Ngoại giao Việt Nam thời Tiền Lê - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Ngoại giao Việt Nam thời Tiền Lê - Quan hệ quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
BÀI 1: Ngoại giao Việt Nam thời Tiền Lê (980 - 1009)
Trong khoảng 11 năm đầu của nhà nước Đại Cồ Việt (968- 979), dưới sự trị vì của vua Đinh - Đại Thắng Minh Hoàng Đế đã mở ra
một kỷ nguyên bang giao mới của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta. Đặc biệt là quan hệ bang giao giữa nước ta với nhà Tống ở
phương Bắc, một quốc gia to lớn gấp nhiều lần, lại vốn là nước có cả quá khứ hàng nghìn năm xâm lược và đô hộ nước ta. Sau khi lập nên nhà nước
Đại Cồ Việt, đặt niên hiệu triều chính là Thái Bình (năm Canh Ngọ - 970), vua Đinh đã sai sứ bộ sang nhà Tống để đặt quan hệ ngoại giao giữa hai
nước. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư thì “Bấy giờ nhà Tống sai đại tướng Phan Mỹ dẹp yên Lĩnh Nam (chỉ Lưu Xưởng), cho nên mới có mệnh
ấy” (ý nói về thiết lập quan hệ bang giao). Đó là chuyến bang giao đầu tiên của sứ thần Nhà nước Đại Cồ Việt sang nhà Tống. Và sự nghiệp bang
giao của nhà nước Đại Cồ Việt từ đó khởi đầu. Vào năm Nhâm Thân (972), nhà vua sai Nam Việt Vương Đinh Liễn là con trưởng đi sứ sang thăm
nhà Tống. Điều đặc biệt và hiếm có ở sự kiện bang giao này là: Vua Đinh cử chính con trưởng của mình là Đinh Liễn với tước vị Nam Việt Vương đi
sứ sang nhà Tống mà không quản ngại mọi hiểm nguy kể cả đối với tính mạng. Việc nhà vua (nước chư hầu) sai hoàng tử đi sứ sang “thiên triều” quả
là hy hữu. Phải chăng đó là sự thể hiện khí phách, bản lĩnh ngoan cường của vua Đinh - vị hoàng đế vốn là một võ tướng với “Tài năng sáng suốt
hơn người, dũng cảm mưu lược nhất đời”. Chuyến đi sứ thuở ấy của Nam Việt Vương Đinh Liễn sang nhà Tống bang giao quả là đã thành công tốt
đẹp, để lại một dấu ấn quan trọng trong quan hệ giữa hai nước đương thời.
Mùa xuân năm Ất Hợi (975) vua Đinh phái Trịnh Tú, một trong “tứ trụ triều đình” đem vàng, lụa, sừng tê, ngà voi sang sứ cống nhà Tống.
Đến mùa thu năm ấy, vua Tống sai Hồng lô tự khanh Cao Bảo Tự… đem chế sách sang nước ta gia phong cho Đinh Liễn làm Khai phủ nghi đồng
tam ty, kiêm hiệu Thái sư, Giao Chỉ quận vương. -> Đây cũng là một sự kiện bang giao đặc biệt quan trọng, vì dẫn đầu đoàn sứ Đại Cồ Việt là vị
quan thuộc tứ trụ triều đình. Vị quan này đã không quản ngại đường sá xa xôi, sông núi muôn trùng hiểm trở, gian khó hiểm nguy mà đích thân đi sứ
và hoàn tất sứ mệnh bang giao do nhà vua giao phó.
Năm Đinh Sửu (977), vua sai sứ sang nước Tống mừng Tống Thái Tông lên ngôi (kế vị Tống Thái Tổ - đã băng hà vào tháng mười năm trước).
=> Các sự kiện bang giao như đã nêu trên của nhà Đinh với nhà Tống theo như sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi lại tuy không nhiều, song đó chính
là những dấu ấn quan trọng đặc biệt trong một giai đoạn lịch sử bang giao giữa hai nước, đặc biệt là trong điều kiện hoàn cảnh nhà nước Đại Cồ Việt
đương thời mới được thống nhất.
Sau khi vua Đinh và Nam Việt Vương Đinh Liễn bị sát hại, Đinh Toàn là con thứ hãy còn thơ ấu mới sáu tuổi, được triều đình tôn làm vua; mẹ
là Dương Vân Nga làm nhiếp chính; Lê Hoàn làm phó vương. Nội triều Hoa Lư khi ấy thậm rối ren.
Định quốc công Nguyễn Bặc, Ngoại giáp Đinh Điền cùng Phạm Hạp là những trụ cột nhà Đinh đã dấy binh từ bên ngoài theo hai đường thủy,
bộ kéo về kinh đô nhằm giết phó vương Lê Hoàn để phò nhà Đinh, phòng sự tiếm ngôi báu, nhưng đã thất bại và đều bị giết.
Ngô Nhật Khánh vốn là phò mã vua Đinh dẫn hàng nghìn chiến thuyền quân Chiêm Thành theo đường biển, nhằm vào hai cửa biển Đại Ác và
Tiểu Khang hòng đánh chiếm Hoa Lư. Tuy nhiên, hầu hết các chiến thuyền quân Chiêm đã bị bão táp nhấn chìm.
Vận nước lúc ấy như “ngàn cân treo sợi tóc” vì nhà Tống từ phương Bắc liền rắp tâm nhân cơ hội này kéo quân sang thôn tính Đại Cồ Việt.
Triều đình và quân sĩ suy tôn Thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi vua. Nhà vua khẩn cấp tập hợp, chỉnh đốn quân đội với quyết tâm đánh trả quân Tống xâm lược.
Tháng tám năm Canh Thìn (980) vua Tống xuống chiếu đem quân sang xâm lược Đại Cồ Việt, lại sai sứ Lư Đa Tốn đem thư sang Hoa Lư
để dọa dẫm, răn đe, vịn cớ, do ỷ thế thiên triều. Nội dung thư của vua Tống đầy ngạo mạn, tự đắc, miệt thị vua tôi, thần dân trăm họ nước Đại Cồ Việt ta.
Dù vua Lê đã rất mưu lược, sai nha hiệu là Giang Cự Vọng, Vương Thiệu Tộ đưa thư sang nước Tống, giả làm thư của Vệ vương Đinh Toàn thỉnh
cầu được nối ngôi cha, cốt nhằm hoãn binh để có thời gian củng cố lực lượng quân sự mà ứng chiến với quân Tống xâm Lược, nhưng nhà Tống vẫn
ra yêu sách đặt triều đình Hoa Lư vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nguyên do là vua Tống chỉ muốn cho nhà Đinh “truyền nối ba đời”, Lê Hoàn chỉ
được làm phó vương. Vua Tống sai Trương Tông Quyền đưa thư sang, trả lời: “…Họ Đinh truyền nối ba đời, trẫm muốn cho (Đinh) Toàn làm thống
soái, khanh (chỉ Lê Hoàn) làm phó. Nếu Toàn tướng tài chẳng có, vẫn còn trẻ con, thì nên bảo cả mẹ con cùng thân thuộc sang quy phụ…”.
-> Hòa khí bang giao giữa hai nước lúc này bị tan biến. Và cuộc chiến ác liệt giữa hai bên đã diễn ra sau đó không lâu. Kết cục, quân Tống đại bại.
Quân ta tuy chiến thắng nhưng chắc chắn cũng không tránh khỏi tổn thất về của và người.
Sau cuộc chiến ba năm, vào năm Quý Mùi (983), mùa xuân, vua Lê sai sứ sang thông hiếu với nhà Tống. Quan hệ bang giao giữa hai nước lại
được “bình thường hóa” khá lâu (cho đến hết thời nhà Tống) và cũng để lại nhiều dấu ấn lịch sử.
Bên cạnh một thế lực quá lớn là nhà Tống ở phương Bắc luôn tự đặt mình ở vị thế “thiên triều”, với tham vọng truyền kiếp luôn hòng thôn
tính nước láng giềng theo kiểu “cá lớn nuốt cá bé”, nhà Đinh rồi sau đó là nhà Tiền Lê tuy vẫn chấp thuận cái chế độ chư hầu phong kiến qua lệ cống
nạp, lễ nghi tiếp đón sứ thần và tiếp nhận các chế sách, song ở một tư thế đàng hoàng, tự chủ chứ không hề quỵ lụy.
-> Có thể khẳng định sự nghiệp bang giao của nhà nước Đại Cồ Việt mà khởi đầu là nhà Đinh đã kế thừa và sáng tạo lịch sử bang giao truyền
thống của các triều đại trước đó, đồng thời cũng để lại những bài học cho hậu thế là: Kịp thời mà ung dung tự tại, kiên định mà mềm dẻo, nhất quán
mà năng động với khí phách và bản lĩnh phi thường. Thêm nữa, đó là sự chủ động sáng tạo trong hoạt động bang giao với tầm nhìn xa trông rộng
nhằm giữ cho được thế sự một cách tối ưu, tất cả vì hòa bình, ổn định và lớn mạnh của đất nước. A. Hoàn cảnh
Sau 12 năm trị vì, năm 979 Đinh Tiên Hoàng cùng con trai Đinh Liễn bị cận thần sát hại. Con nhỏ là Đinh Toàn lên ngôi khi chỉ mới 5 tuổi. Sự ra đi
của vua Đinh đã dấy lên những tình hình bất ổn trong nước, những người Định quốc công Nguyễn Bặc, ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp ngờ Hoàn
sẽ làm điều bất lợi cho vua nhỏ, bèn cùng nhau dấy binh. Với tình hình đó, phò mã Ngô Nhật Khánh dẫn quân Chiêm Thành vào đánh nước ta, dự
cướp đi vùng đất Hoa Lư. Sau 12 năm trị vì, năm Đinh T 979
iên Hoàng cùng con trai Đinh Liễn bị cận thần sát hại. Con nhỏ là Đinh Toàn lên ngôi khi chỉ mới 5 tuổi. Sự ra đi
của vua Đinh đã dấy lên những tình hình bất ổn trong nước, những người Định quốc công Nguyễn Bặc, ngoại giáp Đinh Điền, Phạm Hạp ngờ Hoàn
sẽ làm điều bất lợi cho vua nhỏ, bèn cùng nhau dấy binh nhưng không thành –> bị Lê Hoàn giết chết.
Về phía nhà Tống, sự bất ổn của Đại Cồ Việt đã khiến cho Trung Hoa bấy giờ vừa diệt được nước cuối cùng trong “thập ngũ”, thống nhất lãnh thổ
rộng lớn chuyển sang dòm ngó, mong muốn xâm lược nước ta. Nguyễn Lương Bích từng cho rằng hành động gửi tối hậu thư “...Người theo về
không?... chớ rước lấy tội lỗi… nếu trái lệnh thì ta quyết đánh” là một hành động phạt giao, đe dọa nước ta.
Tháng 6 năm 980, Tri Ung Châu của nhà Tống là Hầu Nhân Bảo dâng thư tâu với Tống Thái Tông nên nhân lúc cha con Đinh Tiên Hoàng bị giết mà
mang quân sang đánh. Tống Thái Tông nghe theo, điều các lộ quân Quảng châu, Ninh châu, Lan Lăng giao cho Hầu Nhân Bảo chuẩn bị tiến sang.
Thế nhưng, mặc dù Đinh Tiên Hoàng đã tạ thế, nhưng trong nước còn có Thập đại tướng quân Lê Hoàn, dân ta cũng không chịu khuất phục trước sự
uy hiếp của Đại Tống. Đỉnh điểm là khi nhận được tin nhà Tống sang đánh, Lê Hoàn cử Phạm Cự Lạng ra nghênh chiến, trước khi ra trận, tướng
quân Phạm Cự Lạng đã đề cử Lê Hoàn lên thành thiên tử, làm chủ vận mệnh đất nước giữa thời cuộc rối ren: giặc bên ngoài phần nước lớn, phần
quân được dẫn vào đang hăm he, trong nước thì bất ổn.
Tháng 7 năm 980, nghe tin báo từ Lạng Châu, Lê Hoàn được sự ủng hộ của Dương thái hậu và tướng Phạm Cự Lạng bèn lên ngôi hoàng đế thay
Đinh Toàn. Sự đồng thuận của mẹ con Dương Thái Hậu phần vì đại cuộc trước mắt, phần vì đảm bảo an toàn khi đội quận Phạm tướng quân kéo vào triều đình.
B. Ngoại giao với Trung Quốc
I. Trước chiến tranh 981
Sau khi được tiến cử lên ngôi năm 980, Lê Hoàn bang giao với nhà Tống vẫn trên danh nghĩa Đinh Toàn.
Tống Thái Tông chưa biết việc thay ngôi của Lê Hoàn, lợi dụng tình thế Đại Cồ Việt đang có tiểu Vệ vương mà nảy ý đồ xâm lược.
Tháng 8/980, Tống Thái Tông chính thức phát lệnh đánh nước ta, trước đó còn sai cận thần là Lư Đa Tốn sang đưa thư đe dọa, muốn “nhà Đinh”
phải đầu hàng trước. Tháng 10 cùng năm, Lê Hoàn sai nha hiệu đưa thư sang nước Tống giả làm thư của Vệ Vương Đinh Toàn thỉnh cầu nối ngôi
Đinh Tiên Hoàng, xin được ban mệnh lệnh chính thức. Chủ đích của bức thư này là để hoà hoãn cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống. Vì muốn
trách cứ về việc xưng đế và đổi niên hiệu mà không báo trước, vua Tống đã sai Trương Tông Quyền đưa thư cho triệu mẹ con Đinh Toàn sang quy
phụ trước triều đình nhà Tống, nếu sang sẽ được phong chức, không sang thì nhất quyết không bỏ ý đồ tiến đánh.
