Nguyên lý thống kê kinh tế - Quản trị học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Nguyên lý thống kê kinh tế - Quản trị học | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Quản trị học (UEB)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
NGUYÊN LÍ THỐNG KÊ KINH TẾ Buổi 1:
CHƯƠNG1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA THỐNG KÊ
1 Đối tượng nghiên cứu của thống kê học
1.1.1.Sơ lược lịch sử ra đời và phát triển của khoa học thống kê(tính chất tồn tại qua các thời kì)
o Thời kỳ chiếm hữu nô lệ: ghi chép các con số
o Thời kỳ phong kiến: phân tích, đánh giá theo thời gian, không gian
o Thời kỳ sản xuất hàng hóa: thể hiện mối quan hệ lượng chất
o Giai đoạn hiện nay: được sử dụng để cung cấp các thông tin phục vụ cho quản lý vi mô và vĩ mô.
Thống kê học tiến hóa không ngừng với sự phát triển của con người và gần gũi với con người.
1.1.2.Khái niệm thống kê học
Thống kê học là khoa học nghiên cứu hệ thống phương pháp(thu thập, xử lí, phân
tích) con số(mặt lượng) của các hiện tượng số lớn tìm bản chất và tính quy
luật(mặt chất) trong những điều kiện nhất định.
Nghiên cứu cả mặt lượng và mặt chất.
1.1.3 Đối tượng nghiên cứu của thống kê học
Mặt lượng trong quan hệ mật thiết với mặt chất của các hiện tượng và quá trình
kinh tế-xã hội số lớn trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. Vai trò:
-Cung cấp thông tin trung thực, khách quan, kịp thời, đầy đủ.
-Giúp nhận thức thế giới thông qua đánh giá
-Trợ giúp cho việc quyết định -
Đáp ứng nhu cầu về thông tin.
1.2 Các khái niệm thường dùng trong thống kê. lOMoARcPSD|45316467 1.2.1 Tổng thể thống kê
Khái niệm:Tổng thể thống kê là hiện tượng số lớn gồm các đơn vị(phần tử)
cần quan sát và phân tích mặt lượng..
-Các đơn vị (phần tử) tạo nên hiện tượng được gọi là các đơn vị tổng thể.
-Ví dụ tổng thể thống kê: Số sinh viên thuộc trường đại học kinh tế, đại hoc Quốc gia
Đơn vị tổng thể:mỗi sinh viên/số sinh viên ở mỗi khoa.. -Phân loại tổng thể:
-Tổng thể đồng chất: Các đơn vị giống nhau về các đặc điểm chủ yếu liên quan
tới mục đích nghiên cứu
-Tổng thể không đồng chất:Các đơn vị chủ yếu khác nhau về đặc điểm liên
quan tới mục đích nghiên cứu
-Tổng thể chung:Gồm các đơn vị của tổng thể thống kê
-Tổng thể bộ phận:Gồm các đơn vị của thổng thể chung. 1.2.2 Tiêu thức thống kê
Khái niệm: Đặc điểm của đơn vị tổng thể được chọn ra để tiến hành nghiên
cứu thống kê. Tùy từng mục đích để xác định tiêu thức. lOMoARcPSD|45316467
-Ví dụ: đặc điểm của doanh nghiệp có thể được biểu hiện: loại hình
doanh nghiệp, ngành nghề hoạt động, quy mô lao động, quy mô vốn… Phân loại:
Tiêu thức số lượng: biểu hiện bằng con số, các con số này được gọi là lượng biến
Tiêu thức thuộc tính: không phản ánh bằng con số Biểu hiện tính chất.
Tiêu thức thay phiên : chỉ có 2 biểu hiện không trùng nhau trên 1 đơn vị tổng thể
Tiêu thức thời gian:phản ánh thời gian của hiện tượng nghiên cứu
Tiêu thức không gian:phản ánh không gian của hiện tượng nghiên cứu.
-Ví dụ:Chỉ ra các loại tiêu thức thống kê sau:
Tiêu thức Loại tiêu thức Giới tính Thay phiên Nghề nghiệp Thuộc tính
Ngành nghề hoạt động Thuộc tính
Loại hình sở hữu của doanh nghiệp Thuộc tính Số lao động Số lượng Doanh thu Số lượng 1.2.3. Chỉ tiêu thống kê
Khái niệm: Chỉ tiêu thống kê phản ánh mặt lượng(con số, chỉ số) gắn với
chất của các hiện tượng và quá trình KTXH số lớn trong điều kiện thời gian
và địa điểm cụ thể. Phải đủ cả 4 thành phần.
