Nguyên lý của sự phát triển và nguồn gốc - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Bài tiểu luận sẽ tập trung vào phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân người viết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LỜI NÓI ĐẦU
Bài tiểu luận sẽ tập trung vào phân tích lý luận của phép biện chứng duy vật về
nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển, đồng thời vận dụng lý luận
này vào hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân người viết. Ngoài ra,
chúng ta sẽ đi sâu hơn vào nguyên lý của sự phát triển và những đặc tính cụ thể
của nó. Mục đích của bài tiểu luận nhằm cung cấp một cái nhìn khách quan hơn
về triết học nói chung và phép biện chứng duy vật nói riêng, từ đó sinh viên có
thể ứng dụng những nội dung đã được giảng dạy trong quá trình học tập và đem
vào thực hành ngoài đời sống. Với phương pháp luận khoa học và phép biện
chứng duy vật khi nghiên cứu bộ môn này, sinh viên sẽ nhuần nhuyễn trong vận
dụng các lý luận khi xem xét hoạt động nhận thức và thực tiễn của bản thân. NỘI DUNG
1. Nội dung về nguyên lý của sự phát triển và nguồn gốc ,
động lực của sự phát triển
1.1 Nguyên lý của sự phát triển:
a) Nội dung và đặc trưng cơ bản:
Về định nghĩa phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát
quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém
hoàn thiện đến hoàn thiện hơn. [1]
Phép biện chứng đề cập đến sự vận động và sự phát triển của sự vật hiện
tượng, của tư duy và nhận thức, tức ta luôn phải đặt chúng trong trạng thái đi lên.
Ngoài ra nguyên lý của sự phát triển bao gồm các tính chất sau: tính
khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa, tính phong phú và đa dạng.
1.2 Ba quy luật của phép biện chứng duy vật:
1.2.1 Quy luật mâu thuẫn
Đây là quy luật thể hiện bản chất của phép biện chứng, là “hạt nhân” của phép
biện chứng duy vật bởi bó đề cập đến vấn đề nguyên nhân động lực, nguồn gốc của sự
vận động, phát triển [2]
1.2.2 Quy luật lượng chất
Quy luật này chỉ ra cách thức chung nhất của sự vận động và phát triển :
sự thay đổi về chất chỉ xảy ra khi sự vật đã tích lũy những thay đổi về lượng đạt
đến ngưỡng nhất định. [3]
1.2.3 Quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự
vật, kết quả là sự vật, hiện tượng mới ra đời từ cái cũ với sự phát triển cao hơn, tiến bộ hơn. [4] 1.3. Quy luật mâu thuẫn
1.3.1 Khái niệm:
Mâu thuẫn: là hiện tượng khách quan và phổ biến, chỉ mối liên hệ tác
động qua lại giữa các mặt đối lập trong cùng một sự vật. Như vậy, mâu thuẫn là
cái vốn có ở mọi sự vật hiện tượng. Khi sự vật hay hiện tượng được hình thành
và phát triển sẽ xuất hiện mâu thuẫn, là do cấu trúc tự nhiên của sự vật quy định,
không phụ thuộc vào bất kỳ một lực lượng siêu nhiên nào, không phụ thuộc vào
ý chí chủ quan của con người. Mâu thuẫn tồn tại từ khi sự vật xuất hiện cho đến
khi kết thúc, ở mọi không gian, thời gian, mọi giai đoạn phát triển. Mâu thuẫn
này mất đi thì mâu thuẫn khác được hình thành. [5]
Mặt đối lập dùng để chỉ những mặt, những yếu tố, những thuộc tính khác
nhau có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau cùng tồn tại khách quan trong
các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. [6]
Thống nhất giữa các mặt đối lập là sự không tách rời nhau, cùng tồn tại
đồng thời và mặt đối lập này phải lấy mặt đối lập kia làm cơ sở cho sự tồn tại của mình. [6] 2
Đấu tranh: Các mặt đối lập luôn tác động qua lại với nhau theo xu hướng
bài trừ, phủ định lẫn nhau. [6]
1.3.2 Nội dung quy luật mâu thuẫn
Nội dung của quy luật mâu thuẫn nói lên rằng mâu thuẫn giữa các mặt đối
lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân; giải quyết mâu thuẫn đó là động lực
của sự vận động, phát triển; sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng là tự thân. [6]
Trong quá trình sự vật và hiện tượng hình thành, chúng sẽ trải qua sự khác
biệt được biểu hiện ở các mặt đối lập, sự khác biệt đó tạo nên mâu thuẫn và khi
mâu thuẫn được giải quyết thì sẽ dẫn tới thống nhất (chỉ mang tính tạm thời) do
