thuyết để duy trì trật tự và ổn định xã hội theo tam cương, ngũ thường nhưng
không độc đoán như trước mà cho phép Phật giáo và Đạo giáo phát triển song song, tạo nên hiện tượng
“tam giáo đồng nguyên” từng diễn ra dưới thời Lý – Trần.
+) Nhà Mạc thay nhà Lê là hiện tượng tiến bộ trong lịch sử. Tuy còn nhiều tranh cãi về chính sách ngoại
giao “thần phục giả vờ, độc lập thực sự” của Nhà Mạc nhưng nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh thù trong
giặc ngoài, nhà Mạc đã dùng chính sách ngoại giao như vậy để tránh cho dân tộc bị nước ngoài xâm lược.
2. Ngoại giao nhà Mạc:
+) Lịch sử bang giao giữa hai nước Việt-Trung trải dài trong suốt thời kỳ quân chủ độc lập quân chủ khá
phức tạp và nhiều thăng trầm, nhưng có lẽ thời kỳ thế kỉ XVI là thời kỳ khá phức tạp với nhiều sự kiện đặc biệt diễn ra.
+) Nhìn chung, đối ngoại và quan hệ với Trung Hoa của nhà Mạc được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1
(1527 - 1541) và giai đoạn 2 (1541 - 1592).
Giai đoạn 1 là nhà Mạc vừa lên soán ngôi Nhà Lê, lập nên triều Mạc.
-Mâu thuẫn Lê-Mạc diễn ra vô cùng căng thẳng
-Nhà Minh cũng liên tục đe dọa đến sự an yên của Nhà Mạc.
-Nhà Mạc đã vận dụng những biện pháp ngoại giao gây tranh cãi để giữ an bình cho đất nước.
Giai đoạn thứ 2, nhà Mạc lúc này đã có những hoạt động làm mối quan hệ với nhà Minh trở nên tốt
đẹp hơn, ví dụ như cầu phong. 2 about:blank 2/8 23:57 6/8/24 NHÀ MẠC - Nhà Mạc
-Nhà Mạc phải liên tục hiến những vật quý, của lạ cho nhà Minh, từ đó mà sinh ra hoạt động triều cống, lễ sính.
-Sau khi đã có được sự tin tưởng của nhà Minh, nhà Mạc xin lại những vùng đất đã mất những năm
về trước và được chấp thuận. Nói tóm lại, trong giai đoạn thứ 2 này nhà Mạc đã cố gắng xây dựng
mối quan hệ hòa hiếu với Trung Hoa.
A. Giai đoạn 1527 – 1541:
+) Tháng 6 năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung lên ngôi, đặt niên hiệu là Minh Đức
+) Năm 1529, hai cựu thần nhà Lê là Trịnh Ngang, Trịnh Ngung sang Trung Quốc yêu cầu nhà Minh cho
quân sang đánh Mạc. Nhà Minh không nhận lời. "Hai người đều chết già ở đất Trung Hoa”
+) Cũng năm này, một tướng cũ của nhà Lê là Nguyễn Kim đem gia quyến chạy sang Ai Lao, mưu đồ khôi
phục vương quyền nhà Lê
+) Năm 1533, một người trong hoàng tộc nhà Lê là Lê Duy Ninh được Nguyễn Kim và một số cựu thần nhà
Lê lánh nạn ở Sầm Nưa (đất Lào) đưa lên ngôi vua. Nguyễn Kim và Lê Trang Tông đưa quân về nước,
chiếm lại Thanh Hóa, thu phục dần phần lãnh thổ từ Thanh Hóa trở vào Nam. Đất nước có hai triều đình kể
từ đây. Nhà Lê Trung hưng cầm quyền cai trị từ Thanh Hóa trở vào. Từ Thanh Hóa trở ra vẫn thuộc quyền
thống trị của nhà Mạc.