Trước yêu cầu này của Tống Thái Tông, Lê Hoàn đã không tuân theo, cứ để quân Tống tiến đánh Đại Cồ Việt rồi tự làm tướng đi chặn giặc, thẳng
tay đánh bại chúng. Điều này không chỉ tỏ rõ thái độ của vị vua mới nước Đại Cồ Việt, mà còn dọa nhà Tống một phen thất trận nặng nề, thể hiện uy
phong của quân ta dưới triều đình mới. Nhà Tống sau khi nhận chuỗi thua liên tiếp, còn phải đối phó với nhà Liêu ở phía Bắc nên tỏ ra rất mềm
mỏng với nhà Tiền Lê. Lê Hoàn đã lợi dụng đúng hoàn cảnh và thái độ, thể hiện rõ ý muốn giao hảo với nhà Tống trên quan hệ hai nước láng giềng
bình đẳng, không quy phục
II. Sau chiến tranh 981 1. Thời Lê Đại Hành
Sau khi nối lại sự hòa hiếu ngoại giao giữa Tiền Lê và nhà Tống, Lê Hoàn đã có rất nhiều chính sách ngoại giao để gìn giữ sự hữu nghị nhưng
cũng có những đấu tranh ngoại giao trên nhiều phương diện để tỏ rõ vị thế của Đại Cồ Việt. Năm
Lê Đại Hành sai sứ sang thông hiếu với nhà 983 Tống lần đầu. Năm , Tống Thá 985
i Tông sai sứ sang thăm Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành sai sứ
sang nhà Tống lần thứ 2, xin giữ chức Tiết Trấn
Sau hai lần sai sứ và tỏ rõ lập trường, 10/986, vua Tống đã sai Tả bổ khuyết Lý Nhược Chuyết, Lý Giác mang chế sách sang phong chức An Nam đô
hộ Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ kinh triệu quận hầu cho Lê Hoàn. Đây là một sự công nhận của nhà Tống với Tiền Lê, công nhận dòng dõi mới kế
thừa ngôi vua nước Đại Cồ Việt, không hỏi tới dòng dõi nhà Đinh nữa. Năm
, Lý Giác lại đi sứ sang Đại Cồ 987
Việt. Trong lần này Lý Giác đã cùng họa thơ với nhà sư Đỗ Pháp Thuận (được Lê Đại Hành sai đóng vai
người coi sông, chèo thuyền cho sứ giả). Khi trở về, Lý Giác làm thơ tiễn có câu: "Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu", nghĩa là: Ngoài trời lại có
trời soi nữa. Sư Khuông Việt nói rằng thơ này có ý tôn Lê Hoàn không khác gì vua Tống. Năm , Tống 988
Thái Tông lại sai sứ sang gia phong Lê Hoàn làm Kiểm hiệu thái úy. Năm , nhà Tống lại cử 990
Tống Cảo đi sứ Đại Cồ Việt lần nữa. Lê Văn Siêu bình luận điều này cho rằng: thượng quốc ít khi chịu mất công vì nước
nhỏ như vậy, vì nhà Tống trong thời kỳ giao tranh với nước Liêu năm 986 và bộ lạc Thảng Cốt năm 990
Khi sứ Tống là Tống Cảo sang phong chức, Lê Hoàn nhận tờ chiếu của vua Tống mà không chịu quỳ, nói thác rằng bị ngã ngựa đau chân. Lúc đó
sứ Tống im lặng không thắc mắc gì. Lê Văn Siêu cho rằng điều này hoàn toàn là do sự ngang ngạnh của vua Lê và không phải Tống Cảo không
biết, nhưng đã không phản ứng. Trong sớ tâu Tống Thái Tông sau này, Tống Cảo nói rằng dù thác cớ đau chân nhưng ngay sau đó Lê Hoàn lại có thể
đi chân đất, cầm cần câu lội xuống nước câu cá.
Trong lần tiếp sứ Tống, Lê Hoàn còn làm những việc trêu chọc sứ phương bắc khác như sai người mang con hổ đến công quán cho sứ Tống xem; lại
sai mang con trăn lớn đến công quán, hỏi sứ Tống có ăn được thì làm cơm thết đãi. Sứ Tống khước từ không nhận và không dám nổi nóng theo tư
thế của sứ giả thiên triều.
Sau đó Lê Hoàn nói với Tống Cảo về việc ngoại giao: Sau này có quốc thư thì cho giao nhận ở đầu địa giới, khỏi phiền sứ thần đến tận đây nữa.
Tống Cảo về tâu lại, Tống Thái Tông bằng lòng với đề nghị của vua Lê.
Năm 995, nhà Tống lại sai Vương Thế Tắc và Lý Cư Giản sang phong Lê Hoàn làm Giao Chỉ quận vương. Năm 995-996 ở biên giới hai bên đã có
biến cố vì sự bạo loạn của các thổ quan vùng khe động. Tướng nhà Tống bắt bắt hơn 100 người làm loạn trả lại cho Đại Cồ Việt. Phía nhà Lê cũng
bắt 27 người trả lại phía Tống và sai sứ sang tạ ơn. Nhà Tống lại sai Lý Nhược Chuyết mang chiếu thư và đai ngọc sang ban cho Lê Hoàn. Năm
, nhà Tống lại gia phong vua Lê là 997 m Nam Bình vương. Năm
, Lê Đại Hành sai hoàng tử Lê Long Đề đi sứ Tống. Sang nă 1004
m 1005 khi Long Đề chưa trở về thì Lê Hoàn mất, các con tranh ngôi, trong
nước loạn lạc. Mình Đề phải ở lại trú ở Quảng Châu. Triều thần nhà Tống xui Tống Chân Tông phát binh đánh, nhưng vua Tống cho rằng nhà Lê giữ
lệ tiến cống và sai con sang chầu, không nên đánh để giữ cho phía nam yên ổn. 2. Thời Lê Long Đĩnh
Cuối năm 1005, Lê Long Đĩnh giết anh là Trung Tông giành được ngôi vua. Nhà Tống không can thiệp. Sang năm , Tống Chân 1007 Tông sai sứ
sang phong cho Long Đĩnh làm Giao Chỉ quận vương và đúc ấn đưa sang.
Năm 1009, Lê Ngọa Triều sai sứ đem biếu nhà Tống con tê ngưu thuần. Vua Tống cho rằng tê ngưu từ xa đến, không hợp thủy thổ muốn trả lại;
nhưng sợ phật ý vua Lê, đợi cho sứ Đại Cồ Việt về rồi mới mang thả ra biển. Lê Ngọa Triều sau đó lại xin áo giáp mũ trụ giát vàng, vua Tống bằng lòng cho.
-> Cụ thể hơn, theo sử sách ghi lại, trong suốt hai đời vua là Lê Hoàn và Lê Ngoạ Triều (tức từ năm 982 đến năm 1010) nhà Lê đã cử 15 phái bộ
sang Trung Quốc với mục đích là duy trì quan hệ bang giao giữa hai nước. Cùng thời gian đó, vua Tống cũng cử sứ thần sang nước ta (9 phái bộ).
Tuy ngỏ ý “thần phục” Thiên triều nhưng điều đó không có nghĩa là Lê Hoàn cúi mình. Ông thực hiện chính sách “trong xưng đế, ngoài xưng
vương” để thể hiện một ý chí mà tất cả các đế vương dưới thời phong kiến nước ta đều theo đuổi: “Tự coi mình như một “Trung Quốc” nhỏ hơn ở
phía Nam đối với các nước chư hầu, ngang hàng với nước Trung Quốc ở phía Bắc”.
-> Về quân sự, Lê Hoàn chủ trương thể hiện bản lĩnh của một nước thắng trận qua việc phô diễn sức mạnh và lực lượng để uy hiếp hai sứ Tống Cảo,
Vương Thế Tắc năm 990. Ông cho người thực hiện nghi lễ đón sứ nhưng thực chất là đe dọa, uy hiếp sứ Tống. Trong suốt quá trình tiếp sứ, Lê Hoàn
cũng có những động thái từ chối tuân thủ nghi thức truyền thống mà từ trước đến nay các nước nhỏ phải tuân theo, ví dụ như việc lạy khi tiếp nhận
chiếu thư hay việc phải xuống ngựa đón sứ giả. Khi thết đãi yến tiệc, Lê Hoàn cũng thành công trong việc khiến cho các sứ Tàu lúng túng, mất đi vẻ
uy nghiêm của người đại diện “thiên triều”. Ông thể hiện ý định sử dụng những con thú dữ như món ăn đến việc tự thân hát mời rượu và tham gia lễ
đâm cá. Khi tiễn sứ về nước, câu nói đanh thép "Không phiền sứ thần sang đây nữa" của ông cũng dẫn đến việc nhà Tống không có những động thái
hạch sách, chèn ép cũng như gây áp lực lên nước ta như một nước chư hầu nhỏ bé; trái lại, sự tôn trọng kéo dài đến cả khi Lê Hoàn mất.
III. Phân tích bối cảnh nhà Tống và nguyên nhân dẫn đến các chính sách ngoại giao nhà Tống thực hiện với Tiền Lê
Năm 976, sau khi Tống Thái Tổ qua đời, em trai là Triệu Quang Nghĩa lên ngôi, tức Tống Thái Tông. Ông vẫn giữ tư tưởng trọng văn khinh
võ như cuối thời Thái Tổ, ông tích cực hoàn thiện chế độ chínht rị, văn hóa và kinh tế chứ k tập trung ptrien sức mạnh quân sự. Bên cạnh đó, các vua
nhà Tống cũng thể hiện rõ tư tưởng “ trọng nội hư ngoại”, coi ptrien đất nước mạnh thì sẽ dễ dàng giải quyết được các vđề bên ngoài. Việc tập trung
sức mạnh quân sự về trung tâm từ thời Tống Thái Tổ khiến cho quân lực của nhà Tống k mạnh mẽ như các triều đại khác trong các cuộc chinh phạt
-> có thể là lí do nhà Tống nhún nhường và k quá hiếu chiến trong quan hệ với các nước láng giềng.
Tống Thái Tông lên ngôi khi ông chưa có bất cứ chiến công nào trong việc thu phục các nước chư hầu và sự nghiệp thống nhất thiên hạ
đang dang dở nên ông vẫn tiếp tục theo đuổi sách lược “trước Nam sau Bắc”. Thái Tông lần lượt chinh phạt các nước phía Nam và tiêu diệt hoàn
toàn nhà Bắc Hán năm 979. Năm 980, khi biết tin vua Đinh cùng con trai bị ám sát, người Việt đang trong cảnh hỗn loạn thì lúc bấy giờ Tống đã xử
lý xong các nước phía nam, lại giáp biên giới Đại Việt, Tống Thái Tông cho rằng đây là cơ hội tốt để thu phục nốt Đại Việt. Tuy nhiên chiến dịch này
đã thất bại, gây hao tổn lớn cho nước Tống.
Sau khi bại trận trước Đại Việt, nhà Tống không tiếp tục dành sự quan tâm xuống phía Nam mà phải tập trung về phương Bắc để tiếp tục công
cuộc thống nhất Trung Nguyên. Thêm nữa, năm 982, ngay sau chiến tranh vua Lê cử sứ sang nối lại quan hệ ngoại giao, nộp cống, xin kinh Phật và
đặt quan hệ buôn bán nên nhà Tống lại càng nguôi. Nhận thấy Tiền Lê không có 4 ý định nổi dậy, Tống Thái Tông cho rằng không cần đánh nữa mà
chỉ cử sứ nhiều lần sang để giữ mối giao hảo và cũng là để giám sát tình hình.
Tình hình chiến sự giữa hai nước Tống và Liêu giai đoạn bấy giờ đang vô cùng căng thẳng, Tống tiếp tục thất bại trong kế hoạch tấn
công người Khiết Đan lần thứ hai năm 986 và rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn. Vùng biên giới của Tống bị Liêu càn quét, gây ra nhiều tổn thất
nặng nề khiến cho tinh thần chiến đấu của nhà Tống giảm sút đáng kể. Trái ngược lại với tình hình phương Bắc, quan hệ với của Tống với Đại Việt
thời gian này lại rất tốt. Cùng năm 986, sứ giả Tống là Lý Nhược Chuyết và Lý Giác sang phong cho Lê Hoàn chức Tiết độ sứ. Vua Lê cũng đem trả
2 tướng bại trận của Tống trước đây và cử sứ thần qua để đáp lễ.
Theo sách “Chính sử Trung Quốc qua các triều đại - 350 vị hoàng đế nổi tiếng” của tác giả Thương Thánh, sau khi Triệu Hằng lên ngôi tức
Tống Chân Tông, ông đã bày tỏ rõ quyết tâm cải cách chế độ. Những hành động sau khi lên ngôi của ông đã thể hiện một nhiệm vụ tiên quyết đó là
cai quản đất nước. Tuy nhiên, càng gay gắt trong các chính sách cai quản đất nước bao nhiêu thì các đường lối, chính sách đối ngoại lại tỏ ra nhu
nhược, suy yếu. Việc duy trì mối quan hệ với các nước láng giềng như Đại Việt hoặc Liêu của Triệu Hằng thậm chí còn bị đánh giá là kém xa so với
Thái Tổ. Từ khi lên ngôi, ông dường như chưa một lần dám đối diện với các cuộc tấn công quân sự của Đàng Hạng và nhà Liêu, chỉ đưa ra những
giải pháp thiên về phòng thủ. Trong khi nước Liêu đang trong thời kỳ thịnh vượng và đang muốn mở rộng bờ cõi của nước mình, tấn công ồ ạt
xuống vùng Thiền Châu thì nhà Tống lại tỏ ra lúng túng, không biết nên chọn con đường chủ hòa hay chủ chiến
Sau khi theo đuổi con đường chủ chiến, cuối cùng nhà Tống nhận thấy cần nhân cơ hội nghị hòa nên đã ký kết hòa ước Thiền Uyên với nhà
Liêu. Đối với nhà Tống, tuy hòa ước là một nỗi nhục, không những không giành lại được lãnh thổ đã mất mà mỗi năm đều phải cống nạp cho nhà
Liêu nhưng đã duy trì được hòa bình biên giới trong hơn 100 năm, tạo điều kiện thuận lợi để hai nước hội nhập và giao lưu văn hóa.
IV. Đánh giá thành quả ngoại giao dưới triều đại nhà Tiền Lê
Thành công ngoại giao suốt 24 năm trị vì của Lê Hoàn được thể hiện ở việc nhà Tống không có gây hấn, tiếp tục giữ hòa hiếu với nước ta
sau khi Lê Hoàn mất.
