Nguồn gốc của pháp luật - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Nguồn gốc của pháp luật - Luật quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Bài 1: LUẬN LUẬT CHUNG VỀ PHÁP (3 tiết)
1. Các quan điểm về sự hình thành của pháp luật
1.1. Một số quan điểm phi mác xít về nguồn gốc và bản chất nhà nước, pháp luật
Nhà nước, pháp luật một hiện tượng hội phức tạp, liên quan chặt chẽ tới lợi
ích của giai cấp, tầng lớp dân tộc. Trong lịch sử chính trị - pháp lý, ngay từ thời kỳ cổ
đại, trung đại cận đại đã nhiều nhà tưởng đề cập tới vấn đề nguồn gốc của nhà
nước, pháp luật. Xuất phát từ các góc độ khác nhau, các nhà tưởng trong lịch sử đã
những lý giải khác nhau về vấn đề nguồn gốc của nhà nước, pháp luật.
- Những nhà tư tưởng theo thuyết thần học (đại diện thời trung cổ Ph. Ácvin, thời kỳ
tư sản có: Masiten, Koct,..) cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự trong xã hội,
nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chunghội. Nhà nước là do đấng
tối cao sinh ra, là sự thể hiện ý chí của chúa trời. Do vậy, quyền lực của nhà nước là hiện
thân quyền lực của chúa, vì thế nó vĩnh cửu.
- Những người theo thuyết gia trưởng (Arixtôt, Philmer, Mikhailốp, Merđoóc,..) cho
rằng nhà nước ra đời là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của
cuộc sống con người. Vì vậy, cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền
lực nhà nước, về thực chất cũng giống như quyền lực của người đứng đầu trong gia đình,
nó chỉ là sự tiếp tục của quyền lực của người gia trưởng trong gia đình.
- Thuyết khế ước xã hội: đại diện tiêu biểu là: Grooxi, Xpirôza, Gốp, Lôre, Rút xô,..
cho rằng nhà nước ra đời là kết quả của một bản hợp đồng (khế ước) được ký kết giữa các
thành viên sống trong trạng thái tự nhiên không nhà nước. Về bản chất nhà nước phản
ánh lợi ích của các thành viên sống trong xã hội, lợi ích của mỗi thành viên đều được nhà
nước ghi nhận và bảo vệ.
- Theo thuyết bạo lực nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị
tộc này với thị tộc khác, thị tộc chiến thắng đã lập ra bộ máy đặc biệt (nhà nước) để nô dịch
thị tộc chiến bại (đại diện cho những nhà tư tưởng theo học thuyết này là Gumplôvích, E.
Đuyrinh, Kauxky).
- Theo thuyết tâm lý nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên
thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sỹ,.. vậy, nhà nước tổ chức của
những siêu nhân sứ mạng lãnh đạo hội (đại diện cho những nhà tưởng theo học
thuyết này là L.Petơrazitki, Phơređơ,…).
Nhìn chung, tất cả các quan điểm trên hoặc do hạn chế về mặt lịch sử hoặc do nhận
thức còn thấp kém hoặc do bị chi phối bởi lợi ích của giai cấp đã giải thích sai lệch nguyên
nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước pháp luật . Các học thuyết đều gặp nhau ở điểm
chung xem xét nhà nước và pháp luật trong sự cô lập với những điều kiện chi phối nó,
đặc biệt là không gắn nó với điều kiện vật chất đã sản sinh ra nó. Chính vì vậy, họ đều cho
rằng nhà nước là vĩnh hằng, là của tất cả mọi người, không mang bản chất giai cấp, là công
cụ để duy trì trật tự xã hội trong tình trạng ổn định, pháp triển và phồn vinh.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lên nin về sự hình thành của pháp luật
Theo quan điểm của Mác, những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng những
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật
23:04 1/8/24
Bài 1 nguon goc PL LLPL
about:blank
1/5
2
Trong lịch sử phát triển của loài người đã thời kỳ không pháp luật đó là thời
kỳ xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ hội, tạo
lập trật tự, ổn định cho xã hội, người nguyên thủy sử dụng các quy phạm xã hội, đó là các
tập quán và tín điều tôn giáo. Gọi chung là các quy tắc tập quán.