Ví dụ: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 là 7.08% Mặt lượng : 7.08%
Mặt chất : Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thời gian: 2018 Địa điểm : Việt Nam Phân loại:
Theo tính chất biểu hiện:
Chỉ tiêu tuyệt đối(biểu hiện quy mô và số lượng của hiện tượng) lOMoARcPSD|45316467
Chỉ tiêu tương đối(biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ của hiện tượng) Theo nội dung phản ánh:
Chỉ tiêu khối lượng(phản ánh quy mô(số lượng) khối lượng)
Chỉ tiêu chất lượng(phản ánh trình độ phổ biến và mối quan hệ
so sánh trong tổng thể) Ví dụ: Năng suất lao động của công
nhân tại xí nghiệp A năm 2020 từ quý I đến quý II tăng lên 5%
Theo đặc điểm về thời gian:
Chỉ tiêu thời điểm(phản ánh quy mô khối lượng tại 1 thời
điểm nhất định).Ví dụ: Tài sản của doanh nghiệp A vào 31/12/2020 là 100 tỷ.
Chỉ tiêu thời kì(trong một thời kỳ nhất định(1 ngày, 1 tuần, 1 tháng)
Chỉ tiêu Loại chỉ tiêu Lợi nhuận
Tuổi thọ bình quân của người dân
Số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính
Thu nhập bình quân đầu người Số lao động
Ví dụ: 1.Báo cáo tài chính của tập đoàn X tại năm 2020, đạt lợi nhuận trước thuế
là 170.000 tỷ đồng.Đây là loại chỉ tiêu nào?
Thời kì, tuyệt đối, khối lượng.
2.Báo cáo thống kê, quý 2/2021 khoảng 80% sinh viên HN ra trường có việc làm
Tương đối,chất lượng, thời kì
3.BCTK, quý 2/2021, 125.000 sinh viên tại Hn ra trường có việc làm
Tuyệt đối,khối lượng, thời kỳ.
4.GDP của nước X năm T đạt 578 tỷ USD. Đây được gọi là chỉ tiêu thống kê vì :
Nội dung đã phản ánh quy mô của hiện tượng KT-XH trong thời gian, không gian cụ thể. 1.3.Thang đo thống kê: lOMoARcPSD|45316467
Sự phát triển: Thang đo định danh Thang đo thứ bậc Thang đo khoảng Thang đo tỷ lệ
Thang đo định danh.(Đánh số các biểu hiện cùng loại của một tiêu thức)
Dùng với những tiêu thức biểu hiện như nhau, cùng loại. Không biểu hiện
so sánh hơn kém, cao thấp.
Thang đo thứ bậc giống như thang đo định danh nhưng đã có biểu hiện so
sánh hơn kém, cao thấp Hoàn chỉnh hơn thang đo định danh Áp dụng với
những tiêu thức có biểu hiện so sánh hơn kém, cao thấp.
Thường dùng cho tiêu thức thuộc tính
Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc nhưng thay vì khoảng cách bằng nhau
thì khoảng cách đều nhau. Ví dụ:Nhiệt độ hôm nay là 37 độ. Hạn chế của
thang đo khoảng là không có điểm gốc bằng 0.
Thang đo tỷ lệ là thang đo khoảng nhưng đã bổ sung điểm hạn chế của thang
đo khoảng. Hoàn chỉnh nhất.Đặc điểm: Có thể thực hiện tất cả phép tính và
có thể so sánh tất cả các chỉ số đo.Có thể không nhất thiết phải đều nhau.
Tùy vào mục đích nghiên cứu thì quyết định sử dụng loại thang đo nào.
Từ thang đo này chuyển sang thang đo kia phải thay đổi thiết kế lOMoARcPSD|45316467
Ví dụ: Trong 1 số trường hợp, thang đo thứ bậc có thể thiết kế thành thang đo khoảng bằng cách.
A.Thay đổi mục đích nghiên cứu
B.Thay đổi địa điểm nghiên cứu
C.Thay đổi thời gian nghiên cứu
D.Cho điểm trên thang từ 0-10
1.4.Phương pháp trình bày dữ liệu thống kê.
