Ngoại giao Việt Nam “dĩ bất biến ứng vạn biến” - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, do đặc điểm làquốc gia nhỏ, ở cạnh một số nước lớn, luôn ngự trị tư tưởng “bành trướng,thôn tính, mở mang bờ cõi”, “tranh bá, đồ vương”, “bình thiên hạ”, tự chomình có quyền cất binh đi “điếu phạt”
Môn: Lịch sử ngoại giao Việt Nam (IR.001.02)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ NGOẠI GIAO VIỆT NAM
Đề tài: Ngoại giao Việt Nam “dĩ bất biến ứng vạn biến”, vì lợi ích
tối cao của dân tộc
Sinh viên: Đỗ Thị Nga
Mã sinh viên:1956140025
Lớp tín chỉ: Quan hệ quốc tế và Truyền thông toàn cầu K39 (CLC) about:blank 1/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam HÀ NỘI- 2020 about:blank 2/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam MỞ ĐẦU
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, do đặc điểm là
quốc gia nhỏ, ở cạnh một số nước lớn, luôn ngự trị tư tưởng “bành trướng,
thôn tính, mở mang bờ cõi”, “tranh bá, đồ vương”, “bình thiên hạ”, tự cho
mình có quyền cất binh đi “điếu phạt”, buộc các quốc gia xung quanh phải
trở thành “chư hầu” lệ thuộc,… nên Việt Nam liên tục phải đấu tranh, đương
đầu với các đế chế hùng mạnh, lăm le xâm chiếm, quy phục và thực hiện
chính sách cai trị, nô dịch, v.v. Trải qua những thăng trầm đó, hầu hết các
triều đại phong kiến Việt Nam vẫn kiên cường, bất khuất giữ vững nền độc
lập, thái bình, thịnh trị.
Cùng với đấu tranh quân sự, cha ông ta còn vận dụng hết sức linh hoạt,
hiệu quả các chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo nhưng kiên quyết,
khẳng định tư duy, trí tuệ, khí phách của một dân tộc không chịu khuất phục,
không chịu làm chư hầu, lệ thuộc, bảo đảm “trong ấm, ngoài êm”, giữ yên bờ
cõi. Các chính sách ngoại giao của nước ta được thực thi một cách thiên biến
vạn hóa, đa dạng, phù hợp với từng thời kỳ lịch sử, mang đậm nét đặc trưng,
bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái chính trị của mỗi chế độ, triều đại phong
kiến Việt Nam, nhưng đều nhằm giữ vững độc lập, tự chủ, ngăn chặn họa
xâm lăng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, xây dựng nền thái bình lâu bền cho
muôn dân.. Đây chính là truyền thống ngoại giao ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’ của ông cha ta about:blank 3/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam NỘI DUNG
1. Nghĩa của ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’
‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’ là cụm từ có nguồn gốc tiếng Hán, là một về
của một câu đối hoàn chỉnh mà vế thứ hai của nó là ‘Dĩ chúng tâm, vi kỷ
tâm’. Trong quá trình giao thoa văn hóa, người Việt dùng nguyên cụm từ này
cả về âm lẫn nghĩa. Cụm từ này được ghép bởi các từ đơn: dĩ=lấy;
bất=không; biến=biến hóa, thay đổi; ứng= ứng phó, xử lý; vạn= hàng vạn. Có
thể hiểu nghĩa đen của cụm từ này là: lấy cái không thay đổi để ứng phó linh
hoạt với những cái đang biến đổi trong hiện tại. Chúng ta đều biết rằng, mối
quan hệ giữa cái bất biến và cái vạn biến, giữa cái không thay đổi và cái thay
đổi, giữa bản chất và hiện tượng,…là vấn đề trung tâm của triết học xuyên
suốt từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Như vậy, ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’
còn có thể hiểu là lấy cái có tính quy luật để ứng phó với cái thiên sai vạn
biệt, phong phú đa dạng, biến đổi khôn lường. Còn ý nghĩa nhân sinh sâu xa
của phương pháp này là ở chỗ trong cuộc sống nên nắm giữ cái bản chất, cái
lớn lao không sa vào cái vụn vặt, lạc vào những biến đổi của hiện tượng, nên
đứng ở cái bất biến mà quan sát, từ đó dung hòa, xử lý các quan hệ, xử lý với
ngàn vạn những điều đang xảy ra trong cuộc sống một cách linh hoạt trên cơ
sở mục tiêu cơ bản, mục tiêu lâu dài, đích cuối cùng. Muốn thực hiện được,
thực hiện đúng mục tiêu cuối cùng thì phải lấy nó làm gốc khi ứng phó với
những cái đang xảy ra trong hiện tại và tương lai, ứng phó với hàng vạn
những diễn biến phức tạp đang xảy ra trong hiện tại dù linh hoạt tới đâu vẫn
phải dựa trên cơ sở cái không đổi. Nếu không nắm được cái bất biến mà cứ
chạy theo cái vạn biến thì cả đời mỏi mệt, trăm lần khởi sự không thành công.
