Ngôi nhà tranh của Phan Bội Châu ở Bến Ngự | Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo
Tuấn cùng người bạn là Quỳnh đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự. Một căn nhà tranh ba gian giản dị. Xung quanh nhà có nhiều cây cối. Tuấn được gặp cụ Phan, nghe cụ chỉ dạy nhiều đạo lý về cuộc sống.
Chủ đề: Bài 9: Những chân trời kí ức (truyện - truyện kí)
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Chân trời sáng tạo
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Ngôi nhà tranh của Phan Bội Châu ở Bến Ngự Trước khi đọc
Chia sẻ những điều bạn biết về cụ Phan Bội Châu, người được mệnh danh là “Ông Già Bến Ngự”. Gợi ý:
- Quê quán: làng Đan Nhiễm (nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).
- Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta
trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX.
- Những tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu… Đọc văn bản
Câu 1. Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn giống và khác thế nào
so với những gì bạn từng hình dung về cụ trước khi đọc văn bản?
- Hình ảnh cụ Phan Bội Châu qua lời kể của Tuấn:
“chòm râu phong phú, mắt đeo kính trắng, vòm trán cao vút tận đỉnh đầu”
“bước đi thư thả, tay mặt chống ba toong….- tay trái hơi cong, bàn tay lấp dưới tà áo nâu dài”
“trông cụ không khác nào một vị tiên lão da mặt hồng hào, đang bước thung
dung ở dưới bóng cây”
=> Hình ảnh cụ Phan Bội Châu khá giống so với tưởng tượng về ngoại hình, phong thái.
Câu 2. Vì sao Tuấn “hoàn toàn thỏa mãn” trong ngày đầu tiên đến Huế?
Nguyên nhân: Tuấn được gặp gỡ, trò chuyện với cụ Phan Bội Châu. Sau khi đọc
Câu 1. Tóm tắt nội dung câu chuyện được kể trong văn bản.
Tuấn cùng người bạn là Quỳnh đến thăm nhà cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự.
Một căn nhà tranh ba gian giản dị. Xung quanh nhà có nhiều cây cối. Tuấn được
gặp cụ Phan, nghe cụ chỉ dạy nhiều đạo lý về cuộc sống. Cụ Phan đứng nói
chuyện với hai cậu nhưng vẫn không quên đi bán gạo cho bà con.
Câu 2. Theo bạn, câu chuyện này có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện ý
đồ, mục đích viết tác phẩm “Tuấn - chàng trai nước Việt” của Nguyễn Vỹ.
Tác giả muốn nhân vật Tuấn trực tiếp gặp gỡ, trải nghiệm, ghi chép và dựng lên
hình ảnh cụ Phan Bội Châu không phải như một nhân vật tưởng tượng, mà có
thật bằng xương bằng thịt, xác thực, sinh động, có thể làm chứng tích của thời
đại trong nửa đầu thế kỉ XX.
Câu 3. Tìm hiểu về cuộc đời, con người của cụ Phan Bội Châu, lưu ý các sự
kiện, tư liệu có liên quan trực tiếp đến đoạn trích Ngôi nhà tranh của cụ Phan
Bội Châu ở Bến Ngự. Từ đó, liệt kê một số sự việc, chi tiết phi hư cấu (thành
phần xác định) và hư cấu (thành phần không xác định). Có thể dùng mẫu bảng
dưới đây (làm vào vở): Thành phần Thành phần xác định
Sự việc, chi tiết không xác định (không được (có thể hư cấu) hư cấu)
Cụ Phan Bội Châu và việc cụ bị thực dân x Pháp giam lỏng ở Huế
Cảm nhận của nhân vật Tuấn khi gặp cụ x
Phan Bội Châu: “Trông cụ không khác nào
một vị tiền lão da mặt hồng hào, đang bước
thung dung ở dưới bóng cây”.
Câu 4. Nêu tác dụng của việc kết hợp giữa phi hư cấu với hư cấu trong văn bản.
Câu 5. Nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà của cụ được miêu tả qua ngôi kể
nào và điểm nhìn của ai? Ngôi kể và điểm nhìn ấy có ưu thế gì so với việc sử
dụng các ngôi kể, điểm nhìn khác?
Câu 6. Có thể xem nhân vật Phan Bội Châu và ngôi nhà tranh của cụ ở Bến
Ngự trong văn bản là “chứng tích thời đại đầu thế kỉ XX” hay không? Vì sao?
Câu 7. Từ việc đọc hiểu đoạn trích, bạn hãy nêu một số lưu ý về cách đọc văn
bản thuộc thể loại truyện kí.