1.4.1 Nguồn dữ liệu thống kê( Thông qua quan sát, nghiên cứu)
- Nguồn dữ liệu sơ cấp : có được qua điều tra thống kê
-Nguồn dữ liệu thứ cấp: tài liệu có sẵn
1.4.2Các loại dữ liệu thống kê
o Dữ liệu định tính: Là dữ liệu về các tiêu chức thuộc tính
o Dữ liệu định lượng: Là dữ liệu về các tiêu thức số lượng
CHƯƠNG 2: CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ 2.1.Điều tra thống kê
Khái niệm : Điều tra thống kê là tổ chức một cách khoa học và theo một kế hoạch
thống nhất để thu thập tài liệu về các hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội. Mục tiêu:
- Thu thập được các thông tin ban đầu cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Cung cấp thông tin có căn cứ khoa học để ra quyết định cần thiết trong
quản lí nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
- Cung cấp thông tin phục vụ cho hoạch định chiến lược phát triển của hiện
tượng nghiên cứu trong tương lai Yêu cầu: lOMoARcPSD|45316467 + Chính xác + Kịp thời + Đầy đủ Nguyên tắc:
Thông tin thu nhập phải được đảm bảo sự thống nhất về phạm vi nghiên
cứu, hệ thống chi tiêu, thời điểm, thời kì và thời hạn điều tra, thống nhất về
nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu; thống nhất về phương pháp tổng hợp thông tin
Phải đảm bảo tiết kiệm chi phí cho điều tra thống kê : cần sử dụng hình thức
điều tra cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí
Quá trình điều tra phù hợp với những quy định trong Luật thống kê
Nội dung thu thập thông tin phong phú nhưng kết cấu phiếu điều tra phải đơn
giản, ngán gon, dễ hiểu đối với người điều tra và cả người được điều tra. 2.1.2.Phân loại
1. Điều tra không toàn bộ chia làm 3 loại: + Điều tra chọn mẫu + Điều tra trọng điểm + Điều tra chuyên đề
Bảng so sánh 3 loại điều tra:
Điều tra chọn mẫu
Điều tra trọng điểm
Điều tra chuyên đề - Tiến hành trên 1 - Chỉ tiến hành ở - Tiến hành trên 1 số đơn vị được bộ phận chủ yếu số ít đơn vị của chọn ra từ tổng nhất, có đặc điểm tổng thể và thể theo những nổi bật nhất của nghiên cứu nhiều nguyên tắc nhất tổng thể nhằm khía cạnh của định nghiên cứu tính đơn vị đó chất điển hình của tổng thể - Được dùng để - Không được - Không được suy rộng cho dùng để suy rộng dùng để suy rộng tổng thể cho tổng thể cho tổng thể lOMoARcPSD|45316467
2. Các phương pháp chọn mẫu trong điều tra chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên:
+ PP Hệ thống: cá thể đầu tiên chọn ngẫu nhiên, các cá thể tiếp theo lựa
chon 1 khoảng cách nhất định so với cá thể đầu tiên
+ PP Phân tầng: tổng thể chia theo 1 đặc tính cụ thể thành các nhóm.
Sau đó chọn theo hệ thống hoặc ngẫu nhiên đơn giản
+ PP theo cụm: tổng thể chia theo cụm. Chọn 1 số cụm. Trong các
cụm chọn ra: chọn tất cả các đơn vị hoặc 1 số đơn vị để nghiên cứu
+ PP ngẫu nhiên đơn giản: mẫu chọn hoàn toàn ngẫu nhiên ( vd
bằng cách bốc thăm, quay số,..)
Chọn mẫu phi ngẫu nhiên:
+ PP thuận tiện: cá thể đc chọn 1 cách thuận tiện, sẵn và dễ tiếp cận
+ PP ném bóng tuyết: bắt đầu từ 1 cá thể. Các cá thể tiếp chọn từ cá thể trước đó
+ PP chủ đích: mẫu được chọn theo cảm quan nhà nghiên cứu
+ PP tự nguyện: cá thể tự đăng ký tham gia nghiên cứu
Điều tra chọn mẫu là loại điều tra được sử dụng nhiều nhất, rộng rãi nhất
Điều tra thường xuyên là việc thu thập, ghi chép các tài liều ban đầu của hiện
tượng nghiên cứu liên tục Cung cấp thông tin kịp thời và liên tục theo thời gian.
Điều tra không thường xuyên là việc thu thập, ghi chép các tài liệu ban đầu của
hiện tượng nghiên cứu một cách không liên tục và tùy vào mục đích nghiên cứu.
