-
Thông tin
-
Quiz
Nguồn Gốc Cách Mạng Xã Hội Và Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa | Tài liệu môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Chúng ta có thể hiểu như sau:– Lực lượng sản xuất luôn không ngừng phát triển, khi nó phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ, vốn tương ứng phù hợp với nó, trở nên lỗi thời, không phù hợp nữa, và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. “Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất.”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405) 298 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Nguồn Gốc Cách Mạng Xã Hội Và Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa | Tài liệu môn chủ nghĩa xã hội khoa học Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Chúng ta có thể hiểu như sau:– Lực lượng sản xuất luôn không ngừng phát triển, khi nó phát triển đến một mức độ nhất định thì quan hệ sản xuất cũ, vốn tương ứng phù hợp với nó, trở nên lỗi thời, không phù hợp nữa, và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. “Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ sản xuất ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất.”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405) 298 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
Chương 1
1. 1. Nguồn Gốc Cách Mạng Xã Hội Và Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa
1.1.1. Nguồn Gốc Cách Mạng Xã Hội
Nguyên nhân của cách mạng xã hội chủ nghĩa là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Chúng ta có thể hiểu như sau:
– Lực lượng sản xuất luôn không ngừng phát triển, khi nó phát triển đến một mức độ
nhất định thì quan hệ sản xuất cũ, vốn tương ứng phù hợp với nó, trở nên lỗi thời,
không phù hợp nữa, và kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
“Từ chỗ là những hình thức phát triển của các lực lượng sản xuất, những quan hệ sản
xuất ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất.”.
– Trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng (đại biểu cho lực
lượng sản xuất mới) với giai cấp thống trị.
Bọn thống trị dùng mọi thủ đoạn, đặc biệt là sử dụng công cụ nhà nước với nhiều
phương tiện bạo lực trong tay, để bảo vệ, duy trì quan hệ sản xuất lỗi thời.
Để thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới cao hơn, và nhằm giải
phóng mình, giai cấp cách mạng phải tiến hành đấu tranh chống lại giai cấp thống trị,
phải giành lấy chính quyền nhà nước.
1.1.2. Nguồn Gốc Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa
Nguyên nhân sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là do mâu thuẫn giữa
quan hệ sản xuất và trình độ của lực lượng sản xuất trong lòng chủ nghĩa tư bản. Đến
chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã mang trình độ xã hội hóa cao
độ với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, biểu hiện ra về mặt
xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã trở nên gay gắt.
Mâu thuẫn này đặt ra yêu cầu khách quan là phải xoá bỏ quan hệ sở hữu tư nhân tư
bản chủ nghĩa đã lỗi thời để thiết lập một quan hệ sản xuất mới phải mang trình độ xã
hội hóa để phù hợp với trình độ xã hội hóa đã đạt được của lực lượng sản xuất. Cách
mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra là một tất yếu lịch sử nhằm giải quyết những mâu thuẫn đó.
Hiện nay trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, trình độ xã hội hóa của lực lượng sản
xuất hiện đại đã đạt đến mức cao độ khiến cho mâu thuẫn cơ bản trong lòng chủ nghĩa
tư bản hiện đại đã hết sức gay gắt và trở thành vật cản lớn của phát triển.
Biểu hiện ở quyền định đoạt tư bản; thao túng các nguồn tư bản lưu động (thông qua
thị trường chứng khóan); quyền khai thác, bóc lột tài nguyên và sức lao động đến mức
cạn kiệt và ô nhiễm môi trường trầm trọng; quyền sử dụng tư liệu sản xuất vì mục tiêu
lợi nhuận, nhiều khi bất chấp các giá trị nhân văn, tiến bộ và phát triển; quyền phân
phối sản phẩm lao động xã hội.
Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại đã trở thành lực cản, kìm hãm, phá huỷ…
lực lượng sản xuất, thậm chí dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
1.2. Bản Chất Của Cách Mạng Xã Hội Và Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa
1.2.1. Bản Chất Của Cách Mạng Xã Hội
Bản chất của cách mạng xã hội là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về
chất trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, là phương thức thay thế hình thái kinh tế-
xã hội lỗi thời bằng hình thái kinh tế-xã hội cao hơn
Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết
lập một chế độ chính trị tốt đẹp hơn.
cách mạng xã hội được thực hiện là do bước nhảy đột biến làm thay đổi về
chất thay đổi toàn bộ đời sống xã hội
Cải cách xã hội chỉ tạo nên nhưng thay đổi bộ phận, lĩnh vực riêng lẻ của đời sống
xã hội và là kết quả đấu tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ
1.2.2. Bản Chất Của Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa
- Chủ nghĩa xã hội giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải
phóng con người, tạo điều kiện để con người phát triển toàn diện.
Mục đích cao cả của chủ nghĩa xã hội cần đạt đến là xóa bỏ sự phân chia xã hội thành
giai cấp, biến tất cả thành viên trong xã hội thành người lao động, tiêu diệt cơ sở của
mọi tình trạng người bóc lột người. Trong quá trình phấn đấu để đạt mục đích cao cả
đó, giai cấp công nhân, chính Đảng cộng sản phải hoàn thành nhiệm vụ của các giai
đoạn khác nhau, trong đó có mục đích, nhiệm vụ cụ thể của thời kỳ xây dựng chủ
nghĩa xã hội - tạo ra các điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật và đời sống tinh thần để
thiết lập xã hội cộng sản.
- Chủ nghĩa xã hội có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu.