+) 5 năm sau, Nguyễn Kim dựng Lê Ninh lên làm vua, phất lên ngọn cờ “Phù Lê, diệt Mạc”.Vì vậy ta có
thể thấy, quan hệ Việt-Trung vào thế kỉ XVI được đặt trong 2 thế ngoại giao: Mạc-Minh, Lê-Minh nhưng
quan hệ giữa Mạc-Minh là quan hệ nổi bật hơn cả vì nó kéo dài gần hết thế kỉ XVI và về thực chất họ Mạc
Đã nắm quyền điều khiển hầu hết trong nước
+) Năm 1528, Sau khi lên ngôi vua,
+) Muốn tránh nạn nước lớn Trung Quốc mượn cớ giúp Lê đem quân xâm lược, Mạc Đăng Dung cho sứ đến
triều đình nhà Minh rằng: "Con cháu nhà Lê không còn ai thừa tự, nên di chúc cho đại thần họ Mạc tạm
quản việc nước để yên nhân dân" (Lê Quý Đôn: Đại việt thông sử)
+) Vua Minh không tin, bí mật sai người sang dò thăm tin tức, hạch sách, đe dọa nhà Mạc.
+) Vua tôi nhà Mạc đã "khéo léo" trả lời, đem nhiều vàng bạc để đút lót sứ giả nhà Minh.
+) Khi sứ giả nhà Minh về, tâu rằng con cháu họ Lê đã hết, không ai nối ngôi được, đã uỷ thác cho họ Mạc;
dân trong nước đều tôn phục, đồng thời xin tha tội cho họ, Vua Minh mắng sứ giả không nghe. vua Mạc sợ
nhà Minh hỏi tội, bèn lập mưu cắt đất dâng 2 châu Quy, Thuận (thuộc tỉnh Quảng Tây) cùng với nhiều hiện vật quý hiếm.
+) Cần ghi nhận rằng việc cắt đất trên đã được nghiên cứu hiện đại chứng minh là không chính xác,
khi hai châu Quy, Thuận vốn thuộc Trung Hoa từ thời kì nhà Tống.
+) Vua Minh thu nhận đồ cống, từ đấy quan hệ hai nước trở lại bình thường
=> Khéo léo trong ngoại giao, chỉ cần hiến dâng hiện vật mà có thể đảm bảo hòa bình.
+) Năm 1529, 1533 ,Năm 1536: 3 lần người nhà Lê sang tố cáo Nhà Mạc với nhà Minh lần 1 thì 2 quan
cũ là Trịnh Ngung và Trịnh Ngang sang tố cáo nhà Mạc với nhà Minh . Lần 2 thì Lê Trang Tông (Nguyễn
Kim lập Lê Duy Ninh lên ngôi) sai người sang buộc tội nhà Mạc với nhà Minh. Lần cuối là nhà Lê Trung
hưng lại cho sứ sang Trung Quốc, một lần nữa xin Minh ra quân đánh Mạc. 3 about:blank 3/8 23:57 6/8/24 NHÀ MẠC - Nhà Mạc
=> lần 1 thì Vua Mạc cho đút lót, lần 2 thì vua Minh còn chần chừ, lần 3 thì nhà Minh đã chuẩn bị một cuộc
họp để bàn về việc đánh Đại Việt
+) Tháng 4 năm 1537, Thượng thư bộ Lễ và Thượng thư bộ Binh nhà Minh bàn bạc để chuẩn bị cuộc viễn
chinh trừng phạt nhà Mạc, cùng định tội Mạc Thái Tổ. Treo thưởng khắp nơi cho ai bắt được cha con Mạc
Thái Tổ. Đồng thời, chọn những người có tài năng, thích hợp để sử dụng, điều động binh lương
+) Năm 1538, nhà Mạc cho sứ sang Trung Quốc xin quy thuận. Nhà Minh nắm lấy cơ hội, tổ chức một đạo
quân giao cho Hàm Ninh hầu Cừu Loan làm tổng đốc quân vụ, Binh bộ thượng thư Mao Bá Ôn làm tham
tán quân vụ, đem quân sang hỏi đánh Đại Việt.
+) Mậu tuất năm thứ 6 (1538), mùa xuân, họ Mạc sai Nguyễn Văn Thái sang nước Minh dâng biểu xin
hàng và xin xét xử” (Đại Việt sử ký toàn thư). Tuy nhiên, chuyến đi sứ này chắc chắn không đạt được kết
quả gì vì nhà Minh không tin và sau đấy vẫn tiếp tục điều động quân đội xuống phía Nam. (Quốc sử quán
triều Nguyễn (1998), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.112).“
+) Vào Tháng 9 năm 1540,
- Thấy đạo quân Minh xâm lược của Mao Bá Ôn tới biên giới, Để tránh đổ máu, Mạc Đăng Dung
chấp nhận đầu hàng.