Ví dụ: Điều tra về dân số
Rất tốn kém về thời gian và nhân lực
Điều tra toàn bộ là điều tra về tất cả các đơn vị của toàn bộ nghiên cứu, không
ngoại trừ đơn vị nào. Cung cấp dữ liệu đầy đủ, không có sai số khi chọn mẫu, chi phí tốn kém lOMoARcPSD|45316467
Điều tra không toàn bộ là ghi chép về một số đơn vị trong toàn bộ đơn vị
nghiên cứu chi phí thấp hơn, có sai số
Điều tra chuyên đề là loại điều tra được tiến hành trên một số ít 2.2.Tổng hợp thống kê
2.2.1.Khái niệm, nhiệm vụ và phương pháp tổng hợp thống kê
Khái niệm: Tổng hợp thống kê là tiến hành tập trung, chỉnh lý, hệ thống hóa
một cách khoa học các tài liệu thu thập được trong điều tra thống kê.
Nhiệm vụ: Làm cho các đặc trưng riêng của từng đơn vị tổng thể bước đầu
chuyển thành các đặc chưng chung của tổng thể P2 tổng hợp thống kê
Sắp xếp dữ liệu và phân tổ thống kê Bảng thống kê Đồ thị thống kê 2.2.2.Phân tổ thống kê
Khái niệm, ý nghĩa và nhiệm vụ
Khái niệm: Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay một số tiêu
thức nào đó tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên
cứu thành các tổ ( và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau Ý nghĩa:
Là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê
Là cơ sở để vận dụng các p2 phân tích thống kê Nhiệm vụ:
Phân chia các loại hình KTXH của hiện tượng nghiên cứu( phân tổ phân loại)
Biểu hiện kết cấu và sự thay đổi kết cấu của tổng thể ( phân tổ kết cấu)
Biểu hiện mối liên hệ giữ các tiêu thức( phân tổ liên hệ)
Các bước phân tổ thống kê
Lựa chọn tiêu thức phân
Xác định số tổ và khoảng Sắp xếp đơn vị trong tổ cách các tổ các tổ tương ứng lOMoARcPSD|45316467
Phân tổ có khoảng cách tổ có khoảng cách tổ được áp dụng với cả tiêu thức số
lượng có lượng biến không liên tục và tiêu thức số lượng có lượng biến liên tục
Ví dụ: Lương nhân viên kế toán có 5 năm kinh nghiệm : dự định 2,7tr/tháng
Để biết được đã thỏa đáng hay chưa , nghiên cứu 30 nhân viên kế toán ở các cty
khác nhau cũng có 5 năm kn.
Kết quả thu được như sau: 2.4 2.7 2.35 2.9 2.5 2.8 2.8 2.2 2.8 2.7 2.4 3 2.95 2.6 2.7 2.3 2.7 2.5 2.6 2.3 2.5 2.75 2.7 2.75 3 2.55 2.35 2.65 2.45 2.7 Xmax = 3 Xmin = 2.2 Chia 30 nv thành 4 tổ: h = (3 – 2.2)/4 = 0.2 Tổ 1 : 2.2 – <2.4 Tổ 2: 2.4 –< 2.6
Tổ 3: 2.6 – <2.8: ông GĐ định trả cho nhân viên thuê thỏa đáng Tổ4:2.8–3
Dãy số phân phối Lượng biến xi Tần số fi Tần suất : % di = fi/∑fi Tần số tích lũy : Si
Mật độ phân phối: Di = fi/hi
Bài 1: Xét học bổng cho sv lớp K65 QTKD, có báo cáo thống kê như sau Điểm trung bình quân: >9.0 : 3 bạn lOMoARcPSD|45316467 8.7 – 9.0 : 10 bạn 8.5 – 8.7 : 3 bạn 8.0 – 8.5 : 15 bạn
Lớp có 14 xuất học bổng
3.Phân tích và dự báo thống kê CHƯƠNG 3: CÁC THAM SỐ THỐNG KÊ
3.1.Số tuyệt đối trong thống kê
3.1.1.Khái niệm và ý nghĩa của số tuyệt đối
Khái niệm : Số tuyệt đối trong thống kê biểu hiện quy mô khối lượng
của hiện tượng kinh tế - xã hội trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ
thể Phải có đơn vị tính cụ thể. Ý nghĩa:
- Phục vụ trong công tác quản lý vĩ mô và vi mô
- Phục vụ trong việc lập kế hoạch và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch
- Là căn cứ để tính toán và so sánh các chỉ tiêu thống kê
3.1.2.Đặc điểm của số tuyệt đối -
Không mang tính trừu tượng
- Là kết quả của điều tra thống kê
- Số tuyệt đối luôn có đơn vị cụ thể
3.1.3.Các loại số tuyệt đối lOMoARcPSD|45316467
Ví dụ số tuyệt đối thời điểm:Tại 0h ngày 1/4/2019 số dân VN là 1 tỷ người.