vũ trụ có xu hướng phát triển đi lên không ngừng, sự tiến hóa vẫn sẽ mãi tiếp
diễn. Từ nhận xét đó ta tóm tắt 3 giai đoạn chính, không tách rời nhau của quy luật:
Giai đoạn 1 (giai đoạn khác nhau): khi sự vật, hiện tượng mới xuất hiện,
mâu thuẫn thường được biểu hiện ở khác nhau giữa các mặt đối lập. [6]
Giai đoạn 2 (giai đoạn từ khác nhau chuyển thành mâu thuẫn): trong
quá trình vận động, phát triển của các mặt có khuynh hướng phát triển trái ngược
nhau và bài trừ, phủ định lẫn nhau ở giai đoạn 1; sự khác nhau chuyển thành mâu thuẫn. [6]
Giai đoạn 3 (giai đoạn giải quyết mâu thuẫn): khi hai mặt đối lập xung
đột gay gắt với nhau, nếu có điều kiện thì hai mặt đó sẽ hoặc chuyển hoá lẫn
nhau; hoặc triệt tiêu nhau; hoặc cả hai mặt đó đều bị triệt tiêu; sự vật, hiện tượng
chuyển sang chất mới. [6]
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời và tồn tại trong trạng
thái đứng yên của sự vật hiện tượng. Khi sự vật hiện tượng tiếp tục phát triển, sự
thống nhất ấy bị phá vỡ và chu trình giải quyết mâu thuẫn mới lại xuất hiện. Đó 3
là một chu trình diễn ra liên tục và không ngừng nghỉ, chúng góp phần tạo nên
sự chuyển hóa về chất1.
1.3.3 Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển xã hội, đó là quá
trình khám phá những sự khác biệt, đấu tranh loại trừ lẫn nhau cho tới thống nhất
và chuyển thành một dạng vật chất, sự việc khác.
Sự đấu tranh giữa các mặt đối lập có tính tuyệt đối và đi đôi với sự tự thân
vận động, chúng giải thích được động lực của sự phát triển trong xã hội và sự
hình thành của mọi dạng vật chất, ý thức trong vũ trụ.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập giúp chúng ra nhận
thức đúng bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt
động thực tiễn bằng con đường đi sâu nghiên cứu, phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng [6]
Quy luật mâu thuẫn giúp nhận thức được rằng; đẻ thúc đấy sự vật, hiện
tượng phát triển phải tìm cách giải quyết mâu thuẫn, không được điều hoà mâu
thuẫn. Mọi mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi; không
nóng vội hay bảo thụ, trì trệ khi giải quyết mâu thuẫn. [6]
2. Vận dụng vào nhận thức và thực tiễn 2.1 Về nhận thức
2.1.1 Quy luật mâu thuẫn trong việc phát triển nhận thức và định vị bản thân
trong quá trình học tập.
1 Chất là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng, đó là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu tố cấu thành
sự vật, hiện tượng, nói lên sự vật, hiện tượng đó là gì, phân biệt nó với các sự vật, hiện tượng khác. [6] 4
Kiến thức của xã hội là mênh mông và không có giới hạn, trong hành trình
rèn luyện và mài giũa tri thức tôi đã đối diện với những kiến thức phức tạp và cần
sự tập trung cao độ. Tuy nhiên, dù có ham học hỏi đến đâu, tôi phải thừa nhận
một sự thật rằng tôi không thể học hết mọi thứ trên đời và có nhiều điều thực sự
chưa hữu ích đối với tôi. Do đó, trong quá trình học tập, thử và sai, sự mâu thuẫn
đã xuất hiện và được biểu hiện dưới dạng câu hỏi “ Liệu thứ mình đang theo đuổi
có phù hợp với bản chất bẩm sinh của mình? “. Để trả lời câu hỏi đó đòi hỏi tôi
phải tìm cách dung hòa kiến thức ấy với con người hiện tại, xác định “sự khác
nhau” và “các mặt đối lập” và tìm cách giải quyết chúng. Từ đó tôi có thể xác
định những kiến thức nào là phù hợp với lộ trình phát triển của bản thân và đầu
tư nhiều thời gian vào chúng; kiến thức nào không phù hợp hoặc đi ngược lại với
bản chất của tôi. Song song với quá trình đó, tôi cũng tự vấn bản thân rằng liệu
tôi đã khám phá hết mọi tiềm năng của chính mình, và rằng tôi có bỏ sót điều gì
không? Chính nhờ việc đặt bản thân vào trạng thái mâu thuẫn liên tục mà tôi có
thể thấy được sự trưởng thành của chính mình ở từng giai đoạn cụ thể. Khi bước
chân vào môi trường đại học, tôi nghĩ mình sẽ khó kết bạn vì sự khác biệt văn
hóa và sự trầm tính của bản thân, nhưng sau vài lần thử và đối diện với nỗi sợ đó,
hiện tại tôi đã xây dựng được nhiều mối quan hệ chất lượng tại trường học.
