







Preview text:
Quyền nuôi con sau ly hôn theo quy định mới nhất hiện nay?
Tranh chấp về tài sản chung, tài sản riêng, nghĩa vụ trả nợ và quyền nuôi con luôn là những loại tranh chấp
phổ biến khi hai vợ chồng quyết định việc ly hôn thuận tình hoặc đơn phương. Luật sư tư vấn và giải đáp
một số quy định pháp lý về vấn đề trên:
1. Phân tích quyền nuôi con sau ly hôn?
Thưa luật sư, cho tôi hỏi về quyền được nuôi con khi ly hôn ạ. Cụ thể là hiện tại tôi đang muốn
ly hôn với chồng mình do 2 vợ chồng ko giải quyết được mâu thuẫn hiện tại. Tôi mong muốn được nuôi con.
Con tôi năm nay 4 tuổi, nhưng hiện tại tôi lại bán hàng tại nhà chồng, nếu ly hôn thì tôi lại là
người không có công việc, chồng tôi thì làm giáo viên cấp 2.
Vậy luật sư tư vấn giúp tôi, liệu tôi có thể có quyền được nuôi con không ạ ? Cảm ơn! Trả lời:
Theo quy định tại điều 81 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng
lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các
luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn
đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực
tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ
điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa
thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Theo dẫn chiếu trên, việc con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, tuy nhiên con của bạn
hiện nay đã 4 tuổi (tức đã trên 36 tháng tuổi) nên không thể áp dụng theo khoản 3 điều 81. Do vậy quyền
nuôi con của cả hai vợ chồng là như nhau. Trước khi xác định ai là người được nuôi con khi hai vợ chồng ly
hôn thì trước tiên vợ chồng sẽ phải thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên
đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con
cho một bên trực tiếp nuôi khi bên nào có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con. Những điều kiện thường xét đến như:
Điều kiện về vật chất như: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…
Điều kiện về tinh thần như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước
đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
Tóm lại, việc vợ chồng ly hôn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con trẻ khi luôn thiếu đi tình cảm của cha
mẹ, không được hưởng trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc và đùm bọc, không có được một mái ấm gia
đình theo đúng nghĩa. Khi vợ chồng ly hôn, nếu không thể tự thỏa thuận về việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi
con thì Tòa án sẽ tiến hành xét xử và ra quyết định giao con cho một trong hai bên khi xét thấy điều kiện về
vật chất và điều kiện về tinh thần của con được tốt nhất nếu được sống với người đó.
2. Quyền nuôi con và chia tài sản khi ly hôn?
Thưa luật sư: Em tên Hà, em có một câu hỏi như sau muốn được tư vấn mong luật sư giúp đỡ.
Em và vợ lấy nhau được 4 năm và chung sống với bố mẹ tại Huyện Hạ Hòa Tỉnh Phú Thọ, bây
giờ em đã có 1 con gái 1 tuổi.
Vợ em từ khi về làm dâu con trong nhà thường xuyên mâu thuẫn với bố mẹ chồng, hay bỏ đi khi
đang mang bầu, có khi vợ chồng có cãi vã cô ấy cũng mang con đi lang thang và em rất lo lắng
cho đứa bé. Khi con gái em được 4 tháng tuổi, bố mẹ em có thuê xe lấp ao lấy đất làm một ngôi
nhà 4 gian cho vợ chồng em ra ở riêng. Từ khi ở riêng được khoảng 7 tháng nay cô ấy thường
xuyên coi khinh nhà chồng, chửi mắng bố mẹ chồng và cả em. Mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm và
cô ấy về nhà mẹ đẻ mang theo con gái em. Bây giờ em làm đơn ly hôn nhưng cô ấy không kí và
phải bảo em viết tài sản là nhà đất mà bố mẹ em làm cho vào đơn ly hôn thì mới kí. Trong khi đó
em không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà là do bố mẹ em làm cho. Em nhờ Luật
Minh Khuê tư vấn cho em về nội dung đơn xin ly hôn trong trường hợp của em và em có được
ghi tài sản là nhà và đất vào đơn xin ly hôn như cô ấy nói hay không. Khi ly hôn bố mẹ em và
bản thân em rất muốn nhận nuôi con gái thì có được không ạ ?