Sau khi Lê Hoàn băng hà năm 1005, Lê Long Đĩnh cướp ngôi anh và lên làm Hoàng Đế. Đồng thời, trong nước cho nhiều người làm phản
khiến vua Lê tiếp tục thân chinh đánh dẹp. Bề tôi bên nhà Tống có tâu với vua Tống rằng nhân Giao Chỉ có loạn nên mang quân sang đánh chiếm
nhưng vua Tống Chân Tông không nghe, lại gàn rằng: "Họ Lê thường sai con vào chầu, góc biển yên tĩnh, không mất trung thuận, nay nghe tin mới
chết, chưa có lễ thăm viếng, đã vội đánh kẻ có tang, há phải là việc làm của bậc vương giả?". Thái độ này của vua Tống thực sự đã tỏ rõ sự tôn
trọng, trọng nhân nghĩa dành cho nhà Tiền Lê, thể hiện niềm tin được bồi đắp từ mối giao hảo suốt 24 năm trị vì của Lê Hoàn
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc nhà Tống vẫn giao hảo với nhà Tiền Lê sau khi Lê Hoàn mất là do nhà Tống bận đánh trả quân Liêu đang
làm loạn ở phía Bắc nhưng thực chất là không phải. Năm 1005, Lê Hoàn băng hà; lúc ấy, nhà Tống đánh nhau với nhà Liêu đã xong, cùng ký Hòa
ước Thiền Uyên với triều Liêu để lập lại hòa bình cho biên giới phía Bắc. Khoảng 1 thế kỷ sau bản Hòa ước này, nhà Tống không còn bị quấy nhiễu
bởi quân Liêu nữa. Sang năm 1006, Lê Long Đĩnh xưng đế và trong nước có loạn; thực tế, nhà Tống có thể rảnh tay để đánh chiếm Đại Việt với tiềm
lực kinh tế để chi trả cho chiến tranh vẫn còn vững chắc. Tuy đủ tiềm lực để khơi mào một cuộc chiến tranh bình định Đại Cồ Việt nhưng vua Tống
không làm, lại muốn tiếp tục giữa hòa hiếu với nước Nam, có thể nói rằng hành động của Tống Chân Tông thể hiện một nghĩa cử tốt đẹp của Thiên
triều và cũng minh chứng cho thành quả ngoại giao suốt thời gian trị vì của Lê Hoàn
V. So sánh, liên hệ chính sách ngoại giao nhà Tiền Lê với các triều đại khác:
Điểm nổi bật nhất trong đường lối ngoại giao của Lê Hoàn với nhà Tống chính là việc thực hiện chính sách ngoại giao cương nhu kết hợp. Sách lược
đối ngoại không chỉ được vận dụng khéo léo thời Tiền Lê mà ông cha ta ở các đời sau như nhà Lý, Trần cũng áp dụng thành công trong quan hệ đối ngoại với các nước.
1. Đấu tranh ngoại giao nhằm mục tiêu giữ vững vị thế quốc gia, quốc thể
Trong công cuộc đấu tranh ngoại giao để giữ gìn quốc thể, Lê Đại Hành ý thức được bản thân là vua một nước, do đó chỉ ngồi trên lưng ngựa
rồi nghiêng mình thi lễ trước sứ giả Trung Quốc và lấy cớ bị ngã ngựa đau chân, không lạy mà chỉ đứng vái khi nhận chiếu. Không chỉ vậy, vua Lê
Đại Hành cũng vô cùng linh hoạt trong thái độ tiếp đón các sứ thần Trung Quốc, mà như GS.Vũ Dương Huân đã nhận xét rằng: “Đối với những sứ
thần có thái độ ngạo mạn, có tâm địa xấu như Tống Cảo và Vương Thế Tắc, ông có đối sách mạnh, biểu dương sức mạnh quân sự, sự giàu có, thịnh
vượng, uy hiếp tinh thần sứ Tống. Còn đối với sứ thần có học thức, giỏi văn thơ như Lý Giác, ông đón tiếp với cách ứng xử khác: rất văn hóa, nêu
bật Đại Việt là nước văn hiến có nhiều nhân tài…” Điểm này cũng có thể được thấy ở đường lối, chính sách đối ngoại của các triều đại sau. Vào đời
nhà Trần, vua Trần Thái Tông luôn kiên quyết khước từ việc sang chầu bằng cách viện đủ các lý lẽ khéo léo như sức yếu, tuổi cao, triều đại có vua
cũ mất… Điều này đã một lần nữa nhấn mạnh nguyên tắc bất biến trong bản sắc ngoại giao nước ta: Luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc là ưu tiên hàng đầu.
2. Đấu tranh ngoại giao nhằm mục tiêu giữ gìn hòa hiếu các nước, nhất là đối với các nước láng giềng
Sau khi đánh thắng quân xâm lược của nhà Tống (981), mùa xuân năm 983, vua Lê Hoàn vẫn theo chính sách của các triều đại trước, đã chủ
động cho sứ sang xin thông hiếu, triều cống Thiên triều để duy trì hòa bình cho đất nước và xây dựng mối quan hệ hòa hảo giữa hai nước. Hành
động này của Lê Hoàn không chỉ giữ lại thể diện cho quốc gia thiên triều như nhà Tống bớt phần hổ thẹn sau khi thua trận trước Đại Cồ Việt,
mà còn giúp Tiền Lê tránh được những đụng độ quân sự suốt thời kỳ còn lại của triều đại.
Đường lối ngoại giao này cũng đã được kế thừa, phát triển và vận dụng khéo léo ở những triều đại sau, đặc biệt là thời . T nhà Lý rong cuộc
chiến với nhà Tống (1075 - 1077), tại phòng tuyến sông Như Nguyệt, khi Quách Quỳ ở tình thế tiến thoái lưỡng nan, Lý Thường Kiệt cũng thấy
quân ta sức cũng sắp cạn; do đó, ông đã sai sứ thần sang dinh Quách Quỳ bàn hòa, mở đường cho Quách Quỳ rút quân trong danh dự. Ở đây, ông đã
chọn đúng thời điểm để “dùng biện sĩ bàn hòa” bằng cách đưa ra một sáng kiến hòa bình phải chăng với nội dung hấp dẫn. Đối với Tống, những
vùng đất mà quân Tống chiếm được nay trở thành đất Tống; ngoài ra, Đại Việt xin chịu tội và chịu cống. Về phía Đại Việt, cái được lớn nhất là hòa
bình, không còn quân Tống và không phải tiếp tục chiến tranh. “Chủ trương “dùng biện sĩ bàn hòa” đã đạt được mục đích vì nó đã giải quyết đúng
lúc và thỏa đáng quyền lợi của hai bên” VI. Kết quả:
- Các tập đoàn PK phương Bắc phải công nhận về độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước của chúng ta.
- Khiến nhà Tống phải kiêng nể
- Các vua TQ buộc phải có thái độ hòa hoãn với ta
- Chính sách góp phần tăng uy thế của nước ta với các nước pBắc + tăng cường quan hệ giữa nhân dân 2 nước Tống – Việt
VII. Bài học kinh nghiệm
1. Nguyên tắc ngoại giao của ông cha ta đối với đế chế Trung Hoa là: đối với bên trong thì xưng đế, bên ngoài thì xưng vương. Trên danh nghĩa nước
nhỏ phải tôn thờ nước lớn, thần phục Trung Hoa, tranh thủ sự công nhận chính thức của họ để có tư cách chính thống về pháp lý. Phục mà vẫn độc
lập, k phụ thuộc, một điều tưởng chừng như là nghịch lý
2. Tổ tiên chúng ta đa bt dựa vào lực lượng của mình, tìm cách đề cao sức mạnh của dân tộc để phát động nhân dân, uy hiếp và làm nhụt chí kẻ thù,
buộc địch phải có quan hệ đúng mức, dù chưa thực sự bình đẳng. VIII. Tổng kết
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc thời Tiền Lê nhìn chung diễn ra rất tốt đẹp nhờ đường lối ngoại giao uyển chuyển, khéo
léo nhưng cứng rắn, linh hoạt của Lê Hoàn - vị vua khai sáng triều đại và trị vì lâu nhất nhà Tiền Lê. Vị thế quốc gia và quốc thể của Đại Cồ Việt
ta trong suốt thời kỳ này không ngừng được nâng cao, khiến nhà Tống có nhiều phần e dè về thế lực của nước ta, thậm chí từ bỏ mưu đồ xâm lược
sau thất bại quân sự nặng nề năm 981. Những điểm sáng trong đấu tranh ngoại giao dưới thời Tiền Lê không chỉ kế thừa những đường lối đối ngoại
kiên quyết trước đó từ nhà Ngô, Đinh mà còn cương nhu kết hợp, mềm mỏng đối đãi với Thiên triều, để lại nhiều bài học ngoại giao to lớn cho thời kỳ sau.
C. Ngoại giao với Chiêm Thành (Chăm Pa)
Sau khi thắng quân Tống, Lê Đại Hành sai Từ Mục, Ngô Tử Canh sang sứ Chiêm Thành. Vua Chiêm là Bê Mi Thuế bắt giữ 2 sứ giả Đại Cồ Việt. Lê
Đại Hành nổi giận, sai đóng chiến thuyền sửa binh khí, tự làm tướng đi đánh, chém Bê Mi Thuế tại trận, rồi tiến vào nước Chiêm san phẳng thành trì. Năm
vua Chiêm mới là Harivarman II sai sứ sang xin lại 360 tù binh bị bắt giữ ma 992,
ng về châu Ô Lý. Harivarman II sai sứ là Chế Đông sang
dâng sản vật địa phương, vua Lê trách là trái lễ, không nhận. Harivarman II sợ hãi, năm 994 lại sai cháu Chế Cai sang chầu. Từ đó quan hệ hai bên
khá yên ổn không xảy ra xung đột.
D. Ngoại giao với Chân Lạp
Quan hệ giữa nước ta ~ CL được thiết lập từ khá sớm và ngày càng được củng cố. Ở thời kỳ này là mqh có tính truyền thống và diễn ra đa dạng,
phức tạp dưới nhiều hình thức, đó là các hđ bang giao, triều cống, các hđ giao thương, xung đột quân sự… Tuy nhiên ở thời điẻm hiện tại, mqh này
vẫn chưa được chính thức thiết lập và kéo dài cho đến tận nhà Lý.
-> giai đoạn bản lề và đẫy đà cho giai đoạn tiếp theo
BÀI 2: BANG GIAO THỜI LÝ (1009-1225)
Tóm tắt: Quốc gia Đại Việt dưới thời Lý có mối bang giao với các nước láng giềng,như Trung Quốc, Chiêm Thành, Chân Lạp. Đường lối đối ngoại
của quốc gia ĐạiViệt thời Lý là hòa hiếu, coi trọng hòa bình, đồng thời kiên quyết chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Mục đích của chính sách
đối ngoại của nhà nước phong kiến Đại Việt dưới thời Lý là xây dựng và duy trì tình hữu nghị giữa các quốc gia láng giềng, kiến tạo và duy trì môi
trường hòa bình, xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhìn tổng thể, mối bang giao giữa quốc gia Đại Việt với các nước láng giềng thời Lý là hết sức sinh động, phức tạp. Do vậy việc nhận thức và giải
quyết mối quan hệ này một cách chủ động, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo nhưng kiên quyết của Nhà nước phong kiến Đại Việt ở thời Lý không chỉ
góp phần quyết định vào việc thực hiện có hiệu quả công cuộc xây dựng, phát triển trong thời kỳ đó mà còn tạo “thế”và “đà”mới, ngày càng vững
chắc hơn cho quốc gia Đại Việt trong các giai đoạn sau này. Trên cơ sở đó, rút ra một số bài học kinh nghiệm để tiếp thu và vận dụng trong xây dựng
mối quan hệhữu nghị, bền vững giữa Việt Nam với các nước trên thếgiới và khu vực trong bối cảnh quốc tếhiện nay. A. Hoàn cảnh
1009, Lý Công Uẩn lên ngôi vua, thay thế nhà Tiền Lê, lập ra nhà Lý. Ngay sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ đã chủ động thiết lập quan hệ ngoại
giao với đối tác quan trọng nhất đương thời là triều đình nhà Tống ở phương Bắc. Việc ngoại giao thời Lý có tính kế tục các hoạt động ngoại giao đã
thiết lập từ thời Đinh, thời Tiền Lê trước đó. B. Với nhà Tống
Mối quan hệ giữa Đại Việt với nước Tống có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với quốc gia Đại Việt trong suốt chiều dài lịch sử. Trung
Quốc là một nước đất rộng, người đông và có một nền kinh tế, tiềm lực quân sự vượt trội quốc gia Đại Việt; văn hoá Trung Hoa đã bén rễ vào
văn hoá Việt, lại là hai quốc gia “núi liền núi, sông liền sông”. Điều đáng lưu ý là, sau thờikỳ Bắc thuộc, các tập đoàn phong kiến Trung Hoa không
bao giờ từ bỏ ý đồ mưu tính xâm lược Đại Việt nhằm biến Đại Việt thành “phiên thuộc”, “quận, huyện”của Trung Quốc, đi đến xoá bỏ nền văn
hoá Việt và biến nền văn hoá Việt thành một bộ phận của nền văn hoá Trung Hoa. Thực tiễn lịch sử của dân tộc Việt từ sau thời Bắc thuộc cho thấy
rõ, những mưu đồ, ý đồ này đã được phong kiến Trung Hoa thực hiện bằng những cuộc xâm lược, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh
thổ của quốc gia Đại Việt. Chính nhận thức rõ điều này và với truyền thống nhân đạo, yêu chuộng hoà bình, đặc biệt nhằm tạo ra và duy trì
môi trường hoà bình, ổn định để xây dựng, phát triển đất nước về mọi mặt và bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia, nền độc lập dân tộc mà nhà
nước phong kiến ViệtNam dưới thời Lý (và thời Trần sau này) luôn thi hành một đường lối nhất quán và lâu dài trong quan hệvới Trung Hoa,
đólà hữu nghị, kết hảo, hoà bình.
Về vấn đề này, Phan Huy Chú đã ghi rõ trong sách Lịch triều hiến chương loại chí: “Nước Việt ta có cõi đất phía Nam mà thông hiếu với
Trung Hoa, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế, mà đối ngoài thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực phải như thế”.
