








Preview text:
1. Nội dung “nguyên lý về sự phát triển”:
a. Khái niệm phát triển:
Theo quan điểm siêu hình, phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lượng,
không có sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, nó cũng xem sự
phát triển là quá trình tiến lên liên tục, không trải qua những bước quanh co phức tạp.
V í dụ: Thu nhập của dân cư năm sau tăng hơn năm trước, số lượng tội phạm
trong XH ngày càng giảm,v.v.
=> Đối lập với quan điểm siêu hình, trong phép biện chứng khái niệm phát triển
dùng để chỉ quá trình vận động của sự vật, hiện tượng theo khuynh hướng đi
lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn
thiện đến hoàn thiện hơn.
V í dụ: từ học sinh => sinh viên
Cần phân biệt khái niệm “vận động” và khái niệm “phát triển”:
Khái niệm “phát triển” không đồng nhất với khái niệm "vận động" biến
đổi nói chung mà là sự biến đổi về chất theo hướng ngày càng hoàn thiện
của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn. Khái niệm “vận động” có
ngoại diên lớn hơn khái niệm “phát triển”.
b. Nguồn gốc của sự phát triển:
Sự phát triển là quá trình vận động, thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi
về chất. Chu kỳ này diễn ra theo hình xoắn ốc, nghĩa là đi hết một chu kỳ thì
quá trình phát triển sẽ quay lại mức ban đầu và tiếp tục vận động để có sự thay
đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất. Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì nguồn
gốc của sự phát triển xuất phát từ mâu thuẫn. Từ mâu thuẫn mà dẫn đến chiến
tranh, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập chính là nguồn gốc vận động và phát
triển của sự vật và hiện tượng trong xã hội.
2. Tính chất của nguyên lý:
Các quá trình phát triển đều có tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú:
- Tính khách quan của sự phát triển biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận
động và phát triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân sự vật, hiện tượng; là
quá trình giải quyết mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng đó. Vì vậy, phát triển là
thuộc tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Ví dụ: quá trình phát sinh một giống loài mới hoàn toàn diễn ra một cách khách
quan theo quy luật tiến hoá của giới tự nhiên. Con người muốn sáng tạo một
giống loài mới thì cũng phải nhận thức và làm theo quy luật đó.
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có
con người nhưng nó vẫn phát triển.
- Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn
ra trong mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật, hiện
tượng và trong mọi quá trình, mọi giai đoạn của sự vật, hiện tượng đó. Trong
mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời của cái
mới, phù họp với quy luật khách quan
+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường
Ví dụ: Người ở miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu
thay đổi họ sẽ khó chịu (có thể là mùa Đông khí hậu rét, hanh khô) nhưng dần
họ sẽ quen và thích nghi.
+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới
mức độ ngày càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội
trước. Khi ngày trước chúng ta có thể sử dụng những đồng tiền xu hoặc các
đồng tiền giấy có mệnh giá rất thấp chỉ khoảng 10vnđ, 50vnđ, 200vnđ… Nhưng
bây giờ giá cả và mức sống đều tăng cao và đồng tiền giá trị thấp nhất được lưu
hành là 1000, 2000vnđ, cùng với đó là sự xuất hiện của tiền polime với mệnh
giá cao hơn 200000 hay 500000 VND.
+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn
với tự nhiên và xã hội.