Em xin chân thành cám ơn! Trả lời:
Theo quy định tại Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 của Quốc hội có quy định:
"Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ,
chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi
của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh
hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang
nuôi con dưới 12 tháng tuổi."
Như vậy, khi cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, mục đích hôn nhân không đạt được cũng như có một
trong những căn cứ khác cho rằng cuộc hôn nhân không thể kéo dài thì Tòa án sẽ xem xét và giải quyết cho
ly hôn. Vì vậy, trong trường hợp này, nếu anh và vợ mình không thể thỏa thuận về việc ly hôn thuận tình thì
anh có quyền làm đơn ly hôn đơn phương, mà không cần phải có chữ ký của vợ anh. Theo đó, thủ tục ly
hôn thì anh cần chuẩn bị một bộ hồ sơ trong đó có:
- (xin mẫu tại Tòa án hoặc theo mẫu)
- Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của anh;
- Giấy khai sinh của con (nếu có)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản (nếu có)
VÌ vậy, khi Tòa án giải quyết ly hôn, Tòa án sẽ chỉ phân chia đối với những tài sản chung của vợ chồng, còn
đối với phần tài sản của bố mẹ anh thì hoàn toàn không được đưa vào để phân chia.
Còn về quyền nuôi con, theo quy định tai khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 thì về mặt
nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trừ trường hợp anh có thể chứng minh
vợ anh không đủ điều kiện để trực tiếp trông nôm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (về mặt thời gian,
tinh thần và vật chất). Còn nếu anh không có căn cứ chứng minh điều này, thì con anh đương nhiên sẽ do
mẹ của cháu trực tiếp nuôi, và anh phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu.
3. Phân chia tài sản và quyền nuôi con sau ly hôn như thế nào?
Chào luật sư tôi và chồng kết hôn hơn 2 năm, có với nhau 1 con gái 2 tuổi. sau khi kết hôn,
chúng tôi xây 1 ngôi nhà trên đất của ông nội chồng tôi cho, nhưng chưa tách sổ đỏ. bây giờ
chồng tôi không viết đơn vì sợ mang tiếng bỏ vợ, nhưng đồng ý kí đơn tôi viết buộc tôi ra đi tay trắng.
Vậy tôi xin hỏi tôi có quyền hưởng ngôi nhà đó không và thủ tục gồm những gì ?
Kính mong luật sư giải đáp! Trả lời:
Luật Minh Khuê tư vấn về quyền nuôi con và phân chia tài sản chung của hai vợ chồng sau khi ly hôn theo
quy định của pháp luật hiện hành
Đối với trường hợp này của bạn, trước tiên nếu vợ chồng bạn không còn muốn chung sống với nhau thì
bạn cần phải tiến hành thủ tục ly hôn trước sau đó mới có những quyền lợi đối với việc phân chia tài sản
sau khi ly hôn nếu có tài sản chung.
Về việc phân chia tài sản luật hôn nhân và gia đình quy định về nguyên tắc phân chia tài sản chung của vợ
chồng sau ly hôn theo Luật hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các
bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ
chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60,
61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly
hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy
định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên
có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì
chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được
hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng
đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về
chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp
vợ chồng có thỏa thuận khác.
Căn cứ theo quy định trên, nếu sau khi ly hôn vợ chồng bạn có tài sản chung nếu không có thỏa thuân thì
tòa sẽ chia theo công sức đóng góp, tạo lập nên khối tài sản chung này, nếu không xác định được thì tòa án sẽ chia đôi.
4. Tư vấn về việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn
Chào luật sư, cho tôi hỏi trường hợp: Theo quy định của pháp luật thì mẹ có quyền nuôi con đối
với con dưới 36 tháng tuổi nhưng trong trường hợp nào thì cha có quyền nuôi con? nếu người
mẹ cứ nhất quyết muốn nuôi con thì tòa sẽ giải quyết ra sao ?