- Mạc Đăng Dung cùng một đoàn hơn 40 người đến quân doanh Mao Bá Ôn xin dâng đất sáu động ở Vĩnh
An (thuộc vùng Quảng Ninh bây giờ).
- Tướng Minh ra lệnh buộc Mạc Đăng Dung phải bỏ đế hiệu và đích thân đến cửa trại quân Minh nộp
đất đựng mốc. Mạc Đăng Dung tuân theo.
+) Ngày 3 tháng 11 âm lịch năm Canh Tý (1540) Mạc Đăng Dung cùng các bầy tôi lên cửa ải.
-Ông tự trói mình trước doanh trại của quân Minh (do Mao Bá Ôn dựng nên), cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng,
nộp hết sổ sách, đồng thời dâng đất cho nhà Minh và sai người mang tờ biểu đến Yên Kinh.
+) Ngày 20/10 năm Tân Sửu (1541): Mao Bá Ôn về Yên Kinh tâu với vua Minh
- Vua Minh phong cho Mạc Đăng Dung làm An Nam Đô thống sứ ty, đúc ấn và ban cho nhà Mạc; hằng năm
cấp lịch Đại Thống cho vua tôi nhà Mạc quy định lệ 3 năm cống 1 lần
B. Giai đoạn 1541- 1592:
+) Năm 1542, Hiến Tông Mạc Phúc Hải nhận 1.000 bản lịch Đại Thống của nhà Minh ban và lĩnh một đạo
sắc mệnh cũ phong Mạc Đăng Dung (lúc này đã mất) làm An Nam đô thống sứ ty đô thống sứ và một quả
ấn bạc. Nhà Mạc cho người sang tạ ơn và tuế cống nhà Minh. Cuối năm đó nhà Minh phong Mạc Phúc Hải
làm An Nam đô thống sứ ty. Năm sau, nhà Mạc lại cho sứ sang tuế cống nhà Minh. Vua Minh ra lệnh ban
cấp cho sứ giả theo như lệnh cũ, nhưng bãi việc ban yến, giảm bớt cỗ bàn.
+) Năm 1547, Mạc Chính Trung thất thế, đem gia quyến và những người thân cận, tất cả hơn 100 người chạy
sang Khâm Châu xin cư trú. Nhà Minh lại có cơ hội đe dọa nhà Mạc, đưa văn thư hạch sách Mạc Phúc Nguyên
không phải là dòng dõi Mạc Đăng Dung. Triều thần nhà Mạc phải đưa Mạc Phúc Nguyên lên cửa quan biên
giới trình diện và làm tờ trạng cam kết không giả dối.
+) Đến năm 1548, vua Mạc lại cho sứ sang tuế cống nhà Minh. Năm này bắt đầu đánh dấu mốc bình thường
hoá trong quan hệ giữa vua tôi nhà Mạc và triều Minh. Đồ tiến cống từ giữa thời Mạc đổi ra lư hương, bình hoa
bằng vàng bạc, nặng bằng người vàng. 4 about:blank 4/8 23:57 6/8/24 NHÀ MẠC - Nhà Mạc
+) Năm 1548, nhà Mạc cho sứ là Lê Quang Bí sang nộp cống nhà Minh, bị quan lại nhà Minh không cho lên
Bắc Kinh, giữ lại ở Nam Ninh, đến năm mới được 1563
đưa lên Bắc Kinh. Lê Quang Bí phải ở Trung Quốc 18 năm mới trở về nước.
+) Năm 1582, nhà Minh đòi xét lại biên giới ở Lạng Sơn.
+) Năm 1584, nhà Mạc cho người đi sứ nộp cống. Lúc này, nhà Mạc đã suy yếu lắm, bị quân của nhà Lê Trung
hưng tiến công liên tiếp. Vua cuối cùng của nhà Mạc là Mạc Mậu Hợp bị quân Lê Trung hưng bắt ngày 13
tháng 1 năm 1593 => Vấn đề về dâng đất:
+) Từ sau năm 1540, nhà Mạc đã thành công đòi lại được những vùng đất đã rơi vào tay Trung Quốc. Năm
1580, nhà Minh cắt trả cho Đại Việt 6 giáp, 12 thôn ở Lôi Động, Quy Thuận. Trong vấn đề biên giới, nhà Minh
tỏ rõ thái độ tôn trọng nhà Mạc, không tùy tiện áp đặt ý muốn hãy tìm cách trấn áp, đe dọa nữa. Tiếp đó, đến
ngày 12/10/1586, theo Minh sử, triều Minh đã tiếp tục trả cho Đại Việt 120 thôn cùng với thôn Ngân Giang,
Long Phố, Ba Mễ và Cô Cổ, đưa tổng số đất đai mà nhà Minh trả cho nhà Mạc trong giai đoạn này là 6 giáp và 136 thôn.