Đặc điểm của quy tắc tập quán:
- Được hình thành trên cơ sở tự phát;
- Thể hiện ý chí chung của các thành viên trong hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả
thành viên trong xã hội;
- Là quy tắc xử sự chung của cả cộng đồng, là khuôn mẫu của hành vi;
- Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, dựa trên tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp những quy phạm xã
hội đó trở nên không còn phù hợp. Trong điều kiện xã hội mới xuất hiện chế độ tư hữu, xã
hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, các quy phạm phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích
chung không còn phù hợp. Vì vậy, xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mới để thiết
lập cho xã hội một “trật tự”, loại quy phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp
thống trị và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Pháp luật đã ra đời.
Pháp luật được hình thành bằng hai con đường: thứ nhất, nhà nước thừa nhận các
quy phạm hội phong tục, tập quán chuyển chúng thành pháp luật; thứ hai, bằng hoạt -
động xây dựng pháp luật định ra những quy phạm mới.
2. Định nghĩa pháp luật
Bản chất của pháp luật cũng giống như nhà nước tính giai cấp của nó, không
"pháp luật tự nhiên" hay pháp luật không có tính giai cấp.
- Tính giai cấp của pháp luật
Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó được
quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền
lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình
một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà ớc, được nhà nước bảo hộ
thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.
Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã
hội nhằm hướng các quan hệ hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai
cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính
là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
- ật Tính xã hộ i c a pháp lu
Tính xã hộ i c a pháp luật thể hiện th n pháp luực tiễ ật là k t quế ả củ a s "chọn lọc tự
nhiên" trong hội. Các quy ph t m m pháp lu ặc do các quan nhà c th ẩm
quy nhền ban hành nh u ch nh các quan h h m đi ội, tuy nhiên chỉ ững quy phạm o
phù h p v n n gi ng quy ới thực tiễ mới được th c ti lại thông qua nhà nước, đó nhữ
phạ m "hợp lý", "khách quan" đư đông trong hợc số ội ch p nh n, phù h p v i l i ích
của đa số trong xã hội.
Quy phạm pháp luật vừa thước đo của hành vi con người, vừa công cụ kiểm
nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh
các quan hệ xã hội, hướng chú ý vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan.
23:05 1/8/24
Bài 1 nguon goc PL LLPL
about:blank
2/5
3
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong hội,
được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.
3. Các thuộc tính/ đặc trưng của pháp luật
Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật nhằm
phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
Nhìn một cánh tổng quát, pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau:
3.1. Tính quy phạm phổ biến
Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm tế bào của
pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình xử sự chung.
Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy
phạm này chỉ bị đình chỉ khi quan nhà nước thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi
bằng những quy định khác hoặc thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên
thành luật”. Tuỳ theo từng nhà nước khác nhau mà ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội
mang tính chất chủ quan của một nhóm người hay đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn
của đa số nhân dân trong quốc gia đó.
3.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Nội dung pháp luật được thể hiện dưới những hình thức nhất định. Thuộc tính này
thể hiện:
- Nội dung của pháp luật đựơc xác định rõ ng, chặt chẽ khái quát trong các điều,
khoản của các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật cũng như toàn bộ hệ thống
pháp luật do nhà nước ban hành.
- Ngôn ngữ sử dụng trong pháp luật là ngôn ngữ pháp luật, lời văn trong sáng, đơn
nghĩa, tránh hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
3.3. Tính được bảo đảm bằng nhà nước
Khác với các quy phạm xã hội khác pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Có nghĩa là pháp luật có tính quyền lực bắt buộc đối
với mọi quan, tổ chức nhân. Pháp luật trở thành quy tắc xử sự tính bắt buộc
chung nhờ vào sức mạnh quyền lực của nhà nước.