Trường hợp vợ muốn giành quyền nuôi con thì nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng sẽ như
thế nào? Mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu % trên mức thu nhập của người chồng? Cảm ơn! Trả lời:
Thứ nhất, về quyền nuôi con khi giải quyết ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục con sau khi ly hôn:
Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có
thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để
đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:
Như vậy, trường hợp con dưới 3 tuổi thì quyền nuôi con thuộc về người mẹ (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).
Nếu con trên 3 tuổi thì quyền nuôi con của cha, mẹ là như nhau, khi đó nếu không thỏa thuận được quyền
nuôi con thì Tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để xem xét ai là người trực tiếp nuôi con tốt
hơn. Tòa án còn xem xét đến các yếu tố sau đây để đưa ra quyết định:
- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên dành cho con, yếu tố đó
dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều
kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn… của cha mẹ.
Trường hợp này nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì cần phải chứng minh với Tòa án khả năng của
mình về việc có thể nuôi dưỡng và chăm sóc con như: tình hình sức khỏe, điều kiện về chỗ ở, việc làm, thu
nhập hàng tháng, điều kiện chăm sóc, giáo dục…Bên cạnh đó, bạn cũng cần chứng minh được rằng đối
phương không nuôi dạy con tốt ví dụ như không quan tâm, chăm sóc con và có những hành vi bạo lực….
Thứ hai, về mức cấp dưỡng khi ly hôn
Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con khi ly hôn được quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với
người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Như vậy, nếu bạn không trực tiếp nuôi con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên hoặc
con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Về mức cấp dưỡng nuôi con quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám
hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp
dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các
bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực
tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng và đương nhiên những
chi phí này là chi phí hợp lý. Người mẹ đưa ra những chứng từ, hóa đơn khống để tăng tiền cấp dưỡng nuôi
con nếu xét thấy những chi phí đó không hợp lý thì Tòa sẽ không giải quyết. Ngược lại, trong trường hợp
này bạn cũng phải đưa ra những căn cứ chứng minh những chi phí đó không có thật hoặc không hợp lý.
Hơn nữa nếu việc người vợ đưa ra những chi phí vô lý hay người con do người vợ nuôi thường xuyên ốm
đau như vậy thì đó cũng là một căn cứ để anh có thể giành quyền nuôi con.
5. Gặp khó khăn sau ly hôn có được yêu cầu cấp dưỡng?
Chào luật sư, tôi muốn hỏi là trong trường hợp sau khi ly hôn mà gặp khó khăn thì có quyền yêu
cầu bên còn lại cấp dưỡng không?
Chân thành cảm ơn luật sư. Trả lời:
Cần phải xác định trong trường hợp của bạn, bạn muốn bên còn lại cấp dưỡng cho mình hay cấp dưỡng
cho con chung của hai người. Với mỗi trường hợp pháp luật sẽ có những quy định khác nhau. Cụ thể như sau:
+ Với trường hợp bạn yêu cầu cấp dưỡng cho mình thì Điều 115 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy
định như sau: “Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì
bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”. Như vậy, việc cấp dưỡng giữa vợ chồng không
hiển nhiên được đặt ra mà cần tuân theo một số điều kiện nhất định:
Thứ nhất: Bên được cấp dưỡng khó khăn, túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lí do chính đáng. Đây là
cơ sở quyết định nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn. Có thể hiểu khó khăn, túng thiếu ở đây là
không có đủ khả năng lao động để duy trì cuộc sống của mình. Lý do chính đáng dẫn đến tình trạng đấy
phải là những lý do như: ốm đau, tai nạn, già yếu,… Nếu có khó khăn, túng thiếu thật sự nhưng không có lí
do chính đáng như nghiện hút, cờ bạc, lười biếng… thì sẽ không được cấp dưỡng. Khi người được cấp
dưỡng thoả mãn điều kiện trên họ có thể trực tiếp yêu cầu người phải cấp dưỡng hoặc gửi đơn lên Toà án
nhờ Toà án bảo vệ quyền lợi cho họ.
Thứ hai: Bên cấp dưỡng có khả năng cấp dưỡng. Bởi nếu người cấp dưỡng không có khả năng cấp
dưỡng, không thể nuôi được bản thân họ thì họ cũng không thể làm điều gì cho người mà họ có nghĩa vụ cấp dưỡng.