+) Vấn đề sắc phong và tuế cống Sắc phong:
- Sau sự kiện ở Trấn Nam quan, vào cuối năm 1540, Minh Thế Tông bèn hạ chiếu tha tội cho cha con Mạc
Đăng Dung, nhưng đổi quốc hiệu nước An Nam thành An Nam Đô thống sứ ty, cho Mạc Đăng Dung làm Độ
thống sứ và cho ấn bạc nha môn, trật tòng nhị phẩm, lại được thế tập. Minh Thế Tông còn ban cho họ Mạc một
đạo sắc và một cái ấn có khắc chữ “An Nam Đô thống sứ ty”.
- Khi tờ chiếu và ấn của nhà Minh đưa đến triều đình thì Mạc Đăng Dung đã chết. Mạc Phúc Hải sai người
sang báo tang tại quân môn Lăng Quảng và xin nối chức. Nhà Minh chấp thuận.
- Qua việc sách phong, cho thấy triều đình Trung Hoa phong cho các ông vua Việt Nam là Quận vương, Quốc
vương hay Đô thống sứ v.v... cũng chỉ là chuyện hình thức của chữ nghĩa.
- Đối với nhà Minh, việc chỉ phong chức Đô thống sử cho họ Mạc, thể hiện quyền hành của vua thiên tử với
vua chư hầu, thông qua việc “thăng cấp” hay “hạ cấp” tước hiệu và chức vụ ban cho. Tuế cống:
- Trong quan hệ Mạc - Minh, chỉ tính từ năm , Mạc Đăng D 1541
ung được nhà Minh sách phong và cho
phép thông hiếu cho tới khi vương triều Mạc kết thúc vào năm ,
1592 nhà Mạc đã 6 lần sang cống triều
đình nhà Minh. Đó là vào các năm 1542, 1543, 1548, 1575, 1580 và 1584. Sử cũ của ta kể từ Đại Việt sử
ký toàn thư, Đại Việt thông sử đến Lịch triều hiến chương loại chí đều không ghi chép lên cống vào năm
Vạn Lịch thứ 3 (1575) nên đã dựa vào Minh sử để ghi lại sự kiện này. Minh sử chép: “Vạn Lịch năm thứ 3,
Mậu Hợp sai sứ giả sang tạ ơn... tiến phong vật, xin cống bổ sung những năm còn thiếu nợ".
- Chính được sự chấp thuận của triều Minh nên vào tháng 12 năm Canh thìn (1580), Mạc Mậu Hợp đã sai
4 bộ sứ thần là Lương Phùng Thìn, Nguyễn Nhân An, Nguyễn Uyên, Nguyễn Khắc Tuy, Trần Đạo Vịnh,
Nguyễn Cảnh, Đỗ Uông, Vũ Cận, Nhữ Tông, Lê Đình Tú, Vũ Cẩn và Vũ Tĩnh, cộng 16 người sang cống
nhà Minh và nộp bù số lễ cống còn thiếu những năm trước.
- Tháng 10 năm Giáp thân (1584) Mạc Mậu Hợp lại sai 2 bộ sứ thần là Nguyễn Doãn Khâm và Nguyễn
Nặng Thuận sang cống nhà Minh. Theo Phan Huy Chú thì hai nước đã đi tới thỏa thuận “6 năm một lần
cống hai lễ bắt đầu từ đấy”. 5 about:blank 5/8 23:57 6/8/24 NHÀ MẠC - Nhà Mạc
- Sản vật nhà Mạc đem tiến công nhà Minh:
Lư hương và bình hương hoa bằng vàng: 4 bộ (nặng hơn 100 lạng). Rùa vàng: 1 con (90 lạng).
Hạc bạc và đài bạc, mỗi thứ: 1 cái (nặng 50 lạng).
Bình hoa và lư hương bằng bạc: 2 bộ (năng 150 lạng).
Mâm bạc: 12 chiếc (641 lạng) Trầm hương: 60 cân. Tốc hương: 148 cân.
