Ngôn ngữ nhân vật văn học - Lý luận văn học | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

"Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học là lời nói của nhân vật trong các tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự và kịch... Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

"Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học là lời nói của
nhân vật trong các tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự
và kịch... Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện
quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống
và cá tính nhân vật" (Từ điển thuật ngữ văn học) . Lời
nói của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao
tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ, đồng thời
cũng là hình thức căn bản của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
Lời nói của nhân vật trong tác phẩm tự sự là một công cụ
hữu hiệu giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên
"lời ăn tiếng nói riêng" của mỗi nhân vật, truyền tải ý đồ
nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm vào trong cốt truyện.
Khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường chú ý làm nổi bật lời
nói (ngôn ngữ) của nhân vật, và thống nhất với lời nói là
hành động cùng các tình huống tâm lý cụ thể đặt nhân vật
vào để thể hiện đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật ấy.
Sử thi, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn chứa lượng lớn
lời đối thoại và độc thoại của nhân vật. Còn trong kịch chúng
chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên tính chất và dung lượng
của những lời thoại này là khác nhau, phụ thuộc vào thể loại,
thời đại ra đời của tác phẩm cũng như cá tính sáng tạo của
nhà văn.
Trong tp tự sự dân gian, lời nói nhân vật có ý nghĩa
thực tế, rõ ràng, báo hiệu hành động kế tiếp. VD: trong
Tấm Cám, khi Cám lừa chị để chiếm đoạt giỏ tép đã
thẳng thừng “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị
hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.” Lời nói nói của ả thể
hiện sự ranh mãnh, lừa lọc, dối trá để cướp công chị,
đánh vào tâm lý của Tấm biết Tấm sợ bị dì ghẻ mắng.
Hay mụ dì ghẻ khi thấy Tấm đi thử giày cũng chỉ nói
“Chuông khánh còn chẳng ăn ai nữa là mảnh
chĩnh vứt ngoài bờ tre.” cùng với biểu cảm bĩu môi
nhưng cũng đủ để diễn tả sự khinh thường người con
riêng của chồng khi so sánh Tấm với “mảnh chĩnh” -
một vật vô giá trị. Các lời thoại đa số đều rất ngắn gọn
nhưng vẫn có sức gợi.
Trong sử thi hay bi kịch cổ đại, lời nói nhân vật lại trở
nên hoa mỹ, trịnh trọng, dài dòng, dường như không chỉ
nói cho mình mà còn nói cho cả nỗi niềm của người
sáng tạo, khơi gợi sâu sâu sắc hơn về mặt tâm lý nhân
vật và cả sự đồng cảm của người đọc. Điều này có thể
được nhận thấy ở các tp thuộc Sử thi Hy Lạp, VD như
đoạn trích Uylitxo trở về. Xuyên suốt đoạn trích là
những lời thoại chiếm dung lượng lớn với ngôn từ đầy
hoa mỹ và kính cẩn, bộc lộ rõ cảm xúc của các nhân vật
như: sự thận trọng và có phần nghi ngờ của nàng
Penelop trước người chồng trở về sau hai mươi năm xa
cách, sự bất bình của cậu con trai Telemac trước sự
tuyệt tình của mẹ mình và cả những nỗi niềm chan
chứa của Uylitxo khi kể lại câu chuyện về bí mật của
chiếc giường năm xưa, từ đó đoàn tụ trở lại với vợ con.
Những câu từ đầy trang trọng và có phần cường điệu ấy
không chỉ vẽ ra một bức tranh rõ ràng, hoàn chỉnh của
cả câu chuyện mà còn khiến thiên truyện thêm có hồn,
đậm chất sử thi, thể hiện được số phận, tâm tư của
từng nhân vật.
Một tác phẩm đậm chất liệu dân gian khác của nhà văn
Nguyễn Dữ là Chuyện người con gái Nam Xương cũng
khắc họa nên nhân vật Vũ Thị Thiết chủ yếu qua lời
thoại của nàng:
Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo
ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về
mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc
quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút,
quân triều con gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa
dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo
lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi
người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình,
thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng cũng sợ
không có cánh hồng bay bổng” . Đó là lời nói của người vợ
thùy mị, dịu dàng, đằm thắm, thiết tha và rất mực yêu chồng.