Đường lối này cụ thể như sau:
- Thứ nhất, về việc cống nạp, sách phong và nghi thức tiếp đãi. Việc này nhìn chung và về cơ bản phản ánh mối bang giao gần gũi, hữu nghị giữa
quốc gia Đại Việt với Trung Hoa và thể hiện rõ nhất mối bang giao “bình thường”giữa hai nước lân bang. Như trên đã nói, sau thời Bắc thuộc,
nước ta giành được độc lập, nhưng trong “nhãn quan”của các tập đoàn phong kiến Trung Hoa, Đại Việt chỉlà quận, huyện, là phiên thuộc của
Trung Hoa và trong thực tiễn bang giao với Đại Việt, người Trung Hoa luôn đối xửvới Đại Việt như vậy. Qua ghi chép trong sách Đại Việt sửký
toàn thưcho thấy, nhà Tống luôn đòi hỏi Đại Việt phải sang nước Tống cống nạp sản vật quý hiếm (như vàng bạc, châu báu, voi, ngựa,...)theo định
lệthông thường hàng năm hoặc nhân dịp vua nước ta lên ngôi. Ngoài ra, khi vua nước Đại Việt lên ngôi, nhà Tống đều sai các quan đại thần
(thường là Lễbộthượng thư) sang Đại Việt sách phong vua ta là Giao Chỉquận vương và gia phong vua Đại Việt thêm tước Nam Bình vương.
Chỉđến tháng7 năm 1164, dưới thời vua Lý Anh Tông trịvì (1138-1175), nhà Tống mới đổi Đại Việt từ“quận”Giao Chỉthành “quốc”An Nam và
sai người sang Đại Việt sách phong vua Lý Anh Tông làm An Nam quốc vương
Thứ hai,về vấn đề biên giới, xâm lược và chống xâm lược. Qua sách Đại Việt sửký toàn thưcho thấy, bên cạnh mối bang giao khá hữuhảo giữa
hai quốc gia như đã trình bày, tình hình biên giới giữa hai nước diễn ra ngày càng gay cấn, phức tạp. Có thểkhái quát thành hai nhóm sựkiện/vấn đềsau:
Một là,sựxâm lấn đất đai, lãnh thổhai nước của các bè đảng phản nghịch ởvùng biên giới ngoài sựkiểm soát của nhà nước.Sựkiện này
xảy ra nhiều lần. Tiêu biểu nhất là vào tháng 8 năm 1145, Đàm Hữu Lương (người nước Tống), “tựxưng là Triệu tiên sinh, nói dối là vâng mệnh đi
sứđểdụnước An Nam” đem đồđảng đến cướp phá châu Quảng Nguyên củaĐại Việt. Bên cạnh đó, nhiều thủlĩnh lôi kéo dân nhiều vùng biên giới
phía Bắc Đại Việt làm phản, xâm lấn, cướp phá nhiều vùng đất của Trung Quốc giáp với biên giớiĐại Việt. Chẳng hạn,vào tháng 10 năm
1036, “đạo Lâm Tây và các châu ĐỗKim, Thường Tân, Bình Nguyên làm phản, xâm lấn châu Tư Lăng (thuộc tỉnh Quảng Tây ngày nay)... cướp
trâu ngựa, đốt nhà cửa rồi về. Nùng Trí Cao (Đại Việt) nhiều lần đem bè đảng cướp phá nước Tống. Vào tháng 4 năm 1052, ông ta “làm
phản, tiến xưng là Nhân Huệhoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Nam, sang cướp đất nước Tống”, cướp phá nhiều vùng đất Trung Quốc giáp với biên
giới Đại Việt và chiếm nhiều châu Ung, Hoành, Quý, Đằng, Ngô, Khang, Đoan, Củng, Tầm (thuộc tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông ngày nay),
giếthơn 3000 tướng tá của nhà Tống và bắt hàng vạn người Ung Châu (nước Tống). Mãi đến
, nhà Tống mới đánh bại tháng 10 năm 1053
Nùng Trí Cao. Trước những hành động xâm lấn, cướp phá này, nhằm bảo vệan ninh, an toàn cho người dân vùng biên giới vàđảm bảo hoà
bình, tình hữu hảo của hai quốc gia, vua nhà Lý hoặc thân chinh đi đánh dẹp, hoặc thuận theo lời đềnghịcủa vua Tống giúp Tống đánh dẹp
(như vụlàm loạn của Nùng Trí Cao).
Hai là,việc xâm lấn, xâm lược của nước Tống và việc chống lại sựxâm lấn, xâm lược. Đây là nhóm sựkiện nổi bật nhất và phản ánh
tính chất phức tạp trong quan hệbang giao giữa Đại Việt và Trung Quốc (nhà Tống).Có thểnói, đan xen với mối quan hệ“hữu hảo”và
bình thường theo thông lệtrong quan hệgiữa hai quốc gia như trên đã trình bày, thì trong thời Lý, nước Tống đã rất nhiều lần xâm lấn, xâm lược
Đại Việt. Xâm lược nước ta là hành động thường xuyên, là mục đích của các thếlực, tập đoàn phong kiến Trung Hoa, dù rằng người Trung
Hoa nhìn nhận và công nhận Đại Việt là “quận”, là “quốc”, là vùng “phiên dậu”phía Nam của họ. Vềviệc này, sách Đại Việt sửký toàn thưghi
chépnhiều lần nhà Tống đem quân sang xâm lấn, cướp phá nhiều vùng đất phía BắcĐại Việt. Tháng 7 năm 1060, “quân nước Tống sang lấn
không được”. tháng 3 năm 1076, nhà Tống sai tuyên phủsứQuảng Nam là Quách Quỳlàm Chiêu thảo sứ, Triệu Tiết làm phó, đem quân 9 tướng hợp
với Chiêm Thành và Chân Lạp sang lấn nước ta”, tháng 3 năm 1089, “Quân Tống vào châu Thạch Tề(tỉnh Cao Bằng) [4, tr.205] và vào tháng 3
năm 1205, “Người Tống sang cướp biên giới”.Ngoài ra, để đạt mục đích này, nước Tống đã viện nhiều cớ, đểthực hiện ý đồvà hành động xâm
lấn, xâm lược Đại Việt. Chẳng hạn,vào tháng 2 năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông trịvì, Vương An Thạch làm tướngcủa nhà Tống,
thích lập công ởbiên cương. Tri châu Ung Châu là Tiêu Chú đón ý Vương An Thạch, dâng sớtâu nói: “Nước Giao Chỉtuy có chiều cống, nhưng
thực vẫn hai lòng. Nay không đánh lấy tất đểlo vềsau”[3, tr.643]. Và chính viên tướng này đã nói với vua Tống rằng, Đại Việt “bị Chiêm Thành
đánh phá, quân còn sót lại không đầy vạn rưỡi, có thểdùng kếđánh lấy được”. Vua Tống sai người ngầm tuyển binh người Man động, đóng
thuyền bè, tập thuỷtrận, cấm các châu huyện vùng biên giới không được mua bán với nước ta đểthực hiện mưu đồxâm lược Đại Việt.Nhằm bảo
vệvững chắc sựtoàn vẹn lãnh thổ, chủquyền của quốc gia và duy trì môi trường hoà bình, mối quan hệhữu hảo giữa hai nước, nhà nước phong
kiến Đại Việt dưới thời Lý đã bằng mọi cách, mọi biện pháp (như cống nạp, dẹp loạn ởvùng biên giới,...)ngăn chặn những mưu đồxâm lược, xâm
lấn nước ta của nhà Tống. Ngoài việc giao cho các sứthần tìm hiểu tình hình nước Tống và ý đồcủa nhà Tống, triều Lý đã chủđộng cùng với nhà
Tống “hội nghị”vềvấn đềbiên giới giữa hai nước sau những tranh chấp, xâm lấn. Tháng 7 năm 1060, vua Lý Thánh Tông sai Phí Gia Hậu
đến Ung Châu cùng Thịlang Lại bộDư Tĩnh (nước Tống) dựhội nghị, hoặc vào tháng 6 năm 1084, vua Lý sai Thịlang Binh bộLê Văn Thịnh đến trại
Vĩnh Bình (nước Tống) cùng với nhà Tống bàn việc cương giới.Nhằm sẵn sàng đối phó có hiệu quảý đồvà hành động xâm lấn, xâm lược của nhà
Tống, vua nhà Lý còn nhiều lần thân chinh hoặc sai người khảo tra, xem xét tình hình ởnơi biên cương, vùng duyên hải, động viên quân dân luyện
tập, sắm sửa vũ khí, trâu ngựa, lương thảo và lo đóng thuyền bè,... SáchĐại Việt sửký toàn thưcho biết, vào tháng 11 năm 1161, vua Lý Anh Tông
sai Tô Hiến Thành và ĐỗAn Di “đem hai vạn quân đi tuần các nơi ven biển miền Tây Nam, đểgiữyên bờcõi xa”, còn nhà vua thì thân chinh đến
cửa biển Thần Đầu, huyện Đại An. Tháng 2 năm 1171, cũng nhà vua này “đi tuần ra cù lao ngoài biển, xem khắp hình thếnúi sông, muốn biết
sựđau khổcủadân và đường đi xa gần thếnào” và một năm sau, vào tháng 2 năm 1172, “vua lại đi tuần ra cù lao ngoài biển ởđịa giới các phiên
bang Nam Bắc, vẽbản đồvà ghi chép phong vật rồi về”. Dưới thời vua Lý Cao Tông trịvì (1176-1210), vào tháng 3 năm 1189, nhà vua đã “ngựđi
khắp núi sông, phàm ngựđến đâu mà có thần linh đều cho phong hiệu và lập miếu đểthờ” I. Thời Bắc Tống Ngay trong năm khi mới lên ngôi 1010
, Lý Thái Tổ đã bắt đầu sai sứ sang nhà Tống. Sự kiện này mở đầu cho mối quan hệ bang giao trong
2 thế kỷ giữa nhà Lý với nhà Tống của Trung Quốc. Theo đánh giá của các sử gia, việc tích cực và chủ động quan hệ với phương Bắc nhằm gián tiếp
khẳng định chính thống của nhà Lý và sự tồn tại của nước Đại Cồ Việt.
Dưới thời Lý Thái Tổ và Lý Thái Tông việc triều cống nhà Tống diễn ra đều đ ,
ặn. Khi Đại Cồ Việt có vua mới, nhà Tống đều sai sứ sang
phong vương. Trong vòng 46 năm thời 3 vị vua đầu tiên của nhà Lý, sử sách chỉ ghi nhận 3 lần nhà Tống sai sứ sang phong vương cho nhà Lý khi
các vua mới lên ngôi, không có những hoạt động ngoại giao trong thời các vua cai trị như thời Đinh và Tiền Lê.
Sang thời Lý Thánh Tông, năm 1057 nhà Lý sai sứ sang cống thú lạ cho nhà Tống, bảo là con lân. Vua Tống nghe lời Tư Mã Quang (sợ
không chắc là con lân thì các nước khác chê cười), liền thưởng cho sứ Đại Việt rồi sai mang con thú về. Lý Thánh Tông giận nhà Tống, cho là phản
phúc, năm 1059 bèn mang quân đánh vào Khâm châu để thị uy rồi rút về. Sau lần hòa đàm năm 1060, hoạt động ngoại giao được nối lại. Năm 1 , 067
nhà Tống sai sứ sang gia phong Lý Thánh Tông làm Nam Bình vương và Khai phủ Nghi đồng tam ty. Đó là lần đầu tiên nhà Tống cử sứ sang Đại
Việt không vì việc thay ngôi vua của nhà Lý.
Ngoài mục đích báo tang, mừng vua mới, kết hiếu, các vua Lý còn sai sứ sang nhà Tống khi đánh thắng Chiêm Thành, nhằm gián tiếp thể
hiện cho nhà Tống biết Chiêm Thành là thuộc quốc của mình. Nhà Tống không thể hiện sự phản đối việc đó và giữ thái độ mềm mỏng. Năm 1078
khi sứ Đại Việt là Đào Tông Nguyên chạm trán sứ Chiêm Thành ở Biện Kinh, nhà Tống lo ngại, sai người bố trí thu xếp nơi ăn ở và thời gian và địa
điểm vào chầu cố tỏ ra có sự phân biệt giữa hai nước nhằm xoa dịu phía Đại Việt.
Theo thống kê của Hoàng Xuân Hãn, trong 63 năm đầu thời Lý, nhà Lý đã cử 23 đoàn sứ bộ sang nhà Tống, trong đó 13 lần với mục đích kết hiếu và
tạ ơn, 3 lần báo tin thắng trận khi vừa đánh Chiêm Thành, 7 lần là các mục đích khác (báo tang, mừng vua Tống lên ngôi, xin kinh Phật...)
Sang thời Lý Nhân Tông, chỉ vài năm sau khi nhà Lý tiếp nhận chức Giao Chỉ quận vương của vua Tống, chiến tranh Tống-Lý nổ ra. Sau
khi chiến tranh chấm dứt, việc ngoại giao giữa 2 nước tập trung vào vấn đề đất đai biên giới Tống và Đại Việt. Lê Văn Thịnh – thủ khoa đầu tiên
của Đại Việt năm 1075 – được giao đi đàm phán với nhà Tống, kết quả tới năm
, phần lớn đất đai bị 1084
Tống chiếm đóng trong chiến tranh được trả lại cho Đại Việt.
Cuối năm 1126, đoàn sứ bộ Đại Việt sang nhà Tống, nhưng chỉ đến Quế Châu (Quảng Tây) thì được quan chức tại đó đề nghị quay về, vì quân các
trấn xung quanh đã được điều hết đi chống quân Kim đang đánh Biện Kinh, ngựa trạm và phu trạm không đủ phục vụ sứ đoàn Đại Việt. Kết quả sứ
đoàn mang lễ vật trở về nước. II. Thời Nam Tống
Khâm định Việt sử thông giám cương mục: Doãn Tư Tư đi sứ sang Nam Tống, vua Tống (Hiếu Tông) phong cho vua Lý (Anh Tông) là An Nam
quốc vương (ngày 30 tháng 9 năm 1164).
Từ năm 1127 nhà Tống bị mất phương bắc ,
về tay người Kim, phải chạy xuống Lâm An (Hàng Châu) đóng đô. Quan hệ ngoại giao giữa nhà Lý với Nam Tống thậm chí có lầ
vẫn được duy trì,
n năm 1156 thời Lý Anh Tông, cống phẩm cho nhà Tống có giá trị khá lớn. Lê Văn Siêu cho
rằng đáng ra nhà Lý nên nhân thời cơ suy yếu của Nam Tống để thực hiện những cuộc bắc phạt như Lý Thường Kiệt từng làm thì có thể mở mang
cương thổ phía bắc. Đổi lại việc nhà Lý giữ quan hệ hữu hảo khi nhà Tống đã suy, năm 1164 khi sứ thần Doãn Tử Tư, Lý Bang Chính sang Lâm An,
vua Tống Hiếu Tông tiếp đón và ban lệnh đổi tên"Giao Chỉ"thành"An Nam", phong Lý Anh Tông làm"An Nam quốc vương”, nghĩa là trong quan hệ
ngoại giao giữa Tống và Việt từ đó, Đại Việt không còn là một quận mà chính thức được coi là một nước phiên thuộc, mang tên An Nam.