*ĐÁNH GIÁ VỀ CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO NHÀ MẠC
1. Về những mặt hạn chế trong chính sách ngoại giao của nhà Mạc với nhà Minh
Đầu tiên, về mặt lãnh thổ. Việc nhà Mạc cắt lãnh thổ được coi là sự ‘’bán nước’’, bán đất đai của tổ tiên
cho một nước khác. Điều này được thấy khá rõ nét trong các nhận định của tư duy sử cũ, Những nhận định
và nghiên cứu của những nhà nghiên cứu như Nguyễn Quang Ngọc trong quyển Tiến trình Lịch Sử Việt
Nam, có viết rằng việc nhà Mạc đem trao 5 động cho nhà Minh đã tác động tiêu cực tới tiến trình phát triển
của nhà Mạc, làm cho dân chúng mất niềm tin, chán nản phẫn nộ. Nguyễn Khắc Thuần cũng có chung nhận
xét, viết rằng việc cắt đất đã xúc phạm đến tình cảm và ý chí độc lập của dân tộc, dẫn đến sự thất bại của nhà
Mạc trong cục diện Nam-Bắc triều. Trần Trọng Kim nhận xét, ’Mạc Đăng Dung đã làm tôi nhà Lê mà lại
giết vua để cướp lấy ngôi, ấy là một người nghịch thần; đã làm chủ một nước mà không giữ lấy bờ cõi, lại
đem cắt đất mà dâng cho người, ấy là một người phản quốc.’’
Thứ hai, về việc nhục hàng trước nhà Minh. Trần Trọng Kim có nhận xét ‘’Làm ông vua mà không giữ
được cái danh giá cho trọn vẹn, đến nỗi phải cởi trần ra trói mình lại, đi đến quỳ lạy ở trước cửa một người
tướng của quân nghịch để cầu lấy cái phú quý cho một thân mình và một nhà mình, ấy là một người không
biết liêm sỉ.’ Mạc Đăng Dung đã có những hành động, được xem là xúc phạm tới danh dự của người đứng
đầu quốc gia, tiêu biểu với sự kiện năm 1540 khi Mão Bá Ôn đem quân chuẩn bị tiến đánh từ Quảng Tây
(Trung Quốc), Mạc Đăng Dung cùng với những người thân cận đã quỳ xuống tại trấn Nam Quan để xin
hàng. Đồng thời, nhà Mạc cũng có những hành động làm suy yếu nội lực quốc gia và gây bất bình trong
nhân dân, qua việc đút lót vàng bạc cho sứ nhà Minh.
Thứ ba, về việc lệ thuộc nhà Minh. Xuyên suốt quá trình tồn tại của mình, và đặc biệt là đến giai đoạn
cuối, việc lệ thuộc nhà Minh đã tạo điều kiện để nhà Minh lũng đoạn vào nội bộ chính trị và lãnh thổ của
Việt Nam. Điều này được thấy rõ vào cuối giai đoạn nhà Mạc, khi Mạc Kính Cung chiếm giữ đất ở Cao
bằng và Lạng Sơn. Trịnh Tùng sai quân lên đuổi đánh, tuy nhiên, do Mạc Kính Cung sang kêu với nhà
Minh, Trịnh Tùng và vua Lê buộc phải để đất Cao Bằng cho con cháu họ Mạc ở dưới sức ép của nhà Minh.
2. Về đánh giá những ưu điểm trong chính sách ngoại giao của nhà Mạc với nhà Minh
Sử gia Trần Trọng Kim có viết ‘’Đối với vua là nghịch thần, đối với nước là phản quốc’’, khi đánh giá về nhà Mạc.
Tuy vậy, cần phải đặt ra một câu hỏi khi đánh giá về chính sách ngoại giao của nhà Mạc đối với nhà Minh:
Hướng đi nào cho nhà Mạc trong thời điểm lúc bấy giờ? Khi xét lại bằng góc nhìn khách quan hơn, có thể
thấy, những chính sách ngoại giao nhà Mạc đã bảo toàn được nội lực cho đất nước, giữ sinh mạng cho triệu
người, đồng thời cũng cho thấy sự chắc chắn không quy phục đối với nhà Minh.