Lời dặn ấy xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, biết chấp
nhận những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa.
đồng thời còn giúp ta cảm nhận được khát vọng bình dị của
người phụ nữ. Hay như lời độc thoại trước lúc Vũ Nương gieo
mình xuống sông: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu,
chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc
nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu
đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm
ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng
lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho
cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp
mọi người phỉ nhổ”. Lời độc thoại này là một lời than, một lời
nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết hạnh
trong sạch của nàng. Lời thoại đã khẳng định nỗi thất vọng đến
tột cùng, nỗi đau cùng cực của người phụ nữ với phẩm giá
chung thủy vẹn toàn, không thẹn với lòng nhưng bị người
chồng đầu ấp tay gối nghi oan nên phải tự đẩy bản thân đến
đường cùng là cái chết. Xây dựng lời thoại của Vũ Nương, tác
giả cũng lồng vào nhiều điển tích điển cố, ngôn từ uyển
chuyển, cổ kính và có cả chất thơ, vừa khắc họa phẩm chất
của nhân vật vừa để lại ấn tượng cho người đọc.
Trong sáng tác của những nhà văn theo chủ nghĩa hiện
thực thì lời nói nhân vật mang tính cá thể hóa, đi cùng
nhu cầu nhận thức tái hiện các loại ý thức xã hội khác
nhau được thể hiện sống động qua ngôn ngữ nv. Lời nói
nhân vật đến đây không chỉ phản ánh nhân cách mà
còn tiết lộ về xuất thân, nét độc đáo của tầng lớp nhân
vật cũng như cái nhìn về tầng lớp ấy. Như trong tác
phẩm Chí Phèo, không chỉ hành động mà lời nói của hắn
cũng đều bộc lộ con người hắn - một gã quỷ dữ nát
rượu, hay ăn vạ, gây sự khiến cả làng Vũ Đại chán ghét,
ngán ngẩm. Nhưng chính những lời nói ai oán, đầy xót
xa Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho
mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là
người lương thiện nữa…” của hắn trước khi tự kết liễu đời
mình cũng trở thành nét đặc trưng của nhân vật và thể
hiện mặt tồi tàn của xã hội thời bấy giờ: tha hóa, đẩy
người nông dân hiền lành vào cảnh bị áp bức, bóc lột
đến độ mài mòn hết đạo đức và lương tâm, không còn
cách nào quay đầu lại được nữa. Hay như nhân vật Thị
trong “Vợ nhặt”, ăn nói đành hanh, cong cớn, sưng sỉa
vì miếng ăn, vì bốn bát bánh đúc mà chấp nhận về nhà
chồng. Khi Tràng gặp lại Thị, ngay từ câu chào đầu tiên,
thị đã tỏ vẻ trách móc như một sự gợi ý về cái ăn "Hôm
ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt"
"ăn gì thì ăn chả ăn giầu". Với thị, kiếm cái gì bỏ
vào cái bụng đang kêu réo kia lúc này là quan trọng hơn
cái xã giao "miếng trầu là đầu câu chuyện". Khi anh
Tràng hào phóng "muốn ăn gì thì ăn", "hai con mắt
trũng hoáy của thị tức thì sáng lên". Thái độ xỉa xói,
chao chát của thị biến mất nhường chỗ cho sự đon đả
"Ăn thật nhá! Ừ thì ăn sợ gì". Hình thức lời thoại đa
dạng: khi là câu hỏi, khi mặc cả, lúc là lời mắng, lúc lại
là lời cảm thán, để người đọc thấy cái thái độ thay đổi
chóng vánh, cái thân phận đói khát cù bơ cù bất, có thể
lập tức trở mặt vì miếng ăn. Vậy mà sau đêm về làm
dâu, một câu: “Ừ, sao nhà biết” đáp lại chồng của Thị
tuy vẫn là một câu hỏi, một câu trả lời nhưng đã không
còn tủn mủn, cộc lốc nữa. Tuyệt vời nhất là xuất hiện từ
xưng hô một từ xưng hô đơn giản vậy thôi nhưng"nhà",
nó biểu thị cho nghĩa vợ chồng của hai nhân vật. Cuối
cùng, Thị lại là người thắp sáng một hi vọng cho cảnh
ngộ tăm tối ấy bằng câu chuyện phá kho thóc Nhật
trong bữa cơm chiều ảm đạm.Nhà văn Kim Lân vô cùng
tinh tế khi đưa ngôn ngữ sinh hoạt đời thường vào tác
phẩm của mình một cách xuất sắc. Ngôn ngữ đối thoại
của các nhân vật trong đã trở thành những tín Vợ nhặt
hiệu thẩm mĩ quan trọng, thông qua đó, người đọc
khám phá được chiều sâu tâm lý của con người, tình
người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
=> Từ đó ta có thể thấy, ngôn ngữ nhân vật cũng góp
phần lớn vào nội dung tác phẩm, thể hiện tư tưởng của
nhà văn và thời đại.