Từ năm 1206, do loạn lạc trong nước, việc sang sứ tiến cống nhà Tống không được thực hiện cho tới hết thời Lý (1225).
Các sử gia đã thống kê được trong thời gian tồn tại 216 năm, nhà Lý đã 57 lần sai sứ sang nhà Tống. Những lần cử sứ sang phương Bắc, nhà
Lý đều chọn người có học thức, có tài ứng đối, biết làm thơ. Các sứ đoàn luôn thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, giữ thể diện quốc gia.
Việc triều cống nhà Tống chỉ nhằm đạt được sự công nhận bên ngoài của triều đình phương Bắc, giảm bớt xung đột biên giới, tạo ra môi
trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Bên trong, các vua Lý vẫn thể hiện sự tự tôn, độc lập tự chủ. Các vua Lý tuy nhận tước
phong của nhà Tống nhưng vẫn có niên hiệu riêng, ấn tín riêng trong quá trình cai trị đất nước, không bao giờ dùng các chức vụ do nhà Tống phong
(Giao Chỉ quận vương, Tĩnh Hải tiết độ sứ, Nam Bình vương…) C. Với nhà Kim
Nước Kim khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa, uy hiếp nước Nam Tống thường xuyên nhưng cũng rất tôn trọng Đại Việt. Sau
khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại Việt -> lần duy nhất nhà Kim có
quan hệ ngoại giao với Đại Việt.
Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả hai nước chu đáo nhưng
không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau. D. Với Chiêm Thành
Cùng việc củng cố quan hệ với phương Bắc, nhà Lý chú trọng tới biên giới phía nam. Sau khi bị Lê Đại Hành đánh bại năm 982, Chiêm
Thành đã tỏ ra thần phục. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ X, Chiêm Thành đã vài lần sai sứ sang Đại Cồ Việt, quan hệ hòa thuận của hai bên được giữ tới
hết thời Tiền Lê. Sau khi Lý Thái Tổ lên ngôi, Chiêm Thành sai sứ sang dâng sư tử năm 1011.
Từ đó việc cống của Chiêm Thành sang Đại Việt khá đều đặn, vài năm 1 lần, thậm chí giai đoạn 1081-1088 là mỗi năm 1 lần. Các cống
phẩm của Chiêm Thành gồm sư tử, voi trắng, cá sấu, tơ lụa, vàng bạc…
Trong giai đoạn quan hệ tốt đẹp, vua Chiêm là Jaya Harivarman đã cho con gái sang làm cung phi cho Lý Anh Tông. Sử sách cũng ghi lại lần
duy nhất vua Chiêm Thành tới Đại Việt xin sắc phong là Suryavarman (1192-1203), do vị vua này đã cắt đứt quan hệ với Chân Lạp nên muốn dựa
vào Đại Việt. Năm sau, Lý Cao Tông sai sứ sang phong vương cho Suryavarman.
Tuy triều cống khá đều đặn nhưng Chiêm Thành không hoàn toàn thần phục Đại Việt, mà vẫn thi thoảng mang quân cướp phá vùng biên giới
khiến nhà Lý phải dùng tới biện pháp quân sự để ngăn chặn. Nhà Lý giữ quan hệ với Chiêm Thành bằng biện pháp vừa cương vừa nhu nhằm bảo
vệ biên giới, gây thanh thế ở phía nam nhằm kiềm chế âm mưu xâm lược của nhà Tống ở phương Bắc
Có một số thời gian gián đoạn trong quan hệ 2 bên, như khi Lý Thái Tông mới lên ngôi, Chiêm Thành suốt 16 năm không tiến cống, dẫn
đến việc Thái Tông thân chinh đánh Chiêm hoặc giai đoạn chiến tranh giữa nhà Lý với nhà Tống.
Các sử gia thống kê được trong thời Lý, Chiêm Thành đã 43 lần sai sứ sang cống. Sang đầu thế kỷ XIII, trong nước Đại Việt xảy ra loạn lạc,
nhà Lý ngày càng suy yếu, Chiêm Thành không thực hiện ngoại giao và tiến cống nữa. E. Với Chân Lạp
Khi nhà Lý thành lập và phát triển cũng là thời kỳ vương triều Angkor đang phồn thịnh, từ các vua Suryavarman (1002-1050), Hasharvarman
(1066-1089), Suryavarman II (1113-1150) và Jayavarman VII (tới sau 1200). Từ khi nhà Lý mới thành lập, Chân Lạp đã cho sứ sang đặt quan hệ.
Các sử gia thống kê được trong 2 thế kỷ XI và XII, Chân Lạp có 13 lần cử sứ sang Đại Việt. Trong quan hệ ngoại giao giữa 2 nước còn có cả
giao lưu về tôn giáo, trong nhiều lần sứ giả Chân Lạp sang Đại Việt có cả các nhà sư và đạo sĩ Bà La Môn. Họ được triều đình nhà Lý mời tham gia
các nghi lễ đạo Phật tại kinh thành Thăng Long. Theo di tích bia Preah Khằn được dựng thời Jayavarman VII, các nhà nghiên cứu xác định được
trong những dịp lễ lớn của Chân Lạp, Đại Việt đã cử sứ giả sang mừng và tặng lễ vật. Từ cuối thế kỷ XII sang đầu thế kỷ XIII, cả nhà Lý và Chân
Lạp đều bước vào thời kỳ suy yếu, các hoạt động ngoại giao và giao lưu tôn giáo không còn được duy trì.
F. Với Ai Lao (tên gọi Lào khi đó)
Thời kỳ nhà Lý mới thành lập, Lào còn ở trong giai đoạn các bộ tộc do các thủ lĩnh đứng đầu, một dạng nhà nước sơ khai. Quan hệ ngoại giao
giữa Đại Việt và Lào được sử sách ghi nhận lầu đầu vào năm 1067, Ai Lao dâng vàng bạc, trầm hương, sừng tê, ngà voi và các thứ sản vật địa phương
Việc ngoại giao hai bên không được duy trì thường xuyên, do sự thù địch giữa hai bên. Nhà Lý đã nhiều lần cử tướng đi đánh Ai Lao do
những xung đột tại biên giới vào các năm 1048, 1159, 1183 và đều thắng lợi.
G. Với các nước khác
Đương thời, Đại Việt có quan hệ thương mại với không chỉ quan hệ với các nước láng giềng, mà còn có quan hệ thương mại với các nước
trong khu vực như Xiêm La, La Hộc, Lộ Lạc, Tam Phật Tề, Đề Hi, Tây Hạ, Liêu Các quan hệ kinh tế .
đã thúc đẩy hoạt động ngoại giao chính thức.
Sử sách xác nhận vào năm 1182 thời Lý Cao Tông, vương quốc Xiêm La (Thái Lan) đã cử sứ sang tiến cống Đại Việt và các sử gia xác định
đó là lần đầu tiên Đại Việt có quan hệ ngoại giao với nước này
Với các nước khác tại Đông Nam Á, đương thời tính ổn định lãnh thổ của từng tiểu quốc và khả năng tổ chức lãnh thổ của các thủ lĩnh địa
phương còn lỏng lẻo, có nhiều xáo trộn nên đã làm hạn chế khả năng giao thiệp giữa nhà Lý với các nước này
* Quan hệgiữa quốc gia Đại Việt với Chiêm Thành, Chân Lạp, Ai Lao
Thứnhất,duy trì mối quan hệhữu hảo và môi trường hoà bình.
Nguyễn Thanh Bình63Trước hết phải lưu ý một điểm khác cơ bản là, nếu như trong bang giao với Trung Quốc, nhà Tống luôn xem và “hành xử”với
Đại Việt như một “tiểu quốc”thì ngược lại, trong quan hệvới Chiêm Thành, Chân Lạp, Ai Lao,triều Lý (và cảtriều Trần sau này) lại xem các nước
này là “tiểu quốc”và vua các nước này chỉlà “phiên thần”của Đại Việt. Và trong thực tế, những quốc gia này đều coi Đại Việt là “nước lớn”dù
rằng, không phải bao giờhọcũng “hành xử”theo cách nước nhỏđối với nước lớn ởnhiều vấn đề.Sách Đại Việt sửký toàn thưcho thấy rõ, việc triều
cống, cống nạp của các nước này đối với Đại Việt được thực hiện khá thường xuyên và chủyếu theo thông lệ(định kỳhàng năm), được bắt đầu
từnăm 1011. Ngoài các sản vật quý hiếm, lạnhư Đại Việt đem cống, biếu nhà Tống, các sản vật mà các nước này sang Đại Việt cống nạp, dâng
biếu còn có cảsư tử(cá sấu), voi trắng, tiền, vàng bạc, trâu ngựa và nhiều sản vật địa phương (thổsản). Đặc biệt, sản vật được các nước này
mang sang Đại Việt cống nạp còn là đất đai và dân ởnhững vùng đất ấy. Như khi vua Lý Thánh Tông đem quân đánh Chiêm Thành, bắt được
vua ChếCủ, đểđược tha tội và cho vềnước, tháng 7 năm 1069, vua ChếCủxin dâng vua Đại Việt 3 châu: Địa Lý (vùng đất giữa và nam tỉnh
Quảng Bình), MaLinh (vùng đất phía Bắc tỉnh Quảng Trị) và BốChính (vùng đất phía Nam, phía Bắc sông Gianh) [4, tr.197]. Sau này, vua Chiêm
Thành là ChếMa Na chiếm lại 3 châu này và chỉđến tháng 2 năm 1104, khi Lý Thường Kiệt đem quân đánh Chiêm Thành, vua ChếMa Na mới đem
nộp lại 3 châu này. Vật cống nạp thậm chí còn là con gái của nhà vua, như vào tháng 10 năm 1154, “vua nước Chiêm Thành là ChếBì La Bút dâng
con gái, vua nhận”[4, tr.242].Nhìn chung, việc triều cống, cống nạp của các nước này cho nước ta cũng chủyếu theo hành xửcủa một nước
nhỏnhằm duy trì cương vực, lãnh thổcủa họ, đểcầu hoà hoặc sau những lần bịquan quân Đại Việt đánh chiếm. Việc cống nạp từnhững nước này còn
từnhiều phương thức khác và với nhiều lý do khác. Chẳng hạn như vào tháng 4 năm 1039, con vua Chiêm Thành là Địa Bà Lạt cùng 5 người khác
sang Đại Việt quy phục; tháng 8 năm 1040, thủlĩnh trại BồChính (nước Chiêm Thành) đem hơn 100 người sang Đại Việt quy phục và tháng 5
năm 1124, lại có hơn 30 người nước Chiêm Thành sang Đại Việt quy phục. Những người sang Đại Việt quy phục (chủyếu là người Chiêm
Thành và Chân Lạp) đều đem sản vật cống nộp [4, tr.182, 183, 214]. Hoặc đểđược vào Đại Việt buôn bán, làm ăn, nhiều thương nhân và dân các
nước như Trào Oa (đảo Java), Ngưu Hống (phía TâyBắc sông Đà), Ai Lao, Xiêm La (Thái Lan),... đã dâng cống nhiều vàng bạc, sừng tê giác, ngà
voi, sản vật địa phương.Ngoài ra, đểduy trì mối quan hệhữu hảo,vua quan và quân dân Đại Việt luôn tỏthái độvà hành động nhân văn, nhân đạo
đối với vua quan, binh lính, người dân của những nước này. Theo đó, không chỉnhững người sang nước ta quy phục, trốn sang nước ta do lo
sợbịtrảthù mà ngay cảnhà vua, binh lính, nhân dân những nước này bịbắt trong những lần Đại Việt tiến đánh Chiêm Thành, Chân Lạp, Ai Lao đều
được tha tội chết, trảvềnước hoặc bốtrí nơi ăn, chỗở, ổn định nghềnghiệp và cho phép họtuân theo nếp sống, phong tục tập quán của nước họ,nếu
họxin ởlạiĐại Việt.SáchĐại Việt sửký toàn thưchép rằng, vào
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 (110) -201764tháng 9 năm 1044, vua Lý Thái Tôngxuống chiếu thả5000 chiến tù người Chiêm Thành và đều được
phép theo bộthuộc cho ởtừtrấn Vĩnh Khang (Tương Dương, NghệAn) thẳng đến Châu Đăng (Quy Hoá sau này), đặt hương ấp, phỏng theo danh hiệu
cũ của Chiêm Thành [4, tr.190]. Đối với thương nhân, người dân những nước này sang Đại Việt buôn bán, làm ăn đều nhận được những điều
kiện thuận lợi. Đặc biệt, nhà Lý không chỉđặt trạm Hoài Viễn làm chỗnghỉcho người nước ngoài đến chầu mà còn nhiều lần vua Đại Việt mời
sứvà người nước Chiêm Thành cùng nhàvua dựlễ. Như vào tháng 1 (nhuận) năm 1124, vua Lý Anh Tông khi ngựởhành cung Ứng Phong xem
cày ruộng đã cho phép “người nước Chiêm Thành là CụÔng và 3 người em họđến chầu”[4, tr.214]; rồi vào tháng 9 năm 1126, nhân mởhội đèn
Quảng Chiếu ởLong Trì, vua Lý Anh Tông xuống chiếu cho sứthần nước Chiêm đến xem [3, tr.216] và vào tháng 12 năm 1130, nhà vua đánh
cầu ởLong Trì cũng cho sứnước Chiêm Thành đến xem [4, tr.225] và trước đó, năm 1046, vua Lý Thánh Tông cho dựng cung riêng làm chỗởcho
phụnữChiêm Thành.Thứhai, sựxâm lấn, xâm lược quốc gia Đại Việt.Dưới thời Lý (và cảthời Trần sau này), quốc gia Đại Việt phải luôn đối mặt
với những hành động xâm lấn, xâm lược của nhà Tống (từphía Bắc) và các nước Chiêm Thành, Chân Lạp (từphía Nam và Tây Nam).Sách
Đại Việt sửký toàn thưcho thấy, song hành và đan xen việc triều cống, cống nạp theo định lệthông thường đểkết hảo, giảng hoà, Chân Lạp và
Chiêm Thành nhiều lần đưa binh lính, dân vùng biên giới sang cướp phá, xâm lấn, xâm lượcĐại Việt; có khi còn kết hợp với quân Tống đểtiến đánh
nước ta (xảy ra vào tháng 3 năm 1076) gây nhiều thiệt hại vềngười và của cho nhân dân Đại Việt, đặc biệt chonhân dân vùng biên giới và ven
biển. Nhìn chung, hành động xâm lấn nước ta từcác nước Chiêm Thành, Chân Lạp diễn ra khá thường xuyên dưới thời Lý và với quy mô nhỏ,
trong một không gian hẹp (vùng biên giới và ven biển) và chủyếu là quấy phá, lấn chiếm đất đai, giết người, cướp của.SáchĐại Việt sửký
toàn thưghi chép, trong thời Lý, có hơn 10 lần người Chiêm Thành và Chân Lạp xâm lấn, cướp phá, bắt người, giết người, cướp bóc tài sản ởnhiều
vùng biên giới thuộc châu NghệAn. Những hành động này được sách Đại Việt sửký toàn thưchép lại xảy ra vào các thời gian sau [4, tr.200, 220,
222, 226, 227, 248, 259]: năm 1074 “người Chiêm Thành lại quấy rối biên giới”, tháng 8 năm 1132 “người Chiêm và Chân Lạp đến cướp châu
NghệAn”, tháng 8 năm 1128 “người Chân Lạp dùng 700 thuyền vào cướp hương ĐỗGia (Hương Sơn, Hà Tĩnh)”, “ba người Chiêm thường nấp
vào chỗhiểm đểbắt người châu NghệAn, đem bán cho nước Chân Lạp”, tháng 3 năm 1177 “người Chiêm Thành đến cướp châu NghệAn“, tháng
12 năm 1216 và tháng 10 năm 1218 “người Chiêm Thành và Chân Lạp đến cướp châu NghệAn”, đặc biệt vào tháng 1 năm 1128, có “hơn 2 vạn
người Chân Lạp đến cướp bến Ba Đầu châu NghệAn”...Không chỉxâm lấn, cướp bóc nhiều vùng biên giới, người Chiêm Thành còn nhiều lần
cướp bóc dân Đại Việt vùng ven biển. Như vào tháng 4 năm 1043, “giặc gió sóng (nhân gió sóng mà đi cướp) Chiêm Thành cướp bóc dân ven biển”[4, tr.186],
Nguyễn Thanh Bình65thậm chí vào tháng 3 năm 1166, ngay cảsứChiêm Thành khi đến miền Ô Lý Đại Việt đã “lấy quân phong thuỷ(theo ma thuật
của thầy tăng) mà vượt biển, cướp bóc nhân dân ven biển Đại Việt rồi về”[4, tr.245] hoặc vào tháng 1 năm 1137, tướng Chân Lạp là Phá Tô Lăng
đem binh lính đến cướp châu NghệAn [4, tr.229], v.v..Điều đáng lưu ý là, những hành động xâm lấn, cướp phá này chủyếu có sựtham gia của
quan quân Chiêm Thành và Chân Lạp hoặc nhậnđược sựdung túng, ngầm ủng hộcủa nhà nước Chiêm Thành. Tất cảđều nằm trong chiến lược
làm suy yếu quốc gia Đại Việt và dần thoát khỏi “ảnh hưởng”của quốc gia Đại Việt.Thứba, sựchống lại những hành động xâm lấn, cướp phá, xâm
lược của quân dân Đại Việt.Nhằm bảo vệtoàn vẹn lãnh thổ, chủquyền quốc gia và duy trì môi trường hoà bình, đểbảo vệan toàn tính mạng, tài
sản của nhân dân, nhà nước và quân dân Đại Việt dưới thời Lý đã kiên quyết chống lại những hành động xâm lấn, cướp phá, xâm lược nước ta
đến từhai nước Chiêm Thành và Chân Lạp.Trước những hành động xâm lấn, cướp phá nhiều vùng ởbiên giới và ven biển Đại Việt của quan quân
và người hai nước Chiêm Thành, Chân Lạp, nhiều lần vua Lý thân chinh đem quân hoặc ra chiếu sai người đem quân đi đánh Chiêm Thành.