Thực tế cho thấy, trong cuộc sống trong mọi vấn đề trong mỗi việc có
một điều bất kiến riêng, đồng thời với mọi điều bất tiện ấy, tùy hoàn cảnh,
thời điểm mà lại có hàng vạn điều vạn biến khác nhau.Hiểu nghĩa của ‘Dĩ bất
biến ứng vạn biến’ như vậy, chúng ta thấy rằng ai trong mối quan hệ giữa các
cá nhân, gia đình, anh em, bạn bè cũng phải cư xử dựa trên cơ sở của cái bất
biến. Cái bất biến trong quan hệ gia đình, anh em, bạn bè trong xã hội xưa about:blank 4/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
được quy định bằng các quan hệ: vua - tôi; cha - con; vợ - chồng. Ngày nay
dù lễ giáo phong kiến không còn tồn tại một cách chính thống, mối quan hệ
trong gia đình và xã hội cũng có những thay đổi nhất định, mọi người cởi mở
và gần gũi nhau hơn, nhưng chúng ta dễ dàng nhận ra là trong mối quan hệ
chằng chịt ấy, mỗi người phải luôn xây dựng và giữ cho mình một nguyên tắc
ứng xử đảm bảo duy trì các mối quan hệ. Khi không xây dựng được nguyên
tắc ứng xử cho riêng mình thì rất dễ gặp phải thất bại trong cuộc sống gia
đình cũng như công việc.
Trong ngoại giao, triết lý ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’ là sự tổng hoà các
phương pháp luận, trở thành chân giá trị, thước đo khả năng quyền biến,
nhằm đảm bảo sự tồn vong cho dân tộc. Đây là triết lý hành động, gắn chặt
với hoạt động thực tiễn, với cái "bất biến“ là lợi ích của dân tộc, là độc lập, tự
do. Triết lý ngoại giao "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" cũng chỉ ra rằng, muốn đạt
được cái "bất biến", cần hành động một cách hết sức linh hoạt, trên cơ sở giữ
vững nguyên tắc, kết hợp hài hoà giữa mềm dẻo và kiên quyết, giữa chiến
lược và sách lược, giữa cương và nhu, giữa chủ động và sáng tạo. Bác Hồ đã
từng nói: "Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hoà bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta
thì linh hoạt". Bên cạnh đó, muốn “ứng vạn biến” thì phải đánh giá đúng về
thế và lực của ta, của đối tác, về chiều hướng chuyển biến so sánh lực lượng,
về cái thuận và nghịch của tình hình quốc tế trong từng giai đoạn và thời
điểm cụ thể để từ đó xác định giới hạn của nhân nhượng, xác định bước đi
thích hợp, sẵn sàng khắc phục mọi thử thách.
Một cách tổng quát, thực hiện triết lý “Dĩ bất biến, ứng vạn biến trong
hoạt động đối ngoại là nắm vững, kiên định mục tiêu, bản lĩnh vững vàng,
quyết đoán, khôn khéo, mau lẹ, kịp thời để ứng phó thích hợp với từng hoàn
cảnh, từng tình thế, từng đối tượng trong từng trường hợp, từng vấn đề cụ thể,
nhằm nhận biết, tạo dựng, nắm bắt cơ hội để bảo vệ và thực hiện tốt nhất lợi
ích của quốc gia, dân tộc. about:blank 5/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
Tóm lại, có thể hiểu ‘Dĩ bất biến ứng vạn biến’ là dựa trên cơ sở của cái
không thay đổi, lấy cái không thay đổi (mục tiêu vươn tới) để ứng phố với
hàng vạn cái thay đổi nhằm hiện thực hóa cái không thay đổi. Ở đây phải
hiểu, cái bất biến - cái không thay đổi lúc đầu chỉ là mục tiêu của hành động,
sau hành động với vạn cái thay đổi để đạt được, giữ vững cái không thay đổi
tức là đã biến mục tiêu lúc này trở thành hiện thực, cái bất biến được giữ vững.
2. Ngoại giao Việt Nam ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong thời kỳ Bắc
thuộc và chống Bắc thuộc
Trong thời kỳ chống Bắc thuộc nhân dân ta luôn coi trọng độc lập dân
tộc, đặt lợi ích của dân tộc lên hàng đầu, sử dụng những sách lược khác nhau
là cái ‘vạn biến’ nhưng mục tiêu không thay đổi là giữ lấy độc lập, toàn vẹn
lãnh thổ, thái bình dân an, đây chính là cái’ bất biến’.
Nhân dân ta đã liên minh với nước ngoài để chống giặc ngoại xâm giữ
vững độc lập. Cuối thế kỷ thứ II trước Công nguyên, nước Nam Việt bị nhà
Hán đánh chiếm. Nhà Triệu bị diệt. Nhà Hán nắm quyền thống trị nước ta'.