Trước tiên, nhà Mạc đã có sách lược bang giao mềm dẻo, thông qua ‘’khổ nhục kế’’, việc cắt lãnh thổ
và chính sách triều cống, đối với nhà Minh nhằm tránh chiến tranh. Khi nhìn nhận lại bối cảnh lịch sử-
chính trị lúc bấy giờ, nhà Mạc đứng trước hàng loạt những thách thức bên ngoài: cuộc chiến với vua Lê và
Trịnh Tùng còn đang dang dở, nhà Minh sẵn sàng can thiệp vào Đại Việt, các nước nhỏ xung quanh như Xạ
Lý, Lão Qua và Bát Bách được nhà Minh hứa hẹn cho phép cai quản các lãnh thổ nếu cùng tấn công vào Đại 6 about:blank 6/8 23:57 6/8/24 NHÀ MẠC - Nhà Mạc
Việt, và mối đe dọa đến từ Champa hiện hữu đặt nhà Mạc vào một vị trí vô cùng khó khăn, ép buộc nhà Mạc
phải tìm kiếm một giải pháp bang giao hiệu quả.
Thêm nữa, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa nhà Minh và nhà Mạc lúc bấy giờ rất căng thẳng. Nhà Mạc, theo
như định kiến lúc đó, là thoán ngôi đoạt vị, là Ngụy Triều chứ không phải ‘’Hán Triều’’, là chống lại thiên
tử của quốc gia Đại Việt để tiếm ngôi cho chính mình, cho nên ắt tạo ra lý do cho sự tức giận từ nhà Minh
và cái cớ để can thiệp vào Đại Việt. Cùng với đó, nhà Minh lúc này có cơ sở nhằm thực hiện một cuộc chiến
tranh tại Đại Việt do những yếu tố đang đe dọa nhà Minh bên ngoài, bao gồm việc cướp biển đánh phá
Quảng Đông, Phúc Kiến, các cuộc nổi dậy nông dân chống lại triều đình, cùng với việc xung đột với các lực
lượng người Mông Cổ phương bắc. Những lý do này tạo ra cơ sở cho nhà Minh mong muốn một cuộc phiêu
lưu, chiến thắng quân sự nhằm an dân, tạo ra khí thế cho binh sĩ và làm khiếp sợ kẻ thù của mình.
Cộng thêm vào đó là những quan lại của nhà Lê do Lê Duy Ninh (hay vua Lê Trang Tông) gửi sang đã thúc
đẩy nhà Minh lúc bấy giờ điều động lực lượng sẵn sàng tiến đánh Đại Việt. Sức mạnh quân sự của các phe
phái, trong đó lực lượng quân sự do Mao Bá Ôn thống lĩnh đe dọa trực tiếp tới sự tồn tại của nhà Mạc.
Vì những lý do này, mà bắt buộc nhà Mạc phải tìm ra giải pháp ngoại giao đối với nhà Minh. Điều này có
thể thấy thông qua các sự kiện trong đó Mạc Đăng Dung trực tiếp thực hiện các đối sách ngoại giao trên
phương diện, trước hết là khổ nhục kế. Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép về việc Mạc Đăng Dung nhanh
chóng tự xin hàng khi cùng với cháu là Văn Minh và bề tôi là bọn Nguyễn Như Quế, Đỗ Thế Khanh, Đặng
Văn Trị,... qua Trấn nam Quan, dập đầu quỳ dâng tờ biểu xin hàng. Đây là một hành động, dù được xét là sự
tự nhục, về bản chất là thành công trong ngoại giao khi đã lợi dụng được việc Mão Bá Ôn tuyên bố
nếu tự quỳ gối hàng, nạp khoản thì sẽ tha tội. Về bản chất, nó cũng chính là một sự kế thừa chính sách
ngoại giao của các thời kỳ trước bởi nhà Mạc, vì việc Đại Việt ‘’cúi mình’’ trước nhà Minh không phải chỉ
đến khi Mạc Đăng Dung nghĩ ra mới có hay nhà Mạc mới bắt đầu thực hiện, mà các triều đại trước từ Trần,
Lý, Tiền Lê, Lê sơ đều thực hiện.