Vào tháng 12 năm 1020, vua Lý Thái Tổ“sai Khai Thiên Vương và Đào Thạc Phụđem quân đánh người Chiêm Thành ởtrại BồChính (phía
Bắc tỉnh Quảng Bình), thẳng đến núi Long Tỵ(Quảng Trạch, Quảng Bình), chém được tướng Chiêm Thành là BốLinh tại trận; người Chiêm
Thành chết đến quá nửa”[4, tr.166]. Vào tháng 1 năm 1044, vua Lý Thái Tông thân chinh đem quân đi đánh Chiêm Thành, giết vua Chiêm là
SạĐẩu và 3 vạn quân Chiêm, bắt sống hơn 5 ngàn người Chiêm và nhiều voi nhà [4, tr.188-189].Tháng 7 năm ấy, nhà vua này còn đem quân tiến
vào thành Phật Thệ, bắt vợcả, vợlẽcủa Sa Đẩu và cung nữnước Chiêm [4, tr.189].Năm 1069, hai lần vua Lý Thánh Tông thân chinh đem quân
đánh Chiêm Thành, bắt được vua Chiêm là ChếCủvà 5 vạn dân Chiêm Thành [4, tr.197]. Nhiều lần vua Lý sai thái uý Lý Thường Kiệt
(tháng 8 năm 1075 và tháng 2 năm 1104) [4, tr.201, 207] và thái uý Tô Hiến Thành (tháng 7 năm 1167) đem quân đi đánh Chiêm Thành [4,
tr.245]. Ngoài ra, vua Lý còn nhiều lần xuống chiếu sai quan sởtại huy động binh lính và dân sởtại (nơi người Chiêm Thành, Chân Lạp đến xâm
lấn, cướp bóc) hoặc phối hợp với quan quân triều đình đánh phá “giặc xâm lấn, cướp phá”.Quan quân nhà Lý tiến đánh Chiêm Thành
ngoàilýdo nhằm bảo vệsựtoàn vẹn lãnh thổvà sựan toàn vềtính mạng, tài sản của người dân Đại Việt, còn có những nguyên do khác (chẳng
hạn, nhằm buộc nước Chiêm Thành phải lo giữchức phận “phiên thần“và “dâng cống“không thiếu hoặc chỉđểra “oai“với Chiêm Thành).Vua Lý
Thái Tông hỏi các quan tảhữu rằng: “Tiên đếmất đi, đến nay đã16 năm rồi, mà Chiêm Thành chưa từng sai một người sứthần nào sang là cớgì?
Hay là uy đức của trẫm không đến họchăng? Hay là họcậy có núi sông hiểm trởchăng?”Các quan đáp: “Bọn thần cho là bởi đức của bệhạtuy có đến,
nhưng uy thì chưa rộng thôi. Sao thế? Là vì từkhi bệhạlên ngôi đến giờ, nó trái mệnh không đến chầu, bệhạchỉbốđức ban ơn đểvỗvề, chưa từng ra oai dùng võ để
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1 (110) -201766đánh, không phải là cách làm cho người xa sợoai”.Bấy giờvua quyết ý đánh Chiêm Thành“[4,
tr.187].Như vậy, các sách Đại Việt sửký toàn thư vàLịch triều hiến chương loại chí cho thấyrằngquốc gia Đại Việt dướithờiLýtrong quan hệvới các
nước lân bang thựchiệnđườnglốihoà hiếu, coi trọng hoà bình,đồng thời kiên quyết chống lại những hành động xâm lấn, xâm lược của các “ngoại
bang”đểbảo vệchủquyền, lãnh thổthiêng liêng của quốc gia, nhân phẩm và tính mạng, tài sản của nhân dân Đại Việt H. Ý nghĩa
Các sử gia cho rằng, ngoài việc thiết lập hòa bình với các nước xung quanh để tạo ra môi trường ổn định, phát triển kinh tế - xã hội trong
nước, các quan hệ ngoại giao với mật độ lớn thời Lý khẳng định vị thế của nước Đại Việt
còn tăng cường khả
với các quốc gia láng giềng mà
năng giao lưu văn hóa, hiểu biết lẫn nhau và sự gắn kết giữa dân tộc Việt và các dân tộc khác. I. Tổng kết: 1. Thành tựu:
- Nhà Lý đã anh dũng bảo vệ Tổ quốc, quét sạch quân xâm lược, giành lại toàn bộ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc, bao gồm cả mảnh đất Quảng
Nguyên bị phong kiến p.Bắc chiếm đóng.
- Tăng thêm những kinh nghiệm mới trong lịch sự đấu tranh giữ nước.
- Xd và mở rộng quan hệ bang giao giữa nước ta với các nước láng giềng, góp phần bảo vệ đn, bảo vệ lợi ích dân tộc
2. Bài học kinh nghiệm:
- Dựa thế nước, nhất là chiến thắng quân sự để tiến công địch nhằm đè bẹp ý chí xâm lược của địch, củng cố thắng lợi và tiến tới những mục tiêu khác
- Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh quân sự, đồng thời uy hiếp bằng quân sựu trong khi tiếng hành đàm phán thương lượng.
- Chuyển sang biện pháp đấu tranh ngoại giao đúng lúc, kịp thời, TQ sẵn sàng chấp thuận
- Đấu tranh kiên trì, sách lược linh hoạt và nhằm vào mục tiêu cụ thể. Ngoại giao của ta cứng rắn nhưng đôi lúc phải tỏ ra nhún nhường, mềm dẻo.
* Một sốbài học kinh nghiệm: Từthực tiễn quan hệbang giao giữa quốc gia Đại Việt với các nước láng giềng dưới thời Lý, có thểkhái quát một
sốbài học kinh nghiệm như sau:
Một là, phải luôn coi việc xây dựng, duy trì mối quan hệtốt đẹp, bền vững giữa nước ta với các nước láng giềng là nhiệm vụchiến lược,
trọng yếu.Sởdĩ dưới thời Lý (và cảthời Trần), quốc gia Đại Việt đạt được nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước
vềnhiều mặt và trong việc bảo vệvững chắc nền độc lập dân tộc, chủquyền thiêng liêng của quốc gia là vì triều Lý luôn lấy việc “hoà hiếu”, xây
dựng và duy trì môi trường hoà bình là nhiệm vụchính trịđặc biệt quan trọng. Với nước ta hiện nay, đểxây dựng, phát triển đất nước vì mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh và văn minh”thì phải tạo lập và duy trì môi trường hoà bình bền vững.Phải luôn quan tâm đến việc xây dựng, duy trì
mốiquan hệhữu nghịvới các nước,mà trước hết là vớicác nước láng giềng.
Hai là, xây dựng, phát triển đất nước, hội nhập quốc tếphải gắnliềnvớibảo vệvững chắc nền độc lập dân tộc và chủquyền quốc
gia.Việt Nam đi lên chủnghĩa xã hội từmột nước nông nghiệp lạc hậu, trải qua nhiều năm chiến tranh, do vậy, phát triển kinh tếluôn là nhiệm
vụtrọng tâm. Nước ta tích cực, chủđộng hội nhập quốc tế, chủtrương làm bạn với tất cảcác nước, đểthu hút nguồn lực từbên ngoài phục
vụchủyếu vào mục tiêu phát triển kinh tế. Đường lối đối ngoại mà Đảng và Nhà nước ta đềra và triển khai thực hiện cũng nhằm mục đích
này.Kinh nghiệm được rút ra từmối quan hệbang giao giữa quốc gia Đại Việt với các quốc gia láng giềng dưới thời Lý cho thấy, xây dựng và phát
triển đất nước vềmọi mặt không phải bằng mọi giá, không thểhy sinh những lợi ích cơ bản của quốc gia, nền độc lập dân tộc và sựtoàn vẹn lãnh thổ.
Các vua triều Lý (và các triều đại phong kiến sau này) luôn coi đó là điều hết sức thiêng liêng, bảo vệvững chắc cái điều “thiêng liêng”đó.Nước
ta khi phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, quan hệvới các nước trong khu vực và trên thếgiới cầnbảođảmnhững lợi ích cơ bản của dân tộc,
chủquyền lãnh thổcủa quốc gia. Hợp tác và quan hệvới các nước khác chỉthật sựcó hiệu quả, bền vững và lâu dài trên tinhthầntôn trọng nền độc lập,
chủquyền và toàn vẹn lãnh thổcủa Việt Nam. Hợp tác, quan hệvới các nước, đặc biệt với các nước lớn là để“hai bên cùng có lợi”chứkhông
phải để“lệthuộc”vào họ.
Ba là,đểxây dựng mối quan hệhữu hảo, môi trường hoà bình, bảo vệvững chắc nền độc lập dân tộc, chủquyền quốc gia phải xây dựng thếtrận
lòng dân.Một trong những nguyên nhân chủyếu mà quốc gia Đại Việt thời Lý đạt được nhiều thành tựu to lớn trong xây dựng, phát triển đất
nước vềmọi mặt làxây dựng vững chắcthếtrận lòng dânvà phát huy sức mạnh đoàn kết của cảdân tộc. Theo đó, nhiều chính sách, biện pháp
mà nhà vua, nhà nước phong kiến ban ra và chỉđạo thi hành nhìn chung là hợp với ý dân, lòng dân.Đểhợpvới ý dân, lòng dân từđó tạo nên thếtrận
lòng dân vững chắc, nhà vua đã nhiều lần đại xá cho thiên hạ(không chỉkhi nhà vua lên ngôi mà chủyếu khi đất nước gặp thiên tai, dịch hoạnhư
mất mùa, lụt, hạn hán, lúc đói to và chiến tranh); khoan hồng cho những lương dân vì nhiều lý do mà phạm tội;giảm tù hoặc tha tù cho kẻphạm
tội; thẳng tay trừng trịnhững kẻlợi dụng chức quyền, ân sủng của nhà vua mà hà hiếp dân lành;tham ô, chiếm đoạt tài sản của nhà nước, của dân.
Hơn nữa, tất cảnhững hành động xâmlấn, cướp phá, xâm hại tính mạng, tài sản của nhân dân từcác nước láng giềng đều bịnghiêm trịkịp thời và kiên quyết nhất.