Quân độ hộ chia vùng mới thôn tính thành 7 quận, gồm 4 quận ở phía bắc, là
Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố” và 3 quận ở phía nam là quận
Giao Chỉ, quận Cửu Chân và quận Nhật Nam.Thế kỷ thứ II sau Công nguyên,
phong trào cứu nước càng sâu rộng. Các thế lực đô hộ Trung Quốc đã xóa bỏ
chế độ lại tướng ở nước ta, nhưng chúng phải thừa nhận rằng “Những thủ
lĩnh người Việt vẫn hùng cứ nông thôn”. Nhân dân 7 quận luôn luôn khởi
nghĩa. Có những phong trào tương đối lớn của Chu Đạt ở Cửu Chân, của Chu
Bá ở Giao Chỉ Có phong trào mở rộng ở cả 4 quận miền Bắc, quân số hàng
vạn người, liên kết được với một số quan lại người Trung Quốc cùng chống
lại chính quyền đô hộ. Đặc biệt là phong trào cứu nước của nhân dân ta ở
vùng huyện Tượng Lâm thuộc quận Nhật Nam. Nước ta, từ thượng cổ đã có
nhiều dân tộc. Nhân dân huyện Tượng Lâm, gồm có người Việt, người Chàm
và nhiều dân tộc khác ở dọc dải Hoành Sơn, người Chàm là đông hơn cả. about:blank 6/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
Huyện Tượng Lâm và cả quận Nhật Nam đều ở xa thủ phủ đô hộ của giặc đặt
tại vùng lưu vực sông Hồng, do vậy lực lượng chiếm đóng của giặc vùng
Nhật Nam, Tượng Lâm không nhiều, nhân dân Nhật Nam có điều kiện khởi
nghĩa liên tục. Trong thế kỷ thứ II, nhân dân Tượng Lâm năm lần tiến hành
khởi nghĩa. Từ cuộc khởi nghĩa lần thứ hai trở đi, lần nào cũng có nhân dân
và binh sĩ người Việt và các dân tộc anh em ở hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân
hưởng ứng. Cuộc khởi nghĩa lần cuối vào năm 190, nhân dân huyện Tượng
Lâm (vùng núi Hoành Sơn) khởi nghĩa dưới cờ của thủ lĩnh người Chàm là
Khu Liên, giải phóng hoàn toàn huyện Tượng Lâm và lập thành một vương
quốc nhỏ gọi là Lâm Ấp (sau này đổi tên thành Chăm-pa rồi Chiêm Thành).
Năm 713, Mai Thúc Loan phất cờ khởi nghĩa, giải phóng vùng Châu
Hoan (Nghệ An - Hà Tĩnh ngày nay), được suy tôn làm Hoàng đế gọi là Mai
Hắc Đế, đến năm 714 thì giành độc lập trong cả nước. Điểm độc đáo trong
chiến tranh giải phóng dân tộc của Mai Thúc Loan là đã liên minh với các
nước láng giềng để chống xâm lược. Theo sử Trung Quốc Tân Đường thư,
Mai Thúc Loan đã vận động được các nước Lâm Ấp, Chân Lạp (Cam-pu-
chia ngày nay) và cả Kim Lân (Ma-lai-xi-a ngày nay) đưa quân sang phối
hợp đánh quân Đường. Chính quyền độc lập của Mai Hắc Đế tồn tại được
trên 10 năm thì Ông mất, sau này một vị tướng của ông là Phùng Hạp Khanh
đứng ra xây dựng nghĩa quân. Nhưng chưa kịp ra quân thì ông đã mất, 3 con
trai của ông đứng đầu là Phùng Hưng nối chí cha đứng lên phất cờ khởi nghĩa
Năm 769, người Côn Lôn, tức người bán đảo Mã Lai và người Chà Và,
tức người đảo Ja-va thuộc In-đô-nê-xi-a ngày nay, cùng đưa quân vào đánh
lực lượng đô hộ nhà Đường trên đất nước ta. Họ đánh vào tới sào huyệt của
bọn đô hộ tại Tống Bình (tức Hà Nội ngày nay). Được sự giúp sức cùng chiến
đấu của hai đạo quân nước ngoài, nghĩa quân Phùng Hưng phất cờ khởi
nghĩa, chiếm giữ châu Đường Lâm và các châu huyện xung quanh (gồm vùng
Hà Nội bây giờ), xóa bỏ chính quyền địch xây dựng chính quyền độc lập của about:blank 7/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
ta, lập căn cứ tiến tới thành lập khu giải phóng, bước đầu xây dựng nền độc
lập trên một phần đất nước.
Trong thời kỳ này, những anh hùng dân tộc ta ra sử dụng sách lược đối
ngoại mềm dẻo để giữ yên bờ cõi. Năm 905, triều đại nhà Đường ở Trung
Quốc bắt đầu sụp đổ, Trung Quốc lâm vào thời kỳ “Ngũ đại Thập quốc” (5
triều đại – 10 nước') kéo dài đến năm 960. Nhân cơ hội này, một người anh
hùng của dân tộc ta là Khúc Thừa Dụ, quê ở Hồng Châu, thuộc Hải Hưng
ngày nay, đã lãnh đạo nhân dân nổi dậy đánh đuổi tên tiết độ sứ của nhà
Đường cầm đầu bộ máy đô hộ ở nước ta và toàn bộ quan lại quân sĩ của
chúng ra khỏi bờ cõi, chấm dứt ách thống trị của nhà Đường đặt trên đất nước
ta từ mấy trăm năm. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết Độ sứ, “thay mặt” nhà
Đường cầm giữ binh quyền và chính quyền ở Việt Nam”.
