Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật và những phản ánh của chúng vào tư duy chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại giữa chúng, trong sự móc xích của chúng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NHÓM 6: NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN
Chào cô và các bạn-> giới thiệu
Giới thiệu nhóm/ thành viên trong nhóm - Hồng Duyên - Khánh Ly - Phương Linh - Quỳnh Anh - Kim Phượng - Thuý Hường
● Dẫn vào bài thuyết trình Ăng-ghen cho rằng:
“ Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét những sự vật và những
phản ánh của chúng vào tư duy chủ yếu là trong mối liên hệ qua lại giữa
chúng, trong sự móc xích của chúng, trong sự vận động của chúng, trong sự
phát sinh và tiêu vong của chúng “
Phép biện chứng gồm 2 nguyên lý cơ bản đóng vai trò cốt lõi trong phép duy
vật biện chứng của triết học Mác - Lênin khi xem xét, kiến giải sự vật, hiện
tượng. Đó là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển.
Phép biện chứng này được xây dựng trên cơ sở một hệ thống những nguyên lý,
những phạm trù cơ bản, những quy luật phổ biến phản ánh hiện thực khách
quan. Hôm nay, nhóm chúng em xin phép được thuyết trình phần tìm hiểu của
chúng em về nguyên lý thứ nhất: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến qua những khía cạnh sau
- Khái niệm chung, mối liên hệ và mối liên hệ phổ biến
- Nguyên lý, tính chất của mối liên hệ phổ biến
- Ý nghĩa của phương pháp luận
- Một số áp dụng của nguyên lý này trong cuộc sống
● Đầu tiên chúng ta cần hiểu “Nguyên lý là gì?”
Nguyên lý trong triết học là những luận điểm- định đề khái quát nhất được hình
thành nhờ sự quan sát, trải nghiệm của nhiều thế hệ người trong mọi lĩnh vực
như: tự nhiên, xã hội và tư duy…làm cơ sở, tiền đề cho những suy lý tiếp theo
rút ra những nguyên tắc, quy luật, quy tắc, phương pháp…. phục vụ cho các
hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên lý mối liên hệ phổ biến
dựa trên một khẳng định của triết học Mác-Lênin: “ Các sự vật, hiện tượng tạo
thành thế giới dù có đa dạng,phong phú, có khác nhau bao nhiêu song chúng
đều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất- thế giới vật chất” I.
Khái niệm liên hệ và mối liên hệ phổ biến
● Liên hệ: là quan hệ giữa hai đối tượng mà sự thay đổi của một trong số
chúng nhất định làm đối tượng kia thay đổi.
● Mối liên hệ: dùng để chỉ các mối ràng buộc tương hỗ, quy định và ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa
các đối tượng khác nhau
● Ví dụ: mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể con người
- Các bộ phận trong cơ thể đều có mối liên hệ, hỗ trợ nhau các chức năng
từ rất nhỏ đến rất lớn như chân giúp cơ thể chúng ta đứng vững hay các
mạch máu giúp vận chuyển máu đến tim…
- Cơ thể, sức khỏe tốt khi sinh sống trong một môi trường trong lành, thích hợp và ngược lại
- Một vài cây trong môi trường thiếu ánh sáng, lá của chúng sẽ vàng úa và
ngược lại những cây đón đủ ánh sáng sẽ xanh tốt và phát triển nhanh
● Mối liên hệ phổ biến: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, chỉ
những mối liên hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới hay nói
cách khác mối liên hệ phổ biến được dùng với hai nghĩa: dùng để chỉ tính
phổ biến của các mối liên hệ; dùng để chỉ sự khái quát những mối liên hệ có tính chất phổ biến
● Ngược lại, cô lập( tách rời): là trạng thái của các đối tượng khi sự thay
đổi của đối tượng này không ảnh hưởng đến các đối tượng khác, không
làm chúng thay đổi. Chẳng hạn như sự biến đổi của các nguyên tắc đạo
đức không làm quỹ đạo chuyển động thay đổi hay sự biến đổi của các hạt
không ảnh hưởng đến các nguyên tắc đạo đức.
➢ Liên hệ và cô lập luôn tồn tại cùng nhau, là những mặt tất yếu của
mọi quan hệ cụ thể giữa các đối tượng II.
Nguyên lý, tính chất mối liên hệ phổ biến 1.Nguyên lý
● Quan điểm siêu hình: thường phủ định mối liên hệ tất yếu giữa các đối
tượng, sự vật. Coi các sự vật, hiện tượng tồn tại tách rời nhau, cái này bên
cạnh cái kia, hết cái này đến cái kia,….