-> Ngày nay, đểthực hiện thắng lợi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”và bảo vệvững chắc nền độc lập dân tộc,
chủquyền lãnh thổcủa quốc gia, phải xây dựng chiến lược thếtrận lòng dân một cách vững chắc, phải khơi dậy tinh thần yêu nước, tựtôn dân tộc của
mọi người và phát huy có hiệu quảsức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Xây dựng và thựchiện thành công đường lối chiến lược thếtrận lòng dân
ởViệt Nam hiện nay có ý nghĩa quyết định đến sựsống còn của chếđộ, đến sựthành bại của toàn bộsựnghiệp mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn.
* DỜI ĐÔ: Cuối năm 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, lập ra vương triều Lý. Và chỉ vài tháng sau đó, với tầm nhìn thiên niên kỷ, với quyết định táo
bạo thể hiện nhận thức và tầm nhìn về tiền đồ phát triển của đất nước; nhưng cũng hết sức thận trọng, Lý Thái Tổ ban hành , chuyển Chiếu dời đô
kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La đổi tên là thành Thăng Long “nơi thắng địa, chỗ hội tụ quan yếu của bốn phương, nơi thượng đô kinh sư mãi
muôn đời”. Địa danh Thăng Long chính thức xuất hiện và được xây dựng bề thế, uy nghiêm, trở thành biểu tượng thiêng liêng của dân tộc Việt.
Không chỉ là vị vua sáng lập ra Vương triều Lý, kiến tạo Kinh đô Thăng Long, mà trong suốt thời gian trị vì đất nước, Lý Thái Tổ đã ban hành nhiều
chính sách, thực hiện các biện pháp đẩy mạnh công cuộc củng cố, xây dựng quốc gia thống nhất, đặt nền tảng quan trọng cho sự vững mạnh của
Vương triều cũng như sự phát triển và trường tồn của đất nước.
Việc định đô là công việc có ý nghĩa trọng đại của mỗi quốc gia bởi nó là thước đo trình độ kinh tế - xã hội, văn hóa, văn minh của đất nước đó.
Kinh đô của mỗi quốc gia phải là nơi hội tụ và kết tinh tinh hoa của quá khứ, phản ánh đầy đủ và chân thực đời sống hiện tại, có khả năng đại diện và
dẫn dắt tương lai phát triển của đất nước. Nhìn lại Hoa Lư khi đó, với địa thế núi non hiểm trở, không phù hợp để xây dựng đất nước trên quy mô
lớn; hạn chế trong việc đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế, mở mang văn hóa. Hơn nữa, sự chuyển đổi của dòng sông, bến bãi làm cho vùng đất
này mất đi vị thế “đắc địa” vốn có xưa kia. Dưới con mắt tinh tường, Lý Công Uẩn đã sớm nhìn ra “thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm
chỗ ở của đế vương” bởi vậy “Không thể không dời”(Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1). Trăn trở trước sự trường tồn và phát triển của đất nước, cùng
với tầm nhìn xuyên thấu không gian và thời gian, Lý Công Uẩn sớm tìm được vùng đất là nơi thắng địa, hội tụ quan yếu của bốn phương, đúng là
nơi “Thượng đô kinh sư mãi muôn đời”. Ông giải thích cho sự lựa chọn thành Đại La làm kinh đô đất Việt: “thành Đại La, đô cũ của Cao Vương, ở
giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng đất này mặt đất rộng mà bằng
phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh”. Như vậy, thành Đại La đã hội tụ đủ
được tất cả các điều kiện, lợi thế để xây dựng một đế đô; đặc biệt khu vực này xưa kia không chỉ có hệ thống thành hào bề thế và kiên cố làm trị sở
của chính quyền đô hộ, mà dần hình thành một đô thị quy mô lớn và mức độ tập trung dân số cao hơn hẳn so với tất cả các vùng khác trong nước.
Hơn nữa, nó lại ở vào vị trí trung tâm của châu thổ sông Hồng, nơi giao thoa của các tuyến đường giao thông thủy bộ, rất thuận tiện cho việc trao
đổi, buôn bán, giao thương. Lý Công Uẩn không chỉ nhận thức sâu sắc tất cả những tiền đề đó, mà ông đặt trọn vẹn niềm tin vào sức mạnh của đất
nước, vào tương lai phát triển của dân tộc, bởi thành Đại La là kết quả của cả một quá trình lựa chọn, trù tính không chỉ của riêng ông mà của cả dân
tộc hàng nghìn năm nên đó là sự chọn lọc hoàn toàn đúng. Quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La không chỉ thể hiện ý chí của một vị Hoàng
Đế anh minh và Vương triều của ông mà còn là nguyện vọng tha thiết của toàn dân ta. Có lẽ bởi thế mà Chiếu dời đô được vua Lý Thái Tổ tự tay viết
như để thể hiện trọn vẹn tấm lòng vàng đá của một bậc quân vương, trước sau chỉ hành động theo “mệnh trời” và “ý dân”. Một minh chứng sát thực
nhất cho điều đó là câu hỏi mà Lý Thái Tổ đặt ra trong Chiếu dời đô như một sự phá cách rất tinh tế: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các
khanh nghĩ thế nào?” Điều đó cho thấy, tự đáy lòng mình ông muốn biết ý kiến của quan lại trong triều và dân chúng về chủ trương quan trọng mang
tầm quốc gia này. Một cách hành xử mẫu mực, đầy sự tôn trọng và đề cao tiếng nói của dân.
Năm 1010, việc chuyển dời kinh đô từ Hoa Lư về thành Đại La hoàn tất. Vua Lý Thái Tổ vừa cho tiến hành xây dựng 8 điện, 3 cung; vừa cho đắp
thành, đào hào, mở 4 cửa: Tường Phù, Quảng Phúc, Đại Hưng và Diệu Đức tương xứng với 4 hướng Đông – Tây – Nam – Bắc. Năm 1014, ông lại
cho đắp thành đất ở bốn mặt kinh thành Thăng Long tạo thành vòng ngoài gọi chung là thành Đại La. Hoàng thành Thăng Long không chỉ là vòng
thành bao lấy Cung thành, tạo thêm độ nghiêm cẩn và bảo vệ an toàn cho Cung thành ở bên trong mà còn bao lấy cả các khu luyện quân, giảng võ,
khu đền, đài, cung, quán, kho tàng, khu vườn thượng uyển với các danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng cung đình. Đại công
trình “Tam trùng thành quách” này một lần nữa khẳng định tài thao lược, tầm nhìn xuyên thấu của nhà thiết kế và thi công vĩ đại nhất của tòa thành
Thăng Long – Lý Công Uẩn. Ông biết tận dụng địa thế tự nhiên lắm sông nhiều hồ của vùng đất này và biến chúng thành những con hào tự nhiên,
những đường giao thông thủy tiện lợi và một hệ thống thoát nước, điều tiết môi trường, bảo vệ sinh thái.
Quyết định rời đô và tạo dựng kinh đô mới ở Thăng Long là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Vương triều Lý và quốc gia
Đại Việt. Thành Thăng Long với biểu tượng Rồng Bay vừa mang khí thế vươn lên mạnh mẽ của dân tộc, vừa chứa đựng ý niệm thiêng liêng về cội
nguồn. Cũng bắt đầu từ đây, Thăng Long với kỳ công xây dựng và bảo vệ xứng đáng là Kinh đô mãi mãi muôn đời của đất nước.
* Chính sách ngoại giao đòi đất của nhà Lý
Tuy không chiếm được toàn bờ cõi nước ta, nhưng Tống cũng đã chiếm được năm châu miền núi là: Quang Lang, Tô Mậu, Môn, Tư Lang và Quảng
Nguyên. Trong đó hai châu Quang Lang và Quảng Nguyên là quan trọng hơn cả. Quang Lang là cổ họng của Ung Châu, và Quảng Nguyên là nơi có nhiều vàng bạc.
Tống liền tổ chức cai trị các châu ấy, Vua Tống đã hạ chiếu đổi Quảng Nguyên thành Thuận Châu, thăng Quang Lang lên hàng huyện. Việc
Tống chiếm giữ và tổ chức cai trị làm Đại Việt mất một phần đất khá lớn nên việc thu hồi lại các vùng đất đó được vua tôi nhà Lý tìm nhiều biện
pháp cũng như kế sách. Trước tiên Lý Thường Kiệt đã dùng đến biện pháp quân sự để khôi phục những vùng đất đã mất. Ngay sau khi quân của
Quách Quỳ rút lui khỏi Lạng châu, quân Lý liền theo sau và đóng giữ Động Giáp. Rồi kéo vào đánh úp chiếm lại Quang Lang, sau đó chiếm luôn ba
châu kề cạnh là Tư Lang, Tô Mậu và Môn. Chỉ còn châu Quảng Nguyên, vì đại binh của Tống đóng, quân ta chưa dám kéo vào chiếm lại. Nhận thức
được tình hình, muốn thu hồi lại châu Quảng Nguyên mà Tống đã đổi thành Thuận Châu, Nhà Lý không thể dụng binh mà phải dùng biện pháp
ngoại giao để Tống trả lại Quảng Nguyên cho Đại Việt. Tháng 10 năm 1077, Lý Nhân Tông sai Lý Kế Nguyên sang đất Tống triều cống, thiết lập
mối quan hệ bang giao, hòa hảo và không ngoài mục đích đòi lại châu Quảng Nguyên. Nhưng trong lời biểu của Vua Lý có dùng chữ húy của Triều
Tống nên Triệu Tiết không nhận biểu.
Đến đầu năm 1078, Lý Nhân Tông lại sai Đào Tông Nguyên trở lại đi sứ, đem theo 5 voi để cống và tờ biểu xin lại đất Quảng Nguyên và
Quang Lang mà Tống đã chiếm của Đại Việt. Vua Lý Nhân Tông viết: “Mặc dầu những đất ấy nhỏ bé nhưng vẫn khiến lòng tôi đau sót luôn luôn
nghĩ đến cả trong giấc mộng”. Thật ra thì nhà Lý đã chiếm lại Quang Lang rồi, giờ chỉ xin lại trên danh nghĩa.
Vua quan nhà Tống chia làm hai ý kiến: một bên đồng ý nhường lại đất cho nhà Lý bên kia thì quyết giữ. Sở dĩ vua quan nhà Tống muốn
nhường lại đất cho ta vì Thuận Châu (Quảng Nguyên) cách xa Ung Châu đến hai ngàn dặm, khí hậu độc hại, quân thú mười phần chết hết bảy, tám.
Lòng quân Tống không ai muốn ở đó cả. Trong khi đó nổi lo quân Lý đánh chiếm lại luôn thường trực trong lòng vua tôi nhà Tống vì vậy Tống Thần
Tông nhận thấy không thể giữ được Thuận Châu nhưng giờ trả lại thì mất thể diện và Tống yêu cầu ta trả lại số tù binh. Sau khi sứ giả ta hứa sẽ trả
lại một nghìn tù binh thì Tống lại bắt nhà Lý phải xử
không ai khác là Lý Thường Kiệ
“tội nhân chiến tranh”,
t. Hai bên dùng dằng nhau mãi, trước
tình hình đó Lý Thường Kiệt xui dân châu ấy đánh cướp phá, quan quân nhà Tống thì cũng chết nhiều do bệnh tật. Thêm một lần nữa vua tôi nhà
Tống quyết định trả đất Quảng Nguyên cho Đại Việt, chỉ chờ cơ hội thì có thể trả lại mà không mất thể diện. Lý Thường Kiệt biết điều đó bèn sai
đem trả một ít tù nhân. Tống Thần Tông liền vin lấy cơ hội trả đất cho Đại Việt, vì thế năm châu mà Tống đã cướp của Đại Việt được trả về cho chủ
cũ. Thành công trong việc đòi lại châu Quảng Nguyên và một số đất khác nhưng nhà Lý đã không thành công trong việc đòi lại các động Vật Dương,
Vật Ác từ trước đã bị các thổ mục họ Nùng dâng cho nhà Tống, mặc dầu sứ bộ nhà Lý do Lê Văn Thịnh, vị thủ khoa của khoa thi đầu tiên của người
Việt cầm đầu đã tranh luận gay gắt, phản bác lại chủ trương của các quan nhà Tống cho rằng các đất này là của Tống. Vì các thổ mục địa phương đã
quy phục, dâng đất cho nhà Tống. Lê văn Thịnh lý luận rằng “Đất thì có chủ, bọn thuộc lại giữ đất đem dâng nộp và trốn đi, thì đất ấy thành vật ăn
trộm của chủ. Coi giữ đất cho chủ lại tự ý lấy trộm tất không tha thứ được, mà ăn hối lộ và tàng trữ của ăn trộm pháp luật cũng không dung. Huống
chi, bọn chúng lại có thể làm nhơ bẩn cả sổ sách của quí vị hay sao?”. Không những quyết tâm bảo vệ lập trường, vua quan Đại Việt còn tỏ ra rất
kiên trì. Các cuộc thương nghị đã diễn ra cả thảy sáu lần nhưng đều bị nhà Tống khước từ, cuối cùng đã bị bỏ dở.
Trong Lịch triều hiến chương loại chí viết năm 1821, Phan Huy Chú nhận xét là trong đàm phán về biên giới đời Lý có hai mặt mạnh: một là
có “oai thắng trận”, hai là “sứ thần bàn bạc, lời lẽ thung dung, khôn khéo”. Công lao lớn nhất đó thuộc về Lý Thường Kiệt, một con người có tầm
nhìn chiến lược. Các triều đại về sau cũng noi gương nhà Lý, tăng cường võ bị giữ gìn biên giới của đất nước. Ban hành những đạo luật ngăn cấm
bán đất cho nước ngoài ở biên giới, trừng trị thật nghiêm khắc những kẻ nào vi phạm. Chứng tỏ ông cha ta luôn có ý thức giữ gìn sự toàn vẹn lãnh
thổ này. Một tấc đất, thước sông, ngọn núi của dân tộc cũng không bị mất vào tay ngoại bang. HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG HÒA CHIẾN
(1) - Không đánh vì tương quan lực
(1) - Giương cao ngọn cờ dân tộc, sẵn
lượng: tương quan lực lượng chênh
sàng bảo vệ xã tắc → lệch.
Khi nhà Nguyên tiến hành xâm lấn
lãnh thổ khác → tinh thần hiếu chiến
- Chiến thắng lần 1 → hào khí nhân
rất cao → Nhận ra việc thắng nhà
dân + tinh thần lạc quan yêu nước.
Nguyên dễ dàng, trải qua nhiều quá Chí ta đang mạnh.
trình thất bại, không thể nắm lấy chiến thắng
(2) Nếu chấp nhận hòa là mất tất cả,
nếu đồng lòng thì có thể giữ được tất Chính sách chủ hòa cả.