- Ngôn ngữ nhân vật dù đối thoại hay độc thoại và tình
huống được tạo nên từ lời thoại của nhân vật là những
yếu tố quan trọng để hình thành sự lý giải về hình
tượng nhân vật, bày tỏ ý đồ nghệ thuật khi xây dựng
nhân vật của tác giả và đóng góp vào giá trị ngôn từ
của tác phẩm. Có thể không xuất hiện đầu tiên như tên
nhân vật hay ấn tượng như hành động của nhân vật
nhưng đây cũng là chìa khóa nghệ thuật để khám p
các mối quan hệ của nhân vật trong văn bản văn học,
từ đó liên hệ với chính ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng
trong mọi hoàn cảnh.
Giới thuyết: Cổ tích (tự sự, viết gì, mục đích, yếu tố nổi
bật) .
1. Phân loại: loài vật, thế sự, thần kỳ, (khái niệm, nhân
vật trung tâm, câu chuyện, ý nghĩa)
2. ND tư tưởng
3. Thi pháp:
- Không gian thời gian
- Thế giới nv có đặc điểm gì (chưa có thế giới tinh thần
=> ko còn là cổ tích nữa)
| 1/5

Preview text:


"Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm văn học là lời nói của
nhân vật trong các tác phẩm văn học thuộc loại hình tự sự
và kịch... Ngôn ngữ nhân vật là một trong các phương tiện
quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống
và cá tính nhân vật" (Từ điển thuật ngữ văn học) . Lời
nói của nhân vật trong tác phẩm văn học là hình thức giao
tiếp thường xuyên, phổ biến nhất của ngôn ngữ, đồng thời
cũng là hình thức căn bản của mọi hoạt động ngôn ngữ khác.
Lời nói của nhân vật trong tác phẩm tự sự là một công cụ
hữu hiệu giúp nhà văn khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên
"lời ăn tiếng nói riêng" của mỗi nhân vật, truyền tải ý đồ
nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm vào trong cốt truyện.
 Khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường chú ý làm nổi bật lời
nói (ngôn ngữ) của nhân vật, và thống nhất với lời nói là
hành động cùng các tình huống tâm lý cụ thể đặt nhân vật
vào để thể hiện đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật ấy.
 Sử thi, tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn chứa lượng lớn
lời đối thoại và độc thoại của nhân vật. Còn trong kịch chúng
chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên tính chất và dung lượng
của những lời thoại này là khác nhau, phụ thuộc vào thể loại,
thời đại ra đời của tác phẩm cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn.
 Trong tp tự sự dân gian, lời nói nhân vật có ý nghĩa
thực tế, rõ ràng, báo hiệu hành động kế tiếp. VD: trong
Tấm Cám, khi Cám lừa chị để chiếm đoạt giỏ tép đã
thẳng thừng “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị
hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng.” Lời nói nói của ả thể
hiện sự ranh mãnh, lừa lọc, dối trá để cướp công chị,
đánh vào tâm lý của Tấm biết Tấm sợ bị dì ghẻ mắng.
Hay mụ dì ghẻ khi thấy Tấm đi thử giày cũng chỉ nói
“Chuông khánh còn chẳng ăn ai nữa là mảnh
chĩnh vứt ngoài bờ tre.” cùng với biểu cảm bĩu môi
nhưng cũng đủ để diễn tả sự khinh thường người con
riêng của chồng khi so sánh Tấm với “mảnh chĩnh” -
một vật vô giá trị. Các lời thoại đa số đều rất ngắn gọn nhưng vẫn có sức gợi.