Tuỳ theo mức độ khác nhau nhà nước áp dụng các biện pháp về tưởng, tổ
chức, khuyến khích,.. kể cả biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được
thực hiện
4. Quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác (sv tự nghiên cứu)
5. Nguyên tắc pháp quyền
Pháp quyền (trong tiếng Anh Rule of law; gần gũi với nó, trong tiếng Đức
Rechtstaut trong tiếng Pháp Etat de Droit) một khái niệm nội hàm rất
“mở”. Tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị, lịch sử, truyền thống văn hóa, pháp luật của
mỗi quốc gia mà khái niệm pháp quyền có nội hàm rộng, hẹp khác nhau.
thể diễn đạt khái niệm pháp quyền khác nhau nhưng đều cùng chung một
nhận thức cốt lõi về pháp quyền, đó là: Pháp luật tính tối thượng mọi chủ thể
bao gồm cả người dân nhà nước đều bị điều chỉnh bởi pháp luật đều phải tuân
23:05 1/8/24
Bài 1 nguon goc PL LLPL
about:blank
3/5
4
thủ pháp luật; pháp luật đó phải là pháp luật bảo vệ công lý, công bằng và lẽ phải, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân pháp luật đó được hình thành một cách dân
chủ, chứa đựng các giá trị của quốc gia, dân tộc và quốc tế.
Pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa cũng khác với pháp
chế trong nhà nước hành chính, quan liêu, bao cấp. Pháp chế trong nhà nước này, mặc
pháp luật mang tính chất nhân văn nhưng chủ yếu ý muốn chủ quan và những
mệnh lệnh quyền uy từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể cả những mệnh lệnh
quyền uy trong quan hệ kinh tế - dân sự. Ngược lại, pháp quyền trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa tpháp luật bắt nguồn từ nhân dân, vì nhân dân, của nhân dân,
trước hết là đquản lý bản thân nhà nước, buộc nhà nước phải làm theo những quy định
của pháp luật và sau đó, đến lượt pháp luật làm phương tiện quản lý xã hội, quản lý con
người.
Với quan niệm về pháp quyền như trên, ở các nước dân chủ và pháp quyền cũng
như các tổ chức trên thế giới ngày nay đều thừa nhận pháp quyền nguyên tắc quản
trị nhà nước là nguyên tắc quản trị q, uốc gia. guyên tắc pháp quyền đóng vai trò nền N
tảng cho định hướng các hoạt động của các quốc gia, ràng buộc quan hệ giữa các nước.
Vì thế, pháp quyền được xem nguyên tắc phổ quát có tính toàn cầu, giữ vai trò như
một yếu tố nền tảng trong các quan hệ quốc tế.
Ở nước ta, pháp quyền được hiểu với tư cách là các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Nhà nước trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế. Tuy có nhiều quan
niệm khác nhau, nhưng tất cả các tác giả đều thống nhất rằng, nội dung cốt lõi của các
nguyên tắc pháp quyền pháp luật giữ vị trí tối thượng trong mối quan hệ với quyền
lực nhà nước, giới hạn đối với quyền lực nhà nước tồn tại khách quan đối với
quyền lực nhà nước. thế, Nhà nước nói chung, các cơ quan nhà nước, công chức và
viên chức nhà nước nói riêng đều bị ràng buộc bởi pháp luật, phải tuân thủ chấp
hành pháp luật. Tuy nhiên, nước ta, trong cách hiểu sử dụng trên thực tế về thuật
ngữ pháp quyền và thuật ngữ nguyên tắc pháp quyền, có thể hiểu ở hai khía cạnh. Một
là, đồng nhất pháp quyền với nguyên tắc pháp quyền để chỉ pháp quyền với tư cách là
nguyên tắc tổng quát, nguyên lý, tưởng chỉ đạo về sự tuân thủ tinh thần nội
dung của Hiến pháp pháp luật trong tổ chức hoạt động của quyền lực nhà nước
cũng như của các thiết chế chính trị - xã hội trong một nhà nước dân chủ và pháp quyền;
nguyên tắc xử sự giữa c quốc gia theo các điều ước thông lệ quốc tế. Hai là,
không đồng nhất pháp quyền với nguyên tắc pháp quyền để chỉ nguyên tắc pháp quyền
được cấu thành từ nhiều nội dung mang tính pháp quyền mỗi nội dung là một nguyên
tắc cấu thành của nguyên tắc pháp quyền tổng quát.
nước ta, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải
tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền bản sau đây (Văn kiện Đại hội Đảng lần th
XII):
Thứ nhất, pháp luật phải rõ ràng, công khai, ổn định, đúng đắn và được áp dụng
chung, thể hiện các giá trị xã hội có, xã hội cần xã hội ủng hộ dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây yếu tố cấu thành nguyên tắc pháp quyền
từ phương diện hình thức của pháp luật yếu tố đầu tiên cấu thành pháp quyền trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chính vì thế mà nhiều văn kiện của
23:05 1/8/24
Bài 1 nguon goc PL LLPL
about:blank
4/5
5
Đảng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta đã nhấn mạnh: Nâng cao
chất lượng hoạt động lập pháp, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh
bạch của hệ thống pháp luật”.