● Quan điểm biện chứng duy vật: thừa nhận có mối liên hệ phổ biến giữa
các đối tương. Thế giới không phải là thể hỗn loạn các đối tượng mà là
hệ thống các đối tượng, chúng qua lại với nhau, quy định lẫn nhau, thâm
nhập, chuyển hoá lẫn nhau và không tách biệt.Theo đó, các sự vật, hiện
tượng phong phú trong thế giới chỉ là những dạng tồn tại khác nhau của
một thế giới vật chất duy nhất. Đó là nguyên lý của mối liên hệ phổ biến.
● Biểu hiện: mối liên hệ phổ biến được biểu hiện rõ qua 6 cặp phạm trù - Cái riêng và cái chung
- Bản chất và hiện tượng - Nội dung và hình thức
- Nguyên nhân và kết quả
- Khả năng và hiện thực
- Tất nhiên và ngẫu nhiên
2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến 1. Tính khách quan:
- Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới là có tính khách quan. Trong thế giới vật chất, các sự
vật, hiện tượng luôn có mối liên hệ với nhau.
→ Các mối liên hệ, tác động đều là sự quy định, tác động qua lại, chuyển hóa và
phụ thuộc lẫn nhau giữa các hiện tượng.
Ví dụ: “Hiệu ứng cánh bướm” của nhà toán học Edward Norton Lorenz khám
phá ra “Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.”
→ Hiện tượng ở rất xa nhau nhưng đều có liên quan đến nhau.
2. Tính đa dạng, phong phú:
- Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự
vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể
khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của
nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện tượng
nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác
nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng
có những tính chất và vai trò khác nhau.
Ví dụ:- Các loài cá, chim, thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá quan hệ với
nước khác với chim và thú
- Cá sống thường xuyên trong nước, không có nước thường xuyên thì cá
không thể tồn tại được, nhưng các loài chim và thú thì lại không thể sống
thường xuyên trong nước được 3. Tính phổ biến:
- Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay
quá trình nào tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá
trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không
phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những
mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống.
→ Ví dụ: Mưa đều có liên hệ đến gió mùa hay gió mùa đều có liên hệ đến những dòng hải lưu
Ý nghĩa của phương pháp luận
● Nguyên tắc toàn diện - Thứ nhất:
Lê Nin viết: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và
nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó”
→ Khi xem xét các sự vật, hiện tượng, cần phải xem xét tất cả các mặt,
các mối liên hệ của đối tượng đó
- Thứ hai: Trong vô vàn các mối liên hệ, trước hết cần rút ra các mặt,
các mối liên hệ tất yếu, cơ bản, chủ yếu hay phải xem xét một cách có
trọng tâm, trọng điểm, nhờ đó nắm bắt được bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Thứ ba: xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với đối tượng
khác và với môi trường xung quanh, kể cả các mặt của mối liên hệ gián
tiếp, tức là cần nghiên cứu mối liên hệ của đối tượng ở quá khứ, hiện
tại và từ đó dự đoán tương lai
- Thứ tư: chống lại cách xem xét phiến diện, một chiều, dàn trải, thuật ngụy biện. IV.
Áp dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến vào cuộc sống
- Ta có thể dễ dàng thấy việc áp dụng của nguyên lý này trong cuộc sống như:
+ Mối liên hệ việc trồng lúa và môi trường xung quanh
+ Ví dụ về vòng tuần hoàn của nước( các sự vật có liên hệ với nhau)
+ Lấy ví dụ trong video NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN từ 3;42 đến 4:49 ● Câu hỏi
1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến thuộc quan điểm triết học nào? A. Quan điểm siêu hình
B. Quan điểm biện chứng duy vật Đáp án : B
2.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến có mấy tính chất cơ bản? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: C
3. Từ nguyên lý về “Mối liên hệ phổ biến” của “ phép biện chứng duy vật”
chúng ta rút ra những nguyên tắc phương pháp luận nào cho hoạt động lý
luật và thực tiễn?
A. Nguyên tắc toàn diện
B. .Nguyên tắc phát triển
C. Nguyên tắc lịch sử- cụ thể Đáp án: A
4. Đâu là nội dung nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ
biến của các sự vật và hiện tượng?
A. Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chúng
không có sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau.
B. Các sự vật có sự liên hệ tác động nhau nhưng không có sự chuyển hoá lẫn nhau
C. Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người quy định, bản
chất sự vật không có gì khác nhau
D. Thế giới là một chỉnh thể bao gồm các sự vật, các quá trình tách biệt
nhau, vừa có liên hệ qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau Đáp án: D
5.Áp dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến giúp chúng ta khắc phục tư tưởng nào? A. Nôn nóng, tả khuynh
B. Giáo điều, nguỵ biện C. Phiến diện, siêu hình
D. Bảo thủ, trì trệ, định kiến Đáp án: C