Không biết => Biết ít => Biết nhiều => Biết sâu
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây. Con
người hiện tải có thể sử dụng các phần mềm công nghệ, các ứng dụng mạng xã
hội( Facebook, Zalo, Google, Zoom,…) để tìm kiếm thông tin và trò chuyện
trực tuyến, trong khi ngày trước thường trò chuyện qua thư tín, điện thoại bàn…
hoặc tìm kiếm thông tin chỉ qua sách, báo…
Ví dụ: Trong giới tự nhiên đó là sự phát triển từ thế giới vật chất vô cơ đến hữu
cơ; từ vật chât chưa có năng lực sự sống đến sự phát sinh các cơ thể sống và
tiến hoá dần lên các cơ thể có cơ cấu sự sống phức tạp hơn - sự tiến hoá của các
giống loài làm phát sinh các giống loài thực vật và động vật mới đến mức có thể
làm phát sinh loài người với các hình thức tổ chức xã hội từ đơn giản đến trình
độ tổ chức cao hơn; cùng với quá trình đó cũng là quá trình không ngừng phát
triển nhận thức của con người từ thấp đến cao...
- Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là
khuynh hướng chung của mọi sự vật, hiện tượng, song mỗi sự vật, mỗi hiện
tượng, mỗi lĩnh vực hiện thực lại có quá trình phát triển không hoàn toàn giống
nhau. Tồn tại ở những không gian và thời gian khác nhau sự vật, hiện tượng
phát triển sẽ khác nhau. Đồng thời, trong quá trình phát triển của mình, sự vật,
hiện tượng còn chịu nhiều sự tác động của các sự vật, hiện tượng hay quá trình
khác, của rất nhiều yếu tố và điều kiện lịch sử, cụ thể. Sự tác động đó có thể làm
thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng, thậm chí có thể làm cho
sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời, có thể dẫn tới sự phát triển về mặt này và
thoái hóa ở mặt khác...
Chẳng hạn, ở thế giới hữu cơ, phát triển thể hiện ở sự tăng cường khả năng
thích nghi của cơ thể trước môi trường; ở khả năng tự sản sinh ra chính mình
với trình độ ngày càng hoàn thiện hơn. Trong xã hội, phát triển thể hiện ở khả
năng chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội phục vụ con người. Trong tư duy, phát
triển thể hiện ở việc nhận thức vấn đề gì đó ngày càn đầy đủ, đúng đắn hơn
Ví dụ: Cùng là ngành công nghiệp, vào thế kỷ 18-19, công nghiệp phát triển chủ
yếu trong ngành dệt, ngành luyện kim, giao thông vận tải, vào cuối thế kỷ 19,
công nghiệp in ấn, điện, động cơ đốt trong phát triển, vào thế kỷ 20, khoa học
công nghệ cao phát triển, vào thời điểm hiện tại, công nghiệp 4.0 bùng nổ với sự
phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật.
V í dụ : Ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ
em ở thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện
thuận lợi mà xã hộ mang lại.
V í dụ : Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các
quốc gia đã thực hiện chúng do được thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của
các quốc gia đi trước. Song vấn đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận
dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất nhiều vào các nhà lãnh đạo và
nhân đân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.
- Tính kế thừa có chọn lọc: mọi sự vật, hiện tượng phát triển kế thừa, phát huy
những mặt tích cực, tốt đẹp, loại bỏ những mặt xấu, mặt hạn chế ở những sự
vật, hiện tượng trước đó.
Ví dụ: Cách mạng công nghiệp lần 2 phát triển động cơ đốt trong giúp chế tạo ô
tô, xe máy, tốc độ nhanh hơn, bền hơn so với xe ngựa trước đó. Cách mạng
công nghiệp 4.0 sẽ phát huy vai trò của robot, của tự động hóa, thay thế sức
người bằng sức robot với năng suất cao hơn, độ hiệu quả, chính xác cao hơn so với trước đó.
- Tính phức tạp: phát triển mang tính quanh co, thậm chí còn tụt lùi, khuynh
hướng của sự phát triển mang hình xoắn trôn ốc, có khi đổi chiều hướng phát triển.
Ví dụ: Kế hoạch “Đại nhảy vọt” ở Trung Quốc được thực hiển vào năm 1958-
1960 nhằm phát triển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế đại công nghiệp,
ban đầu kinh tế của Trung Quốc tăng nhưng trong vài năm tiếp theo, nền kinh tế
lao dốc xuống vực thẳm, thiên tai gây mất mùa khiến nạn đói hoành hành, sản
lượng sắt nhiều nhưng hầu hết đều không đạt chất lượng. Tuy nhiên, Trung
Quốc đã chấn chỉnh lại và trở thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới hiện nay.