Ví dụ số tuyệt đối thời kì:
Năm 2021, khoa QTKD của ĐHKT tuyển sinh 210 sinh viên
Năm 2020, khoa QTKD của ĐHKT tuyển sinh 200 sinh viên
Năm 2019, khoa QTKD của ĐHKT tuyển sinh 200 sinh viên
Số sinh viên trúng tuyển từ 2019-2021 là 610 sinh viên
Note: Số tuyệt đối thời kì có thể cộng ra thời gian kinh tế dài hơn nhưng không được trùng nhau Ví dụ số tuyệt đối:
Có báo cáo thống kê về giá trị hàng dự trữ đầu tháng và doanh số bán ra trong
tháng là: Đvt : Triệu đồng Tháng 1 2 3 4 GT dự trữ đầu 30 35 40 45 tháng( ngày 1) DT bán ra 38,7 41,3 58 24,6 trong tháng
GT dự trữ đầu tháng là thời điểm
Doanh thu bán ra trong tháng là thời kì
3.2.Số tương đối trong trong thống kê lOMoARcPSD|45316467
3.2.1.Khái niệm và ý nghĩa số tương đối
Khái niệm: Số tương đối trong thống kê biểu hiện quan hệ so sánh giữa
hai mức độ của hiện tượng nghiên cứu. Phải có mối liên quan giữa các
mức độ với nhau Hay được tính toán từ số tuyệt đối
Ví dụ: Mật độ dân số của quận Ba Đình 100 người/km2
Mật độ dân số của Hà đông là 70 người/km2 Đều là tương đối
Mật độ dân số ởi quận BĐ gấp 1,4 lần HĐ Ý nghĩa:
- Là một trong những chỉ tiêu phân tích thống kê
- Giữ vai trò quan trọng trong công tác kế hoạch
- Để giữ bí mật cho số tuyệt đối
3.2.2.Đặc điểm của số tương đối
Các số tương đối trong thống kê không phải là con số trực tiếp thu được qua điều tra
Đơn vị tính của số tương đối: Số lần, số phần trăm(%),phần nghìn và đơn
vị kép : người/km2 , triệu đồng/ người,...
3.2.3.Các loại số tương đối
3.2.3.1.Số tương đối động thái lOMoARcPSD|45316467
Ví dụ: Doanh thu của doanh nghiệp X vào:
- Năm 2020 là 25 tỷ đồng -Năm 2019 là 23 tỷ đồng
Tính số tương đối động thái của doanh thu = 25/23= 1,08
3.2.3.2.Số tương đối kế hoạch
Số tương đối động thái : tđ =yt/yo
Số tuong đối nhiệm vụ kế hoạch: tnk=yk/yo
Số tương đối thực hiện kế hoạch: tđk=yt/yk tnk*t tk = td lOMoARcPSD|45316467
Ví dụ: DT của DN X năm 2019 là 246.000 triệu đồng , DN X dự kiến năm
2021 doanh thy đạt được 314.000 triệu đồng.Thực tế báo cáo, năm 2021 DN X
đã đạt được 325.000tr đồng Háy tính td, tnk,ttk tnk=325/246 ttk=314/246 td = 325/246= 1,33
3.2.3.3.Số tương đối kết cấu
Ví dụ: Tổng S đất phục vụ cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp tại tỉnh X là
25ha.Trong đó 15ha cho nông nghiệp, 3 ha cho ngư nghiệp.Tính các số tương đối kết cấu. Nông nghiệp : 15/25 *100 Ngư nghiệp :3/25*100 Lâm nghiệp : 100- NN-NN
3.2.3.4.Số tương đối cường độ
Khái niệm:Số tương đối cường độ là kết quả so sánh mức độ của hai
hiện tượng khác nhau có quan hệ với nhau