 Trong sử thi hay bi kịch cổ đại, lời nói nhân vật lại trở
nên hoa mỹ, trịnh trọng, dài dòng, dường như không chỉ
nói cho mình mà còn nói cho cả nỗi niềm của người
sáng tạo, khơi gợi sâu sâu sắc hơn về mặt tâm lý nhân
vật và cả sự đồng cảm của người đọc. Điều này có thể
được nhận thấy ở các tp thuộc Sử thi Hy Lạp, VD như
đoạn trích Uylitxo trở về. Xuyên suốt đoạn trích là
những lời thoại chiếm dung lượng lớn với ngôn từ đầy
hoa mỹ và kính cẩn, bộc lộ rõ cảm xúc của các nhân vật
như: sự thận trọng và có phần nghi ngờ của nàng
Penelop trước người chồng trở về sau hai mươi năm xa
cách, sự bất bình của cậu con trai Telemac trước sự
tuyệt tình của mẹ mình và cả những nỗi niềm chan
chứa của Uylitxo khi kể lại câu chuyện về bí mật của
chiếc giường năm xưa, từ đó đoàn tụ trở lại với vợ con.
Những câu từ đầy trang trọng và có phần cường điệu ấy
không chỉ vẽ ra một bức tranh rõ ràng, hoàn chỉnh của
cả câu chuyện mà còn khiến thiên truyện thêm có hồn,
đậm chất sử thi, thể hiện được số phận, tâm tư của từng nhân vật.
Một tác phẩm đậm chất liệu dân gian khác của nhà văn
Nguyễn Dữ là Chuyện người con gái Nam Xương cũng
khắc họa nên nhân vật Vũ Thị Thiết chủ yếu qua lời thoại của nàng:
“Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo
ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về
mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ e việc
quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút,
quân triều con gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có mà mùa
dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo
lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi
người ải xa, trông liễu rủ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình,
thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng cũng sợ
không có cánh hồng bay bổng”
. Đó là lời nói của người vợ
thùy mị, dịu dàng, đằm thắm, thiết tha và rất mực yêu chồng.
Lời dặn ấy xuất phát từ trái tim giàu tình yêu thương, biết chấp
nhận những thử thách, biết đợi chờ để yên lòng người đi xa.
đồng thời còn giúp ta cảm nhận được khát vọng bình dị của
người phụ nữ. Hay như lời độc thoại trước lúc Vũ Nương gieo
mình xuống sông: “Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu,
chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc
nhơ, thần sông có linh, xin ngài chứng giám. Thiếp nếu

đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm
ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng
lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho
cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ và xin chịu khắp
mọi người phỉ nhổ”
. Lời độc thoại này là một lời than, một lời
nguyền xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và tiết hạnh
trong sạch của nàng. Lời thoại đã khẳng định nỗi thất vọng đến
tột cùng, nỗi đau cùng cực của người phụ nữ với phẩm giá
chung thủy vẹn toàn, không thẹn với lòng nhưng bị người
chồng đầu ấp tay gối nghi oan nên phải tự đẩy bản thân đến
đường cùng là cái chết. Xây dựng lời thoại của Vũ Nương, tác
giả cũng lồng vào nhiều điển tích điển cố, ngôn từ uyển
chuyển, cổ kính và có cả chất thơ, vừa khắc họa phẩm chất
của nhân vật vừa để lại ấn tượng cho người đọc.
