Ngữ dụng học- Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Quốc gia Hà Nội
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin nhằm nhận biết, xác lập và tác động lẫn nhau trong mối quan hệ giữa người với người để đạt tới mục đích nhất định.Các kênh giao tiếp: thính giác, thị giác, điện tử, xúc giác (chữ nổi),…
Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Việt Ngữ học
Trường: Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47882337 lOMoAR cPSD| 47882337 I) Quá trình giao tiếp: 1) Khái niệm giao tiếp: -
Giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin nhằm nhận biết, xác lập và tác động lẫn nhau
trong mối quan hệ giữa người với người để đạt tới mục đích nhất định. -
Các kênh giao tiếp: thính giác, thị giác, điện tử, xúc giác (chữ nổi),… 2) Các nhân tố giao tiếp: 1) Ngữ cảnh:
- Là bối cảnh ngôn ngữ mà một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc tạo ra trong
hoạt động giao tiếp, đồng thời được người tiếp nhận đưa vào để lĩnh hội lời
nói, câu văn. a) Nhân vật giao tiếp:
• Là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ,
dùng ngôn ngữ để tạo ra lời nói, qua đó các diễn ngôn tác động
vào nhau, tạo sự giao tiếp qua lại. Giữa các nhân vật giao tiếp có
quan hệ vai giao tiếp (là quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp đối
với chính sự phát, nhận trong giao tiếp) và quan hệ liên cá nhân. • Vai giao tiếp:
+ Vai phát ra diễn ngôn: Người nói, viết (Sp1)
+ Vai tiếp nhận diễn ngôn: Người nghe, đọc (Sp2)
+ Hai vai luôn luân chuyển cho nhau trong suốt cuộc giao tiếp.
• Quan hệ liên cá nhân: là quan hệ xét trong tương quan xã hội,
hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.
+ Quan hệ liên cá nhân chi phối cả tiến trình giao tiếp, cả hình thức
và nội dung của diễn ngôn.
+ Xưng hô chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân.
b) Hiện thực ngoài diễn ngôn:
• Khái niệm: Trừ nhân vật giao tiếp, tất cả những yếu tố vật chất, xã
hội, văn hóa… có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương
ứng không được nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp được
gọi là hiện thực ngoài diễn ngôn.
• Gồm 4 bộ phận: Hiện thực (Đề tài diễn ngôn); hoàn cảnh giao tiếp;
thoại trường; ngữ huống giao tiếp.
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337
• Hiện thực – đề tài của diễn ngôn: những cái tồn tại, diễn tiến trong
hiện thực ngoài ngôn ngữ và ngoài diễn ngôn; còn là bản thân ngôn ngữ
• Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lí,
sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hóa,… ở thời điểm và ở không gian trong đó
đang diễn ra cuộc giao tiếp.
• Thoại trường: cái không – thời gian cụ thể ở đó cuộc giao tiếp diễn ra.
• Ngữ huống: Thông qua ngữ huống mà ngữ cảnh chi phối diễn ngôn. - Đề tài giao tiếp:
+ Là hiện thực được nói tới trong cuộc giao tiếp.
+ Rất đa dạng, tùy thuộc vào mục đích giao tiếp, bao gồm các yếu tố khác như vật
chất, xã hội, văn hóa,… c) Ngôn ngữ: -
Là chuỗi lời nói được phát ra trong quá trình giao tiếp. - Hai dạng thức cơ
bản: Nói + Viết - Các phương diện chi phối diễn ngôn:
+ Đường kênh thính giác (cơ bản) và thị giác của ngôn ngữ
=> diễn ngôn nói và viết
+ Các biến thể của ngôn ngữ: biến thể chuẩn mực hóa, biến thể phương ngữ
địa lí và phương ngữ xã hội, ngữ vực và phong cách chức năng. + Loại thể -
Điều kiện giao tiếp hiệu quả: Người tham gia giao tiếp hiểu ngôn ngữ của nhau.
VD: Ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ ký hiệu, tiếng Anh, tiếng Trung. d) Diễn ngôn:
- Là quá trình sản sinh và liên kết các phát ngôn thành một chỉnh thể. II)
Chiếu vật và chỉ xuất: 1) Khái niệm: -
Chiếu vật (quy chiếu) là hành động dùng các yếu tố ngôn ngữ (các tín hiệu
ngôn ngữ) trong diễn ngôn để suy ra sự vật, hiện tượng thuộc thế giới bên
ngoài được nói tới trong một hoàn cảnh nhất định. -
Là việc sử dụng ngôn ngữ để sự vật, hiện tượng rõ ràng hơn. 2) Vai trò: -
Là điều kiện để hiểu được phát ngôn.
VD: Có người mặc áo xanh vừa đến tìm cậu. -
Có vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị đúng/ sai của phát ngôn.
VD: Nước sôi ở 100 độ. (độc lập về ngữ cảnh)
Ngày mai là thứ 4. (chỉ đúng khi biết rõ hoàn cảnh của câu nói) 3) Phân loại quy chiếu: a) Quy chiếu xác định: - Nhận diện:
+ Là những từ ngữ được người nói sử dụng để chỉ ra và đồng nhất một hay
những đối tượng của hiện thực.
+ Được người nói đánh giá là đủ điều kiện xác định đối tượng được nói tới.
+ VD: Vợ tôi nó tệ lắm!
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com) lOMoAR cPSD| 47882337 - Quy tắc:
+ Cả người nói và người nghe đều biết đối tượng nói tới. + Ngoại lệ: không
quy ước rõ rành nhưng được ngầm hiểu, thường ở trong văn chương, báo chí.
b) Quy chiếu không xác định: - Nhận diện:
+ Là những từ ngữ được người nói dùng để chỉ vào một đối tượng tồn tại.
+ Chỉ là thông tin về phạm trù của đối tượng, không đủ để xác định đối tượng.
+ VD: Hôm qua tự dưng có thằng cha lao xuống sông Tô Lịch. - Quy tắc:
+ Biểu thức không xác định nhưng có quy chiếu (người nói đã biết vật được quy chiếu).
VD: Hôm nay tôi đã chất vấn gay gắt một đại biểu quốc hội.
+ Biểu thức không có quy chiếu và không xác định.
VD: Cậu nên tìm một đại biểu quốc hội mà trình bày.
4) Các phương thức quy chiếu: a) Dùng tên riêng:
Downloaded by June Lee (lenhungkttm@gmail.com)