Thứ hai, quyền lực chính trị của Đảng và quyền lực của Nhà nước được tổ chức
hoạt động trong giới hạn bị kiểm soát, bị ràng buộc bởi các quy định của Hiến
pháp pháp luật. Đây là yếu tố cấu thành nguyên tắc pháp quyền về nội dung trong
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bởi, đây là yếu tố thể hiện
chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân. Quyền lực chính trị của Đảng lãnh đạo và quyền
lực của Nhà nước đều có nguồn gốc, ra đời, tồn tại và phát triển từ quyền lực của nhân
dân và do đó, bị giới hạn bởi quyền lực của nhân dân. Chính vì thế mà Hiến pháp năm
2013 phương tiện để nhân dân giao quyền, ủy quyền quyền lực nhà nước của mình
cho Đảng Nhà nước. Mối quan hệ giữa Đảng nh đạo, Nhà nước quản nhân
dân làm chủ được xác định trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật.
Thứ ba, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Đây là một nội dung cốt lõi của nguyên tắc pháp quyền, không những ở nước ta mà còn
được hầu hết các nhà nước dân chủ và pháp quyền trên thế giới thừa nhận. Trong nhà
nước pháp quyền không cho phép bất kỳ một người nào, quan, tổ chức nào đứng
trên pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật công dân nam, nữ bình đẳng
về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới được ghi
nhận trong Hiến pháp năm 2013. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, con người nếu không vi phạm pháp luật thì họ hoàn toàn tồn tại trong trạng thái an
toàn về mặt pháp lý khi đối diện với quyền lực nhà nước. Đây là một yếu tố cấu thành
không thể thiếu của nguyên tắc pháp quyền.
Thứ tư, pháp luật phải được mọi người tôn trọng, bảo vệ thực thi trong hoạt
động của Nhà nước cũng như của toàn xã hội bằng công tác tổ chức thi hành pháp luật.
Xây dựng được một hệ thống pháp luật có chất lượng tốt đã khó, nhưng khơn
đưa pháp luật vào cuộc sống và duy trì hiệu lực, hiệu quả trên thực tế. Để đưa pháp luật
vào cuộc sống, phải tổ chức thi hành pháp luật, từ tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến
việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật để bảo vệ pháp luật. Vì thế, pháp quyền
không thể có được trên thực tế, nếu pháp luật không được bảo vệ và được thực thi trong
hoạt động của Nhà nước và xã hội.
Thứ năm, khi thực hiện quyền pháp, tòa án xét xử độc lập, bảo vệ công lý,
công bằng, nhân phẩm, quyền con người, quyền công dân. Quyền tư pháp độc lập với
tư cách là một yếu tố cấu thành nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trước hết và chủ yếu là thẩm phán, hội thẩm khi xét
xử phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Có độc lập, người xét xử mới đưa ra các tài
phán tư, công lý, công bằng, quyền con người, quyền công dân. Tất cả các
nguyên tắc pháp quyền i trên có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, tạo
thành một tổng thể thống nhất, cấu thành pháp quyền ở nước ta.
23:05 1/8/24
Bài 1 nguon goc PL LLPL
about:blank
5/5
| 1/5

Preview text:

23:04 1/8/24 Bài 1 nguon goc PL LLPL
Bài 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT (3 tiết)
1. Các quan điểm về sự hình thành của pháp luật
1.1. Một số quan điểm phi mác xít về nguồn gốc và bản chất nhà nước, pháp luật
Nhà nước, pháp luật là một hiện tượng xã hội phức tạp, liên quan chặt chẽ tới lợi
ích của giai cấp, tầng lớp và dân tộc. Trong lịch sử chính trị - pháp lý, ngay từ thời kỳ cổ
đại, trung đại và cận đại đã có nhiều nhà tư tưởng đề cập tới vấn đề nguồn gốc của nhà
nước, pháp luật. Xuất phát từ các góc độ khác nhau, các nhà tư tưởng trong lịch sử đã có
những lý giải khác nhau về vấn đề nguồn gốc của nhà nước, pháp luật.