3. Quy luật cơ bản của nguyên lý về sự phát triển:
Nguyên lý về sự phát triển bao gồm 3 quy luật: Quy luật mâu thuẫn, quy luật
lượng - chất và quy luật phủ định.
Quy luật mâu thuẫn vạch ra nguồn gốc, động lực của sự phát triển, theo
đó nguồn gốc của sự phát triển chính là mâu thuẫn và việc giải quyết mâu
thuẫn nội tại trong bản thân mỗi sự vật, hiện tượng.
Quy luật lượng – chất chỉ cách thức của sự vận động, phát triển, theo đó
sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong mỗi sự
vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng
thái phát triển tiếp theo.
Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển, theo đó sự
phát triển của sự vật, hiện tượng có xu hướng, khuynh hướng lặp lại giai
đoạn đầu nhưng ở trình độ cao hơn, phát triển theo hình xoắn trôn ốc.
4. Ý nghĩa của nguyên lý về sự phát triển: *Dẫn dắt:
Tự nhiên, xã hội, tư duy đều nằm trong quá trình vận động và phát triển không ngừng. Bản
chất khách quan đó của hiện thực đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm phát triển trong
nhận thức và thực tiễn. Nếu phát triển là một quá trình đổi mới không ngừng thì nhiệm vụ của
khoa học là phải nghiên cứu xem xét các sự vật, hiện tượng của thế giới đang vận động, biến
đổi từ dạng này qua dạng khác, từ giản đơn đến phức tạp, từ thấp đến cao như thế nào.
V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Điều kiện quan trọng nhất của một sự nghiên cứu khoa học là không
nên quên mối liên hệ lịch sử căn bản, là xem xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một
hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những
giai đoạn phát triển chủ yếu nào và đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện
nay nó đã trở thành như thế nào”.
Từ đó, chúng ta nhận thấy nguyên lý về sự phát triển có những ý nghĩa như sau:
Nguyên lý về sự phát triển chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể
định hướng được việc nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Để có thể
phát triển được thì cần phải khắc phục được những tư tưởng bảo thủ,
trì trệ, lạc hậu, định kiến, đối lập với sự phát triển.
Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và
trong hoạt động thực tiễn của con người cần phải tôn trong quan điểm
phát triển. Quan điểm này đòi hỏi khi nhận thức cũng như khi giải
quyết một vấn đề nào đó thì con người cần phải đặt chúng ở trạng thái
động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển.
Sự phát triển của các sự vật, hiện tượng trong thực tế là một quá trình
biện chứng đầy mâu thuẫn. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải thấy rõ tính
chất quanh co, phức tạp của mọi quá trình phát triển. Thiếu quan điểm
khoa học như trên, người ta rất dễ bi quan, dao động khi tạm thời gặp
khó khăn trắc trở trong quá trình hoạt động thực tiễn.
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, là quan điểm
toàn diện, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt
động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cải tạo chính bản thân của con người.
Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia
thành các quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn. Trên
cơ sở này tìm ra phương pháp nhận thức và những cách tác động phù
hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự
phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại
đối với đời sống của con người.
Quan điểm phát triển với tư cách là nguyên tắc phương pháp luận
nhận thức hiện thực, đòi hỏi chúng ta không chỉ thấy sự vật như là cái
đang có, mà còn phải nắm được khuynh hướng phát triển tương lai
của nó; không chỉ thống kê được những khuynh hướng vận động
phức tạp của nó, mà còn phải khái quát và làm sáng tỏ được xu hướng
vận động, phát triển chủ đạo của nó.
Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm
mục đích thúc đẩy các sự vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có
của nó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những mâu thuẫn của sự
vật qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự phát triển
Việc phát hiện và ủng hộ cái mới và loại trừ cái cũ đều là công việc
hết sức cần thiết trong quá trình phát triển của sự vật. Vấn đề có tính
quy luật là đi liền với cái mới, bao giờ cũng có cái cũ, cái cũ có lúc
nhiều hơn, mạnh hơn, thậm chí còn được che giấu. Vì thế, chỉ có
niềm tin vào sự tất thắng của cái mới chưa đủ, mà phải tỉnh táo, sắc
sảo phân biệt cái mới với cái cũ, cái giả danh là mới; phải thông qua
hành động thực tiễn làm chuyển biến tương quan lực lượng giữa cái
cũ và cái mới, làm cho cái mới mạnh lên, cái cũ suy yếu dần đi trong
quá trình phát triển của sự vật.
V í dụ : Những thành tựu cách mạng nước ta mấy chục năm qua cũng như những
thành công to lớn của công cuộc đổi mới những năm gần đây dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh rằng, cách mạng nước ta đang đi
đúng quy luật của sự phát triển. Kiên định sự nghiệp đổi mới toàn diện nhưng
có nguyên tắc, tỉnh táo cảnh giác vạch trần và kiên quyết đập tan mọi mưu đồ
của các thế lực thù địch đối với độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự bảo
đảm cho thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
V í dụ: Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về sự phát triển trong phát triển
kinh tế bền vững ở nước ta hiện nay.
Về nhận thức: Đảng ta đã có quan điểm đồng bộ, toàn diện về phát triển
bền vững kinh tế. Đồng thời đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và
chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đẩy mạnh ứng dụng khoa học,
công nghệ; huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển.
Về thực tiễn: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá tiếp tục được đẩy mạnh, đạt
một số thành quả. Tỉ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong giá trị sản
xuất công nghiệp tăng, tỉ trọng công nghiệp khai thác giảm dần. Khu vực
thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá. Công nghiệp hoá nông nghiệp,
nông thôn có chuyển biến, xây dựng nông thôn mới có nhiều tiến bộ.
5. Xây dựng quan điểm phát triển: -
Khi nhận thức sự vật phải nhận thức nó trong sự vận động, phát triển
không nhìn nhận sự vật đứng im, chết cứng, không vận động, không phát triển. -
Quan điểm phát triển đòi hỏi phải chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ
định kiến, đối lập với sự phát triển. -
Nhận thức sự vật phải thấy được khuynh hướng phát triển của nó, để có
những phương án dự phòng chủ động trong hoạt động tránh bớt được vấp
váp, rủi ro; nghĩa là con người sẽ chủ động, tự giác hơn trong hoạt động thực tiễn. -
Phát triển là khó khăn, phức tạp. Vì vậy, trong nhận thức cũng như hoạt
động thực tiễn khi gặp khó khăn, thất bại tạm thời phải bình tĩnh tin tưởng vào tương lai. * Dẫn kết:
Nguyên lý về sự phát triển là bộ phận căn bản, là tư tưởng cơ bản, xuyên suốt và cốt lõi của
phép biện chứng duy vật. Nguyên lý xuất phát của phép biện chứng duy vật là nguyên lý xem
thế giới các sự vật, hiện tượng như một chỉnh thể động có khả năng tự phát triển theo những
quy luật khách quan, vốn có và phổ biến của nó. Nội dung bao trùm của phép biện chứng duy
vật là ở sự luận giải về nguồn gốc, động lực, trạng thái, khuynh hướng cũng như tính phong
phú muôn vẻ trong sự vận động chuyển hoá và phát triển không ngừng của thế giới hiện thực.
Nói cách khác, phép biện chứng duy vật, xét về thực chất là học thuyết sâu sắc nhất và không
phiến diện về sự phát triển. Có thể khẳng định, tư tưởng cơ bản, xuyên suốt và cốt lõi của
phép biện chứng duy vật là tư tưởng về sự phát triển.