Về đối nội, nhân dân ta từ đây tự tổ chức lấy chính quyền độc lập của
mình. Về đối ngoại, Khúc Thừa Dụ thi hành một chính sách mềm dẻo nhằm
ngăn chặn nhà Đường mưu đồ tái chiếm nước ta, để ta rảnh tay xây dựng đất
nước. Do đấy, Khúc Thừa Du tự nhận mình là tiết độ sứ, thay mặt nhà
Đường cầm quyền ở Việt Nam. Với phương thức đối ngoại này của Khúc
Thừa Dụ, quan hệ giữa nước ta và nhà Đường tưởng như không có gì khác
trước, nhưng về căn bản rất khác. Khác ở chỗ người Việt Nam tự cai trị người
Việt Nam, nước Việt Nam hoàn toàn tự chủ. Tự nhận mình là tiết độ sứ, Khúc
Thừa Dụ một mặt buộc triều đình nhà Đường phải chấp nhận, vì nhà Đường
lúc này tổ chức được một cuộc hành quân mới để xâm lược nước ta cũng rất
khó, nên ưng thuận để không mất thể diện; mặt khác ta ngăn chặn được các
tiết độ sứ ở miền biên cương gần nước ta không thể lợi dụng thời cơ lấy danh
nghĩa nhà Đường để đánh phá ta, vì ta vẫn nhận thần phục nhà Đường.
Chủ trương ngoại giao hòa hoãn, mềm dẻo của Khúc Thừa Dụ tạo điều
kiện cho nhân dân ta và họ Khúc giữ vững chủ quyền dân tộc trong khoảng about:blank 8/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
nửa thế kỷ. Nhưng không phải vì thế mà giặc ngoài đã chịu từ bỏ dã tâm xâm lược của chúng.
Năm 907, Khúc Thừa Dụ mất, con và cháu của Khúc Thừa Dụ là Khúc
Hạo (năm 907) và Khúc Thừa Mỹ (năm 917) nối tiếp nhau lên cầm quyền trị
nước và vẫn giữ danh nghĩa tiết độ sứ. Những năm Khúc Thừa Dụ mất cũng
là năm phương bắt loạn lạc, nhà Đường bị diệt. Năm 917, một tiết độ sứ ở
Quảng Châu, tên là Lưu Cung, chòng lại triều đình Nam Hán và xâm lược
nước ta, Khúc Thừa Mỹ không kịp đối phó bị sa và tay quân cướp nước. Đạo
quân xâm lược tiến xuống tới Châu Ái ( miến Thanh Hóa bây giờ) thì bị một
danh tướng của Khúc Thừa Mỹ là Dương Đình Nghệ đánh bật trở lại vùng
Bắc Bộ. Dương Đình Nghệ đem toàn bộ đội quân của mình đánh bại quân
giặc. Đầu năm 932, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, Dương Đình Nghệ lên
cầm quyền trị nước. ông cũng làm theo họ Khúc, vẫn xưng là tiết độ sứ. Sử
sách không ghi rõ là tiết độ sứ của triều đình nào ở Trung Quốc trong thời kỳ
"Ngũ đại thập quốc” đó. Đây cũng chỉ là một kế sách đối ngoại mềm dẻo của
Dương Đình Nghệ, tỏ ra không cắt đứt quan hệ "phiên thần" đối với các triều
đình Trung Quốc, nhưng thật ra chẳng thuộc triều đình nào trong cái "Ngũ đại thập quốc" ấy.
Qua các sự kiện trên ta có thể thấy ông cha ta đã vận dụng linh hoạt triết
lý ngoại giao ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’ dùng nhiều cách thức, kế sách khác
nhau vì một mục đích bất biến là giữ vững độc lập dân tộc. cuộc khởi nghĩa
của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế) năm 713 đã khởi đầu truyền thống ngoại
giao với các nước láng giềng để kết hợp sức mạnh trong nước với sức mạnh
của khối liên minh chiến đấu trong đấu tranh giải phóng dân tộc. Kế sách hoà
hoãn, mềm dẻo của Khúc Thừa Dụ đầu thế kỷ thứ X là một đóng góp quan
trọng vào truyền thống đối ngoại Việt Nam đó là: căn cứ vào so sánh lực
lượng cụ thể để giành thắng lợi từng bước và chuẩn bị các điều kiện cho
thắng lợi trọn vẹn; đưa ra phương án (tự nhận làm Tiết Độ sứ) buộc đối about:blank 9/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
phương phải chấp thuận và thừa nhận trên thực tế chủ quyền dân tộc của Việt Nam.
3. Ngoại giao Việt Nam ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong các triều đại phong kiến.
Nước Việt Nam ta là một nước ở phía Nam, khí hậu ôn hòa, cư dân đông
đúc, giàu tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản. Đặc biệt, đất nước ta có một
vị trí chiến lược vô cùng quan trọng vì thế các nước lớn luôn có ý định lăm le
hòng chiếm đất nước ta, nhưng nhân dân ta một lòng yêu nước, kiên cường
đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ. Đặc biệt các vị vua tôi
trong các triều đại luôn áp dụng triết lý ‘Dĩ bất biến, ứng vạn biến’ dùng mọi
sách lược: vừa đánh vừa đàm, đối ngoại mềm dẻo, lùi một bước, tiến hai
bước,.. cốt là để giữ vững độc lập, tự do cho dân tộc.
Sau chiến thắng trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, bỏ danh
hiệu “Tiết độ sứ”, tiến thêm một bước trong việc xoá bỏ quan hệ phiên thần
đối với phong kiến phương Bắc. Ông xây dựng một nhà nước độc lập, lập
triều đình, định phẩm phục riêng, ban hành các chế độ, lễ nghi, cổ Loa là kinh
đô cũ của nhà nước Âu Lạc, được chọn làm nơi đóng đô. Điều đó có ý nghĩa
kế tục sự nghiệp dựng nước và giữ nước của tiền nhân, biểu thị quyết tâm xây
dựng nền độc lập vững bền của đất nước.