- Những nhà tư tưởng theo thuyết thần học (đại diện thời trung cổ Ph. Ácvin, thời kỳ
tư sản có: Masiten, Koct,..) cho rằng: Thượng đế là người sắp đặt mọi trật tự trong xã hội,
nhà nước là do thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung xã hội. Nhà nước là do đấng
tối cao sinh ra, là sự thể hiện ý chí của chúa trời. Do vậy, quyền lực của nhà nước là hiện
thân quyền lực của chúa, vì thế nó vĩnh cửu.
- Những người theo thuyết gia trưởng (Arixtôt, Philmer, Mikhailốp, Merđoóc,..) cho
rằng nhà nước ra đời là kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của
cuộc sống con người. Vì vậy, cũng như gia đình, nhà nước tồn tại trong mọi xã hội, quyền
lực nhà nước, về thực chất cũng giống như quyền lực của người đứng đầu trong gia đình,
nó chỉ là sự tiếp tục của quyền lực của người gia trưởng trong gia đình.
- Thuyết khế ước xã hội: đại diện tiêu biểu là: Grooxi, Xpirôza, Gốp, Lôre, Rút xô,..
cho rằng nhà nước ra đời là kết quả của một bản hợp đồng (khế ước) được ký kết giữa các
thành viên sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Về bản chất nhà nước phản
ánh lợi ích của các thành viên sống trong xã hội, lợi ích của mỗi thành viên đều được nhà
nước ghi nhận và bảo vệ.
- Theo thuyết bạo lực nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị
tộc này với thị tộc khác, thị tộc chiến thắng đã lập ra bộ máy đặc biệt (nhà nước) để nô dịch
thị tộc chiến bại (đại diện cho những nhà tư tưởng theo học thuyết này là Gumplôvích, E. Đuyrinh, Kauxky).
- Theo thuyết tâm lý nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con người nguyên
thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sỹ,.. Vì vậy, nhà nước là tổ chức của
những siêu nhân có sứ mạng lãnh đạo xã hội (đại diện cho những nhà tư tưởng theo học
thuyết này là L.Petơrazitki, Phơređơ,…).
Nhìn chung, tất cả các quan điểm trên hoặc do hạn chế về mặt lịch sử hoặc do nhận
thức còn thấp kém hoặc do bị chi phối bởi lợi ích của giai cấp đã giải thích sai lệch nguyên
nhân dẫn đến sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật. Các học thuyết đều gặp nhau ở điểm
chung là xem xét nhà nước và pháp luật trong sự cô lập với những điều kiện chi phối nó,
đặc biệt là không gắn nó với điều kiện vật chất đã sản sinh ra nó. Chính vì vậy, họ đều cho
rằng nhà nước là vĩnh hằng, là của tất cả mọi người, không mang bản chất giai cấp, là công
cụ để duy trì trật tự xã hội trong tình trạng ổn định, pháp triển và phồn vinh.
1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lên nin về sự hình thành của pháp luật
Theo quan điểm của Mác, những nguyên nhân làm phát sinh nhà nước cũng là những
nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật about:blank 1/5 23:05 1/8/24 Bài 1 nguon goc PL LLPL
Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kỳ không có pháp luật đó là thời
kỳ xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo
lập trật tự, ổn định cho xã hội, người nguyên thủy sử dụng các quy phạm xã hội, đó là các
tập quán và tín điều tôn giáo. Gọi chung là các quy tắc tập quán.
Đặc điểm của quy tắc tập quán:
- Được hình thành trên cơ sở tự phát;
- Thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả thành viên trong xã hội;
- Là quy tắc xử sự chung của cả cộng đồng, là khuôn mẫu của hành vi;
- Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, dựa trên tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau.
Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp những quy phạm xã
hội đó trở nên không còn phù hợp. Trong điều kiện xã hội mới xuất hiện chế độ tư hữu, xã
hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, các quy phạm phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích
chung không còn phù hợp. Vì vậy, xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc xử sự mới để thiết
lập cho xã hội một “trật tự”, loại quy phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp
thống trị và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Pháp luật đã ra đời.