Đặc trưng về phương diện kinh tế của chủ nghĩa xã hội. Là mục tiêu cao cả nhất của
chủ nghĩa xã hội là giải phóng con người trên cơ sở điều kiện kinh tế - xã hội phát
triển, mà xét đến cùng là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất. Chủ nghĩa xã
hội là xã hội có nền kinh tế phát triển cao, với lực lượng sản xuất hiện đại, quan hệ sản
xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, được tổ chức quản lý hiệu quả, năng
suất lao động cao và phân phối chủ yếu theo lao động.
- Chủ nghĩa xã hội có nhà nước kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân, đại biểu
cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động.
Chủ nghĩa xã hội có nền văn hóa phát triển cao, kế thừa và phát huy những giá trị của
văn hóa dân tộc và tinh hóa văn hóa nhân loại.
Chủ nghĩa xã hội bảo đảm bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc và có quan hệ hữu
nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
1.2. Phương Pháp Cách Mạng
Cách mạng được hiểu là: Cuộc biến đổi lớn trong xã hội, lật đổ chế độ cũ, xây dựng
chế độ mới tiến bộ hơn(2). Ví dụ như: Cách mạng dân chủ tư sản, cách mạng giải phóng
dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa; cách mạng công nghiệp, cách mạng tư tưởng – văn hóa…
Phương pháp cách mạng có nghĩa là cách thức tiến hành một cuộc cách mạng để đạt
hiệu quả cao. Hay nói một cách khác, phương pháp cách mạng là cách thức để tổ chức
thực hiện đường lối cách mạng sao cho đạt hiệu quả. Đường lối quyết định phương
pháp cách mạng. Đường lối đúng, phương pháp cách mạng đúng thì nhất định cách
mạng sẽ thành công. Nhưng đường lối đúng mà phương pháp cách mạng sai hoặc
không phù hợp thì có thể cách mạng sẽ dẫm chân tại chỗ, thậm chí thất bại. phương
pháp cách mạng là sản phẩm tư duy của cá nhân, tổ chức giữ vai trò lãnh đạo xã hội,
nhưng luôn xuất phát từ đòi hỏi khách quan của cách mạng.
1.4 Vấn Đề Cách Mạng Xã Hội Trên Thế Giới Hiện Nay
Trong thời đại ngày nay, xã hội đã có nhiều đổi khác so với những năm 70 của thế kỷ
XX trở về trước. Xã hội hiện đại bị chi phối bởi đặc điểm của thời đại: Cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0, nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển, xu hướng đối thoại
thay cho xu hướng đối đầu, những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại phần nào
“làm dịu” mâu thuẫn giai cấp, sự xung đột về giai cấp vẫn còn song không gay gắt như
thế kỷ XIX - XX, thay vào đó là sự xung đột về sắc tộc, tôn giáo, về kinh tế giữa các
quốc gia, khu vực. Cùng với đó là sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, nạn đói và bệnh tật ở nhiều nước...cũng là những nguyên nhân tạo ra sự bất ổn
trong thế giới đương đại. Những mâu thuẫn xã hội trong xã hội hiện đại tiềm ẩn khả
năng những biến động xã hội theo chiều hướng tiến bộ theo hình thức cải tổ, cải cách,
đổi mới như ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và những hình thức hợp tác mới
trên cơ sở các lực lượng xã hội có thể chấp nhận được ở các nước theo các xu hướng
chính trị khác nhau hiện nay.
Vì lợi ích chung của toàn thế giới, các nước có chế độ xã hội và chính trị khác nhau
vẫn có thể thông qua các tổ chức quốc tế, đối thoại, hòa giải những tranh chấp về kinh
tế, lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên...và những bất đồng khác. Xu hướng đối
thoại, hòa giải đang là xu hướng chủ đạo hiện nay. Các cuộc chiến tranh dưới màu sắc
dân tộc, tôn giáo, nhân quyền dưới chiêu bài “nhân đạo”, chống vũ khí hóa học, vũ khí
sinh học đang bị các thế lực tiến bộ lên án, phản đối.
Xu hướng giữ vững độc lập tự chủ của quốc gia dân tộc, không phụ thuộc và không
can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đấu tranh cho dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã
hội đang diễn ra mạnh mẽ, ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế.
Các quốc gia, dân tộc sẽ đi tới một xã hội dân chủ, tự do, công bằng, văn minh theo
cách đi của mình thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo
dục, y tế và khoa học công nghệ. Và do đó, dù không có các cuộc cách mạng xã hội
tiêu biểu như đã từng diễn ra trong lịch sử, thì các quốc gia dân tộc trên thế giới sẽ
phát triển dần dần theo hướng thay đổi từng bộ phận, từng yếu tố, lĩnh vực trong đời
sống xã hội. Thay đổi trước hết về lực lượng sản xuất rồi đến quan hệ sản xuất, từ đó
dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội tức cơ sởhạ tầng, và do đó thay đổi các yếu tố
trên kiến trúc thượng tầng xã hội dẫn đến thay đổi toàn bộ xã hội. 1.5 Tiểu kết
Cách mạng xã hội là sự biến đổi căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Nó là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế xã hội cũ sang hình thái
kinh tế-xã hội tiến bộ hơn.
Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chính quyền đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn
Nguyên nhân này còn được gọi là nguyên nhân sâu xa. Nội dung của nguyên nhân này
đó là mâu thuẫn gay gắt giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự hạn chế
của quan hệ sản xuất lỗi thời mà lực lương sản xuất này tham gia.
Với cuộc cách mạng kinh tế 4.0 các cuộc chiến tranh đã giảm và khôn còn gay gắt như
những thế kỷ trước nữa thay vào đó các nước có chế độ chính trị khác nhau đã giải
quyết các vấn đề liên quan đến lợi ích, lãnh thổ dựa trên phương thức hoà bình .