 Trong sáng tác của những nhà văn theo chủ nghĩa hiện
thực thì lời nói nhân vật mang tính cá thể hóa, đi cùng
nhu cầu nhận thức tái hiện các loại ý thức xã hội khác
nhau được thể hiện sống động qua ngôn ngữ nv. Lời nói
nhân vật đến đây không chỉ phản ánh nhân cách mà
còn tiết lộ về xuất thân, nét độc đáo của tầng lớp nhân
vật cũng như cái nhìn về tầng lớp ấy. Như trong tác
phẩm Chí Phèo, không chỉ hành động mà lời nói của hắn
cũng đều bộc lộ con người hắn - một gã quỷ dữ nát
rượu, hay ăn vạ, gây sự khiến cả làng Vũ Đại chán ghét,
ngán ngẩm. Nhưng chính những lời nói ai oán, đầy xót
xa “Không được! Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho
mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là
người lương thiện nữa…”
của hắn trước khi tự kết liễu đời
mình cũng trở thành nét đặc trưng của nhân vật và thể
hiện mặt tồi tàn của xã hội thời bấy giờ: tha hóa, đẩy
người nông dân hiền lành vào cảnh bị áp bức, bóc lột
đến độ mài mòn hết đạo đức và lương tâm, không còn
cách nào quay đầu lại được nữa. Hay như nhân vật Thị
trong “Vợ nhặt”, ăn nói đành hanh, cong cớn, sưng sỉa
vì miếng ăn, vì bốn bát bánh đúc mà chấp nhận về nhà
chồng. Khi Tràng gặp lại Thị, ngay từ câu chào đầu tiên,
thị đã tỏ vẻ trách móc như một sự gợi ý về cái ăn "Hôm
ấy leo lẻo cái mồm hẹn xuống, thế mà mất mặt"
"ăn gì thì ăn chả ăn giầu". Với thị, kiếm cái gì bỏ
vào cái bụng đang kêu réo kia lúc này là quan trọng hơn
cái xã giao "miếng trầu là đầu câu chuyện". Khi anh
Tràng hào phóng "muốn ăn gì thì ăn", "hai con mắt
trũng hoáy của thị tức thì sáng lên". Thái độ xỉa xói,
chao chát của thị biến mất nhường chỗ cho sự đon đả
"Ăn thật nhá! Ừ thì ăn sợ gì". Hình thức lời thoại đa
dạng: khi là câu hỏi, khi mặc cả, lúc là lời mắng, lúc lại
là lời cảm thán, để người đọc thấy cái thái độ thay đổi
chóng vánh, cái thân phận đói khát cù bơ cù bất, có thể
lập tức trở mặt vì miếng ăn. Vậy mà sau đêm về làm
dâu, một câu: “Ừ, sao nhà biết” đáp lại chồng của Thị
tuy vẫn là một câu hỏi, một câu trả lời nhưng đã không
còn tủn mủn, cộc lốc nữa. Tuyệt vời nhất là xuất hiện từ
xưng hô "nhà", một từ xưng hô đơn giản vậy thôi nhưng
nó biểu thị cho nghĩa vợ chồng của hai nhân vật. Cuối
cùng, Thị lại là người thắp sáng một hi vọng cho cảnh
ngộ tăm tối ấy bằng câu chuyện phá kho thóc Nhật
trong bữa cơm chiều ảm đạm.Nhà văn Kim Lân vô cùng
tinh tế khi đưa ngôn ngữ sinh hoạt đời thường vào tác
phẩm của mình một cách xuất sắc. Ngôn ngữ đối thoại
của các nhân vật trong Vợ nhặt đã trở thành những tín
hiệu thẩm mĩ quan trọng, thông qua đó, người đọc
khám phá được chiều sâu tâm lý của con người, tình
người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
=> Từ đó ta có thể thấy, ngôn ngữ nhân vật cũng góp
phần lớn vào nội dung tác phẩm, thể hiện tư tưởng của nhà văn và thời đại.
- Ngôn ngữ nhân vật dù đối thoại hay độc thoại và tình
huống được tạo nên từ lời thoại của nhân vật là những
yếu tố quan trọng để hình thành sự lý giải về hình
tượng nhân vật, bày tỏ ý đồ nghệ thuật khi xây dựng
nhân vật của tác giả và đóng góp vào giá trị ngôn từ
của tác phẩm. Có thể không xuất hiện đầu tiên như tên
nhân vật hay ấn tượng như hành động của nhân vật
nhưng đây cũng là chìa khóa nghệ thuật để khám phá
các mối quan hệ của nhân vật trong văn bản văn học,
từ đó liên hệ với chính ngôn ngữ mà chúng ta sử dụng trong mọi hoàn cảnh.
Giới thuyết: Cổ tích (tự sự, viết gì, mục đích, yếu tố nổi bật) .
1. Phân loại: loài vật, thế sự, thần kỳ, (khái niệm, nhân
vật trung tâm, câu chuyện, ý nghĩa) 2. ND tư tưởng 3. Thi pháp: - Không gian thời gian
- Thế giới nv có đặc điểm gì (chưa có thế giới tinh thần
=> ko còn là cổ tích nữa)