Bên cạnh đó, ta thấy được việc chủ động triều cống của nhà Mạc cũng đã góp phần tạo ra cơ sở hòa
bình, tránh được một cuộc đổ máu không cần thiết giữa Trung Quốc và Việt Nam. Việc chủ động xin nhận
triều cống, nhận sắc phong của nhà Minh đã giữ được trọn vẹn quyền tự chủ về chính trị và lãnh thổ; đồng
thời, mặc dù chỉ được phong làm Đô Thống Sứ, về bản chất nhà Mạc vẫn toàn quyền kiểm soát các vấn đề
trên lãnh thổ Đại Việt. Dù đã phải đút lót cho nhà Minh vàng bạc, và trong thời kì tồn tại của mình cống nạp
một số lượng khá lớn vật phẩm cho nhà Minh, số lượng này về bản chất không nhiều so với các triều đại
trước, và là một hành động ngoại giao hợp lý khi lấy vàng bạc và cống phẩm đánh đổi cho độc lập và hòa bình quốc gia.
Một điều cần được nhắc đến là nhà Mạc đã có sự hy sinh về lãnh thổ để bảo đảm không có một cuộc chiến
giữa Đại Việt và nhà Minh. Đồng ý rằng hành động cắt các động tại lãnh thổ phía Bắc nước ta là tự cắt đi
chính lãnh thổ của dân tộc, là hành động ngoại giao sai lầm về nguyên tắc. Tuy nhiên, khi xét lại bối cảnh
lịch sử lúc bấy giờ, với rất nhiều các mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong nội tại quốc gia; cùng với đó là
sự cần thiết nhằm nhanh chóng tránh một cuộc chiến với nhà Minh và các nước, việc cắt đất là sự hy sinh
cần thiết để có được hòa bình. Để so sánh, Thái Lan đã từng phải cắt và nhượng bộ đất vào thế kỉ thứ 19 cho
Anh và Pháp nhằm đánh đổi lấy nền hòa bình; một chính sách đi ngược lại lợi ích dân tộc về lãnh thổ nhưng
đã bảo toàn được nền hòa bình của Thái Lan trước mối nguy hiểm của việc trở thành một thuộc địa. Xét lại
thêm nữa, có sự mâu thuẫn trong chính việc ghi chép về số liệu động được cắt đi thông qua các bộ sử của
Trung Quốc và Việt Nam, có bản chép là bốn động bị cắt, bản khác chép là năm hoặc sáu, trong đó có
những địa danh đến hiện tại vẫn còn ở Việt Nam như ( ). Có ác nghiên cứu khác chỉ rõ rằng việc cắt những
lãnh thổ trên, về bản chất, cũng chẳng qua chỉ là việc trả lại lãnh thổ đã bị lấn từ các thời vua trước, hay chỉ
là ‘’nộp vở’’, lừa gạt nhà Minh trao trả những lãnh thổ vốn dĩ đã thuộc về nhà Minh nhưng quan lại nhà
Minh không rõ lãnh thổ có thuộc về mình không. Đây là một vấn đề nhóm không thể giải quyết được, tuy
vậy, xin bàn rằng về vấn đề này, nhà Mạc chắc chắn có sự toan tính khéo léo khi thực hiện việc trao lãnh
thổ. Dẫn chứng cuối cùng có thể đưa lên đây là tài liệu có tính trực tiếp tới tiến trình ngoại giao của nhà Mạc
về vấn đề này, qua biểu của Mạc Đăng Dung viết năm 1540 7 about:blank 7/8 23:57 6/8/24 NHÀ MẠC - Nhà Mạc
‘’Thần nghe viên Tri châu ở Khâm Châu, Quảng Đông là Lâm
Hy Nguyên' tâu rằng 2 đô Như Tích, Chiêm Lãng và 4 động Tư Lẩm,
Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, ấy là đất cũ Khâm Châu. Nếu quả như
lời nói đó, thần xin nghe theo lệnh…’’
Cũng cần phải nói thêm, Nhà Mạc có lẽ cũng hiểu rằng, một cuộc chiến đối với nhà Minh không chỉ tốn
người và tốn của, nó sẽ kéo theo hệ lụy tới toàn bộ con người và tương lai của Đại Việt. Chính vì vậy mà nó
cũng cho thấy rằng lúc đó các sách lược của nhà Mạc với nhà Minh là có cơ sở. Chế độ cai trị của nhà Minh
về văn hóa, con người,v.v từ 1403 đến 1427 cho thấy rằng sẽ không chỉ có nhà Mạc bị diệt như nhà Hồ
trước đây khi quân Minh tiến vào Đại Việt, mà cùng với đó chắc chắn xương, máu, văn hóa của người dân
Đại Việt sẽ chịu chung số phận.