Trong nước, Ngô Quyền xưng đế nhưng đối với phương Bắc lại xưng
vương. Việc Ngô Quyền xưng vương trong quan hệ với phong kiến phương
Bắc là sách lược đối ngoại mềm dẻo, cốt làm cho phong kiến Trung Quốc
không tìm được cớ để gây lại chiến tranh xâm lược. Tuy thái độ mềm dẻo,
nhưng Ngô Quyền không tự hạ mình. Hơn nữa, nhân tình hình Trung Quốc
rối ren, phân liệt nghiêm trọng (thời kỳ “ngũ đại, thập quốc”) và xâu xé nhau,
Ngô Quyền đã khéo lợi dụng mâu thuẫn giữa các tập đoàn phong kiến
phương Bắc, không cầu thân với bên nào để duy trì nền tự chủ dân tộc. Chính
sách đối ngoại khôn khéo đó đã góp phần giữ vững nền độc lập của nước ta suốt 30 năm. about:blank 10/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
Dưới thời nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng nhận thấy, sau khi bình xong
Nam Hán, Bắc Tống có thể uy hiếp nước ta, ông liền đã chủ động giao hảo
với Tống. Vì còn bận rộn về nội tình Trung Quốc, nhà Tống nhận kết hiếu với
Đại Cồ Việt, phong Đinh Tiên Hoàng làm Giao Chỉ quận vương, Đinh Liễn
làm Nam Việt vương. Từ đấy, hai nước thường sai sứ sang thăm hỏi và mang
tặng phẩm, phương vật cống, sinh, cho nhau. Để duy trì sự hòa hiếu giữa hai
nước, Đinh Tiên Hoàng sai con là Đinh Liễn sang Tống và ở lại một thời
gian. Với chính sách ngoại giao khôn khéo và mềm dẻo đó, Đinh Tiên Hoàng
đã tạm ngăn được sự xâm lấn của Tống xuống phía Nam. Về phía Tống, do
việc thống nhất Trung Quốc chưa hoàn thành, triều đại mới chưa được củng
cố, nên họ chưa thể nhòm ngó nước ta. Vì vậy, suốt thời nhà Đinh, quan hệ
giữa nước ta và Tống là quan hệ hoà hiếu, hữu nghị, không hề xảy ra một cuộc xung đột nào.
Dưới thời Tiền Lê, do thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống lần
thứ nhất và do chính sách đối ngoại kiên quyết của Lê Hoàn, biên giới phía
Bắc và phía Nam tổ quốc được bảo vệ.
Trong quan hệ với nhà Tống, Lê Hoàn thực hiện một chính sách vừa
mềm dẻo vừa cứng rắn; mềm dẻo để giữ vững hòa hảo giữa hai nước, nhưng
cứng rắn để hạn chế những thái độ hống hách, nước lớn của nhà Tống, điều
này được thể hiện qua các sự kiện:
Sau khi chiến thắng quân xâm lược Tống, Lê Hoàn tìm cách lập lại quan
hệ bang giao với nhà Tống. Nhà Lê đã cử rất nhiều phái bộ sang "triều cống"
nhà Tống và tỏ ý "Thần phục". Theo "Toàn thư", "Việt sử lược", "Tốn Thư”.
Trong thời Lê Hoàn và Lê Long Dĩnh, từ năm 982 đến năm 2010, nhà Lê đã
cử 15 phái bộ sang Trung Quốc, khi thì thông hiểu, khi thì nộp cống, khi thì
"tạ ơn", khi thì đặt quan hệ buôn bán ... ; và từ năm 985 đến năm 1907, nhà
Tống đã cử sang ta 9 phái bộ, trong đó có nhiều sứ thần tên tuổi còn được about:blank 11/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
nhân dân ta nói đến sau này như Lý Giác (986), Long Cảo (990)...Nhưng
không vì thế mà Lê Hoàn quá nhân nhượng, làm mất chủ quyền dân tộc.
Lê Hoàn luôn tỏ rõ tinh thần độc lập tự chủ, tỏ rõ sức mạnh của một dân
tộc đã vùng dậy, quyết không chịu làm nô lệ cho nước ngoài ( đúc tiền Thiên
Phúc, đặt lại các khu vực hành chính, định phiên lệnh, vv...). Lê Hoàn còn
luôn luôn đấu tranh để giữ quan hệ bình đẳng giữa hai nước, khi cần thiết vẫn
có thái độ và hành động rất cương quyết đối với nhà Tống: Mỗi lần nhận
chiếu thư của vua Tống, Lê Hoàn không bao giờ chịu lạy (có khi nói thác là
vừa đi đánh giặc về, bị ngã ngựa đau chân), luôn tìm cách biểu dương uy hiếp sứ thần.