Pháp luật được hình thành bằng hai con đường: thứ nhất, nhà nước thừa nhận các
quy phạm xã hội - phong tục, tập quán chuyển chúng thành pháp luật; thứ hai, bằng hoạt
động xây dựng pháp luật định ra những quy phạm mới.
2. Định nghĩa pháp luật
Bản chất của pháp luật cũng giống như nhà nước là tính giai cấp của nó, không có
"pháp luật tự nhiên" hay pháp luật không có tính giai cấp.
- Tính giai cấp của pháp luật
Pháp luật phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, nội dung của ý chí đó được
quy định bởi điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp thống trị. Nhờ nắm trong tay quyền
lực nhà nước, giai cấp thống trị đã thông qua nhà nước để thể hiện ý chí của giai cấp mình
một cách tập trung thống nhất, hợp pháp hoá ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo hộ
thực hiện bằng sức mạnh của nhà nước.
Mục đích của pháp luật trước hết nhằm điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là nhân tố để điều chỉnh về mặt giai cấp các quan hệ xã
hội nhằm hướng các quan hệ xã hội phát triển theo một trật tự phù hợp với ý chí của giai
cấp thống trị, bảo vệ củng cố địa vị của giai cấp thống trị. Với ý nghĩa đó, pháp luật chính
là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp.
- Tính xã hội của pháp luật
Tính xã hội của pháp luật thể hiện thực tiễn pháp luật là kết quả của sự "chọn lọc tự
nhiên" trong xã hội. Các quy phạm pháp luật mặc dù do các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tuy nhiên chỉ những quy phạm nào
phù hợp với thực tiễn mới được thực tiễn giữ lại thông qua nhà nước, đó là những quy
phạm "hợp lý", "khách quan" được số đông trong xã hội chấp nhận, phù hợp với lợi ích
của đa số trong xã hội.
Quy phạm pháp luật vừa là thước đo của hành vi con người, vừa là công cụ kiểm
nghiệm các quá trình, các hiện tượng xã hội, là công cụ để nhận thức xã hội và điều chỉnh
các quan hệ xã hội, hướng chú ý vận động, phát triển phù hợp với các quy luật khách quan. 2 about:blank 2/5 23:05 1/8/24 Bài 1 nguon goc PL LLPL
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban
hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội,
được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.
3. Các thuộc tính/ đặc trưng của pháp luật
Thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật nhằm
phân biệt pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
Nhìn một cánh tổng quát, pháp luật có những đặc trưng cơ bản sau:
3.1. Tính quy phạm phổ biến
Pháp luật được tạo bởi hệ thống các quy phạm pháp luật, quy phạm là tế bào của
pháp luật, là khuôn mẫu, là mô hình xử sự chung.
Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ, việc áp dụng các quy
phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, bổ sung, sửa đổi
bằng những quy định khác hoặc thời hiệu áp dụng các quy phạm đã hết.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật dựa trên ý chí của nhà nước “được đề lên
thành luật”. Tuỳ theo từng nhà nước khác nhau mà ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội
mang tính chất chủ quan của một nhóm người hay đáp ứng được nguyện vọng, mong muốn
của đa số nhân dân trong quốc gia đó.
3.2. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
Nội dung pháp luật được thể hiện dưới những hình thức nhất định. Thuộc tính này thể hiện:
- Nội dung của pháp luật đựơc xác định rõ ràng, chặt chẽ khái quát trong các điều,
khoản của các điều luật trong một văn bản quy phạm pháp luật cũng như toàn bộ hệ thống
pháp luật do nhà nước ban hành.
- Ngôn ngữ sử dụng trong pháp luật là ngôn ngữ pháp luật, lời văn trong sáng, đơn
nghĩa, tránh hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau.
3.3. Tính được bảo đảm bằng nhà nước
Khác với các quy phạm xã hội khác pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận
và được nhà nước bảo đảm thực hiện. Có nghĩa là pháp luật có tính quyền lực bắt buộc đối
với mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân. Pháp luật trở thành quy tắc xử sự có tính bắt buộc
chung nhờ vào sức mạnh quyền lực của nhà nước.