Quân Mông Cổ dù thắng rất nhiều và
thắng rất nhiều nơi, vô cùng huênh Luận điểm:
hoang và tự đại → để lộ rất nhiều sơ
hở trong quân đội (vd như đưa quân - Lực lượng:
chủ lực lên đánh đầu tiên)
40 - 50 nghìn quân → 50 vạn + 10 vạn quân
Chủ nghĩa dân tộc → Phát huy ý chí
- Nếu cầu hòa thì nó sẽ làm tổn hại
sức mạnh dân tộc. Quân nguyên trên
đến danh dự của đất nước. Trong lịch đà đi lên
sử có rất nhiều lần thắng trận. Nếu
tiếp tục để giặc lấn tới → thua, làm nhục
Bài học của hai đế chế nhà Kim và nhà Tống.
- Xuất quân đánh quân Mông Cổ
không đồng nghĩa là chúng ta phải
Phân tích trận đánh trước: Nguyên
thắng luôn mà vừa đánh vừa nhân
Mông lần 1 quân Nguyên thua trận vì
nhượng, để giặc chiếm một phần đất
bị động khi họ sở hữu những đội khác
để ta làm hao tổn lực lượng → để làm
giúp → Kế hoạch vườn không nhà lộ sơ hở.
trống lần trước mới thắng được.
Nhưng lần này không dùng được và
muốn đánh thì phải xây dựng kế (3) Bán tơ lụa hoạch đánh phù hợp
- Quân Mông xưa nay nổi tiếng hung
hãn, nổi tiếng là bộ máy giết người →
Nếu cầu hòa thì rơi vào thế kìm kẹp, (2) Lí do
khó phát triển đất nước.
- Quân Mông Cổ rất mạnh, bản thân
- Sau thắng lợi lần 1 → toàn dân sôi
thị dân trong thành phố → khi quân
sục ý chí chiến đấu, sẵn sàng đánh
đến sẽ đốt và lấy hết đi tài sản. Sau
giặc. Không đánh thì dân chúng càng
chiến tranh chúng thần không biết
hoang mang, giận dữ. Chọn đánh là
làm thế nào để sống tiếp.
thể hiện lòng yêu nước, một lòng vì
Quân Nguyên đã nhiều lần gửi chiếu dân tộc
yêu cầu Vua sang triều kiến, dù vua
- Thắng lợi lần 1 là minh chứng cho
Nguyên cũng đã tạo điều kiện ba năm
chiến thắng lần 2. Xưa nay sau bao
cống 1 lần. Suốt 15 năm từ khi vua
cố gắng mà Chiêm Thành với Đại Việt
Nguyên mới lên, triều đình không thể
có mối quan hệ giao hảo, mà nếu →
hiện sự uy phục của mình với nhà phá võ mqh đó Nguyên.
- Tiền đề để nhà Nguyên gây khó dễ
→ Vật cống không dùng được. Thị dân
cho đất nước ta. Nếu quân Nguyên
có thể cống hiến làm ra sản vật này.
vào sẽ chịu thuế khóa vô cùng nặng
Triều đình cũng có nhiều sứ thần khôn nề.
khéo để thỏa mãn điều kiện của quân
Nguyên, không xâm phạm chủ quyền,
- Đất nước đang mùa màng bội thu,
vẫn giữ được hòa hiếu, tránh được
có của ăn của để. Có lực lượng + sự binh đao.
đồng lòng của nhân dân → Đủ điều kiện
- Tổn hại nhiều cho nhân dân → cử
người giỏi nhất đi hòa đàm và bảo vệ
- Ở triều đình có những anh hùng Trần
nền thái bình cho nhân dân.
Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toản
- Đứng trước nguy cơ rình rập của
(3) Hiệp hội Gia súc gia cầm phương Bắc.
- Năm nay mùa màng hơi kém, chúng
thần không bán được động vật, thực
vật. Nếu chiến tranh xảy ra → dân cư (4) Tăng nhi phật tử
khó khăn, ảnh hưởng quá trình trao
- Quân địch làm trái với lẽ tự nhiên,
đổi văn hóa với các nước láng giếng,
TTH chính là người thay trời hành đạo.
ảnh hưởng đến phát triển kinh tế.
Chúng sinh đang đau khổ → các thí
- Cúm mùa, đời sống đã khổ rồi →
chú nên gạt lợi ích cá nhân sang một
đánh làm gì nữa để khổ thêm. bên
- Phải chuẩn bị lương thực, vũ khí rất
- Linh cảm mạnh mẽ: Khí nước đương mất thời gian + nguồn
hăng → Thời điểm không thể thích hợp hơn để đánh
- Nhà Nguyên thế lực lớn, dễ mua
chuộc các nước láng giềng để đánh
Đại Việt. Việc đánh nhau với nhà (5) Địa chủ
Nguyên có thể gây ra mất kiểm soát
biên giới → nhân cơ hội này các nước
- Nhà Trần đã có hơn 20 năm chuẩn bị khác kéo sang xâm chiếm
kể từ kháng chiến chống quân MN lần
1 → Nếu triều đình đình chiến thì sự
- Việc cho giặc mượn đường thì có thể
ủng hộ của nhân dân giảm đi đáng kể
mất cả độc lập chủ quyền tự do thương mại → nên hòa.
- Bảo vệ nhân dân và chủ quyền của
đất nước là sứ mệnh của triều đình
- Mặc dù lúc đầu quân giặc có thể có
lợi hơn nhưng càng về sau thì sức lực sẽ giảm
Ở thời điểm hiện tại thì kinh tế có thể
phục hồi. Nếu đánh có thể giữ được chủ quyền
(6) Tầng lớp cung nữ trong triều đình
- Quan hệ bang giao giữa hai nước
vẫn tiến triển bình thường, tuy nhiên
chính sách nhà Nguyên lại đe dọa vũ
lực với nhà Trần. Nhà Nguyên lại đòi
hỏi cống nạp vật phẩm.
Mối quan hệ bang giao hai nước đang
không ổn định → chiến để quần chúng
không còn phải chịu áp bức. TRANH BIỆN
(1) - Quân Nguyên đã trở thành một Phủ quyết
đế chế, kéo dài từ châu Á sang châu
Âu, mạnh đến mức không thể vin vào
- Truyền thống: đứng trước rất nhiều các chiến thắng trước
sự dụ dỗ nhưng chưa bao giờ hòa + tương lai sẽ ra sao.
- Tiềm lực nhà Trần có thể đang rất
mạnh, trước đó nhà Trần thắng một
- Tương quan lực lượng:
phần vì may mắn, giờ đây kế Vườn
+ Nhà Ngô (Ngô Quyền hạ quân Nam
không nhà trống không thể được áp Hán) dụng
- Cầu hòa → bị cấm vận về kinh tế
- Khi cầu hòa không đồng nghĩa với
việc sẽ mất tất cả, không giao nước
giao đất để nhà Nguyên mượn đường
THẾ NÀO LÀ “ĐÁNH MỘT TRẬN QUYẾT
đánh Chiêm Thành mà là ngoại giao
ĐỊNH”? (có đánh được hết quân Mông
mềm dẻo bằng cách tiếp tục nhượng Nguyên hay không?)
bộ một số quyền lợi.
Cao Ly - Hiệp ước Nghị Hòa → nếu áp
dụng vẫn có thể giữ được độc lập mà
(1) Phe chủ hòa nói phải tranh thủ
chỉ chịu thần phục với nhà Nguyên. +
thời cơ quân Mông suy yếu. Đánh một
có thời gian tiếp tục phát triển đất
trận chưa chắc gì đã chấm dứt, chắc
gì nhà Mông Nguyên đã giữ lời →
nước. Bây giờ đánh chưa chắc đã
Chính chúng ta rơi vào thế bị động.
thắng, mà nếu thắng lần 2 chưa chắc
đã không có lần 3 lần 4.
- Phe chủ chiến rất thực tế khi khẳng
→ Cho rằng bên chủ chiến cần thực tế
định tương quan lực lượng của quân
hơn, đánh giá chính xác về tương
Mông Nguyên rất mạnh, tuy nhiên khi
hướng về đông nam á là vấn đề địa
quan lực lượng để không làm khổ
chính trị → Không phù hợp cho việc nhân dân
tiến quân bằng ngựa → Dựa vào lợi
thế địa hình + nghệ thuật quân sự
dàn binh bố trận → Đại Việt có thể Phủ quyết
đánh thắng quân Mông Nguyên là khả
- Tính dân tộc không thể hiện qua
quan, không có gì là phi thực tế
việc bị đánh hay hòa, hòa vẫn giữ
được tinh thần dân tộc
Trong hoàn cảnh đế quốc Nguyên - Tương quan lực lượng
Mông vừa xâm lược Nam Tống → việc
chúng tiến hành xâm lược vẫn còn là
vấn đề thời gian → cầu hòa không có Phủ quyết bên Chiến (1)
ý nghĩa gì cả. Quân Nguyên Mông vẫn
luôn hiếu chiến → phải chủ động đánh
Trận Bình Lệ Nguyên lần 1 - trận đánh từ bây giờ
lớn đầu tiên đối diện với quân Mông Cổ
Phủ quyết bên Hòa: Cái âm mưu
bành trướng về phía Nam là không (2) thể bàn cãi. Hòa
Hòa hoãn ở đây không phải là hoãn
binh chờ đánh, bị động mà thời cơ
không ủng hộ cho chúng ta, quá (2)
chênh lệnh lực lượng mà hòa hoãn là
xác lập lại quan hệ với nhà Nguyên
Sau chiến thắng lần 1, vua HTL đã
đưa ra kế sách rất tàn bạo: thuế
má,... → Nếu chủ trương cầu hòa thì ,
liệu những thời cơ có thật sự tồn tại Phủ quyết bên Chiến (2)
không khi mà các thông tin có thể bị bại lộ.
Nếu quân Nguyên đã rắc tâm đánh
- Các chính sách cống nạp rất tàn bạo
chiếm thì từ lâu rồi. Chúng ta chưa
nghiêm túc quy phục với nhà Nguyên
kể từ khi Hốt Tất Liệt lên ngôi thì Đáp lại phủ quyết
quân Mông cũng đã tạo điều kiện rất nhiều cho chúng ta.
Cầu hòa để củng cố lực lượng (?) →
Những chính sách mà chúng ta phải
tuân theo (cung cấp lương thực,
Đây là cơ hội cuối cùng để xác lập
người) → quân Mông Cổ cũng củng cố
mối quan hệ tốt với nhà Nguyên mà
lực lượng mạnh ngay lúc đó
không phải đổ máu. Triều đình cũng
Trận Bình Lệ Nguyên → quân ta đã
có rất nhiều tướng tài để giành được
đánh trên một địa hình mặt phẳng.
những thắng lợi ngoại giao nhất định.
Dù lợi thế địa hình nhưng nghệ thuật
Nếu đánh thì nhân dân là kẻ lầm than
quân sự, một điều đã xảy ra không có đầu tiên.
nghĩa sẽ xảy ra → Bài học: không thể
Không phải quy phục một cách nhục
đánh giáp lá cà trên địa hình bằng
nhã. Không xâm phạm quá nhiều đến phẳng
quốc gia. Những công việc có thể
- Trước khi Hội nghị diễn ra, chúng ta
thực hiện được: triều cống
đã hòa hoãn trong 25 năm rồi, nếu cứ
đợi thời cơ thì đợi đến khi nào nữa? Phủ quyết cho ý (2)
Trận chiến Gia Cát + sử dụng địa hình
Thay vì chờ đợi thời cơ thì phải biến
cũng phải dựa vào thời tiết, mùa bây giờ thành thời cơ. màng Phủ quyết
Phủ quyết: Hòa hoãn không phải để
Chính sách ngoại giao mềm dẻo chỉ
tăng lực lượng, chúng ta đã đạt đến
hoạt động khi ta có thế thượng
giới hạn rồi → Có thực sự là 25 năm
phong. Nhu nhược ta sẽ mất nước
đó chúng ta hòa hoãn không hay mất
đi cơ hội thành lập mối quan hệ với quân Nguyên
Nhà Kim và nhà Tống bị diệt
(3) Chủ tịch Hội phụ nữ Hà Thành
- Hào khí Đông A? Tinh thần dân tộc?
Nếu như bây giờ muốn bảo vệ cho
vua tôi nhà Trần → phải dùng đến
Có những người ủng hộ về mặt tinh
thần và tư tưởng + ủng hộ về tài
nhân dân . Tuy nhiên hiện tại đất
chính + anh em dân tộc ở đây sẵn
nước ấm no, gia đình hạnh phúc, sự
an toàn của nhân dân được đặt lên
sàng đóng góp cho triều đình
hàng đầu. Vậy nếu đặt trong địa vị
con không có cha, vợ không có
chồng, những người mẹ mất con thì
hạnh phúc của gia đình có còn
nguyên vẹn. Hai miệng làm 10 miệng ăn.
- Phản biện: quân Mông Nguyên hiếu
chiến nhưng sự thật là họ đã có dừng
lại ở Cao Ly (Nghị Hòa) → Đại Việt
cũng nên áp dụng những chính sách
như thế - những chính sách ngoại giao mềm dẻo.
Hào khí Đông A duy trì cả một tổng thể KẾT QUẢ: ĐÁNH Chủ hòa Chủ chiến
- triều đình có chút lơ là
- Tinh thần đang mạnh, hào khí đang lên ->
- nhiều sứ thần giỏi và khôn khéo -> đáp thời cơ vàng
ứng yêu cầu của quân Nguyên
- Đánh -> thể hiện lòng yêu nước
- lực lượng không cân xứng - hòa – mất tất cả - thiệt hại nặng nề
- quân Mông – Nguyên có sức tàn phá rất
- tốn nhiều thời gian chuẩn bị, lương thực
nặng nề - càng ngày càng lấn tới – cỗ máy dự trữ tàn phá
- đang dồn vào đánh Mông Nguyên -> các - nước khác nhăm nhe
- phe chủ chiến đang lý tưởng hóa sức
- đã đánh rất nhiều cuộc, nếu hòa chỉ yên mạnh của mình bình trong thời gian ngắn
- tiếp tục nhượng bộ -> chính sách ngoại
- hy sinh và đánh đổi là cần thiết giao mềm dẻo
- chớp 1 thời cơ -> đánh triệt để để quân
Nguyên k xâm chiếm lần nữa??