+ Với trường hợp bạn yêu cầu cấp dưỡng cho con chung của hai người thì theo quy định tại Điều 110
Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả
năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con
hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”.
Thứ nhất: Đối tượng được cha mẹ cấp dưỡng bao gồm con đẻ và con nuôi chung của hai vợ chồng. Con
được cấp dưỡng là con chưa thành niên hoặc nếu đã thành niên thuộc diện không có khả năng lao động và
không có tài sản để tự nuôi mình. Theo nguyên tắc chung, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi
con đã thành niên (đủ mười tám tuổi). Trong trường hợp con đã thành niên mà không có khả năng lao động
và không có tài sản nuôi mình thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con đến khi con khỏi
bệnh, phục hồi sức khoẻ và có thể lao động tự túc được.
Thứ hai: Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Quy định này đặt ra
là một nghĩa vụ mà cha, mẹ phải thực hiện cho con của mình nên nếu con của hai người thuộc trường hợp
phai cấp dưỡng như trên bên còn lại bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
6. Câu hỏi thường gặp về quyền nuôi con sau ly hôn
6.1 Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn không?
- Có , Bời vì: căn cứ quy định tại khoản 3, Điều 81 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, nếu người mẹ không
đủ điều kiện nuôi hoặc hai vợ chồng có thỏa thuận khác thì người chồng sẽ có quyền nuôi.
Ví dụ: Người mẹ không đủ điều kiện nuôi (Đang chấp hành án phạt tù; Bị bệnh không thể chăm sóc con
hoặc nếu chăm sóc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của con; hay Người mẹ có lối sống buông thả,
nghiện ma túy ... hoặc người mẹ có các hành vi bạo hành đối với con có thể chứng minh được.
6.2 Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giành quyền nuôi con?
- Con dưới 36 tháng tuổi sẽ ưu tiên mẹ nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi.
- Con trên 7 tuổi thì hỏi ý kiếm của trẻ.
- Thu nhập, nhà ở, thời gian chăm sóc, phẩm chất đạo đức.
6.3 Vợ đòi ly hôn chồng đánh gây thương tích thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Hỏi: Thưa luật sư, Mẹ tôi là bà T lấy chồng hai là ông H.T. Bà thường xuyên bị đánh đập có thương tích khi
đòi ly hôn. Vậy pháp luật xử lý như thế nào ? Trả lời:
Trức tiên, cần giám định thương tích để có căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật:
Với trường hợp của mẹ bạn, theo như các quy định của pháp luật hiện hành thì bạn không thể tự đưa mẹ
bạn đi giám định thương tật được. Do đó, nếu muốn được đưa mẹ bạn đi giám định thương tật, bạn có thể
làm đơn yêu cầu khởi tố về hành vi cố ý gây thương tích của người đã đánh mẹ bạn rồi trình lên cơ quan
điều tra (tức cơ quan công an). Sau đó, Cơ quan Công an sẽ tiến hành các bước tố tụng và trưng cầu giám
định tỷ lệ thương tật của vợ mẹ bạn. Dựa trên biên bản kết quả xác định tỷ lệ thương tật, nếu đủ các điều
kiện quy định để truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ là căn cứ để khởi tố vụ án hình sự, kèm theo là việc
xem xét trách nhiệm dân sự.
- Nếu tỷ lệ thương tật của mẹ bạn nhỏ hơn 11% và không rơi vào các trường hợp pháp luật quy định thuộc
Điều 134 thì ông H.T có thể bị xử lý vì hành vi bạo lực gia đình theo quy định xử phạt hành chính trong lĩnh
vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình:
"Điều 49. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích
cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp
cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do
hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Nếu tỷ lệ thương tích của mẹ bạn trên 11% hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp theo quy định của
Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì ông H.T có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây,
thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác
không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành
biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi
phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:..."
Trong trường hợp của bạn, ông H. T đã nhiều lần đánh đập đối với mẹ bạn, gây tổn hại đến sức khỏe của
mẹ bạn nên ông H.T sẽ bị truy cứu hình sự vì tội cố ý gây thương tích. Để bảo vệ mẹ bạn, em gái bạn, nạn
nên làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan Công an có thẩm quyền giải quyết.