Tuỳ theo mức độ khác nhau mà nhà nước áp dụng các biện pháp về tư tưởng, tổ
chức, khuyến khích,.. kể cả biện pháp cưỡng chế cần thiết để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện
4. Quan hệ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác (sv tự nghiên cứu)
5. Nguyên tắc pháp quyền
Pháp quyền (trong tiếng Anh là Rule of law; gần gũi với nó, trong tiếng Đức
là Rechtstaut và trong tiếng Pháp là Etat de Droit) là một khái niệm có nội hàm rất
“mở”. Tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị, lịch sử, truyền thống văn hóa, pháp luật của
mỗi quốc gia mà khái niệm pháp quyền có nội hàm rộng, hẹp khác nhau.
Có thể diễn đạt khái niệm pháp quyền khác nhau nhưng đều cùng chung một
nhận thức cốt lõi về pháp quyền, đó là: Pháp luật có tính tối thượng mà mọi chủ thể
bao gồm cả người dân và nhà nước đều bị điều chỉnh bởi pháp luật và đều phải tuân
3 about:blank 3/5 23:05 1/8/24 Bài 1 nguon goc PL LLPL
thủ pháp luật; pháp luật đó phải là pháp luật bảo vệ công lý, công bằng và lẽ phải, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân và pháp luật đó được hình thành một cách dân
chủ, chứa đựng các giá trị của quốc gia, dân tộc và quốc tế.

Pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cũng khác với pháp
chế trong nhà nước hành chính, quan liêu, bao cấp. Pháp chế trong nhà nước này, mặc
dù pháp luật mang tính chất nhân văn nhưng chủ yếu là ý muốn chủ quan và những
mệnh lệnh quyền uy từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kể cả những mệnh lệnh
quyền uy trong quan hệ kinh tế - dân sự. Ngược lại, pháp quyền trong Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa thì pháp luật bắt nguồn từ nhân dân, vì nhân dân, của nhân dân,
trước hết là để quản lý bản thân nhà nước, buộc nhà nước phải làm theo những quy định
của pháp luật và sau đó, đến lượt pháp luật làm phương tiện quản lý xã hội, quản lý con người.
Với quan niệm về pháp quyền như trên, ở các nước dân chủ và pháp quyền cũng
như các tổ chức trên thế giới ngày nay đều thừa nhận pháp quyền là nguyên tắc quản
trị nhà nước, là nguyên tắc quản trị quốc gia. Nguyên tắc pháp quyền đóng vai trò nền
tảng cho định hướng các hoạt động của các quốc gia, ràng buộc quan hệ giữa các nước.
Vì thế, pháp quyền được xem là nguyên tắc phổ quát có tính toàn cầu, giữ vai trò như
một yếu tố nền tảng trong các quan hệ quốc tế.
Ở nước ta, pháp quyền được hiểu với tư cách là các nguyên tắc tổ chức và hoạt
động của Nhà nước ở trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế. Tuy có nhiều quan
niệm khác nhau, nhưng tất cả các tác giả đều thống nhất rằng, nội dung cốt lõi của các
nguyên tắc pháp quyền là pháp luật giữ vị trí tối thượng trong mối quan hệ với quyền
lực nhà nước, là giới hạn đối với quyền lực nhà nước và tồn tại khách quan đối với
quyền lực nhà nước.
Vì thế, Nhà nước nói chung, các cơ quan nhà nước, công chức và
viên chức nhà nước nói riêng đều bị ràng buộc bởi pháp luật, phải tuân thủ và chấp
hành pháp luật. Tuy nhiên, ở nước ta, trong cách hiểu và sử dụng trên thực tế về thuật
ngữ pháp quyền và thuật ngữ nguyên tắc pháp quyền, có thể hiểu ở hai khía cạnh. Một
là, đồng nhất pháp quyền với nguyên tắc pháp quyền để chỉ pháp quyền với tư cách là
nguyên tắc tổng quát, là nguyên lý, tư tưởng chỉ đạo về sự tuân thủ tinh thần và nội
dung của Hiến pháp và pháp luật trong tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nước
cũng như của các thiết chế chính trị - xã hội trong một nhà nước dân chủ và pháp quyền;
là nguyên tắc xử sự giữa các quốc gia theo các điều ước và thông lệ quốc tế. Hai là,
không đồng nhất pháp quyền với nguyên tắc pháp quyền để chỉ nguyên tắc pháp quyền
được cấu thành từ nhiều nội dung mang tính pháp quyền mà mỗi nội dung là một nguyên
tắc cấu thành của nguyên tắc pháp quyền tổng quát.