Năm 990, khi được tin vua Tống cử Tổng Cảo đi sứ sang nước ta, Lê
Hoàn liền phái tướng Đinh Thừa Chính đem hàng trăm chiến thuyền sang tận
bờ biển Liêu Châu (Quảng Đông), tiếng là "đón" sứ giả, thật ra cốt uy hiếp
tinh thần sứ Tống ngay từ khi Tống Cảo chưa kịp đặt chân lên đất nước ta. Để
chứng tỏ nước ta là một nước không nhỏ, có biển rộng, sông dài. Tướng Đinh
Thừa Chính được lệnh dẫn thuyền sứ giả đi loanh quanh, ròng rã hàng tháng
trời mới đến sông Bạch Đằng (Quảng Ninh), rồi đi theo hết sông này đến
sống khác, rồi lại ra biển đi kéo dài hàng tháng trời nữa, mới đưa sứ Tổng về
địa phận Ninh Bình để vào , thủ đô Hoa Lư của nước ta. Khi đoàn thuyền của
sứ bộ về gần đến Hoa Lư. Lê Hoàn cho thao diễn thủy quân, tập trung sức vật
ra hai bên bờ Sông để phô trương thanh thế.
Trong khi vẫn thường xuyên cho người sang cống nhà Tống, Lê Hoàn
lại tổ chức những đội dân quân nhỏ (biên dân), thỉnh thoảng lại sang đánh
phá vùng biên giới để làm áp lực cho quan hệ của nước ta với nhà Tống
Trong khi tiếp đón các sứ Tống, Lê Hoàn thường dùng tiếng Việt, điều
đố biểu thị ý chí độc lập, giữ vững chủ quyền của tổ tiên ta. Sử còn chép lại
rằng năm 990, Tống Cảo đi sự sang ta, được Lê Hoàn tiếp, 2 ngựa dong
cương cùng đi, thỉnh thoảng lấy trầu cau mời nhau, ngồi trên ngựa mà ăn, khi about:blank 12/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
mời , rượu, Lê Hoàn đã ca hát bằng lời Việt nên Tống Cảo không hiểu lời lẽ ra sao.
Để thực hiện chủ trương biểu dương sức mạnh của dân tộc, đồng thời
cũng đề cao cảnh giác đối với các hoạt động do thám của các viên sứ ngoại
quốc, Lê Hoàn thường cử những nhà sư giỏi, giả làm những chèo đò đi đón
các sứ Trung Quốc, vừa là để giám sát những hoạt động của sứ, vừa dọa sứ là uy hiếp sứ giả Tống.
Sang đến triều đại nhà Lý, nhà Lý tiếp tục thi hành một sách lược ngoại
giao linh hoạt, cố giữ quan hệ hòa hảo với Tống. Từ năm 1010 đến năm 1073
nhà Lý đã cử 23 sứ bộ sang nhà Tống xin chịu phong, nộp cống, kinh Phật,…
Nhưng tình hình nhà Lý khác với thời Tiền Lê. Nền độc lập dân tộc nước ta
củng cố thêm một bước và đang trên đà phát triển, nên tuy chính sách ngoại
giao của nhà Lý với phương Bắc vẫn rất mềm dẻo, nhưng về nhiều mặt có
phần tích cực. Năm 1022, nhân chuyện dân Tống vùng Khâm Châu tràn vào
trấn Triều Dương( Quảng Ninh), Lý Thái Tổ liền cho Dực Thánh Vương đem
quân đánh châu Khâm, đốt phá trấn Như Hồng rồi rút về nước.
Năm 1062, Nùng Tôn Đản và con đem những đất đai thuộc mình là Lôi
Hóa và Kế Thành nộp cho nhà Tống việc này làm nhà Lý mất một vùng đất
đai khá lớn ở phía Tây Bắc châu Quảng Nguyên. Vua Lý Thánh Tông sai phò
mã Lê Thuận Tống sang Tống đòi. Thấy thái độ ta quả quyết, nhà Tống phải
trả cho nước ta 2 châu Lôi Hóa và Ôn Nhuận
Những hoạt động ngoại giao nêu trên của nhà Lý không chỉ là thực hiện
phương châm cương, như trong sách lược ngoại giao, mà còn nhằm khoét sâu
thêm những khó khăn trong nội bộ địch, làm rối loạn hậu phương địch, trước
hết là hậu phương trực tiếp phục vụ chiến tranh xâm lược Việt Nam, tức vùng
Nam Trung Quốc, tiếp giáp biên giới nước ta, đẩy lùi nguy cơ xâm lược của
địch càng xa biên giới càng tốt, nên thực chất những hành động đó không
phải chỉ là quấy rối, mà còn có chủ trương lấn đất địch. about:blank 13/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
Thời nhà Trần, mặc dù ba lần đánh bại đế quốc Nguyên - Mông, bảo vệ
vững chắc biên cương phía Bắc, vua Trần vẫn kiên trì chính sách ngoại giao
mềm dẻo với nhà Nguyên, để ngăn ngừa âm mưu tái xâm lược nước ta, giữ
vững chế độ nhà Trần trong 175 năm. Cùng với đó, cha ông ta còn thực hiện
biện pháp nghi binh, đánh lừa, hòa đàm trong hoạt động đấu tranh ngoại giao,
như thời nhà Tây Sơn, Nguyễn Huệ đã cử người đóng giả mình sang chầu
vua Mãn Thanh, kết hợp với chủ trương giải hòa để xoa dịu, ngăn chặn âm
mưu phục thù của nhà Thanh. Những chính sách trên, thể hiện sâu sắc văn
hóa ứng xử nhân văn, nghệ thuật ngoại giao: “biết người, biết ta”, “biết thời,
biết thế”, “cương nhu kết hợp”, “tiến lúc mạnh, thoái lúc yếu”, khoan hòa,
linh hoạt của cha ông ta trong lịch sử
Dưới thời Lê, các lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thực hiện đấu
tranh ngoại giao vừa đánh vừa đàm để giành lại thành Trà Long. Năm 1424
trên đường tiến quân vào Nghệ An, nghĩa quân Lam Sơn bao vây chặt thành
Trà Long thì Sơn Thọ từ bên nước Minh sang Đại Việt mang theo chỉ thị của
Minh Thành Tông tiếp tục chính sách hoà hoãn ở Đại Việt, dụ hàng, và sắc
phong Lê Lợi làm tri phủ Thanh Hoá. Vì thế tuy biết Cẩm Bành rất khốn
quẫn nhưng bọn Trần Trí, Sơn Thọ không đưa quân ứng cứu mà phải dùng
biện pháp hoà giải, thực hiện mệnh lệnh của vua Minh. Đầu năm 1425, bọn
Sơn Thọ thả Lê Trăn, sứ giả của nghĩa quân về nhận chức tri phủ. Nghĩa quân
biết mưu đồ nghị hòa của bọn chúng và đã tương kế tựu kế. Nhận thư địch,
Lê Lợi liền trả lời: “Vẫn muốn theo lời thỉnh cầu, trở về Thanh Hoá, nhưng vì
Cẩm Bành ngăn chặn,... xin cho một người đến hoà giải để thông đường về” .