=> “Hành động “đầu hàng” của nhà Mạc do Minh sử chép là một sự phóng đại để khoe khoang, hành động
ấy vua Lê sau này cũng lặp lại gần nguyên xi thì lại không bị sử gia nhà Lê nêu lên để phê phán. Thực chất
nó chẳng có gì cả chẳng qua chỉ là một sự “nhún mình” (có thể nói là hơi quá đáng của một nước nhỏ với
một nước lớn). Tuy nhiên thì xét thấy lúc đó Mạc Đăng Dung cũng đã bãi nhiệm được 10 năm rồi, việc ông
quỳ gối xin hàng cũng không có gì gọi là ảnh hưởng tới thể diện của quốc gia dân tộc cả, có thì chỉ có mất
thể diện của chính Mạc Đăng Dung mà thôi.
=> Tất cả ứng xử của Mạc với Minh cũng chỉ nằm trong một chiến lược ngoại giao hằng xuyên của Việt nhỏ
Hoa lớn “thần phục giả vờ, độc lập thực sự” (Vassalité fidive, Indépendance réelle). Mà thực sự ở thời Mạc
không có bóng một tên xâm lược nào trên đất nước ta, quan bảo hộ, dù hình thức như chức “Đạt lỗ hoa
xích” ở Thăng Long triều Trần. Thì việc này quả thực là điều đáng khen, đáng ngưỡng mộ của triều nhà Mạc
trong việc thực hiện chiến lược ngoại giao của mình.
=> Như vậy, Mạc Đăng Dung đã cùng triều đình nhà Mạc lựa chọn phương thức đấu tranh khéo léo kết hợp
sức mạnh tổng hợp rất thông minh, nắm tâm lý của kẻ địch: hống hách, sỹ diện, kiêu ngạo nhưng cũng lo sợ
không muốn tiến quân. Ông đã làm cho địch đủ ngại ngần, lo sợ nhưng vẫn để Thiên triều giữ được thể diện
nước lớn. Ông lại đặt quyền lợi tối cao của đất nước lên trên sỹ diện cá nhân.
Thứ ba, nhà Mạc có sự tính toán trong chính chính sách ngoại giao của mình. Có thể khẳng định được
thông qua những nguồn tư liệu và bằng chứng lịch sử, rằng nhà Mạc không dễ dàng đầu hàng trước mối đe
dọa từ nhà Minh. Có những cơ sở cho thấy chính sách ngoại giao nhà Mạc là một sách lược mang tính chiến
lược, nhằm chuẩn bị và tạo ra sức mạnh để thực hiện một cuộc chiến chống lại nhà Minh. Nhà Mạc, một mặt
thực hiện những hoạt động ngoại giao để trở thành một nước phiên thuộc của nhà Minh, nhận tước hiệu nhà
Minh, thực hiện triều cống và theo lịch nhà Minh, mặt khác lại chuẩn bị về lực lượng quân sự. Nhà Mạc
được ghi chép lại rằng đã nhanh chóng sửa soạn lại hải quân và chuẩn bị cho bộ binh, họp bàn với các tướng
lĩnh về một cuộc chiến với nhà Minh (liền tu sửa trại sách, luyện tập thủy quân, trưng cầu hết thẩy các cựu
thần lão tướng để cùng bàn việc nước-Đại Việt Thông Sử, Lê Quý Đôn). Sách Thù Vực Chu Tư Lục chép tại
An Nam lúc đó, người người chuẩn bị kiếm tẩm độc, chôn lấp bẫy tre để chống vó ngựa nhà Minh, bỏ bã
độc vào suối nước; nhà Mạc còn gửi đi một lực lượng năm 1537 đi đường thủy và đổ bộ tấn công Trung Hoa
từ biển vào đất liền, tuy nhiên thất bại, và vào năm 1543 lực lượng này đã bị xét xử tử hình bởi nhà Minh.
Cùng với đó, nhà Mạc có các hoạt động tình báo, do thám nhằm xem xét tiềm lực đối phương, điển hình là
trường hợp tri châu Nguyễn Cảnh vào năm 1537 bị thổ quan của Vân Nam giữ lại. Đây là những cơ sở, bằng
chứng cho thấy có sự tính toán trong chiến lược ngoại giao kết hợp với sách lược quân sự nhằm đối phó với
trường hợp xấu nhất cho chiến tranh. 8 about:blank 8/8