Ở nước ta, trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa phải
tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền cơ bản sau đây (Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
XII): Thứ nhất, pháp luật phải rõ ràng, công khai, ổn định, đúng đắn và được áp dụng
chung, thể hiện các giá trị mà xã hội có, xã hội cần và xã hội ủng hộ dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là yếu tố cấu thành nguyên tắc pháp quyền
từ phương diện hình thức của pháp luật và là yếu tố đầu tiên cấu thành pháp quyền trong
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chính vì thế mà nhiều văn kiện của 4 about:blank 4/5 23:05 1/8/24 Bài 1 nguon goc PL LLPL
Đảng và các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước ta đã nhấn mạnh: “Nâng cao
chất lượng hoạt động lập pháp, bảo đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh
bạch của hệ thống pháp luật”.
Thứ hai, quyền lực chính trị của Đảng và quyền lực của Nhà nước được tổ chức
và hoạt động trong giới hạn và bị kiểm soát, bị ràng buộc bởi các quy định của Hiến
pháp và pháp luật. Đây là yếu tố cấu thành nguyên tắc pháp quyền về nội dung trong
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Bởi, đây là yếu tố thể hiện
chủ quyền tối cao thuộc về nhân dân. Quyền lực chính trị của Đảng lãnh đạo và quyền
lực của Nhà nước đều có nguồn gốc, ra đời, tồn tại và phát triển từ quyền lực của nhân
dân và do đó, bị giới hạn bởi quyền lực của nhân dân. Chính vì thế mà Hiến pháp năm
2013 là phương tiện để nhân dân giao quyền, ủy quyền quyền lực nhà nước của mình
cho Đảng và Nhà nước. Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân
dân làm chủ được xác định trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật.
Thứ ba, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.
Đây là một nội dung cốt lõi của nguyên tắc pháp quyền, không những ở nước ta mà còn
được hầu hết các nhà nước dân chủ và pháp quyền trên thế giới thừa nhận. Trong nhà
nước pháp quyền không cho phép bất kỳ một người nào, cơ quan, tổ chức nào đứng
trên pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và công dân nam, nữ bình đẳng
về mọi mặt; Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới được ghi
nhận trong Hiến pháp năm 2013. Trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước
ta, con người nếu không vi phạm pháp luật thì họ hoàn toàn tồn tại trong trạng thái an
toàn về mặt pháp lý khi đối diện với quyền lực nhà nước. Đây là một yếu tố cấu thành
không thể thiếu của nguyên tắc pháp quyền.
Thứ tư, pháp luật phải được mọi người tôn trọng, bảo vệ và thực thi trong hoạt
động của Nhà nước cũng như của toàn xã hội bằng công tác tổ chức thi hành pháp luật.
Xây dựng được một hệ thống pháp luật có chất lượng tốt đã là khó, nhưng khó hơn là
đưa pháp luật vào cuộc sống và duy trì hiệu lực, hiệu quả trên thực tế. Để đưa pháp luật
vào cuộc sống, phải tổ chức thi hành pháp luật, từ tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến
việc kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật để bảo vệ pháp luật. Vì thế, pháp quyền
không thể có được trên thực tế, nếu pháp luật không được bảo vệ và được thực thi trong
hoạt động của Nhà nước và xã hội.
Thứ năm, khi thực hiện quyền tư pháp, tòa án xét xử độc lập, bảo vệ công lý,
công bằng, nhân phẩm, quyền con người, quyền công dân. Quyền tư pháp độc lập với
tư cách là một yếu tố cấu thành nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta, trước hết và chủ yếu là thẩm phán, hội thẩm khi xét
xử phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Có độc lập, người xét xử mới đưa ra các tài
phán vô tư, vì công lý, công bằng, vì quyền con người, quyền công dân. Tất cả các
nguyên tắc pháp quyền nói trên có quan hệ mật thiết với nhau, không tách rời nhau, tạo
thành một tổng thể thống nhất, cấu thành pháp quyền ở nước ta. 5 about:blank 5/5