Nguồn gốc, bản chất của nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam
Nguồn gốc, bản chất của nhận thức - Triết học Mác - Lênin | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lênin (FC.001.03)
Trường: Học viện Ngoại giao
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
23:24 3/8/24
Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
Nguồn gốc, bản chất của nhận thức 1. Nguồn gốc
- Triết học Mác - Lênin cho rằng nhận thức là quá trình phản ánh hiện
thực khách quan vào bộ óc người; là quá trình tạo thành tri thức về thế giới
khách quan trong bộ óc con người. Điều này thể hiện quan niệm duy vật về
nhận thức, chống lại quan niệm duy tâm về nhận thức.
-Nhận thức là một quá trình phức tạp, quá trình nảy sinh và giải quyết mâu
thuẫn chứ không phải quá trình máy móc giản đơn, thụ động và nhất thời:
"Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của tư duy đến khách thể. Phản ánh
của thế giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải được hiểu không phải một
cách “chết cứng”, "trừu tượng", không phải không vận động, không mâu thuẫn,
mà làtrong quá trình vĩnh viễn củavận động, của sự nảy sinh mâu thuẫn và sự
giải quyết những mâu thuẫn đó".
-Triết học Mác - Lênin thừa nhận sự tồn tại khách quan của thế giới và cho
rằng thế giới khách quan là đối tượng của nhận thức. Không phải ý thức của
con người sản sinh ra thế giới mà thế giới vật chất tồn tại khách quan độc lập với
ý thức con người là nguồn gốc "duy nhất và cuối cùng" của nhận thức. V.I.Lênin
đã chỉ rõ chỉ có những cái mà con người chưa biết chứ không có cái gì không
thể biết: "Dứt khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về
nguyên tắc giữa hiện tượng và vật tự nó. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được
nhận thức và cái chưa được nhận thức". 2. Bản chất
-Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá
trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều hơn, từ biết chưa đầy
đủ đến đầy đủ hơn. Quan hệ biện chứng giữa nhận thức kinh nghiệm và
nhận thức lý luận, nhận thức thông thường avà nhận thức khoa học
nhận thức kinh nghiệm: dựa trên sự quan sát trực tiếp các sự vật ơhiện
tượng hay các thí nghiệm thực nghiệm khoa học, kết quả của nhận thức
kinh nghiệm là những trí thức kinh nghiệm thông thường.
nhận thức lý luận: là nhận thức sự vật hiện tượng một cách gián tiếp dựa
trên các hình thức tư duy trừu tượng khái niệm phán đoán suy luận để
khái quát tính bản chất quy luật, tính tất yếu của các sự vật hiện tượng
nhận thức thông thường: là nhận thức được hình thành một cách tự phát
trực tiếp trong hoạt động hàng ngày của con người about:blank 1/2 23:24 3/8/24
Nguồn gốc, bản chất của nhận thức
nhận thức khoa học: là nhận thức được hình thành chủ động tự giác của
chủ thể nhằm phản ánh những mối liên hệ bản chất tất yếu mang tính quy
luật của đối tượng nghiên cứu.
- Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể
thông qua hoạtđộng thực tiễn của con người. Chủ thể nhận thức chính là
con người. Nhưng đó là con người hiện thực, đang sống, đang hoạt động thực
tiễn và đang nhận thức trong những điều kiện lịchsử - xã hội cụ thể nhất định,
tức là con người đó phải thuộc về một giai cấp, một dân tộc nhấtđịnh, có ý thức,
lợi ích, nhu cầu, cá tính, tình cảm, v.v.. Con người là chủ thể nhận thức cũng bị
giới hạn bởi điều kiện lịch sử có tính chất lịch sử - xã hội
Có thể thấy, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan
một cách tíchcực, chủ động, sáng tạo bởi con người trên cơ sở thực
tiễn mang tính lịch sử cụ thể. Ví dụ:
Pháp luật là công cụ để nhà nước quản lý xã hội, mọi người dân nhận thức
được tầmquan trọng của Pháp luật, nếu vi phạm sẽ bị Nhà nước trừng
phạt. Do đó, người dân sẽ luôn sống và làm việc tuân theo pháp luật của nhà nước.
Tiền là một phương tiện dùng để mua bán trao đổi các hàng hóa, dịch vụ
mà chúng ta sử dụng phục vụ cho cuộc sống, nhận thức đượcvai trò quan
trọng của tiền do đó, người ta phải cố gắng học tập, làm việc chăm chỉ để
kiếmđược nhiều tiền, hoặc thậm chí có những người còn bất chấp đạo đức
và pháp luật để kiếmnhiều tiền như buôn bán hàng cấm, cho vay nặng lãi… about:blank 2/2