Được thư trả lời, bọn quan nhà Minh sai Trần Đức Nhị tới Trà Long hạ
lệnh cho Cẩm Bành ngừng chiến đấu. Cẩm Bành thấy không có quân cứu
viện, phải mở cửa thành ra hàng. Thành Trà Long bị hạ mà không tốn một
mũi tên, hòn đạn. Chiến thắng hạ thành Trà Long bằng sức ép về quân sự kết
hợp với dụ hàng và thương lượng trở thành một kinh nghiệm quý báu của about:blank 14/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
nghĩa quân. Đó cũng là thành công đầu tiên về sự vận dụng “nhiều phương
lừa đánh địch của Nguyễn Trãi” (Chí Linh Sơn phú).
Từ đó, trong quá trình kháng chiến, nghĩa quân đã phát triển một cách
sáng tạo các cách đánh địch thích hợp với từng nhiệm vụ chiến lược và tương
quan lực lượng trong mỗi giai đoạn. Thực hiện chủ trương đó, nghĩa quân
“càng đánh càng được” và đưa cuộc kháng chiến mau chóng đến thắng lợi hoàn toàn.
Việc hạ thành Trà Long là một bằng chứng xác nhận sự kết hợp tiến
công quân sự với tiến công ngoại giao và địch vận của nghĩa quân là đúng
đắn. Việc hạ thành Trà Long còn đem lại cho nghĩa quân Lam Sơn một kinh
nghiệm chiến đấu mới: muốn đánh lấy thành địch, không nhất thiết phải tiến
công quân sự, phá thành diệt địch, mà có thể vây hãm thành kết hợp với địch
vận gọi hàng, hoặc vây hãm thành kết hợp với đấu tranh ngoại giao khiến chỉ
huy của địch ở cấp trên phải hạ lệnh cho tướng giữ thành bỏ vũ khí không
được chiến đấu, như trường hợp hạ thành Trà Long. Đây là một kinh nghiệm
quý có giá trị lớn về chiến lược, nghĩa quân Lam Sơn tiếp tục vận dụng trong
nhiều trường hợp đánh say này.
Sau khi đánh bại quân địch, vì nghĩa lớn của dân tộc, vì lợi ích của nước
nhà, Nguyễn Trãi và các lãnh tụ nghĩa quân Lam Sơn từ lâu vẫn chủ trương
dụ hàng quân địch trong thành, thả cho chúng được toàn quân, toàn mạng về nước.
Điều kiện trước tiên đề ra cho địch là chúng phải cùng các lãnh tụ nghĩa
quân dự hội thề, sau đó mới ấn định kế hoạch rút quân và tiến hành những
biện pháp cần thiết cho việc thực hiện kế hoạch đó. Các lãnh tụ nghĩa quân
cho tổ chức hội thể tại phía nam thành Đông Quan, bên sông Hồng. Ngày 10
tháng 12 năm 1427, chủ tướng Vương Thông cùng toàn thể các tướng lĩnh,
quan lại cao cấp của địch tới dự hội thề. Lập hội thể là một việc nhỏ, nhưng ý
nghĩa chiến thắng rất lớn. Bắt hàng chục vạn tên giặc phải đầu hàng, phải xin about:blank 15/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
thề không dám chiếm đóng, không dám xâm lược, phá phách, để được toàn
mạng về nước, như thế quả là "cổ kim chưa đã thấy” như Nguyễn Trãi đã nói trong Bình Ngô đại cáo.
Sau hội thề, các lãnh tụ nghĩa quân cấp đủ số lượng ăn đường cho hơn
mười vạn quân Minh và cấp cho chúng hơn 500 chiến thuyền để đi đường
thủy, 2 vạn ngựa để đi đường bộ. Theo quy định của các lãnh tụ Lam Sơn tại
hội thề Đông Quan, đúng ngày 19 tháng 12 năm 1427, hơn 10 vạn quân Minh
bắt đầu lên đường về Trung Quốc. Trước ngày lên đường, chủ tướng Vương
Thông sang đại bản doanh nghĩa quân chào từ biệt và ở lại một đêm cùng các
lãnh tụ và tướng lĩnh nghĩa quân vui chơi, trò chuyện cởi mở chân thật.
Trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh đô hộ, có phần đóng góp công lao
rất quan trọng của Nguyễn Trãi . Ông vừa giỏi về quân sự, vừa giỏi về ngoại
giao, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để đánh
thắng địch. Nguyễn Trãi đấu tranh ngoại giao với địch rất linh hoạt, sắc bén,
đúng thời cơ sát với từng tình huống cụ thể của chiến trường. Khi đã giành
thắng lợi quyết định bằng quân sự thì tiến hành đàm phán hòa bình, dùng
ngoại giao để phát huy thắng lợi quân sự và chấm dứt chiến tranh, đặt lại
quan hệ bình thường giữa hai nước.
Công tác ngoại giao của Nguyễn Trãi đã góp phần quan trọng vào công
cuộc đánh thắng hoàn toàn quân Minh xâm lược. Đường lối và thành tích
ngoại giao của Nguyễn Trãi cùng với đường lối và thành tích chính trị, quân
sự của ông đã góp phần tạo nên những chiến công vô cùng rực rỡ của dân tộc
ta trong chiến tranh chống xâm lược ở đầu thế kỷ XV. about:blank 16/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam KẾT LUẬN
Hoạt động đối ngoại là hoạt động có chủ đích, nhằm thực hiện lợi ích
của đất nước trong mối quan hệ hợp tác và đấu tranh với các chủ thể khác của
quan hệ quốc tế. Lợi ích tối cao của đất nước ta, dân tộc ta trong suốt mấy
nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước là khẳng định độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia. Thực hiện lợi ích tối cao này là mục tiêu chiến lược xuyên
suốt các hoạt động ngoại giao của các triều đình phong kiến Việt Nam, của
các lực lượng yêu nước Việt Nam.
Việc thực hiện lợi ích tối cao này diễn ra trong những hoàn cảnh rất khác
nhau, những tình thế rất khác nhau. Có những lúc nước ta là một nước bị đô
hộ (như dưới thời Bắc thuộc, thời Pháp thuộc), có những lúc nước ta là một
nước độc lập (như dưới thời các triều đình phong kiến Ngô, Đinh, Tiền Lê,
Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn). Có những lúc nước ta chỉ phải đối phó với một
kẻ thù là các triều đình phong kiến Trung Quốc, có những lúc ta phải đối phó
cùng một lúc với nhiều kẻ thù (như với nhà Tống và quân Nguyên - Mông ở
đầu thời Trần; hay với quân Pháp, Trung Quốc, Anh, Mỹ những năm trước và
sau Cách mạng tháng Tám năm 1945). Có những lúc thế nước ta yếu, nội bộ
lục đục (như cuối thời Ngô với loạn 12 sứ quân, thời nhà Hồ, Hậu Trần, Mạc,
Hậu Lê...), có những lúc thế nước ta mạnh buộc đối phương phải kiêng nể about:blank 17/18 00:06 7/8/24
[123doc] - tieu-luan-lich-su-ngoai-giao-viet-nam
(như ở thời Tiền Lê, nhà Tống nể gọi Lê Hoàn là “phụ sơn, đảo hải” - người
vác núi, lật biển; hay ở thời Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, các chiến thắng oanh
liệt của Lý Thường Kiệt,Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Huệ... buộc các
triều đình phong kiến phương Bắc phải nể sợ: ở thời Lý, cuối năm 1079, nhà
Tống phải trả vùng đất Quảng Nguyên cho vua Lý Nhân Tông; ở thời Trần,
như Phan Huy Chú ghi lại trong sách Bang Giao Chỉ: “Đời Trần, nhà Nguyên
ba lần đem quân sang xâm lược, quấy rối, nhưng không thành công. Nay tất
cũng chột dạ về việc trước, chỉ mong được yên ổn, nên vua tôi khu xử
một niềm nhường nhịn để được vô sự. Đó là sự khôn ngoan phủ dụ của
Nguyên, mà thế nước ta thời Trần cũng tỏ ra cường thịnh lắm”; ở thời Lê, Lê
Lợi và Nguyễn Trãi đã mở Hội thề Đông Quan buộc 10 vạn quân Minh với
chủ tướng Vương Thông thể rút quân để được toàn mạng sống; ở thời Tây
Sơn, uy danh của Quang Trung khiến nhà Thanh phải nể mà chấp nhận bản
tấu của Quang Trung “xin 2 tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây và cầu hôn một
công chúa”, khiến Tổng đốc Lưỡng Quảng của nhà Thanh là Phúc Khang An
phải thông đồng với ta tổ chức cho “vua Quang Trung” giả sang thăm nhà Thanh...).
Dù trong hoàn cảnh nào, tình thế nào, các thế hệ ông cha ta cũng tìm ra
phương cách, sách lược thích hợp để thực hiện cho được lợi ích dân tộc độc
lập,tự do, quốc gia tự chủ, có chủ quyền. Đó chính là truyền thống ngoại giao
“dĩ bất biến ứng vạn biến” - lấy lợi ích tối cao của dân tộc, của đất nước làm
cái bất biến để ứng phó với những biến đổi của thời cuộc, kiên định về mục
tiêu chiến lược để linh hoạt, khôn khéo về sách lược... about:blank 18/18