Ngoại giao nhà nguyễn 1802-1820 - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Ngoại giao nhà nguyễn 1802-1820 - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:47 6/8/24
Ngoại giao nhà nguyễn 1802-1820
Bối cảnh lịch sử
Năm 1792 vua Quang Trung mất quân Tây Sơn ngày càng trở nên suy yếu trái lại
quân Nguyễn càng trở nên mạnh hơn. Lợi dụng thời cơ này Nguyễn Phúc Ánh đã
lật đổ triều đình Tây Sơn. Năm Mậu Thân 1788 Nguyễn Ánh lấy lại được thành Gia
Định nhưng vẫn dùng niên hiệu vua Lê. Năm 1806 Nguyễn Ánh chính thức lên
ngôi Hoàng đế ở Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long, lập nên triều đại nhà
Nguyễn. Năm 1804 vua Gia Long đổi niên hiệu nước ta là Việt Nam.
Chính sách ngoại giao
Đối với Chân Lạp Việt Nam giữ mối quan hệ hòa hảo, ba năm nhận triều cống một
lần vì ‘’ Chân Lạp muốn dựa vào nhà Nguyễn để chống lại Xiêm và nhà Nguyễn
cũng muốn dùng Chân Lạp như một ‘’ phên dậu’’để ngăn cản tham vọng ‘’Đông
tiến’’ của Xiêm’’1
Đối với Xiêm Nguyễn Ánh đã từng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ Xiêm trong suốt
những năm tháng lưu lạc. Vì thế quan hệ giữa hai nước trong thời gian đầu khi
Nguyễn Ánh lên ngôi nhìn chung rất tốt đẹp và thân thiện, nhưng sau đó vì vấn
đề Cao Miên cả hai nước đều muốn biến nước này trở thành ‘’ đất phên dậu’’ nên
đã xảy ra những tranh chấp và mâu thuẫn dẫn đến mối quan hệ hòa hảo ban đầu
không được duy trì mà trở nên ‘’kìm giữ lẫn nhau’’.
Đối với Lào, đầu thế kỷ XIX Lào vẫn chưa thống nhất và bị Xiêm thống trị, chính vì
thế Lào muốn dựa vào Việt Nam để thoát khỏi sự thống trị của Xiêm nên đã nhiều
lần mang cống phẩm đến Việt Nam. Về phía nhà Nguyễn cũng rất hậu đại sứ giả
bằng cách tặng lại những sản vật quý hiếm cho vua Vạn Tượng.
Quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, nhà Nguyễn luôn giữ thái độ nhún nhường,
‘’thần phục’’ chấp nhận thân phận là một nước ‘’chư hầu’’, thường xuyên triều
cống những vật phẩm quý hiếm. ‘’Quan hệ giữa triều đình nhà Nguyễn và triều
Thanh được giải quyết ổn thỏa’’ 2
Quan hệ Việt Nam với các nước phương Tây, nhà Nguyễn thực hiện chính sách
ngoại giao ‘’Bế quan tỏa cảng’’. Nhưng riêng đối với Pháp luôn giữ mối quan hệ about:blank 1/3 23:47 6/8/24
Ngoại giao nhà nguyễn 1802-1820
hòa hảo tốt đẹp và nhiều lần mở cửa buôn bán, miễn thuế cho một số tàu buôn,
đón tiếp ‘’nhiệt tình’’ những chuyến tàu chở hàng của Pháp ở Đà Nẵng.
1 Ngoại giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước cách mạng tháng Tám 1945.
2 Trịnh Hoài Đức. n.d Đại Nam thực lục, chính biên I. Tập 23. Phần 1b-2a. Thành tựu
Chính sách đối ngoại của Gia Long đã giúp nước ta đạt được những thành tựu
ngoại giao ấn tượng trong thời kỳ đó. Trước hết, ta có mối quan hệ hòa hảo với
nhà Thanh và xin đổi được quốc hiệu. Đến ngày 17/02/1804, quốc hiệu Việt Nam
được tuyên cáo, chính thức được sử dụng từ đấy 3 . Đồng thời, 1802-1820, nước
ta cố gắng duy trì mối quan hệ hòa hiếu với Pháp 4 .
3 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giáo trình Lịch sử Ngoại giao
(Hà Nội: Đại học Sư phạm, Việt Nam 2022): 93
4 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giáo trình Lịch sử Ngoại giao Việt Nam (Hà Nội: Đại học Sư phạm, 2022): 112
Nguyên nhân thành tựu
Gia Long lên ngôi khi lật đổ vương triều Tây Sơn, chính vì vậy luôn cần mối quan
hệ hòa hảo với các nước để ổn định địa vị của chính mình. Gia Long xin đổi quốc
hiệu vừa có mục đích “ lấy lại quốc hiệu cũ để được danh hiệu tốt”, vừa để tránh “
hai nước cùng Đại ngang hàng nhau” với nhà Thanh 5 . Bên cạnh đó Gia Long lên
nắm quyền cũng nhờ sự giúp đỡ của người Pháp chính vì vậy ông cũng cần có thái
độ niềm nở với Pháp cũng như “ trả ơn với những người Pháp” 6.
5 Nguyễn Lương Bích (1996), Lịch sử Việt nam
6 Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Giáo trình Lịch sử Ngoại giao Việt Nam (Hà Nội: Đại học Sư phạm, 2022): 112 Hạn chế about:blank 2/3 23:47 6/8/24
Ngoại giao nhà nguyễn 1802-1820
Mặc dù giữ mối quan hệ tốt với nhà Thanh và Pháp, song Gia Long chưa quá quan
tâm đến việc giữ mối quan hệ gắn kết với các quốc gia khu vực Đông Nam Á “việc
giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn này
còn rất hạn chế...” 7 .
7 “Lược sử ngoại giao từ các thời trước” theo nguồn:
https://www.quansuvn.net/index.php/topic,30199.60.html
Bài học kinh nghiệm
Từ những thành tựu và hạn chế của đối ngoại trong giai đoạn này, có thể rút ra
một số bài học sau: biết cách mềm dẻo để giữ mối quan hệ tốt với các nước lớn
lân cận, không trở mặt sau khi nhận được sự giúp đỡ để duy trì mối quan hệ với
các quốc gia đồng thời cũng cần biết chia chính sách ra nhiều vùng khác nhau,
không nên tập trung quá nhiều vào một số quốc gia mà cần quan tâm cả vào
những vùng lân cận như các nước Đông Nam Á. about:blank 3/3