2.2 Về thực tiễn
2.2.1 Quy luật mâu thuẫn trong việc xác định phương pháp học tập
Để có thể tiến bộ một cách nhanh chóng và hiệu quả trên giảng đường, tôi
phải xác định được phương pháp học tập hiệu quả với tôi và quy luật mâu thuẫn
đã giúp tôi trong việc này. Đầu tiên, tôi tiếp cận với nhiều phương pháp học tập
nhất có thể như: chủ động gợi nhớ, học qua hình ảnh, học bằng cách dạy cho
người khác,... Ngoài ra, trong quá trình tôi thường đúc kết những tinh hoa ở từng
phương pháp để ứng dụng và tạo ra mô hình hiệu quả nhất với bản thân. Qua
nhiều lần thử nghiệm và đo đạc bằng hệ thống điểm số cùng thời gian bỏ ra, tôi
chọn ra được những phương pháp hiệu quả với tôi nhất. Tuy nhiên tôi cũng nhận 5
ra rằng, chúng ta không nên cố định bản thân vào một phương pháp cụ thể nào
mà nên có sự thay đổi phù hợp với từng giai đoạn cuộc sống.
2.2.2 Quy luật mâu thuẫn trong việc hình thành mục đích và lý tưởng sống
Trăn trở của tôi vào mỗi sáng thức dậy không chỉ đơn giản là những khó
khăn, nhiệm vụ tôi cần thực hiện mà còn là việc xác định vị trí của bản thân và
tìm ra mục đích sống cho tôi. Tôi thắc mắc rằng tôi là ai, điều tôi muốn là gì và
thứ gì sẽ giúp tôi đạt được điều đó trong cuộc sống? 3 câu hỏi đó chứa đầy sự
mâu thuẫn và để giải quyết chúng, đòi hỏi tôi phải tìm ra và thống nhất những
mặt đối lập trong tôi hoặc loại trừ những thứ không còn phù hợp để tiếp tục nuôi
dưỡng và phát triển những phẩm chất cần thiết trong hành trình tìm kiếm vai trò
và giá trị của bản thân.
KẾT LUẬN
Bài tiểu luận đã tái khẳng định tầm quan trọng của triết học Mác - Lênin trong
học tập và cuộc sống. Đây là môn học rất cần thiết với sinh viên khi giúp người
học có thể trả lời những câu hỏi trong học tập, nhận thức và cuộc sống. Đặc biệt
quy luật mâu thuẫn - một trong 3 quy luật quan trọng của triết học Mác - Lênin
đã và đang chứng tỏ là một chiếc kim chỉ nam phù hợp với sự phát triển của cá
nhân, khẳng định rằng để thay đổi ta cần xác định bản chất, tìm ra điều khác
biệt, và giải quyết chúng. Khi chúng ta đạt tới một ngưỡng kiến thức nhất định,
việc học sẽ không còn dừng lại ở chuyện giải quyết vấn đề cuộc sống nữa mà sẽ
mở rộng ra; triết học trả lời những câu hỏi về sự tồn tại và ý nghĩa của việc sống
qua đó hỗ trợ những người theo đuổi bộ môn này phát triển về tư duy và sức
mạnh nội tại của bản thân.
NGUỒN THAM KHẢO
[1] Lê Hoàng Khánh Linh (2022), Nguyên lý về sự phát triển? Ý nghĩa phương
pháp luận rút ra từ nguyên lý về sự phát triển?, truy cập ngày 26/03/2023, 6
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_%C4%91i%E1%BB%83m_ph%C3%A1t_tr i%E1%BB%83n
[2] Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa lý luận chính trị, “Tài liệu hướng
dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin”, trang 32, năm 2022.
[3] Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa lý luận chính trị, “Tài liệu hướng
dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin”, trang 31, năm 2022.
[4] Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, Khoa lý luận chính trị, “Tài liệu hướng
dẫn ôn tập môn Triết học Mác – Lênin”, trang 35, năm 2022
[5] Thái Thị Lý Lành (2022), UEH30.2 Triết học tiểu luận giữa kỳ, truy cập
ngày 27/03/2023, https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-
te-thanh-pho-ho-chi-minh/triet-hoc/ueh302-triet-hoc-tieu-luan-giua-ky-thai-thi- ly-lanh-202111058/19560104
[6] Tô Thị Phương Dung (2023), Thuyết trình về quy luật mâu thuẫn trong triết
học hay nhất 2023, truy cập ngày 27/03/2023, https://luatminhkhue.vn/thuyet-
trinh-ve-quy-luat-mau-thuan.aspx 7